Dân Số, Lao Động Quận 6 Phân Theo Phường Năm 2016‌


Tình trạng lao động và tỉ lệ lao động trên tổng số dân (là tiêu chí được lựa chọn dùng để đánh giá CLCS dân cư theo phường) có sự khác nhau giữa khác phường, thể hiện bảng 2,5 dưới đây:

Bảng 2.4. Dân số, lao động Quận 6 phân theo phường năm 2016‌

(Nguồn: Xử lí từ niên giám thống kê Quận 6 năm 2016)


Phường

Số dân

(người)

Lực lượng lao động

(người)

Tỉ lệ lao động

trên tổng số dân (%)

1

12.755

8.888

69,7

2

9.890

7.093

71,7

3

10.292

6.869

66,7

4

13.401

9.182

68,5

5

15.144

11.011

72,5

6

16.316

9.924

60,8

7

14.952

8.888

59,4

8

25.351

17.845

70,4

9

13.107

8.923

68,1

10

23.483

14.929

63,6

11

26.996

17.379

64,4

12

28.777

18.708

65,0

13

26.871

16.913

62,9

14

23.407

16.033

68,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Bảng 2.4 cho thấy, phường có tỉ lệ cao nhất là phường 5, phường có tỉ lệ thấp nhất là phường 7, tiêu chí này của các phường được đánh giá như sau:

Max - Min K = Số mức =

72,5-59,4

5 = 2,62 (Trong đó K là khoảng cách giữa các bậc)


Bảng 2.5. Kết quả đánh giá tỉ lệ lao động trên tổng số dân theo phường

(Nguồn: Tính toán của tác giả)


Tỉ lệ lao động

trên tổng số dân

Bậc

Điểm

Phường

Từ 59,4 đến

62,02%

Rất thấp [1]

1

6, 7

Từ 62,03% đến

64,64%

Thấp [2]

2

10, 11, 13

Từ 64,65% đến

67,26%

Trung bình [3]

3

3, 12

67,27% đến

69,88%

Cao [4]

4

1, 4, 9, 14

Từ 69,89% đến

72,5%

Rất cao [5]

5

2,5,8

- Thu nhập: Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 2,6 cho thấy, thu nhập bình quân đầu người của Quận 6 đạt mức 6,17 triệu đồng/người/tháng (cao hơn trung bình cả nước và TP.HCM – Trên 3 triệu đồng/người/tháng và trên 5 triệu đồng/người/tháng). Thu nhập có sự phân hóa theo phường như sau:

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng phân theo phường năm 2018‌

(Nguồn: Tác giả xử lí qua kết quả khảo sát thực tế)


Phường

Thu nhập bình quân đầu người

(triệu đồng/người/tháng)

1

7,04

2

6,81

3

5,60

4

6,19

5

6,03

6

6,47


Phường

Thu nhập bình quân đầu người

(triệu đồng/người/tháng)

7

5,44

8

5,80

9

6,60

10

6,33

11

5,78

12

6,20

13

6,51

14

5,99

Toàn quận

6,17


Theo kết quả khảo sát, phường có thu nhập cao nhất là phường 1 (7,04 triệu), thấp nhất là phường 7 (5,44 triệu). Thu nhập được đánh giá như bảng 2,9:

Max - Min K = Số mức =

7,04 - 5,44

5 = 0,32

(Trong đó K là khoảng cách giữa các bậc)

Bảng 2.7. Đánh giá thu nhập bình quân đầu người theo phường năm 2018‌

(Nguồn: Tính toán của tác giả)


Thu nhập binh quân đầu người

Bậc

Điểm

Phường

Từ 5,44 triệu đến 5,76 triệu

đồng/người/tháng

Rất thấp [1]

1

3, 7

Từ 5,77 đến 6,08 triệu

đồng/người/tháng

Thấp [2]

2

5, 8, 11, 14

Từ 6,09 đến 6,4 triệu đồng/người/tháng

Trung bình [3]

3

4, 10, 12

Từ 6,41 đến 6,72 triệu

đồng/người/tháng

Cao [4]

4

6, 9, 13

Từ 6,73 đến 7,04 triệu

đồng/người/tháng

Rất cao [5]

5

1, 2

- Tỉ lệ hộ nghèo: Nhìn chung, thu nhập của dân cư ở mức khá cao, tuy vậy, vấn đề chênh lệch giàu nghèo phát sinh cũng tạo ra nhiều vấn đề cho xã hội.


Bảng 2.8. Số hộ nghèo của Quận 6 giai đoạn 2010–2017‌‌

(Nguồn: Niên giám thống kê Quận 6 năm năm 2010-2017)


Năm

Số hộ nghèo

2010

4.018

2011

913

2012

885

2013

4.147

2014

1.946

2015

575

2016

368

2017

660

Trong giai đoạn 2010–2017, số hộ nghèo trên địa bàn Quận 6 có nhiều biến động, nguyên nhân chủ yếu do sự thay đổi về chuẩn xếp loại hộ nghèo trong từng giai đoạn, song nhìn chung, số hộ nghèo trong giai đoạn này của quận có xu hướng giảm.

Tình trạng hộ nghèo tại Quận 6 được cải thiện đáng kể là nhờ những chính sách xóa đói giảm nghèo. Năm 2016, Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội đã tiến hành phát vay cho 369 hộ thuộc địa bàn với số vốn vay là 8,528 triệu đồng, chính nhờ những hoạt động phát vay của ngân hàng chính sách xã hội đã giúp người dân có nhiều điều kiện hơn trong cải thiện đời sống, tạo nguồn vốn phát triển kinh tế cá nhân và hộ gia đình.

Bảng 2.9 cho thấy, số hộ và tỉ lệ hộ nghèo có sự khác biệt theo đơn vị hành chính trong quận, Cao nhất là phường 5 (3,06%), thấp nhất là phường 11 (0%).


Bảng 2.9. Hộ nghèo của Quận 6 năm 2017 phân theo phường

(Nguồn: Niên giám thống kê Quận 6 năm năm 2017)


Phường

Tổng số hộ (hộ)

Hộ nghèo

Số lượng (hộ)

Tỉ lệ (%)

1

3.206

24

0,75

2

2.500

12

0,48

3

2.579

10

0,39

4

3.339

43

1,29

5

3.788

116

3,06

6

4.805

31

0,76

7

3.740

43

1,15

8

6.350

188

2,96

9

3.299

13

0,39

10

5.910

72

1,22

11

6.768

0

0,00

12

7.218

73

1,01

13

6.624

18

0,27

14

5.856

17

0,29


Kết quả đánh giá tỉ lệ hộ nghèo được thể hiện ở bảng 2,12:

Max - Min K = Số mức =

3,06 - 0,00

5 ≈ 0,61

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá tỉ lệ hộ nghèo theo phường năm 2017‌

(Nguồn: Tính toán của tác giả)


Tỉ lệ hộ nghèo

Bậc

Điểm

Phường

Từ 0,00% đến 0,61%

Rất thấp [1]

5

2, 3, 9, 11, 13, 14

Từ 0,62% đến 1,22%

Thấp [2]

4

1, 6, 7, 10, 12

Từ 1,23% đến 1,83%

Trung bình [3]

3

4

Từ 1,84% đến 2,44%

Cao [4]

2

/

Từ 2,45% đến 3,06%

Rất cao [5]

1

5, 8


2.3.2. Lương thực và dinh dưỡng‌

Quận 6 luôn chú trọng công tác đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Việc phát triển nhiều cửa hàng thương mại chuyên hàng thực phẩm, quy hoạch các chợ tập trung dưới sự quản lý của các cấp chính quyền cũng như duy trì hiệu quả các cửa hàng lương thực bình ổn giá giúp đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân, nhờ đó mà chế độ lương thực, dinh dưỡng được cải thiện đáng kể.

Hình 2 3 Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng của Quận 6 giai đoạn 2010–2017 1


Hình 2.3. Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng của Quận 6 giai đoạn 2010–2017‌

(Nguồn: Niên giám thống kê Quận 6 năm 2010–2017)

Trong giai đoạn 2010–2017, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng của Quận 6 dao động ở mức 0,58–1,95% (cao nhất vào năm 2010 và thấp nhất vào năm 2014). Trong năm 2017, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 1,2% thấp hơn so với mức trung bình của thành phố là 1,8% và cả nước là 6,2%. Điều này cho thấy quá trình chăm sóc sức khỏe về dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi ở Quận 6 đã đưa ra những con số khả quan. Song xét về quá trình thay đổi về tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, giai đoạn 2014–2017 chứng kiến sự tăng về tỉ lệ này. Đây là dấu hiệu không tích cực trong chăm sóc sức khỏe và đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho quá trình học tập, giáo dục, phát triển năng lực của trẻ.


Có thể thấy vấn đề lương thực, dinh dưỡng của Quận 6 mang những tính chất rất đặc thù của một địa phương không sản xuất nông nghiệp nhiều. Tuy vậy, nhờ vào việc duy trì sản xuất, quy hoạch, định hướng tốt mà tình hình an ninh lương thực tại quận đã có những kết quả tốt đẹp, người dân được tiếp cận với nhiều loại thực phẩm ngon, sạch, không có trường hợp ngộ độc thực phẩm hàng loạt nào được thống kê trong giai đoạn này,… Tuy nhiên, việc đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng cho toàn thể dân số vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến việc còn tồn tại hơn 1% trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, đây là vấn đề cần được quan tâm, chú trọng để thay đổi sao cho việc phát triển thể chất toàn diện cho trẻ em nói riêng và dân cư của Quận nói chung.

2.3.3. Giáo dục‌

Giáo dục được xem như một nền tảng hàng đầu trong việc phát triển nâng cao đời sống kinh tế, CLCS của người dân. Giáo dục là tiêu chí phản ánh CLCS dân cư.

Tình trạng giáo dục của Quận thể hiện qua các tiêu chí thể hiện ở bảng 2,13:

- Tỉ lệ người lớn biết chữ: chỉ số này của Quận 6 vào khoảng 98,9% vào năm 2017, tương đương mức của TP.HCM, cao hơn mức trung bình của TP.HCM và cả nước (98,5% và 95,1%).

- Chi ngân sách cho giáo dục trong năm 2016 của Quận 6 là 259,168 tỷ đồng, chiếm 30,17% trong tổng mức chi ngân sách của toàn Quận, khi so với TP.HCM có thể dễ dàng thấy tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục của Quận 6 ở mức cao (TP.HCM năm 2016 chi 9,68% ngân sách cho giáo dục).


Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu giáo dục cấp phổ thông của Quận 6 giai đoạn 2010–2017

(Nguồn: Niên giám thống kê Quận 6 năm 2010–2017)


Năm


Chỉ tiêu


2010


2011


2012


2013


2014


2015


2016


2017

Số trường

37

40

40

40

40

40

38

38

Số lớp

1.024

1.082

1.062

1.084

1.107

1.113

1.092

1.098

Số giáo

viên

1.521

1.642

1.697

1.750

1.768

1.921

1.882

1.914

Số học

sinh

40.646

41.966

41.597

42.690

42.903

42.910

43.260

43.796

Số học sinh cấp

THPT


7.418


7.934


7.853


7.924


7.947


7.701


8.239


9.471

Số học sinh trung

bình 1 lớp


39,69


38,79


39,17


39,38


38,76


38,55


39,62


39,89

Số học sinh trung bình 1

giáo viên


26,72


25,56


24,51


24,39


24,27


22,34


22,99


22,88

Tỉ lệ học sinh THPT trên tổng số học

sinh (%)


18,3


18,9


18,9


18,6


18,5


17,9


19,0


21,6

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023