Kiến Nghị Với Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Tỉnh Bắc Ninh


3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Bắc Ninh

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Vietinbank nói chung và Vietinbank Chi nhánh KCN Quế Võ nói riêng, đồng thời nâng cao hiệu quả cho vay đối với các DNVVN thì cần có những chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ mang t nh đồng bộ, hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước các cấp từ Chính phủ, các bộ ban ngành chuyên môn, cho tới các cơ quan quản lý tại chính quyền địa phương để tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng được thuận lợi, mang lại giá trị cho toàn xã hội.

Môi trường kinh doanh trong đó có khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, mang tính thực tiễn cao là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh việc mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ, luật kế toán, kiểm toán, chế độ công bố thông tin của DNVVN cần được ban hành và hoàn thiện để nâng cao t nh ch nh xác, độ tin cậy của thông tin do doanh nghiệp cung cấp. Cùng với đó, là việc xây dựng các khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các tổ chức tín dụng được triển khai trơn tru, hiệu quả.

Chính phủ cần có định hướng chiến lược về kế hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch cho từng ngành, từng vùng miền, trên cơ sở đó các bộ ban ngành chuyên môn sẽ có định hướng riêng, đề ra các quy định chính sách cụ thể để doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Dựa trên những định hướng đó, các NHTM cũng sẽ đề ra chiến lược, kế hoạch kinh doanh của mình cho phù hợp với định hướng của cơ quan quản lý nhà nước và thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc duy trì ổn định các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội sẽ là nền tảng thuận lợi cho DNVVN phát triển sản xuất kinh doanh và cũng là điều kiện cần thiết để ngân hàng triển khai có hiệu quả các định hướng kinh doanh của mình.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Phát huy vai trò là cơ quản quản lý chủ quản, tham mưu về các vấn đề liên quan đến lĩnh lực tài chính ngân hàng cho Chính phủ trong việc đưa ra những quyết định, chính sách hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD. Đồng thời, cũng là kênh thông tin quan trọng tổng hợp về tình hoạt động chung có liên quan đến các TCTD


của các thành phần kinh tế trong xã hội, mà cụ thể là các DNNVV để Chính phủ có cơ sở đề ra những định hướng, chính sách phù hợp đồng bộ nhằm hỗ trợ và khuyến khích các DNNVV phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Xây dựng hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng dựa trên những quy định, định hướng của văn bản pháp luật hiện hành, các chỉ đạo của Chính phủ nhằm tổ chức, vận hành hoạt động hệ thống các TCTD một cách trơn tru, hiệu quả, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu về kinh tế, xã hội.

Nghiên cứu, cập nhật các số liệu báo cáo tổng hợp, thống kê từ các ngành, thành phần kinh tế, vùng miền,... để đưa ra các dự báo về xu hướng vận động của nền kinh tế và những rủi ro tiềm ẩn, từ đó có những chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn kịp thời cho các TCTD trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống và mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội phù hợp theo định hướng, chỉ đạo của Chính phủ.

Chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh - 13

Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng thường xuyên, phân t ch đánh giá chất lượng hoạt động của các NHTM nhằm phát hiện, ngăn ngừa, khắc phục kịp những rủi ro, giải quyết tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động, góp phần đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của toàn hệ thống.

NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả, xây dựng chế tài đối với các hành vi vi phạm trong quá trình hoạt động của các NHTM, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM, đảm bảo cho các hoạt động tín dụng diễn ra minh bạch, an toàn, hiệu quả.

Là cơ quan quản lý chủ quản, NHNN cần phát huy vai trò trong việc tạo lập cơ chế hỗ trợ cho các NHTM được thuận lợi trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh như việc hợp tác phối hợp với các bộ ban ngành liên quan như tòa án, viện kiểm sát, thi hành án, bộ tư pháp, tài nguyên môi trường,… để đưa ra những hướng dẫn, cơ chế phối hợp về các hoạt động bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, xử lý nợ xấu, hỗ trợ thông tin về doanh nghiệp,…



Nam

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt


Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật, định hướng chính sách về phát

triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ xây dựng quy định, quy trình cấp tín dụng cụ thể, định hướng tín dụng, định hướng khách hàng, định hướng phát triển kinh doanh phù hợp làm cơ sở cho Chi nhánh triển khai các hoạt động kinh doanh.

Thường xuyên cải tiến, cập nhật quy định, quy trình cấp tín dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của khách hàng DNNVV trong hệ thống. Để làm tốt việc này, VietinBank cần tiến hành khảo sát thực tế hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại các chi nhánh trong hệ thống, cũng như các đối thủ cạnh tranh điển hình là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,… Từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn kinh doanh, nhằm bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh doanh, mang lại hiệu quả về mặt kinh tế và thực hiện vai trò chính trị, xã hội được phân công.

Vietinbank cần thúc đẩy phát triển trở thành ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng ngân hàng số như xây dựng các hệ thống máy móc phục vụ cho quá trình hoạt động, quản lý hiệu quả, triển khai các hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch của khách hàng.

Vietinbank đẩy mạnh xây dựng đa dạng các sản phẩm tín dụng, các sản phẩm phi tín dụng, các gói sản phẩm đồng bộ nhằm đáp ứng đầy đủ, có hiệu quả nhu cầu của khách hàng. Kết hợp với công tác nghiên cứu thị trường (đối thủ cạnh tranh, khách hàng, môi trường kinh doanh,…) để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Đây là tiền đề giúp Chi nhánh có cơ hội tiếp cận và cung cấp sản phẩm tới khách hàng được hiệu quả, tăng cường khả năng cạnh tranh với các TCTD khác và là cơ sở nền tảng để mở ra tiềm năng thuận lợi cho việc mở rộng phát triển trong hoạt động cấp tín dụng.

Vietin ank thường xuyên mở các lớp đào tạo tập trung, đào tạo trực tuyến tại các điểm cầu, đào tạo online,… nhằm truyền thông, trao đổi, hướng dẫn, đào tạo về các văn bản hướng dẫn, quy định, quy trình nghiệp vụ nội bộ, các văn bản quy


phạm pháp luật có liên quan, sản phẩm dịch vụ, đào tạo về kỹ năng cho cán bộ công nhân viên,… để toàn thể cán bộ trong hệ thống hiểu và nắm được một cách đầy đủ, đúng đắn, có hệ thống các nội dung nhằm phục vụ cho việc triển khai có hiệu quả trong thực tiễn hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Xây dựng cơ chế ch nh sách đãi ngộ hợp lý, đảm bảo đồng lương đủ để chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên và cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác nhằm giữ chân được những nhân sự có năng lực và thu hút thêm những cá nhân xuất sắc gia nhập hệ thống để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là tiền đề cho việc xây dựng phát triển Vietinbank ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững.

3.3.4. Kiến nghị với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhằm phát triển hoạt động cho vay giữa ngân hàng và các DNNVV thì không chỉ cần có những thay đổi từ phía ngân hàng mà còn phải có những sự thay đổi từ chính nội tại các doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp phải tự hoàn thiện và chủ động hơn trong công tác quản trị các hoạt động kinh doanh, quản trị tài chính, xây dựng uy tín của doanh nghiệp để mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp phát triển bền chặt, mang lại những giá trị lớn về mặt kinh tế cũng như xã hội nhằm đóng góp chung cho sự phát triển của đất nước.

Nâng cao năng lực tài chính.

Nhằm xây dựng nền tảng cho việc triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt về mặt tài chính cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Để làm tốt việc này, đòi hỏi người quản lý phải có những kiến thức về quản trị tài ch nh như phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp hợp lý, xây dựng kế hoạch về nguồn lực tài chính gắn liền với các kế hoạch phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh, duy trì kỷ luật tài chính trong việc huy động sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động chung của doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống các báo cáo tài ch nh, sổ sách kế toán rõ ràng, minh bạch để phục vụ tốt cho công tác quản trị có hiệu quả, đồng thời đây cũng là một yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp khi muốn tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.


Nâng cao năng lực quản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nếu chúng ta coi các nguồn tài ch nh là một phương tiện để thực hiện các mục tiêu kinh doanh thì công tác quản trị, định hướng, sắp xếp, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh là những bước đi thực tiễn để hướng đến việc đạt được mục tiêu kinh doanh. Cụ thể là các bước từ nghiên cứu đưa ra ý tưởng, xây dựng định hướng kế hoạch triển khai, quản lý trong triển khai thực tế, đánh giá lại và đề xuất cải tiến, đòi hỏi ở người làm công tác quản trị cần có tầm nhìn chiến lược, tri thức kinh doanh tốt cũng như khả năng tập hợp các cá nhân xuất sắc, lãnh đạo tập thể, nghiên cứu tổng hợp để đưa ra định hướng chung trong thực hiện, xây dựng mối quan hệ với các đối tác, cơ quan ban ngành có liên quan, làm tốt công tác phân quyền giao nhiệm vụ cho những cá nhân có năng lực chuyên trách phụ trách các vấn đề chi tiết liên quan như quản trị nhân sự, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý kế hoạch và phát triển thị trường,…

Xây dựng uy tín, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Uy tín, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp được xây dựng hình thành trong quá trình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, hợp tác với các đơn vị tổ chức có liên quan. Đó là tập hợp của các yếu tố như năng lực tài chính tốt, năng lực quản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, sản phẩm dịch vụ có chỗ đứng trên thị trường, uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp, luôn thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết ràng buộc với các bên có liên quan như đối tác mua bán hàng, cam kết với người lao động, cam kết với các ngân hàng,... làm tốt những vẫn đề này sẽ góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 đề cập đến các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh.

Chi nhánh thường xuyên đánh giá những mặt làm được nhằm tiếp tục phát huy, xác định những hạn chế còn tồn tại để có những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với DNNVV nói riêng. Chi nhánh đã thực hiện một số giải pháp như xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp dựa trên những chính sách, định hướng tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ nhân viên, xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, công tác quản lý tín dụng, kiểm tra kiểm soát, giám sát trong quá trình cho vay. Dựa trên tình hình thực tiễn triển khai kinh doanh, Chi nhánh xây dựng những đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nhằm cung cấp cho các đơn vị chức năng trên có những cơ sở thực tiễn trong việc đưa ra những ch nh sách điều hành phù hợp, hiệu quả.


KẾT LUẬN


Tại Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng doanh nghiệp phổ biến nhất và ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam luôn xác định phân khúc khách hàng DNNVV là nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu cần hướng đến trong thời gian tới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống. Trong trọng tâm của mục tiêu đó thì việc tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết, được quan tâm và đặt lên hàng đầu của Vietinbank nói chung và Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh nói riêng.

Do đó, việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh là hết sức cần thiết. Qua nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành được một số nội dung cơ bản sau đây:

1. Nêu được những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng trong nền kinh tế thị trường về mặt lý luận.

2. Luận văn đã phân t ch, làm rõ được thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, rút ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế tồn tại đó.

3. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng để chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh.

Với kết quả trên, tác giả luận văn hy vọng sẽ đóng góp một phần kiến thức của mình vào việc giải quyết những khó khăn của thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, đây là một vấn đề phức tạp và rộng lớn, trong khi đó với thời gian và kinh nghiệm có hạn, khả năng tìm hiểu thực tế còn những hạn chế nhất định, vì vậy luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy cô giáo cùng với những người quan tâm để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nghiêm Văn ảy (2012), Giáo trình Quản trị dịch vụ khác của Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

2. Nguyễn Đăng Dờn (2004), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.

3. Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2014), Giáo trình Tài chính – Tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

4. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình Quản trị tín dụng Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

5. Đinh Xuân Hạng, Nghiêm Văn ảy (2014), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại 1, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

6. Phạm Văn Hồng (2009), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Tô Ngọc Hưng (2012), “Giải pháp phát triển bền vững hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 126.

8. Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Trịnh Quốc Định (2017), “Nâng cao hiệu quả cho vay với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ – Học viện Tài Ch nh.

10. Trần Ngọc Vinh (2017), “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh KCN Tiên Sơn” – Luận văn thạc sĩ – Học viện Tài Chính.

11. Phạm Thùy Linh (2017), “Hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 3 (Quận 3 – TP Hồ Chí Minh)” - Luận văn thạc sĩ – Đại học Thương Mại

12. Nguyễn Huy Tuấn (2018), “Chất lượng tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hang Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm”, Luận văn thạc sĩ – Đại học Thương Mại.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí