Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


PHẠM NGỌC THÁI


CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

HÀ NỘI – 2012


Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI‌

KHOA LUẬT


PHẠM NGỌC THÁI


CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số : 60 38 50


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Nguyên Khánh


Hà nội – 2012

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Quản trị công ty là vấn đề thiết yếu để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Sự thành bại của một công ty luôn lệ thuộc vào cách thức tổ chức và quản lý nội bộ công ty. Đây cũng chính là vấn đề một mặt thể hiện sự phát huy dân chủ trong quản lý, mặt khác là để đảm bảo công bằng về lợi ích giữa các nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo sự vận hành nhịp nhàng và khả năng phản ứng linh hoạt của công ty trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Quản trị tốt được coi là tiêu chuẩn quan trọng của các doanh nghiệp ở các nước thực hiện kinh tế thị trường đã lâu cũng như tại các nước đang chuyển đổi nền kinh tế. Theo nghiên cứu của hãng tư vấn McKinsey tiến hành với hơn 200 nhà đầu tư ở 31 nước thì có tới 3/4 số nhà đầu tư sẵn sàng chi phí thêm để có được bộ máy điều hành chất lượng hiệu quả [46]. Với ý nghĩa quan trọng đó, quản trị đã được rất nhiều quốc gia quan tâm không chỉ có Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay của nước ta, khuôn khổ pháp lý cho việc nâng cao hoạt động quản trị công ty về cơ bản đã được đề cập trong Luật doanh nghiệp 2005, Luật chứng khoán 2006, Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết và đặc biệt được ghi nhận tại Quyết định 12/2007/QĐ-BTC, ngày 13/07/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản trị áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán/Trung tâm giao dịch Chứng khoán; tuy nhiên thực tế việc triển khai hoạt động quản trị công ty hiện nay chưa thực sự hiệu quả như sự lạm dụng quyền lực của các cổ đông lớn gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ; Ban giám đốc nắm giữ quyền lực quá lớn và thiếu sự kiểm soát; những giao dịch liên kết giữa cổ đông chi phối với công ty mang tính chất tư lợi diễn ra khá phổ biến, nghĩa vụ của người quản trị công ty không được xem xét một cách đúng mức, các tranh chấp nội bộ công ty diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp…

Thực trạng yếu kém trong Quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, mà một trong những nguyên nhân chính là khung pháp lý chưa đủ cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư và ngăn ngừa các xung đột lợi ích một cách có hiệu quả.

Sau 7 năm thực hiện, Luật Doanh nghiệp năm 2005 (LDN 2005) và các văn bản hướng dẫn thi hành đã và đang tiếp tục bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong các quy định về quản trị nội bộ của công ty và thực sự chưa giải quyết đầy đủ những vấn đề phát sinh trong thực tiễn của đời sống kinh doanh.

Hiện nay, khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam “vươn mình” ra sân chơi quốc tế - nơi mà những yêu cầu về Quản trị công ty dường như là một yêu cầu bắt buộc. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng và hoàn thiện các quy định về quản trị công ty đang là một yêu cầu cấp thiết

Từ tất cả những lý do trên, đề tài Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Hiện nay, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về pháp luật tổ chức kinh doanh, trong đó có đề cập đến vấn đề quản trị công ty. Cụ thể một số công trình tiêu biểu như:

(1) Báo cáo tổng hợp nghiên cứu rà soát các văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp với tư tưởng xây dựng Luật Doanh nghiệp Thống nhất và Luật Đầu tư chung của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ (PMRC) & Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), năm 2005;

(2) Báo cáo tổng hợp dự án Luật Doanh nghiệp Thống nhất của Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp Thống nhất, Phòng Công nghiệp và

Thương Mại Việt Nam (VCCI) & UNDP theo dự án VIE/01/025, năm 2005;

(3) Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa của Ngô Viễn Phú - Luận án tiến sỹ Luật học, năm 2004;

(4) Tổng kết các phân tích, đánh giá và bình luận về Dự án Luật Doanh nghiệp Thống nhất và Dự án Luật Đầu tư Chung của Văn phòng Quốc Hội, IFC & MPDF, năm 2005;

(5) Chuyên Khảo Luật kinh tế của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004;

(6) Chuyên khảo “Công ty – vốn, quản lí và tranh chấp theo Luật doanh nghiệp 2005” của Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, năm 2008…

Về cơ bản, các công trình này đã mang lại những giá trị khoa học rất to lớn. Tuy nhiên, chúng chỉ dừng lại ở những suy luận pháp lý trên cơ sở đối chiếu các quy phạm thực định của LDN 2005 về các quan hệ nội bộ công ty với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ những nền tảng lý luận về quản trị công ty, cũng như chưa dựa trên cơ sở thực chứng từ thực tiễn áp dụng chế định quản trị công ty trong thời gian vừa qua. Do đó, cũng chưa nghiên cứu đầy đủ hết những vấn đề của quản trị công ty. Ngoài ra, bản thân chúng cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích các quy định về quản trị công ty của LDN 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành và chưa có đánh giá về thực tiễn áp dụng, xu hướng và nhu cầu hoàn thiện các quy định này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của Luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản trị công ty, thực trạng pháp luật về quản trị công ty ở nước ta hiện nay để từ đó

hình thành các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty ở nước ta hiện nay.

Để thực hiện mục tiêu trên, Luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công ty và quản trị công ty ;

- Nghiên cứu so sánh về các mô hình quản trị công ty trên thế giới;

- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị các loại hình công ty ở nước ta hiện nay;

- Đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty ở nước ta hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý về quản trị các loại hình công ty (công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh) trên cơ sở những lý luận pháp lý nền tảng và điều kiện thực tiễn của Việt Nam, không xem xét đến yếu tố khác biệt về chủ sở hữu công ty. Trong đó, chủ yếu tập trung vào trọng tâm là loại hình công ty cổ phần.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được trình bày trên cơ sở vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta về hội nhập kinh tế, về tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nước phù hợp tình hình thực tế của Việt Nam.

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp kế thừa có chọn lọc, phương pháp phản ánh thực chứng, đồng thời so sánh đối chiếu các quy phạm thực định về quản trị công ty hiện nay với pháp luật có liên quan của các nước trên tinh thần tiếp thu kinh nghiệm của các nước có xét đến tình hình thực tiễn ở Việt Nam.

6. Bố cục của Luận văn

Luận văn gồm có ba phần: lời nói đầu, 3 Chương và Kết luận.

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY‌‌

1.1. Khái niệm quản trị công ty và nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ quản trị công ty

1.1.1. Khái niệm quản trị công ty

Từ giác độ nhận thức và lý luận, có thể thấy rằng hiện nay trên thế giới, không có một định nghĩa thống nhất nào về Quản trị công ty (Corporate governance) có thể áp dụng cho mọi trường hợp và mọi thể chế. Những định nghĩa khác nhau về Quản trị công ty hiện hữu phần nhiều phụ thuộc vào các tác giả, thể chế cũng như quốc gia hay truyền thống pháp lý.

Về mặt ngôn ngữ, quản trị công ty có thể hiểu theo nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa hẹp, quản trị công ty thường quan tâm đến các vấn đề của cấu trúc quản lý của công ty chẳng hạn như mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; lợi ích hoặc các mục tiêu của các nhóm trong công ty. Theo nghĩa rộng, quản trị công ty thiết lập một tổ hợp các mối quan hệ giữa các bên tham gia vào công ty và các mục tiêu đầy đủ của quản trị công ty đó.

Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “quản trị công ty” được vay mượn từ chữ “corporate governance” [26, tr.355], [29, tr.1]. Thuật ngữ “corporate governance” xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1920, với mục đích làm rõ sự phân chia giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong các công ty hiện đại, khi hình thức sở hữu hiện vật chuyển thành hình thức sở hữu cổ phần, còn các nhà quản trị chuyên nghiệp thay thế cho các kiểu quản trị gia đình [40, tr.2].

Ngày nay, thuật ngữ “corporate governance” được cả giới khoa học pháp lý lẫn giới khoa học kinh tế sử dụng phổ biến như một trào lưu khoa học mới trong nghiên cứu cải cách các mô hình tổ chức quản lý công ty. Nội hàm của chúng chủ yếu cũng chỉ xoay quanh các quan hệ về tổ chức quản lý công ty, dù chúng được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau.

Theo Giáo sư Ira M. Millstein, Trường Quản lý Yale, Hoa Kỳ, quản trị công ty là việc công ty áp dụng những phương pháp mang tính nội bộ để quản lý hoạt động của công ty. Nó được thể hiện qua những mối liên hệ nội bộ về cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm giữa các chủ thể góp vốn, Hội đồng quản trị và các nhà quản lý [23, tr.7, 8, 18]. Quan điểm này khá tương đồng với định nghĩa về quản trị công ty trong Luật Công ty của Vương quốc Anh năm 1985. Cụ thể là Luật này đã xác định, quản trị công ty là một thiết chế pháp lý về mối quan hệ giữa cổ đông, các nhà quản lý và Kiểm soát viên [29, tr.1].

Raymond Mallon, chuyên viên cao cấp của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thì định nghĩa, quản trị công ty được hiểu là các quy trình mà qua đó Hội đồng quản trị giám sát Tổng giám đốc công ty và những nhà quản lý khác chịu trách nhiệm quản lý công ty hàng ngày, qua đó thành viên Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm đối với các nhà đầu tư, chủ nợ doanh nghiệp và các bên có liên quan khác. Mục đích của quản trị công ty là bảo vệ lợi ích của các bên có liên quan chính trong công ty kinh doanh, mà trọng tâm tập trung vào bảo vệ lợi ích của người góp vốn vào công ty [22, tr.15].

Còn John và Senbet lại quan niệm rằng, quản trị công ty là cơ chế mà theo đó cổ đông của một công ty thực hiện quyền kiểm soát đối với các thành viên nội bộ nhằm bảo vệ lợi ích của chính họ [20, tr.111].

Ở mức độ khái quát, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) lại đưa ra định nghĩa, quản trị công ty là hệ thống mà thông qua đó công ty được chỉ đạo và kiểm soát. Cơ cấu quản trị công ty quy định việc phân bổ quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên tham gia khác nhau trong công ty như Hội đồng quản trị, các chức danh điều hành, cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan khác; đồng thời đề ra các quy tắc và thủ tục ra quyết định đối với các công việc của công ty. Bằng cách này, nó tạo ra một cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, các phương tiện thực thi và giám sát thực thi các mục tiêu đó [43]. Cụ thể hóa định nghĩa này, OECD đưa ra một bộ các nguyên tắc mang tính khuyến nghị về quản trị công ty nhằm hướng đến đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, của người có quyền lợi liên quan khác, tăng tính minh bạch và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023