Chế độ bảo hiểm thai sản ở Việt Nam - 13

µ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Chế độ bảo hiểm thai sản ở Việt Nam - 13

Với uy tín của mình công đoàn có khả năng tác động đến ý thức của người lao động trong việc tham gia Bảo hiểm xã hội. Sự tác động đó làm cho người lao động hiểu được tầm quan trọng cả những lợi ích thiết thực khi tham gia Bảo hiểm xã hội. Để từ đó giúp người lao động có cái nhìn đúng đắn hơn về Bảo hiểm xã hội và tham gia Bảo hiểm xã hội ngày càng đông đảo.

2.5.Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoµn trong doanh nghiệp cũng chính là nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành các quy định về Bảo hiểm xã hội và làm hài hoà lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.


2.5.3.2.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nh nước có thẩm quyền với việc thực hiện chế độ thai sản

Bằng nghiệp vụ chuyên môn của mình, cơ quan thanh tra kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm, để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền đã góp phần loại bỏ được những hành vi đi ngược lại với mục đích mà Bảo hiểm xã hội hướng tới, tạo

điều kiện cho người lao động được hưởng những quyền mà pháp luật dành cho họ, bảo vệ người lao động trong trường hợp họ cần được bảo vệ khi người sử dụng lao động làm trái những quy định của pháp luật. Qua công tác thanh tra phát hiện được việc trốn đóng Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp, từ đó kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý Bảo hiểm xã hội

để đưa ra các biện pháp pháp lý buộc người sử dụng lao động phải đóng Bảo hiểm xã hội. Hành vi vi phạm pháp luật đối với chế độ Bảo hiểm xã hội cũng xuất phát từ phía người lao động. Có nhiều trường hợp người lao động luôn tìm cách trốn đóng Bảo hiểm xã hội, giả mạo hồ sơ giấy tờ để được hưởng chế

độ Bảo hiểm xã hội trong đó có chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản. Cơ quan thanh tra trong trường hợp này cần thiết phải phát hiện và xử lý kịp thời những


hành vi vi phạm, tạo ra sự nghiêm minh của pháp luật và tạo sự công bằng đối với những trường hợp được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản.

3.2.2.6 2.6. Xử phạt nghiêm đối với với các hành vi vi phạm chế độ Bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản nói riêng

Ngày 16/4/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 113/2004/NĐ-CP về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội. Theo đó hành vi không đóng đầy đủ Bảo hiểm xã hội bị phạt từ 500.000 đến 15 triệu

đồng (khoản 1 Điều 18) hành vi không đóng Bảo hiểm xã hội bị phạt từ 3 triệu

đến 20 triệu đồng (khoản 2 Điều 18). Người lao động gian lận, giả mạo hồ sơ

để được hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc cá nhân cố tình gây khó khăn cản trở việc thực hiện chế

độ Bảo hiểm xã hội đối với người được hưởng quyền lợi thì bị phạt từ 2 triệu

đến 5 triệu đồng (khoản 4 Điều 18).

Có thể thấy mức xử phạt hiện nay là quá thấp, đặc biệt trong trường hợp người sử dụng lao động không đóng Bảo hiểm xã hội (phạt tối đa 20 triệu

đồng). Quy định như vậy không tạo ra được ý thức tuân thủ triệt để của người sử dụng lao động về việc thực hiện Bảo hiểm xã hội cho Nngười lao động. Thiết nghĩ, để tạo ra ý thức tuân thủ pháp luật triệt để hơn, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động phải tăng lên một mức phù hợp hơn, bởi đánh vào kinh tế là biện pháp tác động đến lợi ích của người sử dụng lao động, xử phạt càng nghiêm thì lợi ích của người sử dụng lao động bị tác động càng lớn và dĩ nhiên không người sử dụng lao động nào muốn mất đi lợi ích vì vậy phải thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Tại Điều 138 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có quy định về xử lí vi phạm về các hành vi không đóng, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm cơ quan tổ chức vi phạm


Formatted: Font: 14 pt


mà bị xử phạt hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, về sử dụng tiền đóng và quỹ bảo hiểm, về lập hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như gian lận, giả mạo, cấp giấy chứng nhận,giám định sai thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lí kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy

định của pháp luật. Tuy nhiên Bộ luật hình sự ban hành năm 1999 không quy

định tội danh này và các quy định mới trong luật Bảo hiểm xã hội cũng cần phải có Nghị định hướng dẫn về xử phạt vi phạm kịp thời.

Như vậy, trong quá trình thực hiện và hoàn thiện chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, sự chấp hành nghiêm chỉnh của người sử dụng và người lao động trong việc đóng Bảo hiểm xã hội và thực hiện tốt chế độ thai sản. Hơn nữa, việc kết hợp giữa các giải pháp sẽ đem lại những thành công nhất định tiến tới đối tượng tham gia Bảo hiểm ngày một rộng hơn sẽ góp phần làm cho chính sách an sinh xã hội tốt hơn.


Kết luận


Chế độ Bảo hiểm thai sản cũng như các chính sách xã hội đối với lao

động nữ nói chung, vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ, vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt công tác xã hội. Trong các quy định riêng về Bảo him hội đối với lao động nữ, Bảo hiểm thai sản

được coi là đặc thù. Chiếm hơn một nửa lực lượng lao động xã hội, lao động nữ có vị trí vô cùng quan trọng trong gia đình và xã hội. Có thể nói lao động nữ là nguồn nhân lực có tiềm năng to lớn của đất nước, là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế đất nước và toàn cầu đang có những biến động mạnh mẽ đặt ra cho người lao động nói chung và người lao động nữ nói riêng nhiều thách thức và điều kiện mới. Người lao

động nữ với đặc thù của mình không chỉ hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống mà mở rộng sự có mặt của mình ra tất cả các ngành, lĩnh vực và nền kinh tế đất nước. Mặc dù người lao động nữ nhìn chung vẫn ở vị trí “ yếu thế” song với sự nỗ lực không ngừng của bản thân họ đang tự vươn lên tự khẳng

định nh trong thị trường lao động sự quan tâm thích đáng của Đảng và Nhà nước thông qua pháp luật sẽ là sự bảo vệ tốt cho họ, giúp họ khắc phục những hạn chế đặc thù của bản thân ph¸át huy ưu điểm từ đó thực hiện tốt vai trò kÐp của mình.

Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, các văn bản pháp về Bảo hiểm xã hội ban hành và thực hiện đã mang lại những hiệu quả nhất định. Những quy định riêng về chế độ Bảo hiểm thai sản đã phần nào thể chế hoá được chính sách lao động và chính sách xã hội của Nhà nước.

Các quy định của pháp luật hiện hành đối với chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản đã chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của nó trong công tác bảo vệ người lao động nữ khi mang thai, sinh nở và người lao độngngười lao động nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh. Những chế độ mà pháp luật Bảo hiểm xã hội


dành cho đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội về thai sản đã giúp người lao động vượt qua những khó khăn khi công việc lao động tạm thời bị gián đoạn do khám thai, sẩy thai, nghỉ trước và sau khi sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh.

Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, pháp luật Việt nam

đã quy định chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản. Các quy định về Bảo hiểm thai sản đã có sự kế thừa, phát triển qua thời gian và dần được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, trở thành một chế độ quan trọng trong hệ thống pháp luật về Bảo hiểm xã hội ở nước ta.

Việc thực hiện chế độ thai sản trong những năm qua đã giúp cho hàng triệutriệulượt người, mà chủ yếu là lao động nữ giải quyết được những vấn đề của đời sống và chăm sóc thai nhi, con nhỏ… Kết quả của việc thực hiện đó không chỉ dừng lại ở đó mà ý nghĩa lớn lao của nó đã góp phần vào việc tái sản xuất lực lượng lao động mới cho xã hội. Có thể nói chính sách Bảo hiểm thai sản đối với người lao động ở Việt Nam là tiến bộ và có tính ưu việt cao. Nhà nước cũng cần có sự lồng ghép trong các quy định pháp luật để bảo vệ người lao động cũng như lợi ích của các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chế đBảo hiểm xã hội về thai sản cũng đã bộc lộ những mặt tồn tại, hạn chế. Những hạn chế, tồn tại đó xuất phát từ nhiều phía, trong đó có cả nguyên nhân từ hệ thống các quy định của pháp luật chưa được hoàn thiện và ý thức pháp luật của những người trong cuộc, cũng như quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về thai sản.

Vì thế, trong thời gian tới cần tập trung vào việc hoàn thiện pháp luật và các mặt công tác khác như tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức pháp luật về thai sản, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm… để nâng cao hiệu quả của chế độ thai sản trong xã hội.

Nghiên cứu làm sáng tỏ quy định của pháp luật hiện hành, từ đó phát hiện những điểm thiếu và yếu của pháp luật để góp phần hoàn thiện chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản là những mục đích mà luận văn hướng tới. Hy


Formatted: Font: .VnTime


vọng qua việc nghiên cứu bước đầu này sẽ góp phần nào đó cho việc gợi mở về một sự nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn đối với chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản trong thời gian tới. Trong giới hạn cho phép của bài luận văn, tác giả không thể khai thác mọi khía cạnh liên quan đến chế độ Bảo hiểm thai sản ở Việt Nam, chỉ xin được đóng góp một vài ý kiến nhỏ bé góp phần hoàn thiện chính sách Bảo hiểm thai sản đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của người lao

động- một trong những động lực thúc đẩy xã hội phát triển.


nộiNội, ngày 187/ tháng78 /năm2007



DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO


* Các tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng

1. C.Mác- Ph.Ănghen tuyển tập, T5, NXB. Sự thật, Hà Nội,1984.2. Hồ Chí Minh toàn tập - NXBCTQG, H, 1995, Tập1.

3. Hồ Chí Minh toàn tập, Sdd, T3.4. Hồ Chí Minh toàn tập, Sdd, T10.

5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6,NXBCTQG, Hà Nội, 2001.

6. Đảng cộng sản Việt Nam,Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7,

NXBCTQG, Hà Nội, 2001.

7. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8,

NXBCTQG, Hà Nội, 2001.

Formatted: Font: Italic

8. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9,

NXBCTQG, Hà Nội, 2001.

9. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10,

NXBCTQG, 2006.


* Các Công ước quốc tế

10. Công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Công ước số 3 - Công ướcvề sử dụng lao động nữ trước và sau khi đẻ năm 1919.

11. Công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Công ước số 100 - Công

ước về trả công bình đẳng giới giữa lao động cho một công việc có giá trịngang nhau, năm 1951.

12. Công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Công ước số 102- Công ướcvề quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, năm 1952.

13. Công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Công ước số 103 - Công

ước về bảo vệ thai sản, xét lại năm 1952.



14. Công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Công ước số 156 - Công

ước về bình đẳng cơ may và đối xử với lao động nam và lao động nữ:những người có trách nhiệm gia đình, năm 1981.

15. Công ước về xóa mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ- Conventionon the Elimination All Forms of Discrimination Against Women-CEDAW.

* Các văn bản pháp luật quốc gia

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994, Bộ Luậtlao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994.


176. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946, Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946.

178. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1959, Hiến pháp nướcViệt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1959.

189. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.

1920. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

201. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2001, Nghịquyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Hiếnpháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994, Bộ Luậtlao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994.

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2002, Luật sửa

đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật lao động năm 2002.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2006, Luật sửa

đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật lao động năm 2006.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí