Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 15


dụng vốn vay.

+ Điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với thực tiễn

Đối với NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội, tự chủ về tài chính luôn là mục tiêu đạt được không dễ dàng. Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự bền vững về tài chính là khả năng tự trang trải chi phí trong hoạt động.Hoạt động của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội không phải là hoạt động từ thiện mà bản chất vẫn là một ngân hàng.Kinh doanh để đạt được sự phát triển và bền vững mới có thể tạo điều kiện cho HSSV có cơ hội tiếp cận lâu dài với các dịch vụ ngân hàng.

Để hoạt động của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội ổn định và phát triển, ngày càng giảm dần sự phụ thuộc vào NSNN, NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội cần xây dựng lộ trình giảm dần và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn sự ưu đãi về lãi suất cho vay, ưu đãi ở đây chỉ cần là ưu đãi về thủ tục vay vốn, điều kiện vay, thời hạn vay vốn. Trong thời kỳ đầu, các đối tượng chính sách cần được vay vốn theo lãi suất ưu đãi ở mức độ nào thì vần phải tính toán hợp lý và trong tương lai cần phải hướng họ theo lãi suất thị trường.

Hiện tại, lãi suất cho vay của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đang thực hiện chỉ tương đương 55% lãi suất thị trường. Mức lãi suất này thấp hơn cả lãi suất huy động tiền gửi bình quân đầu vào của các NHTM. Nếu so sánh lãi suất cho vay của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội với lãi suất huy động có cùng kỳ hạn của các NHTM thì lãi suất cho vay của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội còn thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động vốn của các NHTM. Vì vậy, duy trì lãi suất như hiện nay có nghĩa là lãi suất thực của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội bị âm.

Thực tế đã chứng minh, HSSV hoàn toàn có thể chấp nhận vay vốn Ngân hàng với lãi suất cao hơn mức lãi suất cho vay hiện nay của Ngân hàng vì họ quan tâm nhiều hơn đến khả năng về lượng vốn được vay chứ không phải chỉ có lãi suất vay. Thực tế các chương trình cho vay đối với HSSV hiện đang được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế đều áp dụng lãi suất thị trường, thậm chí cao hơn cả lãi suất của các NHTM nhưng tỷ lệ hoàn trả vốn vay rất cao. Như vậy, việc xây dựng một chính sách lãi suất đảm bảo sự phát triển và tự chủ về tài chính cho ngân hàng là điều kiện tiên quyết để NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội hoạt động bền vững.Tuy nhiên việc


này không thể thực hiện được ngay một lúc mà cần phải có lộ trình thích hợp. Cụ thể là:

Giai đoạn 1: Thực hiện chính sách lãi suất cho vay đối với các đối tượng chính sách theo hướng ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay trên thị trường nhưng phải cao hơn lãi suất huy động vốn trên thị trường. Cụ thể là: Lãi suất huy động vốn trên thị trường < lãi suất cho vay ưu đãi< lãi suất cho vay trên thị trường. Tỷ lệ thấp hơn của lãi suất NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội so với lãi suất thị trường được tính toán dựa trên mức độ ưu đãi về các khoản thuế phải nộp ngân sách và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước… Điều này nhằm đảm bảo cho NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận hợp lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Giai đoạn 2: Thực hiện chính sách lãi suất cho vay theo lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường cần phải bao gồm 4 thành phần: chi phí vốn, chi phí hoạt động, bù đắp rủi ro và có lợi nhuận.

- Hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát trong cho vay HSSV

Chất lượng tín dụng trong cho vay học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 15

Cần xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ gắn với trách nhiệm cụ thể. Phải coi đây là công cụ hữu hiệu trong hoạt động quản lý chất lượng hoạt động tín dụng của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tạo điều kiện phương tiện cần thiết cho công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo chuyên đề, theo kế hoạch kiểm tra điểm hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót trong quy trình, thủ tục cho vay. Phối hợp, đôn đốc các tổ chức hội cần tích cực tham gia kiểm tra vốn vay, nhắc nhở người vay trả nợ, lãi đúng hạn, đầy đủ; phát hiện và thông báo cho ngân hàng những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, bị rủi ro. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chức hội trong việc kiểm tra vốn vay, đảm bảo việc kiểm tra phải kịp thời và có chất lượng.

Tại các Phòng giao dịch NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội cấp huyện nơi cho vay, cần phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị -xã


hội nhận uỷ thác tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nợ vay và đôn đốc thu hồi nợ quá hạn. Đồng thời rà soát lại các khoản nợ vay, phân loại và đánh giá tình trạng khoản vay, khả năng thu hồi nợ,... qua đó đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.

Cần xây dựng quy trình tín dụng cụ thể, thiết lập và phân chia nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trong từng công đoạn cho vay, gắn trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức chính trị- xã hội nhận uỷ thác, các tổ trưởng tổ TK&VV, chính quyền địa phương, và có trách nhiệm bồi hoàn vật chất khi thực hiện vượt quyền và để xảy ra xâm tiêu, chiếm dụng vốn.

- Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với HSSV của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội

Tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình nghiệp vụ theo hướng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo yếu tố pháp lý nhằm tạo điều kiện cho các HSSV thuận lợi khi làm thủ tục vay vốn và giảm tải công việc cho cán bộ làm công tác cho vay.

Với đặc điểm của cho vay chính sách là đối tượng cho vay thường là những người dân nghèo, trình độ văn hóa còn thấp vì vậy thủ tục tín dụng (thủ tục xin vay vốn, thủ tục giải ngân, thủ tục hoàn trả vốn vay…) càng đơn giản, dễ hiểu thì người dân càng có nhiều điều kiện để tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn của ngân hàng.

Để làm được điều này, NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội dựa trên các quy định, quy chế đã được Chính phủ ban hành tiến hành tham mưu cho UBND và Ban đại diện HĐQT NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội ban hành văn bản hướng dẫn cho các đơn vị quận, huyện, xã, phường thực hiện xây dựng cơ chế quản lý điều hành công tác cho vay theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tạo sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện, loại bỏ những cản trở, phiền hà trong công tác cho vay.

Về phía ngân hàng, các Phòng ban Nghiệp vụ tiếp tục rà soát hoàn thiện các quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, dễ thực hiện trong thực tế nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc tín dụng do Ngân hàng Nhà nước đã ban hành. Cần thống nhất các mẫu biểu Giấy xác nhận, Giấy cam kết trả nợ tạo sự thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện tại các địa phương, các cơ sở đào tạo và người thụ hưởng. Trong quy trình thu hồi nợ cần hướng dẫn cụ thể


hơn đối với các trường hợp đặc biệt như học xong ra trường nhập ngũ vào quân đội, xuất khẩu lao động, hộ di dời, giải tỏa khỏi nơi cư trú cũ.

- Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên và phát triển nguồn nhân lực

Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội nói riêng, nhân lực là vấn đề quan trọng nhất, quyết định đến sự thành công của mọi nghiệm vụ. Vì vậy, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ là một nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Cán bộ của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội trong thời gian tới sẽ tăng lên rất nhiều để đáp ứng nhu cầu mở rộng cho vay tới hộ nghèo và đối tượng chính sách. Vì thế, ngân hàng cũng cần quan tâm đến sự không đồng đều về trình độ của cán bộ để có hướng đào tạo thích hợp.

Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần được tiến hành theo hướng tập trung và chuyên sâu theo từng loại hình dịch vụ, theo hướng xác định được các chức danh cụ thể cho từng vị trí chuyên môn, kinh nghiệm công tác cho từng vị trí cụ thể. Muốn vậy phải xây dựng được định hướng tiêu chuẩn hóa cho cán bộ NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

Cần rà soát lại đội ngũ cán bộ hiện có, có kế hoạch đào tạo và đạo tạo lại, bổ sung những mặt còn thiếu, còn yếu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục tình trạng bất cập.

Các cán bộ NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội cần được đào tạo tập trung các kỹ năng cơ bản của cán bộ ngân hàng, đây là những kỹ năng nghiệp vụ chung mà toàn thể cán bộ cần phải nắm được. Đó là:

- Kỹ năng giao tiếp marketing giúp cán bộ thu hút khách hàng, phục vụ nhiều hơn với chất lượng tốt hơn.

- Kỹ năng thu thập thông tin giúp cán bộ biết cách thu nhập và khai thác thông tin có ích cho ngân hàng từ khách hàng và các nguồn khác, để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của mình.

- Kỹ năng phân tích giúp cán bộ biết nhận định, đánh giá tình hình trên cơ sở khoa học, từ đó đưa ra kết luận và biện pháp hiệu quả để không ngừng củng cố nâng cao chất lượng phục vụ.


- Kỹ năng đàm phán giúp cán bộ biết thương lượng với khách hàng để giải quyết các vấn đề có liên quan với phương án tối ưu nhất.

Bên cạnh kiến thức, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ còn phải thường xuyên được trang bị thêm các kiến thức, hiểu biết về pháp luật, thị trường, các lĩnh vực về kinh tế tài chính, tin học và ngoại ngữ. Đồng thời chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, làm cho họ thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm của mình trong hoạt động của đơn vị, để ngày càng có sự nỗ lực hơn trong công tác.

Cơ chế tiền lương, động lực trong công tác phát triển nguồn nhân lực cũng phải được xây dựng theo hướng: trả lương theo số lượng và chất lượng công việc hoàn thành thay cho việc trả lương theo ngạch bậc như hiện nay. Đối với các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa cần áp dụng hình thức đào tạo tại chỗ để có thể khai thác và sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương. Xây dựng quy trình tuyển cán bộ, qui trình đánh giá xếp loại lao động theo chất lượng công việc để từ đó gắn với đào tạo, bố trí cán bộ phù hợp. Việc mở rộng màng lưới cần phải gắn bó với việc tiêu chuẩn hóa tổ chức cũng như sắp xếp biên chế của ngân hàng. Ví dụ, cần xác định các tiêu chí giới hạn về số lượng khoản vay, khối lượng giao dịch hàng ngày, số lượng sổ sách chứng từ mà mỗi cán bộ tín dụng, kế toán và thủ quỹ phải thực hiện nhằm tránh tình trạng quá tải như hiện nay.

Ngoài việc đào tạo trong nội bộ, NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội cũng cần có một chiến lược cụ thể về việc đào tạo nâng cao năng lực cho đối tác địa phương trong việc thực hiện quản lý vốn cho vay. Ngân hàng cần có chương trình đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên là các tổ chức chính trị - xã hội tại các xã, huyện, tỉnh về các nghiệp vụ ghi chép sổ sách, nghiệp vụ thu hồi vốn vay đầy đủ và đúng hạn… Vì về lâu dài, đây mới là nguồn lực hỗ trợ chủ yếu cho hoạt động của ngân hàng.

NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội cần có quy hoạch cán bộ dài hạn, tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhân viên, cần phải tập trung nâng cao chất lượng cán bộ thông qua kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và kỹ năng quản lý. Trong 5 năm tới, tiếp tục coi trọng giải pháp đào tạo và đào tạo lại cán bộ,


coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cả trung ương và địa phương đều có trách nhiệm thực hiện.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn

Thông báo rộng rãi chương trình cho vay HSSV và quy trình vay vốn tín dụng đào tạo.

Tăng cường tuyên truyền trên các tạp chí, báo chuyên ngành như: tạp chí ngân hàng, thời báo kinh tế, thời báo ngân hàng…, ngoài ra còn tuyên truyền trên các báo, tạp chí mà người dân thường quan tâm như: báo nhân dân, tiền phong, phụ nữ…, và các phương tiện thông tin đại chúng: tivi, đài…

Tuyên truyền ngay tại ngân hàng bằng cách bố trí cho khách hàng quan sát thấy được các hình ảnh của ngân hàng, tiếp xúc trực tiếp với đội ngũ cán bộ, các công cụ, thiết bị… nhằm tạo cho khách hàng sự tin tưởng, an toàn, thoải mái, thuận tiện khi đến giao dịch.

Có thông tin kịp thời với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và có cơ chế thông tin cho các nhà trường về số lượng, danh sách HSSV được vay vốn để phối hợp trong việc nắm bắt tình hình sử dụng vốn vay, thông tin về đối tượng không được vay (dừng học, thôi học, bị kỷ luật…) thu hồi nợ sau này.

3.3.2. Kiến nghị với các tổ chức chính trị - xã hội


- Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tăng cường hơn nữa phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu, lựa chọn cây trồng, vật nuôi, ngành nghề, các chương trình chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, định hướng thị trường với việc triển khai tín dụng chính sách trên địa bàn.

- Củng cố, chấn chỉnh và nâng cao chất lượng nhận ủy thác đối với NHCSXH. Tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới và tổ tiết kiệm và vay vốn trong việc thực hiện dịch vụ ủy


thác với NHCSXH. Chỉ đạo làm tốt việc bình xét đối tượng vay vốn, quản lý và hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.

3.3.3. Kiến nghị với UBND các địa phương


- Đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, nâng cao trách nhiệm của UBND cấp xã, phường trong việc: triển khai thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn; kiện toàn Ban giảm nghèo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt việc tham mưu cho UBND cùng cấp quản lý, phê duyệt danh sách hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn NHCSXH; chỉ đạo Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố phối hợp cùng NHCSXH, các tổ chức chính trị xã hội, tổ tiết kiệm và vay vốn quản lý chặt chẽ vốn tín dụng ưu đãi trên địa bàn; theo dòi, giúp đỡ người vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc người vay trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn; tích cực tham gia xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu.

- Đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo UBND các xã, phường thường xuyên rà soát bổ sung kịp thời đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo. Từ đó có cơ sở thực hiện nghiêm túc về việc xác nhận các hộ gia đình vay vốn Chương trình tín dụng HSSV đúng đối tượngtheo qui định.

3.3.4. Kiến nghị với các Bộ ngành Trung ương


- Đề nghị các bộ, ngành liên quan phải tăng cường chất lượng đào tạo trong các cơ sở đào tạo và tạo nhiều việc làm cho sinh viên để khi ra trường sớm tìm được việc làm, có thu nhập để trả nợ số vốn đã vay.

- Bộ Tài chính chủ động phối hợp với các Bộ ngành liên quan và NHCSXH kịp thời tham mưu cho Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức cho vay, lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ khi chính sách học phí thay đổi, giá cả sinh hoạt biến động.

- Bộ Tài chính trên cơ sở cân đối khả năng đáp ứng từ ngân sách, rà soát, nghiên cứu, đề xuất chính sách cụ thể về mở rộng đối tượng cho vay hộ gia đình


gặp khó khăn do có 2 con đi học tại các cơ sở đào tạo mà hiện nay chưa thuộc đối tượng được vay.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tích cực chỉ đạo các trường, các cơ sở đào tạo thuộc quyền quản lý thực hiện tốt việc xác nhận cho HSSV làm thủ tục vay vốn, ký cam kết trả nợ trước khi ra trường. Hướng dẫn tuyên truyền cho các em HSSV có ý thức trách nhiệm trả nợ ngay sau khi ra trường có thu nhập. Tuyên truyền cho các em biết đặt mục tiêu trả nợ lên hàng đầu.

- Rất cần biện pháp đồng bộ cho việc giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong bối cảnh kinh tế suy giảm. Trước hết cần có sự phối hợp giữa các bên: đơn vị đào tạo - doanh nghiệp - người lao động. Bên cạnh đó, ngành Lao động Thương binh và Xã hội nên cập nhật thông tin thị trường lao động để giúp các nhà đào tạo, nhà tuyển dụng và người lao động nắm bắt để cùng phối hợp vận hành một cách nhịp nhàng và đồng bộ

- Bộ Giáo dục có thể ghi nợ vào hồ sơ sinh viên.Khi ra trường, nhà trường sẽ xác nhận vào sổ này và nhận xét cụ thể từng năm học của sinh viên đó, đã trả hay còn nợ bao nhiêu tiền.Khi nào đã đóng hết nợ, Bộ sẽ đóng dấu chứng nhận học sinh, sinh viên đó đã trả hết nợ vào sổ đó.

3.3.5. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ


- Tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao các Bộ ngành, NHCSXH để chương trình tín dụng đối với HSSV ngày càng bền vững và là đôi cánh cho tất cả các HSSV được thực hiện ước mơ học hành.

- Đề nghị Chính phủ có đề án chính sách hỗ trợ những sinh viên đã vay vốn NHCSXH mà tốt nghiệp loại giỏi có cơ hội tìm kiếm việc làm để có thu nhập trả nợ cho NHCSXH.

- Đề nghị Chính phủ nghiên cứu bổ sung đối tượng cho vay đối với gia đình có từ 02 HSSV trở lên đang theo học tại các trường, cơ sở đào tạo chưa thuộc đối tượng vay vốn theo qui định hiện nay, với mức vay bằng mức cho vay theo qui định chung đối với tín dụng HSSV.

- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu điều chỉnh tăng mức cho vay phù

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí