hợp với mức tăng của giá cả thị trường trong tường thời kỳ. Qua phản ánh của một số quận, huyện với mức cho vay như hiện nay mới chỉ đáp ứng một phần trong tổng chi phí thực tế của HSSV.Để có nguồn tài chính cho con em họ đi học, đặc biệt tại các thành phố lớn, ngoài vốn vay thì họ vẫn phải vay mượn, huy động thêm mới đảm bảo cho con em họ yên tâm học tập. Nếu không có được từ các nguồn hỗ trợ khác thì mặc dù có đủ năng lực nhưng HSSV vẫn có thể phải từ bỏ nguyện vọng của mình để theo học tại cơ sở khác ít tốn kém hơn.
KẾT LUẬN
Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành kịp thời, hợp lòng dân, góp phần tạo sự bình đẳng về học tập trong xã hội. Cho vay đối với HSSV là chương trình có tính chất xã hội hóa cao từ lúc cho vay đến khi thu hồi nợ, đối tượng thụ hưởng rộng, thời gian vay vốn dài trong khi nguồn lực của Nhà nước có hạn. Để nguồn vốn thực sự phát huy hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro, tăng nhanh vòng quay vốn giúp cho nhiều thế hệ HSSV nghèo, hoàn cảnh khó khăn được thụ hưởng đòi hỏi nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, hộ gia đình và HSSV, người trực tiếp sử dụng tiền vay cũng như những người được hưởng lợi từ chương trình phải cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát sử dụng vốn vay và đặc biệt là trách nhiệm trả nợ tiền vay đầy đủ, đúng hạn như đã cam kết với ngân hàng.
Trong phạm vi luận văn, tác giả đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về NHCSXH và hoạt động tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH.
Thứ hai, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.
Đề tài luận văn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, đề tài mới chỉ nghiên cứu chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội trong giai đoạn 2017-2019.Thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa phản ánh được sự thay đổi chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.
Thứ hai, đề tài mới chỉ thu thập đánh giá của 186 sinh viên về chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội. Số lượng mẫu thu thập được có quy mô nhỏ so với số lượng khách hàng của chi nhánh nên chưa thể đánh giá chính xác chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.
Nếu có điều kiện nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ khắc phục hai hạn chế trên để đưa ra các giải pháp cụ thể hơn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội hơn nữa trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Bình và cộng sự (2017), Chất lượng tín dụng đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam nhìn từ phía sinh viên: Nghiên cứu thực nghiệm tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Tạp chí Công thương, Số 10, tháng 9/2017.
2. Nguyễn Văn Đức (2016), Cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Thương Mại.
3. Nguyễn Minh Kiều (2013), Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, NXB Thống Kê, TP Hồ Chí Minh
4. Vò Thị Lan Hương (2014), Nâng cao chất lượng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
5. Nguyễn Trọng Hoài (2007), Kinh tế phát triển, NXB Lao động
6. Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng Thương Mại, quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê.
7. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động- Xã hội
8. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2004), Cẩm nang chính sách và nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo, NXB Nông nghiệp.
9. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2014), Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng, NXB Nông nghiệp, Hà nội.
10. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Báo cáo tín dụng 2017, 2018, 2019.
11. Ngân hàng Chính sách xã hội (2019), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện chương trình cho vay HSSV giai đoạn 2015-2019.
12. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB thống kê
13. Nguyễn Văn Tiến (2014), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB thống kê”
14. Nguyễn Quyết Thắng và cộng sự (2017), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng chính sách xã hội
thị xã Phước Long, Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) 123-132.
15. Cẩm Hà Tú (2015), Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với học sinh, sinh viên tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thái Nguyên.
16. Nguyễn Hồng Thắm (2018), Cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT
I. Thông tin cá nhân
1. Giới tính:
Nam
Nữ
2. Năm nhập học:
2016-2017
2017-2018
2018-2019
3. Trường: ……………………………………………………………
II. Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội
1. Bạn có cho rằng chính sách tín dụng cho HSSV vay vốn là chính sách có ý nghĩa thiết thực, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho HSSV có hoàn cản khó khăn không?
Có
Không
2. Bạn biết đến thông tin về chương trình cho vay học sinh, sinh viên thông qua kênh nào?
Nhà trường
Các phương tiện truyền thông đại chúng
NHCSXH
Chính quyền địa phương
Người thân, họ hàng, bạn bè
Khác
3. Bạn đánh giá như thế nào về mức vốn vay của chương trình cho vay học sinh, sinh viên?
Quá thấp
Thấp
Vừa đủ
Cao
4. Bạn đánh giá như thế nào về lãi suất cho vay của chương trình cho vay học sinh, sinh viên?
Rất ưu đãi
Bình thường
Hơi cao
Quá cao
5. Bạn đánh giá như thế nào về thời gian trả lãi và gốc của chương trình cho vay học sinh, sinh viên?
Phù hợp
Chưa phù hợp
6. Bạn đánh giá như thế nào về quy trình thủ tục của chương trình cho vay học sinh, sinh viên?
Đơn giản
Phức tạp
Rất phức tạp
7. Bạn có sử dụng vốn đúng mục đích vay vốn không?
Có
Không
Chân thành cảm ơn các bạn đã tham gia khảo sát!
PHỤ LỤC 2
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Nội dung khảo sát | Lựa chọn | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
I | Thông tin cá nhân | |||
1 | Giới tính | Nam | 98 | 52,7 |
Nữ | 88 | 47,3 | ||
2 | Năm nhập học | 2016-2017 | 72 | 38,7 |
2017-2018 | 55 | 29,6 | ||
2018-2019 | 59 | 31,7 | ||
3 | Trường | Trường Đại học Thương Mại | 46 | 24,7 |
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội | 35 | 18,8 | ||
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội | 22 | 11,8 | ||
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội | 28 | 15,1 | ||
Trường khác | 55 | 29,6 | ||
II | Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội | |||
1 | Bạn có cho rằng chính sách tín dụng cho HSSV vay vốn là chính sách có ý nghĩa thiết thực, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho HSSV có hoàn cản khó khăn không? | Có | 175 | 94,1 |
Không | 11 | 5,9 | ||
2 | Bạn biết đến thông tin về chương trình cho vay học sinh, sinh viên thông qua kênh nào? | Nhà trường | 74 | 39,8 |
Các phương tiện truyền thông đại chúng | 30 | 16,1 | ||
NHCSXH | 37 | 19,9 | ||
Chính quyền địa phương | 25 | 13,4 | ||
Người thân, họ hàng, bạn bè | 20 | 10,8 | ||
Khác | 0 | 0,0 | ||
3 | Bạn đánh giá như thế | Qúa thấp | 30 | 16,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Củng Cố Và Hoàn Thiện Tổ Tiết Kiệm Và Vay Vốn
- Tăng Cường Đôn Đốc Thu Hồi Nợ Của Các Tổ Chức Hội Đoàn Thể Nhận Ủy Thác Các Cấp
- Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 15
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
nào về mức vốn vay của chương trình cho vay học sinh, sinh viên? | Thấp | 88 | 47,3 | |
Vừa đủ | 65 | 34,9 | ||
Cao | 3 | 1,6 | ||
4 | Bạn đánh giá như thế nào về lãi suất cho vay của chương trình cho vay học sinh, sinh viên? | Rất ưu đãi | 17 | 9,1 |
Bình thường | 115 | 61,8 | ||
Hơi cao | 31 | 16,7 | ||
Quá cao | 22 | 11,8 | ||
5 | Bạn đánh giá như thế nào về thời gian trả lãi và gốc của chương trình cho vay học sinh, sinh viên? | Phù hợp | 66 | 35,5 |
Chưa phù hợp | 120 | 64,5 | ||
6 | Bạn đánh giá như thế nào về quy trình thủ tục của chương trình cho vay học sinh, sinh viên? | Đơn giản | 70 | 37,6 |
Phức tạp | 76 | 40,9 | ||
Rất phức tạp | 40 | 21,5 | ||
7 | Bạn có sử dụng vốn đúng mục đích vay vốn không | Có | 182 | 97,8 |
Không | 4 | 2,2 |