Mô Hình Quản Trị Công Ty Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Các Khuyến Nghị Của Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế Thế Giới (Oecd) Về Quy

quốc gia, đồng thời chúng hướng tới giảm thiểu tối đa chi phí giám sát nhưng vẫn đảm bảo cân đối được động lực của nhà quản lý với cổ đông và kiểm soát được các giao dịch tư lợi [33, tr.44]. Những khác biệt này làm cho chế định quản trị công ty của mỗi quốc gia có những nét riêng. Bởi, pháp luật chính là tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội mà nó tồn tại. Điều này dễ dàng thấy được qua những khác biệt trong chế định quản trị công ty của Nhật Bản và Mỹ. Các công ty Nhật Bản tập trung quyền lực vào tay một số người thông qua sự tập trung sở hữu cổ phần và cơ chế sỡ hữu chéo Keiretsu, trong khi người Mỹ thì lại phân tán cổ phần và đảm bảo quyền lợi của cổ đông thiểu số [33, tr.46-49], [18]. Kết quả nghiên cứu của các Giáo sư Rafael La Porta, Florencio Lopez de Silanes, Andrew Shleifer, Đại học Harvad, và Robert W.Vishny, Đại học Chicago, cũng cho thấy, ở những nơi ít tập trung sở hữu cổ phần như Anh - Mỹ thì pháp luật bảo vệ cổ đông mạnh mẽ hơn so với ở những nơi có nhiều tập trung sở hữu cổ phần [18]. Nhìn chung, không có một mô hình toàn cầu thống nhất (one-size-fits-all) về cơ cấu quản trị công ty. Hay nói chính xác hơn, sẽ không có một cơ cấu quản trị cuối cùng và ổn định nào mà tất cả các quốc gia, các công ty có thể sao chép [23, tr.10]. Tuy nhiên bên cạnh những khác biệt đặc thù, xu thế hội nhập làm cho pháp luật công ty của các quốc gia xích lại gần nhau, xuất hiện ngày càng nhiều điểm tương đồng hơn trong chế định quản trị công ty.‌

1.4. Mô hình quản trị công ty của một số quốc gia trên thế giới và các khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD) về quy chế pháp lí của quản trị công ty.

1.4.1. Mô hình quản trị công ty của Mỹ


Ở Hoa Kỳ, quy chế pháp lí về quản trị công ty được hình thành bởi một hệ thống các quy định pháp luật của liên bang và các tiểu bang. Các tiểu bang ban hành Luật công ty điều chỉnh các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức công ty, cốt lõi của quản trị công ty. Còn liên bang thông qua Luật chứng khoán đảm bảo cho các cổ đông được tiếp cận các thông tin liên quan đến công ty một cách công khai, minh bạch và chính xác. Bên cạnh đó, công ty

niêm yết còn bị ràng buộc bởi một khung quản trị thông qua các tiêu chuẩn niêm yết của Hiệp hội Môi giới Chứng khoán Quốc gia (National Association of Securities Dealers). Luật công ty của các tiểu bang chỉ thừa nhận hai loại hình công ty là công ty mở (Public Corporation) và công ty đóng (Close Corporation). Công ty mở giống như công ty cổ phần trong hệ hệ thống Civil Law, còn công ty đóng có quy chế pháp lý gần giống công ty trách nhiệm hữu hạn.

Về cơ cấu tổ chức, công ty cổ phần đại chúng thực hiện cơ chế đơn lớp (single - level board or unitary board). Theo đó, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất, cơ quan chức năng chỉ có Hội đồng quản trị (Board of directors). Đại hội đồng cổ đông tổ chức họp hàng năm để bàn những vấn đề do các cổ đông đề xuất, chẳng hạn như bầu Ban giám đốc mới, thông qua các quyết định quản lý mà các cổ đông thỏa thuận.

Hội đồng quản trị có quyền lực rất to lớn, nó tập trung toàn bộ thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý kinh doanh. Nói cụ thể hơn, Hội đồng quản trị là cơ quan quyết định quản lý kinh doanh, cơ quan thực hiện nghiệp vụ, cơ quan giám sát và đại diện đối ngoại. Trong Hội đồng quản trị có các Ủy ban chuyên trách, như Ủy ban chấp hành (The Executive Committee), Ủy ban kiểm toán (The Audit Committee), Ủy ban tiền lương (The Compensation Committee), Ủy ban đề bạt (The Nomination Committee), …

Ủy ban chấp hành, giống Ban Giám đốc như trong hệ thống Civil Law, có nhiệm vụ thực hiện nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị, thực hiện điều hành nghiệp vụ thường nhật, đứng đầu là Tổng giám đốc - CEO (Chief Executive Officer). Ủy ban chấp hành phải do các cổ đông bầu ra và về mặt pháp lý không nhất thiết phải là công dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên những ứng cử viên của Ủy ban chấp hành mới lại thường do Ủy ban chấp hành sắp hết nhiệm kỳ đề xuất và được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên. Ngoài ra, pháp luật còn cho phép hợp đồng thành lập công ty quy định cho phép Ủy ban chấp hành bổ nhiệm thành viên mới để lấp chỗ trống khi cần thiết. Còn Tổng giám đốc (CEO) do các thành viên trong Ban

giám đốc bầu và được biểu quyết thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên theo nguyên tắc đa số.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Ủy ban kiểm toán thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động quản lý kinh doanh của Ủy ban chấp hành, thông qua hoạt đông kiểm soát tài chính, đánh giá kết quả kiểm toán,… Còn các ủy ban khác có quyền và nhiệm vụ giám sát, chế ước các thành viên điều hành và quản lý cao cấp khác từ giác độ khác nhau tương ứng với chức năng của Ủy ban mình. Thành viên của các ủy ban này là các thành viên độc lập, không tham gia Ủy ban chấp hành.

Hội đồng quản trị họp theo định kỳ với sự tham gia của toàn thể các thành viên. Các thành viên thẩm định các báo cáo của các ủy ban, thảo luận các vấn đề liên quan với công việc kinh doanh, biểu quyết thông qua nghị quyết với đa số phiếu tán thành.

Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay - 4

Đối với công ty đóng, theo Luật công ty bang Delaware, đây là công ty có số lượng cổ đông không lớn (từ 35 cổ đông trở xuống). Công ty không được bán cổ phiếu ra thị trường chứng khoán. Về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị công ty không mang tính tập trung và chuyên nghiệp như công ty mở. Các thành viên công ty có thể trực tiếp tham gia vào công việc quản lý công ty. Mức độ tham gia của các thành viên dựa trên sự thỏa thuận giữa họ với nhau trong hợp đồng thành lập công ty hoặc trong Thỏa thuận hoạt động (Operation Agreement). Hội đồng quản trị là trung tâm của hoạt động quản trị công ty, được hình thành bởi các thành viên của công ty. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức khá đơn giản, tùy thuộc vào thỏa thuận của thành viên công ty, gần giống công ty trách nhiệm hữu hạn trong hệ thống Civil Law.

1.4.2. Mô hình quản trị công ty của Đức


Ở Đức, về cơ bản có 4 loại hình công ty, đó là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản.

Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân mà trong đó cách thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng

liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Các thành viên có quyền thỏa thuận trong hợp đồng thành lập công ty về việc tổ chức, điều hành công ty. Các thành viên có thể cùng nhau điều hành và đại diện công ty hoặc thỏa thuận phân công trách nhiệm và quyền đại diện cho từng người.

Công ty hợp vốn đơn giản là loại hình công ty đối nhân có hai loại thành viên. Trong đó, loại thành viên thứ nhất (thành viên góp vốn) tham gia góp vốn vào công ty để hưởng lợi nhuận trên số vốn góp nhưng không có quyền đại diện công ty trong quan hệ đối ngoại và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp. Loại thành viên thứ hai (thành viên hợp danh) cũng tham gia góp vốn vào công ty, nhưng có toàn quyền ra quyết định trong quản lý và điều hành công ty, đồng thời phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty bằng tất cả các tài sản của mình. Về mặt tổ chức cũng tương tự như công ty hợp danh. Trong quan hệ nội bộ các thành viên có toàn quyền thỏa thuận. Tuy nhiên trong quan hệ đối ngoại, chỉ có thành viên hợp danh mới có quyền đại diện.

Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là hai loại hình công ty đối vốn, các thành viên đều chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp, chủ đầu tư tách bạch với pháp nhân công ty. Các thành viên công ty có thể là thể nhân hoặc pháp nhân.

Về cơ cấu quản trị, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có dưới 500 lao động chỉ cần có hai cơ quan là Đại hội đồng thành viên và Giám đốc điều hành, còn Hội đồng giám sát có thể được thành lập nhưng không bắt buộc. Giám đốc điều hành có thể là một người hay nhiều người (điều 6 Luật Công ty TNHH Đức). Đại hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất, đồng thời cử ra Giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành có quyền đại diện công ty và chấp hành quyết định của Đại hội đồng thành viên. Giám đốc điều hành có thể là thành viên hoặc không phải là thành viên của Đại hội đồng thành viên.

Tuy nhiên, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 500 lao động trở lên thì cơ cấu quản trị có khác, bắt buộc phải có Hội đồng giám sát. Hội đồng giám sát sẽ có từ 1/3 đến 1/2 số thành viên là đại diện cho tập thể người làm công. Cụ thể là, đối với công ty có từ 500 đến dưới 2.000 người lao động thì trong cơ cấu Hội đồng giám sát phải bảo đảm 1/3 số thành viên là đại diện cho tập thể người làm công. Còn đối với công ty có từ 2.000 người lao động trở lên thì tỷ lệ đó là 50%. Trong trường hợp này, việc phân chia quyền lực trong cơ cấu quản trị công ty gần giống với công ty cổ phần.

Về cơ bản, cơ cấu quản trị của công ty cổ phần được phân thành 3 cấp riêng biệt nhau:

+ Đại hội đồng cổ đông là cơ quan đại diện cho quyền lực của những người góp vốn, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất, bao gồm quyền bổ nhiệm thành viên Hội đồng giám sát, quyết định sử dụng các khoản lợi nhuận, quyết định việc giảm hay miễn trừ trách nhiệm của thành viên Hội đồng giám sát, Giám đốc điều hành; ủy nhiệm kiểm toán viên độc lập; sửa đổi Điều lệ công ty; quyết định tăng, giảm vốn điều lệ; quyết định tổ chức lại và giải thể công ty,… (điều 119 Luật công ty cổ phần Đức). Qua đối chiếu so sánh thì chức năng này cũng tương tự như trong quy định của các nước khác. Việc triệu tập Đại hội đồng cổ đông cũng vậy. Tuy nhiên, trong thực tế, ở các công ty có số lượng cổ đông lớn, Đại hội cổ đông được triệu tập và tiến hành thông qua cơ chế đại diện. Các cổ đông thường ủy quyền cho ngân hàng của mình đến dự và thực hiện quyền biểu quyết thay họ.

+ Hội đồng giám sát: Hội đồng giám sát chỉ bắt buộc phải lập đối với công ty cổ phần có từ 2.000 lao động trở lên. Hội đồng giám sát của công ty bao gồm các thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhưng vẫn phải đảm bảo tỷ lệ 1/2 số thành viên đại diện cho người làm công trong công ty. Tuy nhiên, quyền biểu quyết để ra các nghị quyết của Hội đồng giám sát thì phiếu biểu quyết của thành viên đại điện cho giới chủ có giá trị bằng hai phiếu của thành viên đại diện cho người làm công. Riêng trong ngành năng lượng thì Luật tham quyết có chế định riêng, gọi là quyền tham quyết công đoàn, giá trị

phiếu biểu quyết của tất cả các thành viên Hội đồng giám sát đều có giá trị ngang nhau. Các thành viên của Hội đồng giám sát không kiêm nhiệm chức năng điều hành. Hội đồng giám sát chỉ thực hiện chức năng giám sát mà không có vai trò điều hành hoạt động của công ty. Đứng đầu Hội đồng giám sát là Chủ tịch Hội đồng giám sát công ty. Trong việc ra các quyết định, nghị quyết của Hội đồng giám sát, nếu số phiếu thuận và số phiếu chống ngang nhau, thì phiếu biểu quyết của Chủ tịch là phiếu quyết định.

+ Ban điều hành công ty do Hội đồng giám sát cử ra, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chẳng hạn lập kế hoạch kinh doanh, thực hiện các chính sách tài chính, lao động, đại diện công ty trong giao dịch với bên ngoài,… Ban điều hành có nghĩa vụ báo cáo định kỳ với Hội đồng giám sát về mọi hoạt động của công ty. Hội đồng giám sát cũng có quyền yêu cầu Ban điều hành báo cáo bất thường. Cơ cấu Ban điều hành, tùy quy mô của công ty, có thể từ một đến nhiều người. Thành viên Hội đồng giám sát không được tham gia Ban điều hành. Thành viên Ban điều hành thông thường được cử với thời hạn 5 năm. Họ có thể bị Hội đồng giám sát bãi miễn trước thời hạn nếu không hoàn thành nhiệm vụ.

Nhìn chung, trong mô hình quản trị của Đức, người lao động có vai trò rất lớn. Ngoài việc tham gia của đại diện người lao động trong Hội đồng giám sát, người lao động còn có đại diện trong Hội đồng công ty. Hội đồng công ty là một cơ quan có vị trí độc lập do tập thể những người làm công (không bao gồm các cán bộ chủ chốt của công ty, như Giám đốc, Trưởng - Phó phòng hoặc chuyên gia cao cấp trong bộ máy quản lý công ty) bầu ra. Các thành viên này vẫn làm việc tại vị trí chuyên môn như cũ nhưng có thêm nhiệm vụ thành viên Hội đồng công ty. Nhiệm vụ chính của Hội đồng công ty là tham gia với Ban điều hành về các vấn liên quan đến việc làm và thu nhập của người làm công. Có thể hình dung rằng, Hội đồng công ty là một tổ chức đại diện cho người làm công trong công ty để đối thoại với chủ sở hữu công ty, xử lý những bất đồng giữa chủ sở hữu công ty với tập thể người làm công.

1.4.3. Các khuyến nghị của tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD) về quản trị công ty

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD là một tổ chức quốc tế với hơn 30 thành viên chính thức là các quốc gia phát triển. Bên cạnh đó, do được đẩy mạnh bởi quá trình toàn cầu hóa, hiện tại OECD còn bao gồm khoảng 75 đến 100 quốc gia trong phạm vi của các cuộc hội nghị và các sáng kiến, cùng hướng tới cách tiếp cận phối hợp và hợp tác với nhau để chỉ ra các vấn đề toàn cầu mà các quốc gia không thể tự mình giải quyết. Trong đó, vấn đề quản trị công ty dẫn đầu trong việc hướng tới một OECD tổng thể và rộng lớn hơn. Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD được thông qua năm 1999 và được bổ sung vào năm 2004 sau khi tham khảo các chính phủ và những nhà đầu tư từ các quốc gia trong và ngoài OECD. Các nguyên tắc này nhanh chóng được thừa nhận rộng rãi như là một chuẩn mực ở các quốc gia trong và ngoài OECD. Theo đó, các nguyên tắc quản trị công ty OECD 2004 bao gồm:

Thứ nhất, đảm bảo những yêu cầu cơ bản để khung quản trị công ty có hiệu quả.

Điều đó có nghĩa là, khung quản trị công ty cần phải hướng tới phát triển thị trường minh bạch và hiệu quả, phù hợp với những nguyên tắc chung của pháp luật, thể hiện sự phân chia rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám sát, lập pháp và hành pháp. Chế định quản trị công ty nên được phát triển theo hướng cân nhắc đến ảnh hưởng của nó đến hiệu quả kinh tế tổng thể, tính trong sạch của thị trường cũng như những lợi ích tạo ra cho các bên tham gia thị trường và việc thúc đẩy phát triển thị trường minh bạch, có hiệu quả. Bên cạnh đó, các quy định quản trị công ty cũng cần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, rõ ràng và khả thi của pháp luật, phù hợp với truyền thống pháp lý, văn hóa kinh doanh của quốc gia. Để làm được điều này, cần thiết phải xây dựng một nền tảng thể chế phù hợp, bao gồm cả việc phân chia trách nhiệm giữa các cơ quan chính quyền ở một quốc gia cần phải rõ ràng và đảm bảo lợi ích công. Các cơ quan giám sát, lập pháp và hành pháp phải có quyền lực đủ mạnh, sự chính trực và nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ một cách khách

quan và chuyên nghiệp. Hơn nữa, các luật lệ mà họ đưa ra cần phải kịp thời, rõ ràng và có cơ sở.

Thứ hai, đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản.

- Các quy định quản trị công ty cần bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền của cổ đông. Cụ thể là:

- Cổ đông cần được thông tin đầy đủ và tham gia quyết định những vấn đề liên quan đến những thay đổi cơ bản của công ty như: sửa đổi Điều lệ công ty hoặc tài liệu tương tự, cho phép phát hành thêm cổ phần, các giao dịch đặc biệt, bao gồm việc chuyển nhượng tất cả hoặc phần lớn tài sản mà dẫn đến việc bán công ty.

- Cổ đông cần được tạo điều kiện tham gia một cách có hiệu quả vào các quyết định quan trọng về quản trị công ty, như đề cử và bầu chọn thành viên Hội đồng quản trị, góp ý và phê chuẩn chính sách lương thưởng cho thành viên Hội đồng quản trị và các chức danh quản lý quan trọng.

- Cổ đông cần được tạo điều kiện để chất vấn Hội đồng quản trị, bao gồm những chất vấn liên quan đến việc kiểm toán bên ngoài hàng năm, kiến nghị nội dung cho chương trình họp và nghị quyết cuộc họp.

- Cổ đông có thể bỏ phiếu trực tiếp hoặc bỏ phiếu vắng mặt, nhưng phải đảm bảo hiệu lực như nhau giữ hai hình thức bỏ phiếu.

- Cần phải công khai hóa cơ cấu vốn mà có thể tạo điều kiện cho một số cổ đông thâu tóm được quyền kiểm soát không tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ.

- Các quy định và thủ tục thâu tóm quyền kiểm soát công ty trên thị trường vốn và các giao dịch đặc biệt như sáp nhập, và bán phần lớn tài sản công ty cần được quy định rõ ràng và phải công khai hóa để các nhà đầu tư có thể hiểu được các quyền của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết. Các giao dịch cần phải minh bạch về giá và công bằng để có thể bảo vệ quyền lợi của tất cả các loại cổ đông. Không được dùng các biện pháp ngăn ngừa việc thôn

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí