Vai trò là một mô hình tổ chức hành vi gắn liền với một số vị trí cụ thể của các cá nhân trong một tập hợp các tương tác xã hội nhất định.
Vai trò là một tập hợp các yêu cầu, định mức, kỳ vọng, trách nhiệm do các cấu trúc xã hội quy gán cho một vị trí xã hội.
Vai trò là toàn bộ các hành vi cho phép nhận diện các cá nhân theo từng vị trí trong cấu trúc xã hội.
Vai trò còn là sự đại diện cho định hướng, quan niệm mà một thành viên trong một tổ chức thực hiện, nó thể hiện hệ thống thái độ và giá trị của cá nhân đó [Francois Collantier, 2017].
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu về lý thuyết vai trò của một số nhà khoa học (như của Kahn và Wolfe, của Katz và Kahn, của Breaugh và Colihan, của Rizzo và cộng sự, của Perrot, cũng như của Kahn và Byosiere ...), Louise Royal (2007, tr. 39 - 44) chỉ ra 03 hình thức nhập nhằng và 07 loại hình căng thẳng vai trò.
Ba hình thức nhập nhằng vai trò bao gồm: sự mơ hồ về hiệu suất của vai trò, sự mơ hồ về phương pháp và cách thức thực hiện vai trò, và sự mơ hồ về việc lập kế hoạch cũng như xây dựng chuỗi hành động.
Sự mơ hồ về hiệu suất của vai trò xảy ra khi cá nhân không hiểu rõ các tiêu chuẩn cần đạt được sao cho thỏa mãn công việc, và khi đó, cá nhân không biết được tính chất công việc của bản thân. Sự mơ hồ về vai trò đảm nhiệm sẽ tác động tiêu cực đến hiệu suất vai trò của cá nhân đó.
Sự mơ hồ về phương pháp và cách thức thực hiện vai trò đề cập đến việc thiếu hụt thông tin, hoặc thông tin không chính xác khiến cho các cá nhân không thể xác lập được phương pháp và cách thức thực hiện vai trò.
Sự mơ hồ về lập kế hoạch và xây dựng chuỗi hành động đề cập đến hiện tượng các cá nhân có nguy cơ rơi vào những tình huống không xác định được thứ tự ưu tiên, cũng như các hành vi cần thiết để thực hiện vai trò. Thực tế này xảy ra khi cá nhân thiếu thông tin cho phép lập kế hoạch và sắp xếp các hoạt động theo thứ tự ưu tiên dựa theo tầm quan trọng của nhiệm vụ được giao [Louise Royal, 2007, tr. 42 – 43].
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Các Nghiên Cứu Về Chân Dung Xã Hội Của Người Cao Tuổi Thể Hiện Thông Qua Việc Làm
- Cơ Sở Lý Luận, Phương Pháp Nghiên Cứu Và Cơ Sở Thực Tiễn Của Đề Tài
- Chân Dung Xã Hội Của Người Cao Tuổi Có Việc Làm
- Lý Thuyết Động Cơ Làm Việc Và Cách Thức Vận Dụng
- Kết Quả Thụ Hưởng Csxh Ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Mức Độ Chia Sẻ Chuyện Vui, Buồn, Khó Khăn Với Người Nhà
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Bảy loại hình căng thẳng vai trò, theo Louise Royal (2007, tr. 42), bao gồm:
sự quá tải, sự xung đột nội tại, xung đột giữa các bên, xung đột giữa cá nhân và vai trò, xung đột trong nội bộ hệ thống, sự bất lực, và sự mơ hồ vai trò.
Sự quá tải vai trò diễn ra khi cá nhân chiếm giữ nhiều vị trí khác nhau, đảm nhận nhiều vai diễn một lúc và cần dành nhiều thời gian cho chúng.
Sự xung đột nội tại diễn ra khi mà các kỳ vọng do cá nhân đưa ra cho một vai trò không tương thích với nhau.
Xung đột giữa các bên diễn ra khi mà kỳ vọng do các bên đưa ra cho một vai trò không tương thích với nhau.
Xung đột giữa cá nhân và vai trò diễn ra khi có sự khác biệt giữa vai trò dự kiến của xã hội và vai trò nằm trong sự kỳ vọng của cá nhân căn cứ theo hệ giá trị, lợi ích và mục tiêu của cá nhân đó.
Xung đột trong nội bộ hệ thống diễn ra khi tồn tại những kỳ vọng không tương thích giữa các hệ thống khác nhau về một vai trò cụ thể.
Sự bất lực diễn ra khi thiếu thông tin, thiếu phương tiện kỹ thuật, không đủ thẩm quyền và không có người phù hợp với vai trò.
Sự mơ hồ vai trò diễn ra khi tồn tại tình trạng cá nhân được giao đảm nhận vai trò nhưng chưa hiểu nhiều về vai trò đó, khi mà cách thức thực hiện vai trò chưa được xác lập, cũng như khi chưa có kế hoạch thực hiện vai trò.
Theo Perrot (2009), xung đột vai trò là thuật ngữ miêu tả trường hợp cá nhân đảm nhận đồng thời 02 hay nhiều vai trò khác nhau, ở những vị trí khác nhau mà việc thực hiện một vai trò này sẽ cản trở, tạo khó khăn, gây áp lực đến bản thân cá nhân đó khi việc thực hiện vai trò khác.
Như vậy, nội dung cơ bản nêu trên cho thấy vị trí xã hội và vai trò xã hội là những khái niệm có bề dày phát triển trong lịch sử và được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Sự gia công bồi đắp của nhiều nhà khoa học giúp cho nội hàm của 02 khái niệm ngày càng gắn chặt với nhau và chúng có mối liên hệ trực tiếp với các thuật ngữ như: nhận thức xã hội, hành vi xã hội, chuẩn mực xã hội, kỳ vọng xã hội, thể chế xã hội, hệ thống xã hội, uy tín xã hội, quyền lực xã hội, quan hệ xã hội, tương tác xã hội, trách nhiệm xã hội, văn hóa xã hội, đồng thuận xã hội...
Nội dung nêu trên cũng cho thấy, các hành vi đảm nhận vai trò của cá nhân chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có những yếu tố thuộc về nhận thức của bản thân, có những yếu tố thuộc về sự kỳ vọng của xã hội, đồng thời cũng có những yếu tố thuộc về sự tương tác xã hội, và cơ bản nhất phụ thuộc vào vị trí xã hội mà cá nhân chiếm giữ.
Đồng thời, nội dung nêu trên cũng cho thấy, tại những thời điểm khác nhau, mỗi cá nhân đều có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau và theo đó chiếm giữ nhiều vị trí khác nhau. Chính sự cân nhắc hệ giá trị mà cá nhân và các chủ thể có liên quan đang theo đuổi, có thể dẫn đến tình trạng nhập nhằng, căng thẳng, thậm chí xung đột vai trò.
2.2.1.2. Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm nhìn từ lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội
Lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội giải thích rằng một cá nhân NCT có việc làm có thể có nhiều vị trí xã hội khác nhau và thứ bậc của các vị trí này có thể dao động tùy theo từng nhóm, từng vai trò mà cá nhân đảm nhận (Krieger, Kristina Lindemann, Le Prestre). Quá trình thực hiện vai trò gắn với vị trí của NCT có việc làm cũng là quá trình đưa nhóm dân số này gia nhập vào các mối quan hệ xã hội khác nhau. Đồng thời số lượng các mối quan hệ xã hội của mỗi một cá nhân trong nhóm dân số này tăng lên hay giảm xuống là phụ thuộc vào hành vi vai trò của cá nhân đó trong từng môi trường xã hội cụ thể (Robert Merton, Agnes M. Dulin).
Theo lý thuyết nêu trên, hành vi của NCT có việc làm trong những thể chế khác nhau đều cần tuân thủ các chuẩn mực xã hội, cần đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội, đáp ứng niềm tin, sở thích cá nhân và thể hiện bản sắc, thuộc tính xã hội của bản thân, có vậy, vị trí xã hội, vai trò xã hội của nhóm dân số này mới được thừa nhận, tôn trọng (Ludovic Gausot, Agnes M. Dulin).
Lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội giải thích rằng, vị trí, vai trò là một khái niệm gắn liền với thể chế và thông qua các tương tác xã hội khác nhau mà NCT có việc làm thực hiện những hành vi vai trò khác nhau, đó có thể là những hành vi vai trò trong thể chế gia đình, cộng đồng (gắn với vị trí trong gia đình, ở cộng đồng), hay trong thể chế kinh tế (gắn với vị trí công việc). Điều này cho phép luận án phân tích vai trò và hành vi vai trò của NCT có việc làm trong môi trường gia đình, cộng
đồng và thông qua việc làm từ đó nhận diện chân dung xã hội, sự ảnh hưởng của (vị trí người tiếp cận) chính sách xã hội, của (vị trí gắn liền với) độ tuổi, giới tính và sức khỏe của NCT có việc làm đến chân dung xã hội của nhóm dân số này (Francois Collantier).
Theo lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, NCT có việc làm có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau gắn với những vị trí xã hội khác nhau, dù rằng điều có có thể dẫn đến những trường hợp nhập nhằng, căng thẳng, thâm chí xung đột vai trò. Khi đó, NCT có việc làm có thể dần từ bỏ một hoặc một số hành vi vai trò nhất định (Louise Royal).
2.2.2. Lý thuyết nhận diện xã hội và cách thức vận dụng
2.2.2.1. Nội dung cơ bản của lý thuyết nhận diện xã hội
Theo một số nghiên cứu khác nhau, nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ kể từ những năm 1950 tại Mỹ, sau đó bùng nổ vào những năm 1970 thông qua các công trình nghiên cứu tâm lý học xã hội và xã hội học, nhưng lý thuyết “nhận diện xã hội” có nguồn gốc hình thành từ thế kỷ 16. Bề dày lịch sử này tạo ra sự đa nghĩa, thậm chí đối lập nhau, cho chính thuật ngữ “nhận diện xã hội”. Trong một số trường hợp, thuật ngữ này mang ý nghĩa “miêu tả sự tương đồng”, trong một số trường hợp, nó có thể “miêu tả sự khác biệt” [Bruno Ollivier 2007, tr. 44 – 57; Robinson Baudry và Jean-Philippe Juchs 2007, tr. 158 - 160]. Nhưng chính nhờ vậy mà lý thuyết này cho phép miêu tả bản sắc của một cá nhân, một nhóm, một cộng đồng hay một xã hội bằng chính những thuộc tính xã hội của các chủ thể đó, từ đó phân loại các chủ thể xã hội này theo từng phạm trù khác nhau [Deschamps, 1999, tr. 149].
Về mặt bản chất, lý thuyết nhận diện xã hội đề cập trước hết đến các cá nhân trong mối quan hệ với môi trường xung quanh nhằm chỉ ra bản sắc xã hội của cá nhân đó. Bản sắc này không thể tồn tại tự thân, nó chỉ có thể tồn tại trong mối quan hệ với người khác. Do vậy, lý thuyết nhận diện xã hội bao chứa trong nó khái niệm nhận thức xã hội, môi trường xã hội và quan hệ xã hội. Điều này có nghĩa, các cá nhân nhận diện bản thân ngay khi nhận thấy mình không phải là duy nhất tồn tại trên thế giới, mà xung quanh còn có nhiều người khác và môi trường xã hội này luôn vận động, biến đổi. Ngay khi nhận thức về thế giới xung quanh, các cá nhân đã
tìm cách so sánh mình với người khác thông qua các mối quan hệ xã hội, qua đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt. Đây được coi là quá trình tự nhận diện bản thân và nhận diện xã hội. Trong quá trình này, các cá nhân gán cho mình và những người xung quanh một số thuộc tính xã hội nhất định, chúng có thể tương đồng hoặc khác biệt nhau [Louis-Jacques Dorais, 2004, tr. 2 – 3].
Thực tế, lý thuyết nhận diện xã hội luôn đề cập đến một cá nhân trên 2 phương diện, đó là bản sắc cá nhân và bản sắc xã hội. Bản sắc cá nhân bao gồm những đặc điểm riêng có của mỗi cá nhân đó. Bản sắc xã hội là những đặc điểm xã hội mà cá nhân đạt được khi tham gia vào các nhóm xã hội khác nhau, đồng thời được các nhóm xã hội này quy gán. Như vậy, lý thuyết nhận diện xã hội không nhìn nhận con người theo cách riêng lẻ, biệt lập, mà nhìn nhận con người trong các mối quan hệ xã hội, cũng như những ảnh hưởng xã hội đến các mối quan hệ xã hội này. Trong lý thuyết nhận diện xã hội, khái niệm tự nhận thức đóng vai trò quan trọng. Từ sự tự nhận thức này, các cá nhân hướng tới việc khẳng định và cải thiện cái tôi của bản thân thông qua những hành động cụ thể. Những hành động này góp phần tiếp tục khẳng định và điều chỉnh cái tôi thực tế theo hướng cái tôi lý tưởng, cũng như làm thay đổi cách thức nhìn nhận của các chủ thể xã hội khác về cái tôi xã hội của bản thân [Julie Mercier, 2015, tr. 3 - 5].
Lý thuyết nhận diện xã hội còn đề cập đến tình trạng tuân thủ của các thành viên với những giá trị xã hội chung của nhóm, do vậy, bản thân mỗi cá nhân thành viên đều cần tự nhận thức các giá trị của nhóm, xác nhận sự phù hợp của các giá trị đó với bản thân trước khi quyết định gia nhập nhóm. Theo lý thuyết nhận diện xã hội, quá trình nhận thức, tuân thủ các giá trị xã hội của nhóm góp phần xác lập, củng cố và phát triển giá trị xã hội của từng thành viên trong nhóm. Điều này có nghĩa, bản sắc xã hội của cá nhân phản ánh bản sắc xã hội của nhóm và nó được xây dựng dựa trên cơ sở các mối quan hệ xã hội cùng tương tác và cùng thừa nhận nhau. Tuy nhiên, theo lý thuyết nhận diện xã hội, bản sắc xã hội của cá nhân còn có thể được bù đắp, bổ sung hoặc chuyển biến từ những xung đột, mâu thuẫn xã hội giữa các thành viên trong nhóm. Thông qua các kinh nghiệm xã hội của mình, các cá nhân luôn muốn khẳng định giá trị xã hội của bản thân trong từng nhóm xã hội. Thực tế này đòi hỏi từng cá nhân trong nhóm “bày ra” những thuộc tính xã hội mà
cá nhân đó cho là phù hợp để thuyết phục các thành viên khác nhìn nhận mình. Quá trình “trưng ra” thuộc tính xã hội giữa các thành viên trong nhóm có thể dẫn tới sự va chạm giữa các giá trị xã hội bởi sự không tương thích giữa chúng. Sự nhìn nhận giá trị xã hội của bản thân và so sánh chúng với giá trị xã hội khác biệt của các thành viên khác trong nhóm có thể trợ giúp cá nhân nhận thức rõ hơn về “khoảng cách” giữa cái tôi xã hội thực tế với cái tôi xã hội lý tưởng mà cá nhân muốn hướng tới. Nhận thức về khoảng cách và sự khác biệt này cho phép cá nhân hấp thu những giá trị xã hội mới mà các thành viên khác trong nhóm du nhập vào, từ đó hình thành hoặc củng cố những thuộc tính xã hội của bản thân [Robinson Baudry và Jean- Philippe Juchs, 2007, tr. 158 - 162].
Theo lý thuyết nhận diện xã hội, bản sắc xã hội của mỗi cá nhân đều được xây dựng từ thực tiễn xã hội, như: từ gia đình, cộng đồng, nơi làm việc... Sự đa dạng của môi trường xã hội góp phần tạo ra sự đa dạng xã hội bên trong của một con người, đó chính là bản sắc xã hội. Theo đó, bản sắc xã hội đại diện cho việc xây dựng một “cái TÔI xã hội”, nó cho thấy chủ thể xã hội là một thực thể duy nhất và thuộc về những giá trị xã hội được nhiều người cùng chia sẻ. Do vậy, lý thuyết nhận diện xã hội nhìn nhận cá nhân trong sự tương đồng với các thành viên khác trong nhóm, từ đó dẫn đến sự nhận diện và phân loại nhóm xã hội, đồng thời nhìn nhận cá nhân trong sự khác biệt với các thành viên khác ngay trong nhóm nhằm phân loại từng thành viên. Thực tế này giúp tránh hiện tượng nhận diện trùng lặp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, cũng như giữa nhóm với nhóm [Pilar Marti, 2008, tr. 56 – 59].
Tuy nhiên, theo lý thuyết nhận diện xã hội, con người có xu hướng tự phân loại bản thân, phân loại người khác theo các thể loại xã hội khác nhau, như theo thành viên của một nhóm xã hội, của một tổ chức tôn giáo, theo giới tính, nhóm tuổi. Sự phân loại này được thực hiện khác nhau giữa các cá nhân. Một người có thể sử dụng một hoặc nhiều tiêu chí khác nhau cho việc phân loại. Như vậy, theo lý thuyết nhận diện xã hội, việc phân loại xã hội chứa đựng 2 chức năng. Chức năng thứ nhất đề cập sự nhận thức của xã hội để phân mảng, sắp đặt môi trường xã hội theo những trật tự nhất định, qua đó cung cấp cho các cá nhân một hệ giá trị cho phép nhận diện người khác theo từng hệ thống xã hội. Chức năng thứ hai đề cập
tình trạng mỗi cá nhân tự nhận thức, tự xác định mình thuộc nhóm xã hội nào. Do vậy, trong lý thuyết nhận diện xã hội, nhận thức xã hội đóng vai trò quan trọng, một mặt nó thể hiện cách thức một cá nhân tự đánh giá, tự nhìn nhận các thuộc tính xã hội, các giá trị xã hội của bản thân, từ đó tự xếp mình vào một nhóm xã hội phù hợp. Mặt khác, nó thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của người khác về những giá trị, thuộc tính xã hội của một cá nhân nào đó, sau đó, xếp cá nhân được nhận thức theo nhóm xã hội được định hình từ trước. Nhận thức xã hội, dù là tự nhận thức về bản thân hay nhận thức về người khác đều cho thấy giữa các thành viên xã hội, bao gồm một nhóm hay khác nhóm, đều mang ý nghĩa quan hệ xã hội và so sánh, nghĩa là, các cá nhân gia nhập vào từng mối quan hệ xã hội để có thể so sánh bản thân và so sánh với người khác, đồng thời cũng có thể “bị người khác lôi kéo” vào một mối quan hệ xã hội nào đó để nhận diện và phân loại [Blake E. Ashforth và Fred Mael, 1989, tr. 20 – 23].
Lý thuyết nhận diện xã hội còn chỉ ra những cảm nhận của các cá nhân khi tham gia làm thành viên của một nhóm xã hội cụ thể, nhờ những cảm nhận này mà các cá nhân thực hiện một số hành vi tiểu biểu của nhóm. Theo diễn giải của Erik Erikson (1968, tr. 50 - 55), lý thuyết nhận diện xã hội cho thấy sự cảm nhận của các thành viên trong nhóm tạo ra tinh thần đoàn kết nhóm, hay còn gọi là đoàn kết xã hội giữa các thành viên. Sự đoàn kết này tạo nên tinh thần chung, niềm tự hào, biểu tượng của nhóm, sự tồn tại của mỗi thành viên đều mang ý nghĩa xã hội đối với sự tồn tại của các thành viên khác. Sự tồn tại đó chính là thế giới bên ngoài của các cá nhân và tập hợp sự tồn tại của nhiều cá nhân tạo ra môi trường xã hội chung của nhóm cùng chia sẻ những thuộc tính xã hội tương đồng/gắn kết với nhau. Trong môi trường xã hội tương đồng, gắn kết này, các cá nhân cảm nhận sự đối xử, tiếp đón thân thiện từ các thành viên khác trong nhóm, cũng như cảm nhận được sự tin tưởng vào nhau. Do vậy, mỗi cá nhân khi tham gia nhóm xã hội đều có cảm nhận rằng nhóm của mình có nhiều điểm tích cực hơn và khác biệt so với nhóm khác.
Tương tự, theo Claude Dubar (1991), lý thuyết nhận diện xã hội chỉ ra rằng thông qua các quá trình xã hội hóa mà con người có thể nhận diện những thuộc tính xã hội của bản thân, của người khác. Sự nhận diện này là sản phẩm của tương tác xã hội và nó không hoàn toàn bó hẹp trong môi trường của một nhóm xã hội. Điều này
có nghĩa, thành viên của nhóm xã hội này có thể tương tác với thành viên của một hay nhiều nhóm xã hội khác. Khi nhận ra sự bất đồng phát sinh giữa các thuộc tính xã hội của bản thân với người khác, các cá nhân có thể thực hiện những chiến lược hành động cụ thể nhằm thu hẹp khoảng cách này. Hoạt động này được Claude Dubar gọi là sự đàm phán và tái đàm phán trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân nhằm xây dựng biểu tượng xã hội của bản thân trong những môi trường xã hội khác nhau.
Như vậy, nội dung cơ bản của lý thuyết nhận diện xã hội cho thấy việc nhận diện xã hội về cá nhân bao gồm nhận diện các quá trình xã hội hóa, quá trình tương tác xã hội giữa cá nhân với môi trường xung quanh, quá trình cá nhân tự nhận thức về các thuộc tính xã hội của bản thân, cũng như quá trình can thiệp, chia sẻ, thừa nhận các giá trị xã hội chung của nhóm. Sự nhận diện này cho phép miêu tả chân dung xã hội của các cá nhân với những bản sắc, thuộc tính xã hội chung của nhóm, cũng như những bản sắc, thuộc tính xã hội riêng biệt của mỗi con người.
2.2.2.2. Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm nhìn từ lý thuyết nhận diện xã hội
Theo Louis-Jacques Dorais, Julie Mercier, Claude Dubar, Blake E. Ashforth, Fred Mael, lý thuyết nhận diện xã hội nhìn nhận con người trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, từ đó chỉ ra bản sắc, thuộc tính xã hội của cá nhân là không thể tồn tại tự thân, mà chúng luôn tồn tại trong mối quan hệ với xã hội. Điều này cho phép luận án phân tích góc nhìn của xã hội về chân dung xã hội của NCT có việc làm, cũng như góc nhìn của chính nhóm dân số này về chân dung xã hội của mình.
Theo Deschamps, Louis-Jacques Dorais, Julie Mercier, lý thuyết nhận diện xã hội có thể đồng thời miêu tả những điểm tương đồng và khác biệt về thuộc tính, bản sắc xã hội của một cá nhân, nhóm xã hội, do vậy, trong luận án này, lý thuyết nhận diện xã hội cho phép phân tích chân dung xã hội trong gia đình và ở cộng đồng của NCT có việc làm thông qua các thuộc tính, bản sắc xã hội tương đồng và khác biệt.
Theo Robinson Baudry, Jean-Philippe Juchs, Pilar Marti, Blake E. Ashforth, Fred Mael, Erik Erikson, trong lý thuyết nhận diện xã hội, bản sắc xã hội, thuộc tính xã hội của mỗi người đều được xây dựng từ thực tiễn xã hội, như: từ gia đình, cộng