Biểu Đồ Đánh Giá Clcs Dân Cư 14 Phường Thuộc Quận 6‌


Bậc rất cao:


Phường 9 Phường 1 Chú giải 1 Tỉ lệ lao động trên tổng số dân 2 Thu 1Phường 9 Phường 1 Chú giải 1 Tỉ lệ lao động trên tổng số dân 2 Thu 2

Phường 9 Phường 1

Chú giải [1]. Tỉ lệ lao động trên tổng số dân

2 Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng 3 Tỉ lệ hộ nghèo 4 Trung 3

[2]. Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng [3]. Tỉ lệ hộ nghèo

[4]. Trung bình học sinh trên mỗi giáo viên [5]. Trung bình học sinh trên mỗi lớp học [6]. Số lớp học trên 10 vạn dân

[7]. Tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm vắc xin đầy đủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

[8]. Tỉ lệ người nhiễm HIV trên tổng số dân phường Mỗi vòng tròn tương ứng 1 điểm đánh giá

Hình 2.4. Biểu đồ đánh giá CLCS dân cư 14 phường thuộc Quận 6‌

Theo thứ tự giảm dần về CLCS dân cư của các phường trên địa bàn Quận: phường 1 (41 điểm), phường 9 (39 điểm), phường 13 (37 điểm), phường 2, phường

6 (35 điểm), phường 4, phường 12 (34 điểm), phường 14 (32 điểm), phường 11 (30

điểm), phường 5 (29 điểm), phường 10 (28 điểm), phường 8 (26 điểm), phường 3

(25 điểm) và phường 7 (20 điểm).

Có thể thấy CLCS dân cư ở Quận 6 có sự phân hóa theo không gian, các phường nằm trên các trục đường chính và có các trung tâm thương mại, khu chuyên doanh là nền tảng thúc đẩy CLCS nâng cao, đúng với định hướng chung của toàn quận.

Việc chênh lệch về CLCS dân cư ở các phường trong địa bàn quận là cơ sở để xây dựng các giải pháp nhằm phát triển đồng bộ cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo sự phát triển chung cho toàn quận trong tương lai.

96


Hình 2 5 Lược đồ chất lượng cuộc sống dân cư 14 phường thuộc Quận 4


Hình 2.5. Lược đồ chất lượng cuộc sống dân cư 14 phường thuộc Quận 6‌


Tiểu kết chương 2‌

Quận 6 nằm ở phía Tây Nam thành phố, có vị trí cửa ngõ thành phố nối các tỉnh Miền Tây. Việc có vị trí cửa ngõ giúp quận 6 có nhiều thuận lợi trong hoạt động giao lưu, thương mại tuy vậy cũng gây ra nhiều sức ép đến dân cư, xã hội, môi trường tại đây.

Với những điều kiện tự nhiên đặc thù, nhất là về độ cao địa hình hay tình hình dân cư Quận đã có những tác động rõ rệt đến kinh tế, xã hội, môi trường trong địa bàn Quận. Việc tác động của các điều kiện này chính là cơ sở tìm ra những nguyên nhân trong quá trình đánh giá CLCS của dân cư quận. Đây cũng là nền tảng giúp xây dựng các chương trình, chính sách phù hợp giúp nâng cao CLCS.

Về tình hình CLCS người dân, có thể thấy, dân cư Quận 6 có một điều kiện sống khá tốt trên hầu hết các lĩnh vực. Với khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm, lương thực, giáo dục, y tế, văn hóa,… ở mức cơ bản và ngày càng được cải thiện giúp quận trở thành một địa điểm mà dân cư tại đây có thể hoàn toàn yên tâm sinh sống và phát triển trong địa bàn Quận.

Tuy nhiên, các vấn đề về khoảng cách giàu nghèo, chăm sóc sức khỏe cho toàn bộ dân cư còn gặp nhiều hạn chế đòi hỏi sự cải cách, phát triển của Quận.

Môi trường là vấn đề đáng được quan tâm nhất khi nó tồn tại nhiều vấn đề về chất lượng không khí, nước, tiếng ồn cần được khắc phục để tránh những tác động trực tiếp đến sức khỏe con người và CLCS dân cư Quận 6.

Khi đánh giá các phường thuộc địa bàn Quận 6, có thể thấy có sự phân hóa rõ ràng về CLCS dân cư của các phường. Đây là cơ sở xây dựng định hướng cải thiện CLCS, nhằm phát triển thống nhất, bền vững lãnh thổ trong địa bàn Quận 6.

Một cách tổng quát, có thể thấy Quận 6 đã có những chính sách đầu tư, quy hoạch đúng đắn, góp phần phát triển tất cả các lĩnh vực đời sống cho người dân. Song việc phát triển tất cả phải mang tính toàn diện và lâu dài là bài toán được đặt ra đòi hỏi các cấp, chính quyền của quận phải có những giải pháp thật sự cụ thể để giải quyết, sao cho Quận 6 thay đổi theo hướng tích cực trong mọi lĩnh vực đời sống, góp phần nâng cao CLCS của dân cư tại đây.

Với những kết quả đánh giá về CLCS, đây sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng phương hướng, giải pháp thiết thực nhằm cải thiện CLCS của dân cư Quận trong tương lai.


Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ QUẬN 6, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH‌

3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp‌

3.1.1. Tình hình trong nước, thành phố Hồ Chí Minh và Quận 6‌

Hội nhập quốc tế giúp bộ mặt của nước ta thay đổi toàn diện. Toàn cầu hóa đang là xu thế chung của các nước trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực và Việt Nam không nằm ngoài xu thế này. Việc tham gia và giữ một số vai trò trong các tổ chức trên thế giới và khu vực như: WTO, ASEAN, … đã có những tác động sâu sắc đến kinh tế – xã hội nước ta.

Nền kinh tế quốc gia đang trên đà phát triển. Năm 2017, nền kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục được phục hồi và tăng trưởng, GDP năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỉ đồng, đạt tăng trưởng 6,81% so với năm 2016, vượt so mới mức chỉ tiêu đề ra (6,7%), trong đó các ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đều trên đà phát triển đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xã hội Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Có thể thấy dân cư đông đúc chính là yếu tố tác động mạnh mẽ đến tình hình xã hội. Việc dân cư đông với gần 55 triệu lao động năm 2017 là cơ sở xây dựng một lực lượng lao động dồi dào, đa dạng, đáp ứng được nhiều yêu cầu của xã hội, song đây cũng là yếu tố gây ra nhiều vấn đề như áp lực về thị trường, giải quyết việc làm, môi trường,… Bên cạnh đó, sự cải cách giáo dục (cải cách sách, thay đổi phương thức kiểm tra đánh giá,…), y tế (những quy định mới về sử dụng BHYT, nâng chất CSVC và CSHT y tế,…)… đã tác động không nhỏ đối với đời sống người dân trên lãnh thổ Việt Nam.

TP.HCM là thành phố phát triển hàng đầu cả nước trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Sự phát triển nhanh về mặt kinh tế – xã hội của thành phố đã đưa nơi đây trở thành một trong những trung tâm kinh tế – xã hội quan trọng không chỉ trong nước mà còn của khu vực và quốc tế. GRDP của TP.HCM đạt mức 1.060,618 nghìn tỉ đồng theo giá hiện hành, với các ngành kinh tế bộ phần đều có sự tăng trưởng. Sự phát triển mạnh về nền kinh tế giúp tăng thu nhập cho người dân, từ đó đời sống con người ngày càng phát triển hơn.


TP.HCM chú trọng phát triển toàn diện xã hội, song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Sự chú trọng phát triển toàn diện xã hội của TP.HCM có thể dễ dàng nhận thấy qua quá trình cải tạo nhiều CSHT phục vụ cho cộng đồng. Bên cạnh đó, việc phát triển giáo dục, y tế, văn hóa theo hướng hiện đại hóa, áp dụng những thành tựu công nghệ cao cũng như việc chi ngân sách hiệu quả trong các lĩnh vực giúp cải thiện đáng kể đời sống người dân. Song, xã hội tại TP.HCM vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, tình hình môi trường bị suy thoái, các vấn đề về giao thông và tệ nạn xã hội vẫn còn diễn ra khiến đời sống người dân ít nhiều bị ảnh hưởng.

Quận 6 là một bộ phận của TP.HCM , nằm trong những chương trình, định hướng phát triển chung của thành phố. Việc là một quận thuộc địa bàn TP.HCM, Quận 6 có nhiều điều kiện để phát triển. Việc kinh tế TP.HCM phát triển có sự đóng góp của Quận 6 và nó cũng có những tác động đến kinh tế – xã hội Quận 6. Nhờ sự phát triển này mà thập người dân của Quận tăng lên, đời sống cũng dần được cải thiện.

3.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội Quận‌

Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có chất lượng và giá trị tăng cao. Là một quận không có thế mạnh nông nghiệp, Quận 6 xác định công nghiệp và dịch vụ là các ngành thế mạnh và cần được tập trung sản xuất. Với việc hình thành nền móng và phát triển công nghiệp đạt mức độ ổn định (chủ yếu là thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng) thì giai đoạn hiện nay, Quận 6 chuyển hướng chú trọng sang phát triển dịch vụ có chất lượng và giá trị cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, cũng là nền tảng trong việc xây dựng một nền kinh tế phát triển, phù hợp với xu hướng phát triển chung của TP.HCM.

Từng bước hình thành các khu trung tâm thương mại và tiếp tục phát triển các tuyến đường, khu chuyên doanh, thu hút đầu tư. Thương mại là ngành mang lại những lợi nhuận kinh tế to lớn, sự cạnh tranh trong thương mại thúc đẩy sự phát triển về chất lượng vật chất, dịch vụ. Với thành công trong xây dựng các khu phố ẩm thực, hoạt động hiệu quả của chợ Bình Tây, Quận 6 tiếp thục thực hiện các quan điểm về phát triển thương mại, đặc biệt trong xây dựng các trung tâm thương mại, xây dựng các tuyến đường chuyên doanh góp phần tạo những điểm nhấn riêng và


cải thiện những khó khăn trong quá trình đầu tư, quản lý của nhà nước và doanh nghiệp.

Chỉnh trang đô thị là một trong những yêu cầu cần thiết để phát triển KT- XH Quận. Có thể thấy, đô thị của Quận 6 đã có sự cải thiện đáng kể trong một thập kỉ trở lại đây, song vẫn luôn cần sự cải tạo, nâng cao để đáp ứng những yêu cầu của một xã hội phát triển. Việc chú trọng hạ tầng, mỹ quan đô thị là một trong những yếu tố được quan tâm của Quận để phát triển KT-XH Quận và CLCS dân cư tại đại bàn.

Chú trọng đảm bảo an sinh xã hội song song với phát triển kinh tế. Để đảm bảo phát triển bền vững, không chỉ dựa vào nền kinh tế mà còn phải chú trọng xã hội và môi trường. Việc chú trọng an sinh xã hội (xóa đói giảm nghèo, đầu tư y tế, giáo dục, chăm sóc gia đình chính sách,…) là định hướng nhằm xây dựng một nền KTXH phát triển bền vững mà con người vừa là lực lượng tạo ra sản phầm vừa là lực lượng hưởng thụ những thành quả mà phát triển kinh tế đem lại. Việc chú trọng an sinh xã hội góp phần phát triển đời sống con người chát lượng hơn, hạn chế những vấn đề tiêu cực trong xã hội.

3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Quận 6 đến năm 2020‌

Nghị quyết Đại hội Đại biêu Đảng bộ Quận 6 lần thứ XI đưa ra 12 chỉ tiêu, trong đó có 10 chỉ tiêu về phát triển KT-XH Quận, bao gồm:

1. Doanh thu thương mại - dịch vụ tăng bình quân 22% mỗi năm.

2. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 8% năm (theo giá so sánh 2010).

3. Hoàn thành các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản; đến cuối năm 2020, thu gom, vận chuyển để xử lý 100% chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn y tế; xử lý 100% nước thải công nghiệp và nước thải y tế.

4. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: mầm non 02 trường, tiểu học 01 trường, trung học cơ sở 01 trường. Xây dựng 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học đạt tiêu chuẩn trường Tiên tiến - Hiện đại - Hội nhập.


5. Hoàn thành trước thời hạn Chương trình giảm nghèo bền vững (năm 2020); thu nhập bình quân hộ nghèo đến năm 2020 cao hơn mức chuẩn của thành phố giai đoạn 2015-2020 từ 10-15%.

6. Hàng năm tạo việc làm tăng thêm cho 1,000 lao động, đến năm 2020 kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%.

7. Đến cuối năm 2020, 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; ít nhất 90% người lao động thuộc diện bắt buộc tham gia; 37% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; 90% dân số quận tham gia bảo hiểm y tế.

8. Tốc độ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 dưới 1%.

9. Giữ vững 02 phường và xây dựng thêm 03 phường đạt chuẩn văn minh đô

thị.

10. Đến năm 2020, số người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

đạt tỷ lệ ít nhất 33% trên tổng số dân.

3.1.4. Hiện trạng về CLCS dân cư Quận 6‌

CLCS dân cư Quận 6 trong giai đoạn 2010–2017 là sự phản ánh tổng thể 7 yếu tố mà trong đó, mỗi yếu tố lại mang đến những giá trị tích cực, tiêu cực riêng, giúp đánh giá được tình hình CLCS của dân cư Quận cũng như tạo cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp. Tổng quan tình hình CLCS của dân cư Quận 6 như sau:

- Vấn đề thu nhập: là một quận có ít dân cư song diện tích nhỏ và MĐDS cao tạo ra nhiều cơ hội cho việc làm tại Quận, việc các cơ sở sản xuất được xây dựng và hoạt động tại Quận với quy mô và số lượng vừa phải đã tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn Quận, cùng với đó cũng ít gây sức ép trong thiếu nhân sự cho công việc tại các cơ sở. Tuy nhiên, việc chênh lệch về trình độ lao động cũng gây ra một số khó khăn trong việc đảm bảo việc làm ổn định, cân bằng thu nhập. Cùng với mức thu nhập tương đương trung bình toàn thành phố, Quận 6 cho thấy khả năng phát triển tương đương toàn thành, tuy nhiên, việc phát triển kinh tế khá nhanh cũng tạo ra nhiều khoảng cách về giàu nghèo. Tỉ lệ người nghèo chiếm hơn 1% cũng là một phần gánh nặng cho xã hội, đòi hỏi phải có sự chăm sóc, cải thiện tình hình đời sống thông qua tạo nguồn vốn, giúp người dân khó khăn có cuộc sống ổn định.


- Vấn đề lương thực, dinh dưỡng: là một điểm sáng của Quận 6, dù không trực tiếp sản xuất ra nông sản phục vụ sản xuất và tiêu dùng, song việc duy trì và phát triển các cơ sở sản xuất thực phẩm hay phát triển các khu phố ẩm thực, các nhà hàng đã thể hiện rõ nét những thay đổi trong nhu cầu ăn uống nói riêng và CLCS dân cư nói chung. Người dân đã quan tâm nhiều hơn đến dinh dưỡng và chất lượng bữa ăn thay vì chỉ ăn no. Tuy nhiên, dinh dưỡng của một số đối tượng, nhất là trẻ em trên địa bàn quận là vấn đề cần giải quyết. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng không giảm và vẫn ở mức tương đối cao có thể tác động đến chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều vấn đề kéo theo, vì vậy cần quan tâm đến chăm sóc dinh dưỡng trẻ em để đảm bảo CLCS được nâng lên đồng bộ giữa các lĩnh vực và đối tượng.

- Vấn đề giáo dục: là vấn đề đã được Quận 6 làm tốt trong 7 năm trở lại đây. Việc phát triển tất cả các cấp học với hệ thống lớp công lập chiếm hơn 90% là những thành tựu giáo dục mà Quận đã đạt được. Đầu tư phát triển các lớp mầm non, trong đó chú trọng phát triển các lớp học đặc thù (tiếng Anh, Hoa,…) đã giúp việc đầu tư phát triển cho con trẻ được đa dạng và năng suất cao. Giáo dục tiểu học và THCS thể hiện tính ổn định và phát triển, là đường dây quan trọng trong giáo dục kiến thức và nhân cách của học sinh. Đây cũng là cấp học đảm bảo cho 100% nhu cầu học tập cho dân cư. Giáo dục cấp THPT có chuyển biến rõ nét khi trường THPT Nguyễn Tất Thành được thành lập năm 2011, giải quyết được một lượng lớn nhu cầu học tập cấp này của Quận, cùng với đó cũng phải nhắc đến chất lượng giáo dục THPT của quận khi điểm tuyển sinh một số trường trên địa bàn Quận ở mức khá cao, trường THPT Mạc Đĩnh Chi luôn nằm trong tốp các trường hàng đầu của thành phố. Việc giáo dục có những thành tựu nhất định là cơ sở để nâng cao CLCS của người dân Quận 6. Song, cần phải có những định hướng lâu dài và hướng đến phát triển giáo dục liên tục để đảm bảo những thay đổi của xã hội và con người.

- Vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe: năm 2009, bệnh viện Quận 6 mới được đưa vào sử dụng với hệ thống CSVC và CSHT khang trang, hiện đại hơn giúp Quận 6 cải thiện chất lượng về dịch vụ y tế đáng kể. Việc có một hệ thống gồm bệnh viện cấp quận, một trung tâm y tế và 14 trạm y tế đặt trong 14 phường thuộc quận đã cho thấy sự đầu tư về y tế đã đảm bảo cho quá trình chăm sóc sức khỏe người dân. Song

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/01/2023