Khách sạn luôn khuyến khích mọi người luôn phải chú ý đến sức khoẻ và an toàn lao động trong công việc hàng ngày của mình.
Khách sạn thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Lao động và các quy định khác của Nhà nước, 100% cán bộ, công nhân làm việc tại khách sạn được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định.
Việc nâng cao thể lực cũng rất cần được chú trọng ,KSMT Grand XaLa cần tạo ra sân chơi về tinh thần như tổ chức các hội thi tay nghề, tổ chức các giải thể thao như cầu lông, bóng đá … để đội ngũ nhân viên của khách sạn được tham gia giúp họ tái tạo lại sức lao động.
2.2.3 Thực trạng tâm lực và nâng cao tâm lực
Nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong là công tác động viên, kích thích sức mạnh bên trong người lao động hay còn gọi là năng lực ý trí của họ. Nhận thức được tầm quan trọng, sự ảnh hưởng của phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc của người lao động tới chất lượng công việc, tới sự phát triển và sự bền vững của tổ chức, Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La đã và đang thực hiện nhiều biện pháp, nhằm ngày càng nâng cao ý chí, tinh thần làm việc, phẩm chất đạo đức cũng như tác phong cho CBCNV trong đơn vị.
Trên thực tế với cơ cấu lao động theo giới tính hiện nay của khách sạn là tương đối cân bằng, số lượng nhân viên nữ chỉ hơn nhân viên nam 1 người, tỉ lệ nam/nữ là 49,5% và 50,5%. Điều này thể hiện sự bình đẳng giới trong lao động của Khách sạn Mường Thanh Xa la. Đặc biệt, thành viên ban giám đốc là nữ chiếm 2 trên tổng số 3 người. Với đặc thù ngành kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng, trong quá trình đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, lãnh đạo là nữ giới có khả năng giải quyết công việc khôn khéo hơn nam giới với đức tính nhún nhường, khả năng chịu đựng cao, hành xử nhẹ nhàng, giao tiếp mềm mỏng và biết chiều lòng khách hàng. Đặc biệt trong chiến dịch chống COVID-19 vừa qua Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La được chọn là cơ sở để cách ly cho cán bộ, nhân viên và đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai và Khách Sạn Mường Thanh Grand Xa La đã được nhận Bằng khen của Giám đốc bệnh viện Bạch
Mai trong công tác phòng, dịch COVID-19. Ngoài ra Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La còn luôn được Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh đánh giá cao và trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen cho cá nhân và tập thể.
Trong quá trình tái thẩm định cấp hạng sao khách sạn vào sáng 25/7/2019, Mường Thanh Grand Xa La nhận được đánh giá cao từ đoàn kiểm tra của Tổng cục Du lịch Việt Nam, qua đó giữ vững thứ hạng sao hiện tại (4 sao). Đoàn kiểm tra của Tổng cục Du lịch do bà Nguyễn Thanh Bình – Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn làm trưởng đoàn đánh giá cao chất lượng dịch vụ cũng như cơ sở vật chất của Mường Thanh Grand Xa La.
Bà Nguyễn Thanh Bình khẳng định trong thời gian qua, Khách sạn có những sự thay đổi rõ rệt về việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, chú trọng trong công tác bảo trì, bảo dưỡng, tạo nên một không gian sang trọng, ấm cúng. Ngoài ra, hệ thống phòng ốc cũng đảm bảo chất lượng đón khách, đội ngũ từ Ban Lãnh Đạo đến nhân viên rất vui vẻ, thân thiện, chân thành và chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, Phó Vụ Trưởng còn ghi nhận sự tiến bộ của khách sạn trong việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, phát triển năng lực quản lý cũng như đánh giá cao những hoạt động tích cực trong công tác PCCC &CNCH, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự…
Vượt qua các tiêu chí khắt khe về chất lượng phục vụ cũng như cơ sở vật chất, Đoàn kiểm tra của Tổng cục Du Lịch Việt Nam đánh giá công tác chuẩn bị của Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La đạt yêu cầu theo Bộ Khung Tiêu Chuẩn đánh giá xếp hạng sao của Tổng cục Du Lịch Việt Nam và công nhận khách sạn vẫn đạt tiêu chuẩn 4 sao. Ban lãnh đạo Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La tin tưởng, việc tiếp tục được công nhận là khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao sẽ là nguồn động viên, khích lệ to lớn để tập thể cán bộ nhân viên khách sạn cố gắng đạt được những thành quả tốt hơn trong tương lai. Để làm được điều đó Ban lãnh đạo, các nhà quản lý của khách sạn Mường Thanh Grand Xa La đặc biệt quan tâm tới một số vấn đề chính sau:
* Môi trường làm việc của Khách sạn Mường Thanh Grand XaLa
- Môi trường làm việc.
Môi trường làm việc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động. Đối với người lao động, làm việc trong một điều kiện lao động lý tưởng và môi trường làm việc đảm bảo sẽ tạo cho người lao động yên tâm và thoải mái khi làm việc. Điều kiện làm việc càng tốt sẽ tạo điều kiện cho nhân viên gắn bó với doanh nghiệp và thực hiện tốt công việc. Khách sạn luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tạo môi trường làm việc lý tưởng cho tất cả người lao động cũng như tạo mọi điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa năng lực bản thân. Ban lãnh đạo luôn hướng tới xây dựng:
+ Môi trường làm việc chuyên nghiệp, áp dụng công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại.
+ Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn, qui định về sức khỏe nhân viên, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Để cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên, hàng năm Khách sạn luôn tổ chức nhiều sự kiện tạo điều kiện hoạt động vui chơi tập thể, thể dục, thể thao tại Khách sạn và trên tập đoàn Khách Sạn Mường Thanh vào dịp “ Đại hội Mường Thanh” được tổ chức hàng năm hoặc liên kết với các đơn vị khác tổ chức các giải đấu thể thao nhằm gắn kết và giúp các thành viên có những giây phút thoải mái sau thời gian làm việc tích cực.
Để khích lệ lòng hăng say, nhiệt tình của công nhân, Ban lãnh đạo cũng luôn chú ý tới đời sống tinh thần của CBCNV, chăm lo động viên những người còn gặp khó khăn, thăm hỏi, tặng quà các dịp lễ, tết, hiếu hỉ, ma chay, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí khác. Điều này thực sự có tác dụng làm cho toàn bộ CBCNV trong khách sạn hoạt động hiệu quả khi mà phần lớn người lao động trong khách sạn là thanh niên, được sống trong một môi trường lành mạnh, được cấp trên quan tâm làm cho tinh thần say mê làm việc sáng tạo của giới trẻ phát huy, đóng góp cho sự phát triển của Khách sạn.
Đánh giá về môi trường làm việc tại Khách sạn, tác giả đã thực hiện điều tra với 95 mẫu (số phiếu phát ra 100, số phiếu thu về 95, số phiếu hợp lệ 95).
Điều tra theo phương pháp bảng hỏi, với mỗi tiêu chí đưa ra được đánh giá bởi những câu hỏi đóng.
Bảng 2.11. Bảng đánh giá về môi trường làm việc
Tiêu chí đánh giá
Kết quả đánh giá | ||||||
Kém | Bình thường | Tốt | ||||
Số người | Tỷ lệ (%) | Số người | Tỷ lệ (%) | Số người | Tỷ lệ (%) | |
Quy tắc, quy định rõ ràng | 4 | 4,21 | 42 | 44,21 | 49 | 51,58 |
Phân công công việc cụ thể | 6 | 5,26 | 47 | 49,47 | 48 | 50,5 |
Trang thiết bị làm việc đầy đủ | 0 | 0 | 37 | 38,94 | 58 | 61,06 |
Lãnh đạo chỉ huy sát sao và quan tâm đến đời sống CBCNV | 0 | 0 | 22 | 23,15 | 73 | 76,85 |
Nhân viên được phát huy năng lực, cơ hội thăng tiến | 13 | 13,68 | 45 | 47,36 | 37 | 38,96 |
Mức độ thân thiện, tôn trọng giữa các đồng nghiệp | 6 | 6,3 | 50 | 52,63 | 39 | 41,07 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Khái Quát Về Tập Đoàn Khách Sạn Mường Thanh Và Khách Sạn Mường Thanh Grand Xa La
- Cơ Cấu Nhân Sự Của Khách Sạn Mường Thanh Grand Xa La Hiện Nay
- Mức Độ Phù Hợp Bố Trí Lao Động Tại Khách Sạn Mường Thanh Grand Xa La
- Đánh Giá Chung Về Chất Lượng Nhân Lực Của Khách Sạn Mường Thanh Grand Xa La
- Thường Xuyên Quan Tâm, Chăm Sóc Sức Khoẻ Cho Cán Bộ Nhân Viên Của Khách Sạn.
- Harbison, 2001. Education Planning And Human Resource Development.
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế - Phụ lục
- Nâng cao tác phong chuyên nghiệp
Tác phong chuyên nghiệp của người lao động thể hiện ở kết quả thực hiện công việc được giao, khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn khi làm việc với tính kỷ luật cao, không vụ lợi trong việc chấp hành và thừa hành pháp luật được đặt trong mối quan hệ và sự hợp tác với đồng nghiệp, đối tác.
Trong môi trường làm việc năng động, hiện đại, tác phong chuyên nghiệp là một trong những tiêu chí hàng đầu quyết định sự thành công của một doanh nghiệp hay thăng tiến của các cá nhân. Chính vì vậy tác phong chuyên nghiệp trong công việc ngày càng được đề cao và là một trong những yêu cầu đầu tiên đối với người lao động.
Nhận thức rõ điều này, Khách sạn đã đang cố gắng xây dựng hình ảnh một Ban quản lý nói chung và hình ảnh nhân viên nói riêng mang phong cách chuyên nghiệp thực sự. Cụ thể như đề ra các nội quy về thời gian làm việc, lập kế hoạch trong công việc, tạo môi trường làm việc thoải mái giúp người lao động phát triển khả năng và tự chủ trong công việc....Với những nỗ lực đó, Khách sạn đã đạt được những kết quả khả quan. Nhân lực phần nào đã thể hiện tác phong chuyên nghiệp, nhạy bén sáng tạo, thích ứng với mọi môi trường và bất kỳ sự thay đổi nào.Ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến của người lao động cũng được năng cao đáng kể. Việc xây dựng phong cách chuyên nghiệp là rất cần thiết và là điều kiện cần cho sự thành công của Khách sạn cũng như của mỗi một cá nhân.Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả sẽ giúp người lao động thu được niềm tin và gặt hái được nhiều thành quả hơn, tạo dựng hình ảnh ấn tượng tốt trong mắt đồng nghiệp và đối tác.
* Tạo động lực cho người lao động bằng các chính sách đãi ngộ.
- Mục tiêu và căn cứ đãi ngộ tại Khách sạn.
+ Mục tiêu: Thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động theo quy định của Nhà nước.
Khách sạn đã có mục tiêu đãi ngộ cán bộ nhân viên của mình như sau:
- Trả công xứng đáng cho đóng góp cống hiến của CBCNV, có thưởng, phạt công minh đối với những người có cống hiến và những người vi phạm.
- Khuyến khích lòng nhiệt tình, hăng say, tinh thần sáng tạo không ngừng, để thu hút lao động giỏi, có trình độ, có sức khỏe.
- Tất cả các mục tiêu trên và chế độ lương, thưởng của Khách sạn đều hướng tới mục đích là sự phát triển không ngừng của Khách sạn, cải thiện đời sống của toàn thể cán bộ nhân viên trong Khách sạn.
- Chế độ tiền lương và thưởng
Khách sạn đã thực hiện việc trả lương theo từng vị trí công việc, theo cấp bậc, ngoài ra Khách sạn có các phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thu hút và các khoản hỗ trợ tiền điện thoại, ăn trưa. Bên cạnh chính sách tiền lương và phụ
cấp, Khách sạn còn áp dụng chính sách thưởng nhằm động viên, khuyến khích CBCNV nỗ lực cống hiến và phấn đấu hết mình trên mọi vị trí công tác để đảm bảo năng suất và chất lượng cao. Hàng năm tuỳ vào kết quả thực hiện công việc so với kế hoạch đã được duyệt, Khách sạn luôn trích tiền lập quỹ khen thưởng dùng để phân phối cho cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong quá trình làm việcn cùng với bằng khen, giấy khen động viên tinh thần người lao động.
Bảng 2.12. Mức thưởng cho các cá nhân và tập thể xuất sắc năm 2019
Đơn vị : đồng
STT
Danh hiệu khen thưởng | Mức thưởng | |
1 | Cá nhân xuất sắc trong năm 2019 | 2.000.000 |
2 | Tập thể xuất sắc nhất trong năm 2019 | 10.000.000 |
Nguồn: Bộ phận Nhân sự (HCTH)Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La
- Chế độ phúc lợi:
Nhằm đảm bảo sự an toàn lao động mọi nơi mọi lúc, Khách sạn đưa ra những yêu cầu bắt buộc đối với việc mua bảo hiểm y tế và hưởng quyền lợi do bị tai nạn lao động, thông qua chương trình bảo hiểm xã hội và bồi thường người lao động. Bên cạnh đó, hàng năm Khách sạn cũng tổ chức cho CBCNV đi tham quan nghỉ mát tại các điểm nghỉ mát, du lịch trong nước. Ban lãnh đạo luôn quan tâm chăm lo đến đời sống của nhân viên trong khách sạn.
* Tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến cho CBCNV
Phát triển nghề nghiệp là một trong những yếu tố tạo động lực cho CBCNV:
- Khuyến khích nhân viên trung thành, tận tụy với doanh nghiệp, giảm bớt tỷ lệ nghỉ việc trong nhân viên.
- Động viên nhân viên thực hiện công việc tốt hơn.
- Khai thác và giúp đỡ nhân viên phát triển kỹ năng tiềm tàng của họ, cho nhân viên thấy rõ khả năng thăng tiến và cơ hội nghề nghiệp.
Hiện nay, người lao động lựa chọn nơi làm việc không chỉ quan tâm nhiều đến môi trường làm việc như văn hóa Doanh nghiệp cách quản lý, điều kiện làm việc mà còn quan tâm đến môi trường để học hỏi và thấy rõ lộ trình thăng tiến.
Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện tích cực trên, trong Khách sạn còn tồn tại một số hành vi vi phạm về phương diện phẩm chất đạo đức người lao động. Theo số liệu điều tra thống kê ở bảng 2.2.13 có thể thấy số trường hợp vi phạm nội quy, kỷ luật, vi phạm phẩm chất đạo đức làm việc giảm đi qua các năm cho thấy Khách sạn đã quan tâm sát sao để giảm thiểu những hiện tượng này. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải quan tâm hơn nữa để giảm đến mức tối đa tránh ảnh hưởng đến chất lượng giám sát, quản lý của Khách sạn
Bảng 2.13. Các tiêu chí biểu hiện ý thức trách nhiệm của CBCNV
Đơn vị tính: số lần
TT
Chỉ tiêu | 2017 | 2018 | 2019 | ||||
SL | Tỷ lệ (%) | SL | Tỷ lệ (%) | SL | Tỷ lệ (%) | ||
I | Tổng số lần vi phạm kỷ luật | 90 | 100 | 64 | 100 | 64 | 100 |
2 | Vắng mặt không lý do | 17 | 18,89 | 11 | 17,19 | 10 | 15,63 |
3 | Đi muộn, về sớm | 20 | 22,22 | 14 | 21,88 | 13 | 20,31 |
4 | Làm việc riêng trong giờ | 18 | 20,00 | 12 | 18,75 | 12 | 18,75 |
5 | Rời bỏ vị trí làm việc | 23 | 25,56 | 20 | 31,25 | 21 | 32,81 |
6 | Uống bia rượu, hút thuốc lá trong giờ làm việc | 3 | 3,33 | 2 | 3,13 | 2 | 3,13 |
7 | Đánh bài, bạc trong giờ làm việc | 2 | 2,22 | 0 | 0,00 | 1 | 1,56 |
8 | Gây gổ đánh nhau với đồng nghiệp | 1 | 1,11 | 0 | 0,00 | 0 | 0,00 |
Nguồn: Bộ phận Nhân sự (HCTH) Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La
Việc nâng cao tâm lực cần cho nhân viên nhận thức rõ về công việc làm trong ngành dịch vụ để từ đó mỗi nhân viên tự nâng cao ý thức , có thái độ tích cực và nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử đồng thời giáo dục và có chính sách đãi ngộ để họ yêu nghề và làm việc thực sự có tâm mang lại hiệu quả cho đơn vị.
2.2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Grand Xa La
*)Môi trường bên ngoài:
Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực bao gồm yếu tố vĩ mô và môi trường ngành. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô (PEST) chủ yếu là thể chế chính trị, pháp luật; tình hình kinh tế; văn hóa, xã hội và khoa học công nghệ. Còn các yếu tố thuộc môi trường ngành chủ yếu là cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực trong ngành, năng lực cung ứng nhân lực của các cơ sở đào tạo và khách hàng.
- Thể chế chính trị và pháp luật: Thể chế chính trị có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân lực. Các quốc gia có thể chế chính trị thống nhất, ổn định, không có sự biểu tình, đình công triền miên sẽ có tác động tích cực đến phát triển nhân lực, như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc,...Ngược lại các quốc gia có thể chế chính trị không thống nhất, có nội chiến như Afghanistan, Iraq, Libya, Syria,.. thì có tác động rất tiêu cực đến phát triển nhân lực. Ngoài ra pháp luật luật pháp cũng có ảnh hưởng đến phát triển nhân lực, ràng buộc các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đãi ngộ người lao động: đòi hỏi giải quyết tốt mối quan hệ về lao động.
- Tình hình kinh tế: Tình hình kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng, lạm phát,... có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về số lượng và chất lượng; tác động đến thu nhập và đời sống của người lao động. Khi có biến động về kinh tế thì doanh nghiệp phải biết điều chỉnh các hoạt động để có thể thích nghi và phát triển tốt. Trong thời kỳ kinh tế suy thoái hoặc kinh doanh bất ổn có xu hướng đi xuống, doanh nghiệp cần duy trì lực lượng lao động có kỹ năng cao để khi có cơ hội mới sẽ sẵn sàng tiếp tục mở rộng kinh doanh, mặt khác phải giảm chi phí lao động bằng cách cho người lao động tạm nghỉ việc, hạn chế phúc lợi hoặc sa thải một số lao động yếu kém,....Ngược lại, khi kinh tế có chiều hướng hồi phục thì doanh nghiệp phải gọi lại người lao động cũ, tuyển thêm người lao động. Đồng thời doanh nghiệp phải có chê độ tiền lương và phúc lợi hấp dẫn để thu hút người lao động vào làm việc.