Mức Độ Chia Sẻ Chuyện Vui, Buồn, Khó Khăn Với Người Nhà


dung dưới đây đề cập đến các nhóm xã hội khác biệt theo giới tính, sức khỏe, và tình trạng thụ hưởng CSXH.

Với P < 0,05, ta có thể kết luận số thế hệ cùng chung sống có mối liên hệ với giới tính. Mối liên hệ này cho phép nhận diện thấy NCT nam giới có tỷ lệ sống trong hộ gia đình mở rộng từ 3 thế hệ trở lên cao hơn so với NCT nữ giới, đồng thời có tỷ lệ thấp hơn sống trong hộ gia đình hạt nhân chỉ có 1 thế hệ (biểu 3.2). Điều này tiếp tục cho thấy NCT nam giới có môi trường sống đa dạng hơn, có nguy cơ thấp hơn đối diện cuộc sống cô đơn trong những hộ gia đình đơn thế hệ.

Thực tế, nhiều nghiên cứu về NCT đã giải thích hiện tượng này, tiêu biểu như nghiên cứu của Lê Ngọc Lân và cộng sự (2011). Theo đó, tuổi thọ thấp hơn, cái chết đến sớm hơn, tuổi kết hôn muộn hơn ... là những yếu tố giúp cho NCT nam giới chịu cảnh sống cô đơn ngắn hơn so với NCT nữ giới.

Tương tự với P < 0,05, kết quả khảo sát phản ánh thực tế NCT có sức khỏe bình thường có tỷ lệ cao nhất sống trong hộ gia đình mở rộng từ 3 thế hệ trở lên (biểu 3.2). Điều này có nghĩa họ có cuộc sống trong gia đình “sôi động” hơn so với các nhóm NCT khác. Trong khi đó, NCT có sức khỏe kém có tỷ lệ cao nhất sống trong hộ gia đình 1 thế hệ, nghĩa là có nguy cơ cao hơn đối diện cuộc sống cô đơn trong gia đình.

Dưới góc nhìn của lý thuyết nhận diện xã hội, điều này cho thấy số lượng các mối quan hệ trong hộ gia đình của NCT có sức khỏe yếu có sự hạn chế, nghĩa là môi trường sống trong gia đình có sự thu hẹp, đồng thời phản ánh nguy cơ thiếu người chăm sóc của nhóm dân số này là cao, nhất là với những trường hợp sống trong hộ gia đình hạt nhân.

Trong tương quan so sánh theo nhóm xã hội thụ hưởng/không thụ hưởng CSXH, kết quả khảo sát cho thấy NCT thụ hưởng có tỷ lệ cao hơn sống trong hộ gia đình mở rộng từ 3 thế hệ trở lên, đồng thời có tỷ lệ thấp hơn sống trong hộ gia đình hạt nhân chỉ có 1 thế hệ (biểu 3.2). Như vậy, theo lý thuyết nhận diện xã hội thì nguy cơ thiếu người chăm sóc của nhóm dân số này cũng là thấp hơn nhờ họ được sống trong môi trường có số lượng thành viên nhiều hơn.

***

Song song với việc phân tích về các mối quan hệ trong gia đình, đề tài đo


lường số lượng thành viên trung bình cùng chung sống. Góc độ tiếp cận này phản ánh quy mô hộ gia đình của NCT có việc làm đạt mức khá cao, song cũng cho thấy nguy cơ “cô đơn” của họ là hiện hữu.

Theo đó, số thành viên của hộ gia đình NCT có việc làm đạt mức trung bình là 5,36 người (bảng 3.1). Kết quả này phù hợp với thông tin thu được từ biểu số liệu

3.1 nêu trên khi có tới 51,6% nhóm dân số này sống trong hộ gia đình mở rộng từ 3 thế hệ trở lên. Song thông tin trên cũng không che lấp được thực tế có tới 16,7% NCT có việc làm sống trong hộ gia đình chỉ có 1 thế hệ, nghĩa là chỉ có 1 hoặc 2 NCT sinh sống (biểu 3.2). Như vậy, điều này tiếp tục phản ánh nguy cơ đối diện cuộc sống cô đơn của nhóm dân số này là rõ nét, trong đó, với số thành viên trung bình thấp nhất (đạt 4,99 người), thì nhóm từ 70 tuổi trở lên dường như là nhóm có nguy cơ cao nhất .

Bảng 3. 1. Số lượng thành viên trung bình trong hộ gia đình



Số thành viên trung bình


Độ tuổi

60 - 64

5,21

65 - 69

5,58

≥ 70

4,99

Giới tính

Nam

6,14

Nữ

4,64


Sức khỏe

Tốt

6,94

Bình thường

5,06

Yếu

5,43

Thụ hưởng

CSXH

5,95

Không

4,92

Tổng

ĐTB

5,36

N

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 11

Song theo lý thuyết nhận diện xã hội thì kết quả khảo sát phản ánh NCT nam giới có nguy cơ “cô đơn” thấp hơn so với NCT nữ giới nhờ họ sống trong hộ gia đình có quy mô trung bình lớn hơn, đạt 6,14 người (bảng 3.1).

Tương tự, kết quả khảo sát cũng cho phép nhận diện thấy NCT có sức khỏe tốt


có thể thiết lập được nhiều mối quan hệ hơn so với NCT có sức khỏe bình thường và yếu nhờ quy mô trung bình trong hộ gia đình đạt mức cao hơn (bảng 3.1). Với họ, điều này có ý nghĩa tích cực về môi trường sống, giúp họ giảm thiểu nguy cơ đối diện sự cô đơn.

Cũng theo lý thuyết nhận diện xã hội, sự khác biệt về quy mô trung bình của hộ gia đình NCT có việc làm tiếp tục thể hiện khi nhóm dân số này được phân chia theo nhóm thụ hưởng/không thụ hưởng CSXH. Theo đó, so với NCT không thụ hưởng thì NCT thụ hưởng thiết lập được nhiều mối quan hệ hơn, nhờ hộ gia đình có quy mô lớn hơn, trung bình đạt 5,95 người (bảng 3.1). Kết quả này cho phép nhận ra nguy cơ sống cô đơn trong gia đình của họ cũng thấp hơn.

Tuy nhiên, những nguy cơ nêu trên chỉ thuần túy được nhận diện, phân tích dưới góc nhìn định lượng, nghĩa là về số lượng các mối quan hệ trong gia đình. Xét về mặt lý thuyết, nhóm NCT có việc làm nào có nhiều mối quan hệ hơn thì sẽ giảm thiểu được nhiều hơn nguy cơ đối diện cuộc sống cô đơn trong ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, xét về mặt thực tiễn thì chất lượng của các mối quan hệ giữa NCT có việc làm với người thân mang ý nghĩa quyết định.

3.1.2. Hành vi ứng xử

Hành vi ứng xử của NCT có việc làm phản ánh chất lượng của các mối quan hệ trong gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy nhóm dân số này thiết lập được mối quan hệ gần gũi, thân thiện, tích cực, tốt đẹp với người thân trong nhà, dù rằng đôi khi có tồn tại xung đột, mâu thuẫn.

Nhằm mục đích đo lường, phác họa chất lượng các mối quan hệ mà NCT có việc làm duy trì trong gia đình, đề tài thiết kế câu hỏi về hành vi ứng xử thường nhật, đồng thời thiết kế phương án trả lời theo thang điểm dao động từ 1 đến 5, trong đó quy ước 1 là không bao giờ, và đến 5 là rất thường xuyên.

Việc thiết kế câu hỏi và phương án trả lời theo thang điểm nêu trên phản ánh NCT có việc làm thường xuyên “Chia sẻ chuyện vui, buồn, khó khăn với người nhà”. ĐTB lượng giá hành vi ứng xử này đạt 3,60 điểm. Trong đó, ĐTB tương ứng của nhóm từ 70 tuổi trở lên cao hơn so với mức trung bình chung, đạt 3,65 điểm (bảng 3.2). Điều này có nghĩa nhiều NCT có việc làm duy trì được mối quan hệ gần gũi với người thân, dù họ ở lứa tuổi 60 – 64, 65 – 69 hay từ 70 trở lên. Nội dung


trích đoạn PVS dưới đây minh chứng thêm cho nhận định này.


Bác không thích cảm giác một mình, không biết nói gì với ai, xa cách với con, cháu. Về già thì ai cũng thích có người trò chuyện. Bác rất hay nói chuyện với cả nhà. Có gì vui, buồn Bác đều kể hết. Bác kể ra, nhưng không phải là để Bác than vãn gì cả. Bác kể ra là cho vui cửa, vui nhà mà thôi. Có như vậy con, cháu Bác mới thêm gần gũi Bác.

Nguồn: Nữ, 63 tuổi, sức khỏe bình thường

Sự chia sẻ của các thành viên trong gia đình cũng khá tương đồng với sự chia

sẻ của NCT có việc làm, bởi nó cùng phản ánh mối quan hệ thân thiết, bền chặt, gần gũi thể hiện thông qua những lúc chuyện trò, trao đổi cùng nhau.

Ông/bà cũng hay nói chuyện, hỏi han. Có gì vui Ông/bà cũng kể, chuyện buồn cũng kể. Tôi cũng hay nói chuyện cùng Ông/bà. Khi Ông/bà hỏi thì cũng nói. Thỉnh thoảng gặp khó khăn thì tôi cũng cho Ông/bà biết. Nhưng tôi thường nói chuyện vui để cho Ông/bà vui, để Ông, bà sống lâu hơn.

Nguồn: 47 tuổi, con trai của NCT ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điều này có nghĩa, theo lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, lý thuyết nhận

diện xã hội, thực tế trên chỉ ra vai trò tích cực của NCT trong việc tạo dựng các mối quan hệ thân thiện, gần gũi, chia sẻ, đồng hành với người thân trong gia đình. Hoạt động đó góp phần củng cố mối liên kết gắn bó giữa các thành viên. Trong đó, mỗi cá nhân đều cảm nhận thấy giá trị, vị thế, chỗ đứng của mình. Nhờ vậy, mối quan hệ giữa NCT có việc làm với người nhà là mối quan hệ đạt chất lượng tốt.

Bảng 3.2. Mức độ chia sẻ chuyện vui, buồn, khó khăn với người nhà



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 - 64

3,74

0,11

3,53

3,94

65 - 69

3,43

0,10

3,24

3,62

≥ 70

3,65

0,10

3,46

3,83

Giới tính

Nam

3,59

0,09

3,42

3,76

Nữ

3,61

0,08

3,45

3,77

Sức khỏe

Tốt

3,11

0,15

2,80

3,41

Bình thường

3,63

0,07

3,50

3,78




Yếu

4,00

0,12

3,75

4,22

Thụ hưởng CSXH

4,13

0,08

3,98

4,29

Không

3,21

0,08

3,05

3,37


Tổng

ĐTB

3,60

0,06

3,49

3,72

ĐLC

1,323

0,035

1,253

1,387

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Tuy nhiên, chất lượng các mối quan hệ giữa NCT có việc làm với người nhà không diễn ra một cách đồng nhất khi chúng được xem xét theo các nhóm xã hội khác biệt về giới tính, sức khỏe, tình trạng thụ hưởng CSXH.

Kết quả khảo sát cho thấy ĐTB đo lường mức độ “Chia sẻ chuyện vui, buồn, khó khăn với người nhà” của NCT có việc làm gần như không có sự khác biệt theo giới tính (bảng 3.2).

Theo cách giải thích của lý thuyết nhận diện xã hội và lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, điều này có nghĩa trong việc thiết lập mối quan hệ với các thành viên khác thì hai nhóm NCT nêu trên đều cùng quan tâm ở mức độ khá tương đồng, nhờ vậy, các mối quan hệ trong gia đình mà hai nhóm dân số này đạt được, xét về mặt chất lượng, là khá tương đương nhau.

Tuy nhiên, mức độ “Chia sẻ chuyện vui, buồn, khó khăn với người nhà” của NCT có việc làm có sự khác biệt rõ nét theo tình trạng sức khỏe. Theo đó, ĐTB đo lường mức độ chia sẻ này tăng dần từ mức 3,11 điểm ở nhóm có sức khỏe tốt lên 3,63 điểm ở nhóm có sức khỏe bình thường và đạt 4,00 điểm ở nhóm có sức khỏe kém (bảng 3.2).

Theo lý thuyết nhận diện xã hội, cũng như lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, bối cảnh xã hội này phản ánh chất lượng các mối quan hệ với người nhà của nhóm có sức khỏe kém là tốt nhất. Điều này dường như bắt nguồn từ nhu cầu được chăm sóc của họ là cao hơn so với các nhóm khác. Nhờ vậy, họ có cơ hội “Chia sẻ chuyện vui, buồn, khó khăn với người nhà” nhiều hơn trong những lần được người thân chăm sóc. Điều này được minh chứng thêm qua trích đoạn PVS dưới đây.

Sức khỏe của Bác yếu hơn so với trước. Bác hay đau ốm hơn. Bác cần được chăm



sóc nhiều hơn và các con Bác cũng quan tâm, thăm hỏi, động viên trò chuyện với Bác hơn.

Nguồn: Nam, 69 tuổi, sức khỏe yếu

Tương tự, dưới góc nhìn của lý thuyết nhận diện xã hội và lý thuyết vị trí xã

hội, vai trò xã hội thì nhóm thụ hưởng CSXH thiết lập được mối quan hệ thân thiết hơn so với nhóm không thụ hưởng. Bởi lẽ, ĐTB đo lường mức độ thường xuyên “Chia sẻ chuyện vui, buồn, khó khăn với người nhà” của nhóm dân số này đạt 4,13 điểm, trong khi đó, ĐTB tương ứng của NCT không thụ hưởng mới đạt 3,21 điểm, nghĩa là thấp hơn 0,92 điểm.

***

Tiếp nối chuỗi phân tích về chất lượng các mối quan hệ trong gia đình của NCT có việc làm, đề tài nhận diện thêm từ góc nhìn khác, đó là góc nhìn theo hướng xung đột, mâu thuẫn thông qua hành vi “nói nặng lời với người nhà”.

Theo lý thuyết nhận diện xã hội và lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, quan sát chất lượng mối quan hệ trong gia đình của NCT có việc làm thông qua hành vi “nói nặng lời với người nhà” phản ánh một thực tế nhóm dân số này cũng có lúc mâu thuẫn với người thân, và đây là điều tất yếu của cuộc sống, nhất là trong bối cảnh xã hội ngày càng bình đẳng giữa các thế hệ.

Tuy nhiên, mức độ mâu thuẫn đó “lửng lơ” giữa 2 thái cực là “không bao giờ” và “rất thường xuyên”, nhưng nghiêng nhẹ về phía “không bao giờ”, và giảm từ mức 2,45 điểm ở những người thuộc độ tuổi 65 – 69 xuống còn 2,35 điểm ở những người thuộc độ tuổi từ 70 trở lên (bảng 3.3). Điều này có nghĩa NCT có việc làm thiết lập được mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình và dường như chất lượng của các mối quan hệ này có xu hướng tăng lên ở những người thuộc độ tuổi lớn nhất. Theo kết quả PVS thì dường như thực tế này là nhờ sự phối hợp chủ động từ phía NCT có việc làm và các thành viên trong gia đình, điều đó giúp cho mâu thuẫn, bất hòa trong cuộc sống được duy trì ở ngưỡng thấp.



Khi nóng giận thì Bác cũng có quát, mắng con, cháu. Nhưng không nhiều đâu. Hay gì cảnh quát mắng nhau. Sống hòa thuận không phải tốt hơn sao.

Nguồn: Nữ, 65 tuổi, sức khỏe bình thường Cuộc sống hàng ngày thì cũng không thể tránh được lúc này, lúc khác. Ai cũng có lúc đúng, lúc sai. Tôi sai mà mắng thì tôi chịu. Chứ tôi không sai mà mắng thì tôi cũng chẳng chịu đâu. Cứ chịu đựng để có mà bị mắng suốt ngày. Nhưng Bố, mẹ chồng tôi cũng dễ tính thôi. Ông, bà ít khi quát mắng con, cháu lắm. Sống chung với nhau lâu rồi, tôi cũng lựa sao để không to tiếng với nhau.

Nguồn: 46 tuổi, con dâu của NCT ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Bối cảnh thực tiễn xã hội nêu trên phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu

khác nhau, như của Lê Thị Quý (2019), Nguyễn Hữu Minh (2012), của Lê Ngọc Lân và cộng sự (2011), hay của Nguyễn Thế Huệ (2017). Những nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ giữa NCT với con, cháu hiện nay khá đồng thuận, dù không tuyệt đối. Sự đồng thuận này giúp cho các gia đình tránh được nhiều mâu thuẫn, bất hòa, là yếu tố duy trì hạnh phúc. Tuy nhiên, sự biến đổi của xã hội từ truyền thống sang hiện đại, từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ, sự bất đồng về quan điểm cũng phần nào tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa NCT và con, cháu, theo đó mâu thuẫn giữa các thế hệ cũng tăng lên. Chẳng hạn như “Trong mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu thì con dâu cũng không còn e ngại mẹ chồng như trước”.

Thực tế, theo lập luận, phân tích của các tác giả như Nguyễn Thế Huệ (2017), Lê Văn Khảm (2014a), Nguyễn Đình Cử (2016) thì mâu thuẫn, bất hòa giữa các thế hệ là quy luật của cuộc sống, bởi NCT có những chứng kiến, trải nghiệm, cảnh ngộ khác với các thế hệ khác, do vậy, họ có nghĩ và hành xử khác. Những trường hợp áp đặt tư duy, ý chí của mình lên lớp trẻ đều có thể dẫn đến mâu thuẫn gia đình.

Mặc dù vậy, kết quả khảo sát tại bảng 3.3 tiếp tục cho thấy mối quan hệ giữa NCT có việc làm với người nhà được duy trì ở ngưỡng tốt. Mức độ mâu thuẫn với người thân trong gia đình nằm dưới ngưỡng trung bình là 2,5 điểm.

Bảng 3.3. Mức độ nói nặng lời với người nhà



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%






Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 - 64

2,28

0,09

2,10

2,45

65 - 69

2,45

0,08

2,30

2,61

≥ 70

2,35

0,09

2,16

2,52

Giới tính

Nam

2,37

0,08

2,23

2,53

Nữ

2,35

0,06

2,22

2,47


Sức khỏe

Tốt

2,45

0,12

2,22

2,70

Bình thường

2,29

0,06

2,18

2,40

Yếu

2,69

0,17

2,35

3,02

Thụ hưởng CSXH

2,25

0,07

2,12

2,40

Không

2,44

0,07

2,31

2,57


Tổng

ĐTB

2,36

0,05

2,27

2,46

ĐLC

1,097

0,03

1,039

1,158

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

So sánh ảnh hưởng của giới tính dưới góc nhìn của lý thuyết nhận diện xã hội cho thấy mức độ nói nặng lời với người nhà ở nhóm nam giới và nữ giới là khá tương đương nhau (bảng 3.3). Điều này có nghĩa cả hai nhóm đều quan tâm điều tiết các mối quan hệ trong gia đình theo hướng hài hòa, thân thiện, giảm xung đột, mâu thuẫn.

Tuy nhiên, so sánh theo tình trạng sức khỏe dưới góc nhìn của lý thuyết nhận diện xã hội phản ánh một thực tế là trong khi nhóm có sức khỏe bình thường và tốt duy trì được mức độ mâu thuẫn ở mức thấp hơn so với ngưỡng trung bình là 2,5 điểm thì nhóm có sức khỏe yếu có mức độ mâu thuẫn ở ngưỡng cao hơn, dù rằng khoảng cách khác biệt là không đáng kể (bảng 3.3). Điều này có nghĩa, mặc dù thường xuyên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người thân nhiều hơn so với nhóm có sức khỏe bình thường và tốt, song sức khỏe suy giảm cũng góp phần cải biến tính cách của nhóm có sức khỏe yếu theo chiều hướng nóng nảy hơn, dễ bực tức hơn, do vậy mà họ có mức độ mâu thuẫn nhiều hơn với người thân thông qua hành vi nói nặng lời.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023