Nhóm Giải Pháp Đảm Bảo Cuộc Sống Cho Dân Nhập Cư‌


nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng, tránh xảy ra những mâu thuẫn, xung đột vượt mức kiểm soát trong gia đình. Đối với các đối tượng nội trợ, cần có những phương hướng tạo điều kiện làm tăng thêm thu nhập, nhất là các hoạt động gia công các sản phẩm tại nhà nhằm giúp nâng cao hơn vị thế của người phụ nữ.

Chăm sóc trẻ em là công việc hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững về dân số, KTXH của địa phương. Đối tượng trẻ em cần được quan tâm, chăm sóc chu đáo trên các lĩnh vực, nhất là y tế và giáo dục. Thực hiện các chính sách BHYT, sao cho 100% trẻ dưới 6 tuổi được tham gia BHYT miễn phí, tổ chức các khoa chuyên nhi với các cán bộ chuyên trách nhằm xử lý những vấn đề về sức khỏe trẻ em trên địa bàn. Duy trì và tăng cường hiệu quả hoạt động của các trạm y tế thuộc các phường để giải quyết những vấn đề đơn giản về sức khỏe, cũng như là trạm tiêm phòng thường xuyên cho trẻ.

Tăng cường giám sát, đánh giá và nâng cao chất lượng hoạt động của các trường mầm non trên địa bàn Quận, tránh những diễn biến không đúng gây ảnh hưởng xấu đến dư luận về vấn đề chăm sóc trẻ em. Thực hiện phổ cập một số kiến thức cơ bản cho trẻ mầm non với mức độ hợp lý, sao cho trẻ vừa phát triển được kiến thức, vừa phát triển về mặt kỹ năng sống của bản thân.

3.2.8. Nhóm giải pháp đảm bảo cuộc sống cho dân nhập cư‌

Tại Quận 6 có nhiều nhóm dân nhập cư sống theo từng cụm, chủ yếu tập trung quanh các xí nghiệp sản xuất và các trung tâm thương mại. Dân nhập cư sống chủ yếu tại các điểm cho thuê trọ dài hạn và nghề nghiệp chủ yếu là công nhân, vì vậy cần có những giải pháp giúp tăng cường đời sống của đối tượng này:

- Tăng cường quản lý, bám nắm số lượng dân nhập cư trên địa bàn từng phường, khu phố để kịp thời trong công tác quản lý an ninh, tạo điều kiện về mặt hành chính (các loại giấy tạm trú, tạm vắng,…). Có những quy trình nghề nghiệp chủ yếu là công nhân, vì vậy cần có những giải pháp giúp tăng cường đời sống của đối tượng này:

- Tăng cường quản lý, bám nắm số lượng dân nhập cư trên địa bàn từng phường, khu phố để kịp thời trong công tác quản lý an ninh, tạo điều kiện về mặt hành chính (các loại giấy tạm trú, tạm vắng, …). Có những quy trình làm việc cụ


thể với đối tượng dân nhập cư, sao cho thật đơn giản, hiệu quả, tạo điều kiện tốt cho dân nhập cư lao động trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

- Thành lập các tổ chức chuyên chăm sóc đối tượng nhập cư vào địa bàn Quận, thực hiện giới thiệu chỗ ở, việc làm, giúp ổn định đời sống dân nhập cư.

- Phối hợp các công ty, xí nghiệp tổ chức thực hiện các chính sách dành cho dân nhập cư như các hoạt đông về quê ăn Tết hay các ngày lễ khác, sao cho dân nhập cư có điều kiện phát triển toàn diện về CLCS.

Chất lượng cuộc sống dân cư quận 6, thành phố Hồ Chí Minh - 16

- Nắm bắt tình hình an ninh các khu vực dân nhập cư sinh sống để kịp thời xử lý các tệ nạn xã hội phát sinh, đảm bảo một môi trường sống tốt và lâu dài cho dân nhập cư.

3.2.9. Nhóm giải pháp về môi trường sống‌

Có thể thấy, môi trường TP.HCM nói chung và Quận 6 nói riêng chịu tác động tiêu cực bởi các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người, chính vì thế cần có những giải pháp thiết thực để cải tạo môi trường sống, góp phần tạo điều kiện tăng cường CLCS dân cư tại đây.

- Nắm bắt và đánh giá những tác động của sản xuất, sinh hoạt đến môi trường không khí để có những giải pháp kịp thời cải thiện. Giải thể những tổ chức sản xuất gây ô nhiễm không khí mà không có giải pháp khắc phục; thực hiện xây dựng các cơ sở sản xuất đúng quy hoạch sao cho hạn chế đến mức thấp nhất việc ảnh hưởng của sản xuất đến môi trường sống của người dân.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm thông qua việc nạo vét, tu sửa các hạng mục ven kênh cũng như xây dựng cảnh quan xanh ở hai bên bờ sao cho môi trường nước phải được cải thiện đáng kể, để các loại cá nước ngọt có thể sinh sống và sinh hoạt người dân không bị ảnh hưởng.

- Hạn chế ô nhiễm tiếng ồn thông qua việc khuyến khích hạn chế sử dụng còi xe, xây dựng các hệ thống đường tắt, tuyến tránh, tuyến phụ, cầu vượt để hạn chế ùn tắc giao thông, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí và tiếng ồn trên địa bàn của Quận.

- Xây dựng cảnh quan sống xanh, phát triển bền vững hoạt động của 2 công viên lớn để người dân có môi trường sinh hoạt lành mạnh, xanh, sạch.


3.2.10. Nhóm giải pháp đối với từng phường‌

Dựa vào kết quả đánh giá và những khảo sát thực tế tại địa bàn, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao CLCS dân cư của từng phường thuộc địa bàn Quận 6 như sau:

- Phường 1: Duy trì, phát huy thế mạnh về vị trí, vị thế về mặt kinh tế trong quận, tập trung nâng cao giáo dục, đặc biệt xây dựng thêm trường học, lớp học, đảm bảo cho nhu cầu học sinh cao trên địa bàn phường, từ đó giảm chỉ số số học sinh/lớp học, tăng cường chất lượng giáo dục.

- Phường 2: Phát triển kinh tế là thế mạnh của phường 2, song các yếu tố về giáo dục và y tế chưa đạt mức đánh giá cao. Cán bộ, lãnh đạo phường 2 cần có những giải pháp nâng cao giáo dục trên địa bàn phường như xây dựng thêm lớp học, tăng cường đợi ngũ giáo viện, quan tâm, chăm lo việc nhập học cho học sinh. Bên cạnh đó, cũng cần chăm sóc tốt y tế, đặc biệt là đối với trẻ em.

- Phường 3: Với tình hình kinh tế còn chưa phát triển, phường 3 cần có những giải pháp tức thời và lâu dài cho lĩnh vực này. Với vị trí tiếp giáp phường 1, phường 3 cần tận dụng những thuận lợi về giao thông, hành chính để thúc đẩy kinh tế phát triển. Song song đó, cần phát triển toàn diện giáo dục, phát triển các lớp học, trường học đạt chuẩn, số học sinh đi học đảm bảo, tăng cường chăm sóc y tế cho trẻ em.

- Phường 4: Mức thu nhập trung bình không mang đến cho phường 4 một kết quả đánh giá CLCS dân cư cao, vì thế, để tăng cường CLCS, phường 4 cần đầu tư phát triển kinh tế địa bàn, đặc biệt là các loại hình dịch vụ, hoạt động văn hóa vốn là đặc trưng nổi bật của toàn quận. Phường 4 cũng cần quan tâm, chăm lo và có định hướng tốt trong phổ cập giáo dục cấp THCS cho học sinh, tăng cường chất lượng phục vụ và các sản phẩm y tế cho các trung tâm y tế phường.

- Phường 5: Thu nhập thấp là vấn đề cần được giải quyết ở phường 5. Với vị trí giáp với kênh Tân Hóa – Lò Gốm, phường 5 có nhựng thuận lợi trong việc phát triển thương mại, tuy nhiên, cần có những giải pháp thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho thương mại đường kênh cũng như chăm sóc cảnh quan, chất lượng nước của kênh để tạo điều kiện phát triển kinh tế tại đây. Các vấn đề xã hội như hộ nghèo,


tình hình nhiễm HIV tại đây cũng đáng được quan tâm. Các cấp chính quyền cần có những chính sách trong quản lý hộ nghèo, giúp thoát nghèo cho dân cư, tập trung quản lý người nhiễm HIV, tạo điều kiện làm việc, hòa nhập để giảm thiểu những tác động xấu đến xã hội.

- Phường 6: Vấn đề nổi lên cần được khắc phục tại địa bàn phường 6 là tỉ lệ lao động. Với tỉ lệ lao động thấp, việc khai thác tiềm năng kinh tế phường chưa đạt hiệu quả cao. Vì thế, nhất thiết phải có chính sách trong việc phát triển, thu hút nguồn lao động đến với địa bàn này, đồng thời, cần tạo việc làm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

- Phường 7: Lao động, thu nhập, giáo dục là những vấn đề nổi cộm cần được khắc phục ở phường 7. Tỉ lệ lao động thấp, thu nhập chưa cao ảnh hưởng trực tiếp đến CLCS dân cư trên địa bàn phường, vì thế cần xây dựng được một đội ngũ lao động có chất lượng, trình độ để củng cố và phát triển kinh tế phường, cần thiết phải đầu tư giáo dục cho phường 7, với việc phân bổ học sinh theo tuyến của Quận 6, học sinh tại phường 7 gặp nhiều bất lợi trong quá trình học tập do trên địa bàn chưa có trường giáo dục phổ thông. Vì vậy cần có đề xuất, phương án xây dựng trường học, nhằm tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh trên địa bàn.

- Phường 8: Với tỉ lệ hộ nghèo cao, mức thu nhập thấp, phường 8 cần có những chính sách vừa mang tính thời điểm vừa mang tính lâu dài trong việc giảm nghèo, tạo điều kiện, việc làm cho các hộ khó khăn, giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Phường 8 cũng cần đầu tư hơn nữa về mặt giáo dục, phát triển thêm trường học, tăng cường giáo viên, theo dõi quá trình học tập của học sinh trên địa bàn để có những phương án phù hợp tăng cường giáo dục.

- Phường 9: Là phường có mức CLCS dân cư cao, tuy nhiên giáo dục vẫn là vấn đề cần được quan tâm tại đây. Cơ sở hạ tầng và nhân sự giáo dục tại địa bàn phường chưa tốt dẫn đến số học sinh trên giáo viên và số học sinh trên lớp còn ở mức cao, Cần có giải pháp tăng cường củng cố, xây dựng thêm trường học, phòng học, tuyển dụng giáo viên nhằm tăng cường chất lượng giáo dục tại đây.

- Phường 10: Tỉ lệ lao động thấp, các chỉ số giáo dục chưa cao là vấn đề cần được khắc phục trên địa bàn phường 10. Cụ thể, nhờ địa bàn rộng và mặt bằng chưa


sử dụng còn nhiều, phường 10 cần đầu tư phát triển thêm các xí nghiệp sản xuất, thu hút lao động sản xuất tại đây. Đồng thời cần phát triển trường học, tăng cường giáo viên để thúc đẩy giáo dục phát triển.

- Phường 11: Lao động, thu nhập và giáo dục đang là những chỉ tiêu cần được cải thiện tại phường 11. Tương tự phường 10, phường 11 có địa bàn rộng, có thể đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất, vì thế cần tập trung quy hoạch, áp dụng các đề án xây dựng sao cho tỉ lệ lao động tăng và giúp thu nhập người dân ổn định, Song song đó, việc mật độ dân số cao, nhu cầu giáo dục lớn, cần có biện pháp trong đầu tư hạ tầng, nhân sự giáo dục đáp ứng tốt nhu cầu trên địa bàn.

- Phường 12: Tỉ lệ học sinh đi học tại phường 12 so với tổng dân số phường thấp do quá trình chăm sóc về giáo dục cho học sinh trong giai đoạn phổ cập giáo dục chưa tốt, vì thế nhất thiết cần xây dựng những phương án, kế hoạch phát triển nguồn lực chăm sóc giáo dục sao cho mỗi người dân đều được quan tâm tốt về mặt giáo dục. Phường cũng cần chú trọng củng cố, phát huy các thế mạnh về dịch vụ nhằm tăng lên về chỉ tiêu thu nhập trên địa bàn phường.

- Phường 13: Tỉ lệ lao động chưa cao cùng với số học sinh trên 10 vạn dân còn thấp là vấn đề cần được khắc phục. Phường 13 là phường trọng điểm về các ngành dịch vụ, việc quy hoạch tập trung phát triển dịch vụ tại đây là một lợi thế to lớn trong tăng thu nhập cho dân cư trên địa bàn, song với lực lượng lao động còn ít, chưa có chính sách phát triển, tuyển dụng lao động tập trung cho dịch vụ vì thế nhu cầu lao động có nhưng chưa có sự phối hợp giữa nhà tuyển dụng – chính quyền – người lao động, khiến quá trình tạo việc làm diễn ra rời rạc, cần có phương án tuyển dụng lao động tập trung phù hợp với việc quy hoạch dịch vụ tập trung ở phường. Bên cạnh đó, cần chăm lo đời sống học tập cho học sinh, cử cán bộ chuyên trách theo dõi quá trình học tập, vận động học sinh tham gia học tập thường xuyên.

- Phường 14: Thu nhập, giáo dục là vấn đề lớn cần được khắc phục để tăng CLCS dân cư phường. Việc thu nhập thấp có thể thấy rõ nguyên nhân là do việc thiếu quy hoạch cũng như những bất lợi về mặt vị trí địa lí. Cần có những quy hoạch cụ thể, nhất là tăng cường, phát triển các loại hình chuyên doanh, dịch vụ nhằm phát triển kinh tế của phường. Cần xây dựng thêm trường học, lớp học, tăng cường đội ngũ cán bộ, nhân viên giáo dục để phát triển giáo dục bền vững.


Tiểu kết chương 3‌

Căn cứ vào những đánh giá về CLCS dân cư tại Quận 6 một cách tổng thể, hệ thống, so sánh với cả nước và TP.HCM kết hợp với những kết luận của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận 6 lần thứ XI, tác giả đã đưa ra những phương hướng, giải pháp cho Quận 6 cải thiện CLCS trong giai đoạn tới.

Các phương hướng tập trung vào các lĩnh vực: giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập; chăm sóc sức khỏe và y tế; giáo dục và đào tạo; giảm nghèo, bảo trợ xã hội; nâng cao chất lượng dinh dưỡng; hưởng thụ văn hóa và an ninh xã hội; bình đẳng giới nâng cao vị thế của phụ nữ, chăm sóc trẻ em; đảm bảo cuộc sống cho dân nhập cư; môi trường sống.

Các giải pháp được nêu ra một cách cụ thể nhằm phát huy hơn nữa các thế mạnh hiện có và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm còn tồn tại, đảm bảo sự phát triển đi lên về CLCS dân cư tại địa bàn Quận một cách lâu dài và bền vững.

Bên cạnh những giải phát nêu ra sát với thực tế tại thời điểm nghiên cứu, các cấp quản lý của Quận cần có những giải pháp tức thời, hữu hiệu nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh sao cho CLCS tại địa bàn Quận phải luôn được đảm bảo ở mức tối ưu nhất và đúng với xu thế phát triển chung của cả nước và TP.HCM.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌

1. Kết luận

Quá trình hoạt động sản xuất, tăng thu nhập, phát triển các mặt thuộc về KT- XH đều có một mục đích chung là tăng lên về CLCS dân cư. Với sự đa dạng, phức tạp trong quá trình nghiên cứu, CLCS dân cư phải được nghiên cứu chi tiết trong từng giai đoạn với những chỉ tiêu vừa tổng quát, vừa chi tiết được tình hình CLCS như: lao động, việc làm, thu nhập và chi tiêu; lương thực, dinh dưỡng (sản xuất nông sản, thương mại thực phẩm, chỉ số suy dinh dưỡng ở trẻ em, …); giáo dục (số giáo viên, lớp, học sinh, các chỉ tiêu bình quân học sinh trên mỗi giáo viên, mỗi lớp theo từng cấp học); y tế (cơ sở khám chữa bệnh, đội ngũ y tế, trung bình bác sĩ, giường bệnh trên 1 vạn dân); mức độ cung ứng các nhu cầu sống tối thiểu (tương quan giữa mức thu nhập và chi tiêu của dân cư); mức độ hưởng thụ văn hóa (hoạt động thu viện, văn hóa, văn nghệ, TDTT, phong trào xây dựng hộ gia đình văn hóa); môi trường sống (hoạt động sản xuất, sinh hoạt làm ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn và các hoạt động giữ gìn mỹ quan đô thị).

Căn cứ vào những chỉ tiêu trên, áp dụng để đánh giá CLCS dân cư Quận 6, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:

1. Quận 6 là một Quận thuộc TP.HCM – trung tâm kinh tế hàng đầu của Việt Nam với những điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng, phát triển toàn diện KT- XH. Với vị trí cửa ngõ phía Tây Nam thành phố, với thành phần dân tộc đa dạng và mật độ dân cư đông. Quận 6 có những thuận lợi (về thương mại, GTVT, văn hóa đa đạng, lao động dồi dào,…) và những khó khăn (vấn đề về tạo việc làm, giáo dục, y tế, môi trường,…) nhất định.

2, Kết quả nghiên cứu CLCS dân cư Quận 6 dựa trên các quan điểm tổng hợp, hệ thống đã vừa bao quát, vừa chi tiết được bức tranh CLCS dân cư tại Quận 6. Trong giai đoạn 2010–2017, Quận 6 đã có những thay đổi nhất định trong tình hình KTXH của địa phương góp phần nâng cao CLCS dân cư trên địa bàn. Song với những so sánh, đánh giá, cần có những cải thiện nhất định để nâng cao CLCS dân cư Quận nói chung và phát triển toàn diện dân cư của các phường thuộc địa bàn Quận.


3. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về CLCS dân cư Quận 6 và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận 6 khóa XI, tác giả đã đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư tại địa bàn Quận. Các giải pháp được xây dựng trên các tiêu chí thành phần của CLCS dân cư, các giải pháp chủ yếu đặt ra để giải quyết các vấn đề trong phát triển kinh tế, thương mại, chỉnh trang đô thị, đảm bảo an sinh xã hội đúng với những định hướng, mục tiêu của Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận 6 khóa XI xác định.

2. Kiến nghị

1. Cần thống kê một cách chi tiết các chỉ tiêu về KT-XH ở quy mô cấp phường để quá trình nghiên cứu CLCS nói riêng và KT-XH nói chung đạt nhiều thuận tiện và hiệu quả cao.

2. Quận 6 cần áp dụng những giải pháp và tự xây dựng thêm các giải pháp phù hợp để cải thiện CLCS dân cư tại đây.

3. Sử dụng những đánh giá của đề tài làm cơ sở để xác định được mức CLCS dân cư trong những giai đoạn tiếp theo, từ đó xây dựng những giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn.

4. Sử dụng khung nghiên cứu áp dụng cho những phạm vi lãnh thổ tương tự (nhất là các quận thuộc địa bàn các thành phố) để quá trình đánh giá được đơn giản hóa và hiệu quả.

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 30/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí