Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam - 12

túy 15 bị can, án kinh tế 71 bị can và; năm 2003 số bị can được đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự về các án trị an-xã hội là 150 bị can, trong khi án an ninh quốc gia có 0 bị can, án ma túy 81 bị can, án kinh tế 71 bị can, tội chức vụ và hoạt động tư pháp chỉ có 1 bị can.

Thứ hai, trong giai đoạn xét xử xét xử số bị cáo được Tòa án áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử có thể nhận thấy chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Chẳng hạn, từ quý 4/2000 đến 9 tháng đầu năm 2001, tổng số bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm đưa ra xét xử là 58757 bị cáo, trong đó có 60 bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự (chiếm tỷ lệ 0,1%). Từ quý 4/2001 đến 9 tháng đầu năm 2002, tổng số bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm đưa ra xét xử là 63251 bị cáo, trong đó có 52 bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự (chiếm tỷ lệ 0,08%). Từ quý 4/2002 đến 9 tháng đầu năm 2003, tổng số bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm đưa ra xét xử là 73311 bị cáo, trong đó có 47 bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự (chiếm tỷ lệ 0,06%)... Đến giai đoạn xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, các Tòa án các cấp này vẫn áp dụng miễn trách nhiệm hình sự cho các bị cáo nếu có căn cứ. Ví dụ: từ quý 4/2000 đến 9 tháng đầu năm 2001, tổng số bị cáo bị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử là 19102 bị cáo, trong đó có 17 bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự, từ quý 4/2001 đến 9 tháng đầu năm 2002, tỷ lệ này là 17529 và 4...

Ngoài ra, xem xét 10 loại tội nghiêm trọng trong Bộ luật hình sự năm 1999 từ quý 4/2000 đến 9 tháng đầu năm 2002 cho thấy trong số 10 loại tội này, tổng số bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự trên tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Ví dụ: từ quý 4/2000 đến 9 tháng đầu năm 2001, trong số 446 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội tham ô thì chỉ có 01 bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự (chiếm tỷ lệ 0,22%), tội làm và buôn bán hàng giả tỷ lệ là 76 và 1 (chiếm 1,32%), các tội phạm về ma túy tỷ lệ là 9744 và 6 (chiếm 0,06%)... Riêng một số loại tội trong số 10 tội này thì từ quý 4/2000 đến 9 tháng đầu năm 2002 cho thấy không bị cáo nào được Tòa án miễn trách

nhiệm hình sự, đó là các loại tội như: Tội nhận hối lộ, tội hiếp dâm trẻ em, tội môi giới mại dâm, tội chứa mại dâm và tội giả mạo trong công tác...

Thứ ba, việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự về miễn trách nhiệm hình sự cho thấy: các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các quy định này để áp dụng cho đúng đắn và chính xác về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục. Cụ thể, các cơ quan tiến hành tố tụng khi ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự đều có sự cân nhắc xem xét về tính chất và mức độ của điều luật áp dụng để đảm bảo chất lượng các án được miễn trách nhiệm hình sự đúng pháp luật, hạn chế được số vụ án oan sai, vi phạm pháp luật, qua đó góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về miễn trách nhiệm hình sự, trước hết là do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trên cơ sở chức năng và thẩm quyền do pháp luật hình sự và tố tụng hình sự quy định. Ngoài ra, còn do sự chỉ đạo của lãnh đạo ngành cấp trên đối với công tác giải quyết các vụ án nói chung và việc thực hiện các quy định về miễn trách nhiệm hình sự nói riêng. Đặc biệt, các cán bộ có thẩm quyền khi xem xét quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đều căn cứ vào các điều kiện do luật định.

Thứ tư, việc phân loại những trường hợp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án và bị can do miễn trách nhiệm hình sự cần được cơ quan Điều tra và Viện kiểm sát lập bảng chi tiết và rõ ràng. Hiện nay, hầu hết các cơ quan này mới chỉ báo cáo liệt kê các số liệu đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án về miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999 là bao nhiêu, với loại án gì chứ chưa thống kê số lượng miễn trách nhiệm cụ thể về từng trường hợp tương ứng (vì ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này, trong Bộ luật hình sự năm 1999 còn nhiều trường hợp miễn trách nhiệm hình sự khác chưa được thống kê chi tiết và đầy đủ, hoặc ngay trong Điều 25 cũng đã có đến ba trường hợp miễn trách nhiệm hình sự). Làm tốt điều này, không những góp phần hạn chế các vụ án, bị can đình

chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự không chính xác và đúng pháp luật, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát kiểm sát chặt chẽ căn cứ áp dụng của từng trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, cũng như kịp thời khắc phục sai phạm, qua đó xác định trách nhiệm của từng cán bộ. Mặc dù vậy, qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự cho thấy vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau.

Thứ nhất, về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự "do sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa" do nhận thức chưa chính xác nên cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng không đúng, có nơi coi sự cố gắng, nỗ lực của bản thân hay ý thức của người phạm tội chính là sự chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội (căn cứ miễn trách nhiệm hình sự) và ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can nên dẫn đến đình chỉ bị can sai luật.

Ví dụ: Thấy hai thanh niên đang trấn lột một học sinh, N. đứng gần đó nhảy vào ăn chia và lột chiếc nhẫn trên tay nạn nhân. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk truy tố hai thanh niên về tội cướp tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, đối với bị cáo N, Viện kiểm sát lại cho rằng bị cáo "tham gia với vai trò thứ yếu, nhất thời phạm tội, phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, đã bồi thường thiệt hại, được người bị hại bãi nại, gia đình có công với cách mạng" và còn cho rằng "sau khi lột nhẫn của nạn nhân đã giao cho người khác chiếm giữ là không có ý thức chiếm đoạt đến cùng" và đã quyết đình đình chỉ bị can căn cứ vào Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 để miễn trách nhiệm hình sự cho N. Việc miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp này không đúng. Bởi lẽ, hành vi của N đã đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản, đồng thời không thể cho rằng "sau khi lột nhẫn của nạn nhân đã giao cho người khác chiếm giữ là không có ý thức chiếm đoạt đến cùng". Mặt khác, Điều 25 Bộ luật hình sự chỉ áp dụng miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa chứ không phải

"xét chuyển biến về ý thức của người phạm tội" như Viện kiểm sát đã viện dẫn [47, tr. 9].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.

Thứ hai, trong thực tiễn, cơ quan tiến hành tố tụng còn áp dụng chưa đúng các điều kiện miễn trách nhiệm hình sự đối với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999.

Ví dụ: Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang do thực hiện thiếu trách nhiệm nên đã để cho đơn vị thi công gian lận khối lượng, quyết toán khống gần 800 triệu đồng. Ngày 3/9/2003, Cơ quan an ninh điều tra ban hành Quyết định số 02 khởi tố điều tra vụ án tham ô tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, sau một thời gian điều tra, ngày 24/12/2003 Thủ trưởng cơ quan Điều tra an ninh lại ký quyết định đình chỉ điều tra vụ án căn cứ vào khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 với lý do "Người phạm tội đã khai rõ sự việc, cố gắng khắc phục hậu quả đã xảy ra". Tuy nhiên, ở đây Ban quản lý Dự án huyện Châu Thành đã có những sai phạm lặp đi, lặp lại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà không hề thể hiện ý thức trách nhiệm của mình đối với các công trình kém chất lượng, và cho đến khi đoàn thanh tra vào cuộc với các biện pháp nghiệp vụ, tích cực đấu tranh để phát hiện ra các hành vi vi phạm, chuyển hồ sơ sang cơ quan Điều tra. Nguyên văn của điều luật là: "Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự". Từ những vấn đề trên cho thấy việc cơ quan an ninh điều tra căn cứ vào khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 để đình chỉ điều tra do miễn trách nhiệm hình sự là không đúng với hành vi phạm tội của đối tượng, không đầy đủ những điều kiện của trường hợp miễn trách nhiệm hình sự này [26, tr. 6].

Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam - 12

Thứ ba, việc đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho người phạm tội chưa đầy đủ và chính xác. Có người rõ ràng là phạm tội, phạm tội có các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc phạm tội nghiêm trọng, có mức hình phạt cao hoặc người phạm tội đã có tiền án, tiền sự, phạm tội nhiều lần, có đồng phạm, tái phạm, đã bị xử lý hành chính... đáng lẽ phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng lại được đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự dẫn đến tình trạng lọt tội phạm và người phạm tội.

Ví dụ 1: Vụ Trần Đại Thắng phạm tội gây rối trật tự công cộng, lẽ ra phải bị truy tố theo khoản 2 nhưng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế đã ra quyết định đình chỉ vụ án và miễn trách nhiệm hình sự đối với bị can Trần Đại Thắng; vụ Nguyễn Văn Lanh ở Thanh Hóa phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tài sản bị chiếm đoạt có giá trị là 14.130.000 đồng, vụ án có 8 tên tham gia, đáng lẽ phải truy tố trước pháp luật, nhưng Viện kiểm sát huyện lại quyết định đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự cho tất cả các bị can phạm tội [83, tr. 7].

Ví dụ 2: Vụ Trần Văn Cõn, vụ Đặng Hữu Phượng và vụ Vũ Ngọc Thao cho thấy mặc dù các bị cáo có hành vi phạm tội nghiêm trọng có mức hình phạt cao (trên 7 năm và trên 10 năm tù), nhưng Viện kiểm sát nhân dân huyện Kim Sơn, Gia Viễn và Phòng kiểm sát điều tra án kinh tế tỉnh Ninh Bình vẫn đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự dẫn đến áp dụng pháp luật hình sự không đúng và phải phục hồi điều tra, truy tố và xét xử [80, tr. 10].

Ví dụ 3: Lê Ngọc Đồng, Đinh Văn Tuyên, Phạm Văn Tám cùng một số đối tượng khác đã tổ chức đánh bạc trạm xăng dầu Khánh Ninh, Yên Khánh và bị cơ quan Công an bắt quả tang, thu giữ 70.000đ, khám người các đối tượng thu được 389.000đ. Lê Ngọc Đồng và Phạm Văn Tám đã có tiền sự về hành vi đánh bạc, đều đã bị công an xử lý hành chính. Sau khi kết luận điều tra, cơ quan Công an đề nghị truy tố nhưng Viện kiểm sát nhân dân huyện Yên Khánh lại quyết định đình chỉ điều tra, miễn trách nhiệm hình sự với lý do "mức sát

phạt không cao". Việc tổ chức đánh bạc của Đồng, Tuyên, Tám ngay tại trạm xăng dầu, có hai trong ba bị can mới bị xử lý hành chính về hành vi đánh bạc, nay lại tái phạm, nên phải xử lý về mặt hình sự mới đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, để giáo dục và phòng ngừa chung [80, tr. 7].

Thứ tư, do việc nhận thức pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự còn chưa tốt nên một số trường hợp áp dụng nhầm lẫn giữa trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, trường hợp người bị hại có đơn xin bãi nại nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định đình chỉ cho bị can, bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự là không đúng.

Ví dụ 1: Bùi Thị Hồng lừa lấy xe của anh Tiềm (anh họ của Hồng) bán lấy tiền đi miền Nam. Cơ quan Điều tra đã thu lại được xe, gia đình và người bị hại xin miễn trách nhiệm hình sự cho Hồng để gìn giữ hạnh phúc gia đình. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đình chỉ vụ án, miễn trách nhiệm hình sự cho Bùi Thị Hồng. Việc xử lý được xác định là không đúng luật và không triệt để, vì việc đình chỉ vụ án không có quy định nào theo quy định về miễn trách nhiệm hình sự [80, tr. 7-8].

Ví dụ 2: Phòng kiểm sát điều tra án kinh tế tỉnh Ninh Bình ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với Vũ Ngọc Thao với lý do bị cáo đã bồi thường thiệt hại nên được đình chỉ. Việc đình chỉ với lý do trên là không đúng. Việc bồi thường thiệt hại của bị can chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không phải là điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự [80, tr. 8].

Ví dụ 3: Nguyễn Văn Thức được Viện kiểm sát nhân dân thị xã Tam Điệp ra quyết định đình chỉ bị can với lý do có đơn bãi nại của người bị hại và hai bên hòa giải do bồi thường thiệt hại; hoặc Nguyễn Hữu Thường được Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoa Lư đình chỉ bị can với lý do dựa vào lỗi của người bị hại là không đúng khi chưa phân biệt tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với điều kiện để miễn trách nhiệm hình sự [80, tr. 8].

Thứ năm, mặc dù trong pháp luật hình sự thực định (Bộ luật hình sự năm 1999), nhà làm luật nước ta chưa ghi nhận chính thức trường hợp do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là một dạng miễn trách nhiệm hình sự, nhưng thực tiễn xét xử có nơi vẫn thừa nhận và coi đây là một trong những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự (miễn truy tố, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự) hoặc có trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội là người già, có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, gia đình có công với cách mạng...

Ví dụ 1: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định đình chỉ bị can đối với Vũ Ngọc Quyết về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự [81, tr. 1].

Ví dụ 2: Trong vụ án Năm Cam, bị can Nguyễn Minh Tuân là điều tra viên thuộc Phòng cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh phạm tội làm sai lệch hồ sơ vụ án được miễn (truy cứu) trách nhiệm hình sự về tội này do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự [90, tr. 1].

Ví dụ 3: Ngày 6/11/2003, Công an Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh đã tống đạt quyết định đình chỉ điều tra vụ án hủy hoại tài sản, đình chỉ điều tra bị can do miễn trách nhiệm hình sự đối với Trần Thị Thuận (65 tuổi). Cơ quan Điều tra nhận định "do bà Thuận, tuổi cao, gia đình có công với cách mạng, vụ án xảy ra đã lâu nên được miễn trách nhiệm hình sự" [93, tr. 1].

Thứ sáu, một số trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng lẫn lộn giữa Điều 25 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về miễn trách nhiệm hình sự (Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1985 trước đây) và Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự (Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988).

Ví dụ 1: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đình chỉ do không có căn cứ khởi tố vụ án hình sự đối với 4 bị can là chưa sát mà lẽ ra phải đình chỉ vụ án và miễn trách nhiệm hình sự mới đúng đối với Trịnh Mạnh Sinh, Đinh Quang Vinh [80, tr. 9-10].

Ví dụ 2: Ngược lại, cũng có 3 bị can quyết định miễn trách nhiệm hình sự cũng chưa đúng mà lẽ ra phải đình chỉ do không có căn cứ khởi tố vụ án hình sự là Nguyễn Tiến Dũng, Đào Sỹ Mến và Vũ Đức Đoài; hoặc bị can Đậu Quang Khánh được đình chỉ do miễn trách nhiệm hình sự cũng không đúng mà phải đình chỉ theo căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự - chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mới chính xác và phù hợp... [80, tr. 10].

Thứ bảy, ngoài ra cũng có một số trường hợp cán bộ kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự chưa nắm chắc những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng vẫn khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can sau đó lại đình chỉ vụ án để miễn trách nhiệm hình sự với bị can là gò ép, cứng nhắc.

Ví dụ 1: Vụ Trần Nguyên Thân (Nghệ An) bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích, đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự vì hậu quả gây ra đối với người bị hại là 3% sức khỏe.

Ví dụ 2: Vụ Đồng Văn Trường (Yên Bái) được miễn trách nhiệm hình sự về tội cố ý hủy hoại tài sản vì bắn chết một con chó.

Ví dụ 3: Vụ Hoàng Văn Tuấn (Thái Bình) được miễn trách nhiệm hình sự vì trộm cắp 3 con gà... [83, tr. 4-5].

Như vậy, nguyên nhân của những tồn tại trên theo chúng tôi có thể xuất phát từ một số lý do chủ quan và khách quan dưới đây.

Thứ nhất, mặc dù các quy phạm của chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 1999 đã hoàn thiện và đầy đủ hơn so với chính nó trong Bộ luật hình sự năm 1985 nhưng qua thực tiễn áp dụng và thi hành cho thấy: các quy định về chế định này vẫn cần tiếp tục được hoàn thiện và cần có văn bản giải thích, hướng dẫn thống nhất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, do trình độ nhận thức về các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự của các cán bộ tư pháp, các cán bộ trong các cơ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022