Cơ Sở Lý Luận, Phương Pháp Nghiên Cứu Và Cơ Sở Thực Tiễn Của Đề Tài


này, nhiều NCT cho rằng sự tiếp tục tham gia TTLĐ là cứu cánh hữu hiệu giúp họ có cuộc sống “dễ chịu” hơn cho đến khi không còn khả năng tự chăm sóc bản thân.

Tương tự, các nghiên cứu về bảo đảm thu nhập cho NCT cho thấy, độ bảo phủ về thu nhập của hệ thống an sinh xã hội đối với NCT ngày càng được mở rộng. Những NCT có thời gian làm việc và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng lương hưu, những NCT khác không được đảm bảo thu nhập từ quỹ bảo hiểm xã hội có thể được nhận những khoản trợ cấp xã hội khác, như lương hưu xã hội dành cho người từ 80 tuổi trở lên, trợ cấp xã hội thường xuyên dành cho những trường hợp khó khăn (tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa...). Tuy nhiên, theo phát hiện trong nghiên cứu của tác giả này, NCT nghèo có tỷ lệ thấp tiếp cận các chế độ bảo đảm thu nhập dành cho họ. Đồng thời, mức trợ cấp mà họ được nhận thấp hơn nhiều so với mức chi phí của hộ gia đình. Sự bảo đảm thu nhập từ quỹ BHXH dành cho NCT hiện tại có độ bao phủ thấp, trung bình 5 NCT mới có 1 người tiếp cận chế độ này. Ngược lại, sự bảo đảm thu nhập bằng lương hưu xã hội dành cho người từ 80 tuổi trở lên có độ bao phủ rộng, trung bình 5 người thuộc độ tuổi này thì có tới 4 người thụ hưởng. Nhưng, sự bảo đảm thu nhập từ các khoản trợ cấp xã hội thường xuyên, hay lương hưu xã hội chỉ bằng khoảng 40% so với mức chuẩn nghèo. Nếu so với mức lương hưu trung bình mà NCT được nhận từ các quỹ BHXH thì mức trợ cấp xã hội thường xuyên hay lương hưu xã hội mới chỉ bằng 20%. Do vậy, nhiều NCT, nhất là người nghèo có nhu cầu cao tiếp tục làm việc [Nguyễn Ngọc Anh, 2015; Ngân hàng Thế giới, 2016].

Hơn thế nữa, nghiên cứu của Trần Thị Bích Ngọc và cộng sự (2016), Bộ Y tế (2017), Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), Nguyễn Ngọc Anh (2015), Giang Thanh Long, (2010), Lê Văn Khảm (2014), hay World Bank group (2016) cũng lập luận cho thấy những năm tháng sống trong ốm, đau, bệnh tật triền miên đã đẩy nhiều NCT vào cảnh nghèo, bởi chi phí chăm sóc sức khỏe là gánh nặng kinh tế với nhiều NCT cùng hộ gia đình. Thực tế này cũng có thể trở thành động lực thôi thúc NCT tham gia TTLĐ.

Những lập luận, phân tích của các tác giả này cho thấy, sự gia tăng tuổi thọ, quá trình công nghiệp hoá và sự thay đổi lối sống ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây đã tạo ra những tác động tiêu cực đến sức khoẻ của NCT. Chúng khiến họ yếu


hơn so với NCT của thế hệ trước. Số năm trung bình sống chung với bệnh tật của NCT Việt Nam là khoảng 11 năm, do vậy, có tới hơn 50% NCT tự nhận bản thân có sức khỏe yếu kém cần được chăm sóc. Sự phát hiện trong những nghiên cứu của các tác giả này còn cho thấy, đối với NCT thì bệnh không lây nhiễm còn nghiêm trọng hơn so với bệnh lây nhiễm. Họ thường đến viện khám và điều trị khi bệnh ở giai đoạn muộn. Do vậy, tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính của NCT khá cao, cần điều trị dài ngày, trong khi đó, khả năng tự chi trả chi phí khám chữa bệnh của họ lại rất hạn chế. Nhiều NCT chi đến đồng tiền tích lũy cuối cùng cho chăm sóc sức khỏe, nhiều hộ gia đình bị kiệt quệ kinh tế và bị đẩy vào cảnh nghèo, đồng thời chịu nhiều rủi ro kinh tế, xã hội khác. Thực tế này khiến nhiều NCT mong muốn có thể đi làm trở lại để phụ giúp kinh tế gia đình.

Cũng theo phát hiện trong nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2016, tr. 35), quyết định tiếp tục làm việc của một bộ phận NCT là nhằm giúp họ có thêm thu nhập đảm bảo cuộc sống, chi trả chi phí khám, chữa bệnh và không trở thành gánh nặng đối với con/cháu, dù rằng quyết định đó không phù hợp với nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng được nghỉ ngơi lúc tuổi già.

1.3.2. Sự tham gia thực hiện công việc

Từ những động cơ làm việc nêu trên, nhiều NCT trên thế giới cũng như tại Việt Nam tiếp tục tham gia TTLĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Theo kết quả nghiên cứu của Quỹ dân số liên hợp quốc [UNFPA, 2016], tương tự xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, lực lượng lao động từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam đang tăng nhanh. Sử dụng số liệu thống kê thu được từ cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999, 2009 và số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014, nghiên cứu này chỉ ra, nếu như tỷ lệ nữ giới sau 60 tuổi tiếp tục tham gia TTLĐ chỉ đạt 19,4% và tỷ lệ này ở nam giới đạt 35,0% vào năm 1999, thì đến năm 2009, tỷ lệ này lần lượt đạt 32,1% và 44,6%. Đến năm 2014, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên đạt 36,0% và 47,4%.

Tuy nhiên, đa số NCT làm việc ở khu vực phi chính thức. Điều này được thể hiện qua nghiên cứu về “Nhận diện công việc đang làm của người cao tuổi Việt Nam” của tác giả Phan Thị Minh Hiền (2017), cũng như nghiên cứu của Quỹ dân số liên hợp quốc [UNFPA, 2016]. Những phát hiện từ các nghiên cứu này nêu rõ NCT

Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 6


thường làm ở khu vực phi chính thức, nghĩa là họ làm những công việc tự do, công việc tự tạo, hay công việc gia đình. Những người này chiếm khoảng 2/3 lực lượng lao động thuộc độ tuổi từ 60 trở lên. Tuy nhiên, theo phân tích từ các tác giả trên, số NCT sinh sống tại miền núi, nông thôn có tỷ lệ làm việc ở khu vực phi chính thức cao hơn số NCT sống tại thành thị. Tương tự, số NCT là nữ giới làm việc ở khu vực phi chính thức cao hơn số NCT là nam giới. Số NCT có trình độ học vấn thấp cũng có tỷ lệ cao hơn so với NCT có trình độ học vấn cao làm việc ở khu vực phi chính thức.

Phân tích của tác giả Phan Thị Minh Hiền (2017) cũng cho thấy, lĩnh vực làm việc chủ yếu của NCT là nông nghiệp, nghĩa là đa số làm việc ở khu vực phi chính thức. Khu vực này thu hút đại bộ phận NCT sống tại nông thôn. Nhưng, kết quả so sánh của tác giả cho thấy có khoảng 10% NCT nông thôn làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tương ứng với khoảng 10% NCT thành thị làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

Từ góc nhìn phân tích này, nghiên cứu của Quỹ dân số liên hợp quốc [UNFPA, 2016] cũng chỉ ra tỷ lệ cao của NCT miền núi và nông thôn làm việc trong khu vực phi chính thức, trong lĩnh vực nông nghiệp là bởi họ có trình độ học vấn, tay nghề thấp, khó có thể cạnh tranh trong khu vực chính thức hoặc các ngành công nghiệp và dịch vụ. Hơn thế nữa, nền kinh tế thuộc khu vực chính thức, thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thường phát triển hơn ở các khu vực thành thị và NCT ở đây cũng có trình độ học vấn, tay nghề tốt hơn, nên NCT miền núi và nông thôn cũng khó có thể chuyển ra thành thị tìm kiếm việc làm và cạnh trạnh công việc với NCT thành thị.

Do có độ tập trung cao làm việc ở khu vực phi chính thức nên nghiên cứu của Quỹ dân số liên hợp quốc cũng nêu bật thách thức mà NCT gặp phải, đó là công việc thường có sự bấp bênh cao, trong khi đó, mức lương thực nhận từ công việc lại thấp. Hơn thế nữa, môi trường làm việc thường không đảm bảo và họ cũng ít khi quan tâm đến các điều kiện về an toàn lao động [UNFPA, 2016].

Tuy nhiên, bài viết nghiên cứu “Xu hướng già hóa dân số và an sinh xã hội trong thế kỷ 21” của tác giả Mạc Văn Tiến (2015) cho thấy sự tham gia TTLĐ của NCT đóng góp đáng kể vào GDP của Việt Nam nói chung, vào thu nhập của hộ gia


đình nói riêng. Nhất là vào những đợt khủng hoảng kinh tế thì nguồn thu nhập bổ sung từ việc làm của NCT càng mang ý nghĩa to lớn. Phân tích của tác giả cho thấy vai trò của NCT trên TTLĐ đó là góp phần gia tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và giảm gánh nặng chi trả trợ cấp cho Ngân sách Quốc gia. Phân tích của tác giả cũng chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của lực lượng lao động này với TTLĐ, theo đó, nhiều NCT sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội. Điều đó khiến mức lương của lực lượng lao động trẻ giảm xuống.

Tương tự, trong nghiên cứu về “Sự tham gia thị trường lao động của người cao tuổi: cơ hội chiến thắng dành cho tất cả” hai tác giả Evans và Brooks (2017, tr. 86 - 92) cũng đưa ra cách nhìn nhận tích cực. Phân tích của các tác giả cho thấy, tại Việt Nam, sự tham gia TTLĐ của NCT là một hiện tượng bình thường như bao xã hội già hoặc đang già hóa khác. Những chính sách, biện pháp, đề án nâng tuổi nghỉ hưu do Chính phủ đưa ra nhằm thu hút lực lượng lao động này quay trở lại TTLĐ là một trong những biện pháp chủ động thích ứng với xã hội già hóa. Trong kinh tế học, khi mà có sự cạnh tranh thì mọi cá nhân đều có thể trở thành đối thủ của nhau. Để có thể giành được chiến thắng thì mọi cá nhân đều cần nỗ lực nâng cao năng lực của mình. Do vậy, sự tiếp tục tham gia TTLĐ của NCT tại Việt Nam góp phần tạo áp lực cạnh tranh đối với lực lượng lao động trẻ, buộc nhóm dân số này chủ động thích ứng với thời cuộc. Trong một xã hội cạnh tranh công bằng dựa vào năng lực, những nhà tuyển dụng trả lương cao hơn để thu hút lao động giỏi, khi đó, mức lương trên TTLĐ sẽ tăng lên. Theo nghĩa này, sự tiếp tục tham gia TTLĐ của NCT đem lại lợi ích cho cả xã hội và chính bản thân họ. Nó trái ngược với quan điểm cho rằng “cơ hội việc làm của lực lượng lao động trẻ giảm xuống khi người cao tuổi chưa muốn nghỉ hưu”. Tuy nhiên, tương tự như phát hiện được các nhà khoa học khác đề cập, nghiên cứu của Evans và Brooks cũng cho thấy, xét đến cùng thì sự tham gia TTLĐ của đa số NCT cũng là để có thể tự đảm bảo sinh kế.

Khoảng trống trong nghiên cứu và hướng tiếp cận của luận án

Các nghiên cứu trên đã phác họa một bức tranh khá toàn diện về chân dung xã hội của NCT thể hiện thông qua cuộc sống trong gia đình, ở cộng đồng và thông qua việc làm. Thực tế này cho phép thiết kế khung phân tích của đề tài nghiên cứu.

Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra mối liên hệ giữa NCT với gia đình ngày càng


trở nên lỏng lẻo, người già và con/cháu ít có cơ hội thể hiện sự can thiệp trợ giúp dành cho nhau. Do vậy, sự tôn trọng của con/cháu dành cho NCT ngày càng suy giảm. Nhưng, liệu thực tế này có diễn ra với NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, một địa bàn có bề dày văn hóa truyền thống, nhưng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa trong giai đoạn gần đây?

Các nghiên cứu trên cũng cho thấy NCT tham gia nhiều hơn vào hoạt động cộng đồng nhằm giảm thiểu cảm giác cô đơn, buồn bã của tuổi già khi thiếu vắng con/cháu vây quanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập sâu sắc đến việc duy trì các mối QHXH của NCT có việc làm với bạn thân, hàng xóm, chưa đề cập nhiều đến sự tương trợ của họ dành cho nhóm dân số này khi gặp mâu thuẫn gia đình hoặc khó khăn trong cuộc sống, cũng như chưa đo lường mức độ tôn trọng mà các nhóm xã hội này dành cho NCT có việc làm, nhất là tại một địa bàn cụ thể là Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Tương tự, thực tế phân tích trên cho thấy các tác giả nhấn mạnh vào yếu tố kinh tế trong động cơ làm việc của NCT mà chưa đề cập nhiều đến các động cơ khác, như động cơ về mặt xã hội hay động cơ về mặt cá nhân của NCT. Thực tế này cho phép đề tài đi vào phân tích động cơ làm việc của NCT dưới tác động của yếu tố kinh tế, yếu tố cá nhân và yếu tố xã hội, so sánh ảnh hưởng của chúng nhằm phác họa một phần chân dung xã hội của họ thông qua việc làm.

Các nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra thực trạng tham gia TTLĐ của NCT, sự đóng góp của nhóm dân số này vào nền kinh tế nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng. Song, các nghiên cứu này chưa nhấn mạnh, hoặc chưa đề cập nhiều đến các nhóm xã hội khác biệt về độ tuổi, giới tính, sức khỏe, tình trạng thụ hưởng CSXH khi tiếp tục làm việc, nhất là chưa đề cập đến một địa bàn cụ thể là Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội; cũng như chưa nhấn mạnh hoặc đề cập nhiều đến công việc, thu nhập và sự thỏa mãn về công việc của NCT.

Do vậy, những khoảng trống nghiên cứu này trở thành điểm mới mà đề tài đề cập. Mặc dù vậy, nội dung của các nghiên cứu trên cũng cho phép đề tài thiết kế khung phân tích tập trung vào cuộc sống của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ đó phác họa chân dung xã hội trong gia đình, ở cộng đồng và thông qua việc làm. Những phát hiện của nghiên cứu góp phần bổ sung tri thức về


NCT có việc làm, là căn cứ đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm dân số này.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tập trung vào việc phác họa chân dung xã hội trong gia đình, ở cộng đồng và thông qua việc làm của NCT. Nội dung này cho thấy sự biến đổi các mối quan hệ xã hội giữa các thành viên, sự thay đổi mô hình tổ chức gia đình khiến NCT đang cảm nhận sự cô đơn ngày càng hiện hiện trong chính ngôi nhà của mình; sự thay đổi hệ giá trị cũng khiến NCT cảm thấy vị trí, vai trò của bản thân suy giảm; song, đa số NCT vẫn nhận được sự quan tâm, chăm sóc, thăm hỏi, phụng dưỡng tích cực của con cháu.

Để thích ứng với cuộc sống với đầy xáo trộn đang diễn ra trong gia đình, nhiều NCT tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhờ vậy, họ cảm nhận sự thoải mái về mặt tinh thần và có sức khỏe tốt hơn. Nhiều hoạt động văn hóa – xã hội ở cộng đồng là do NCT đảm nhận và họ thường thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao. Những điều này đã trở thành động lực duy trì, kiến tạo sự tôn trọng của xã hội dành cho họ

Nội dung chương 1 cũng cho thấy NCT có nhiều động cơ khác nhau khi tiếp tục làm việc. Động cơ làm việc này có thể bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu rèn luyện sức khỏe, nhu cầu cống hiến cho xã hội, nhưng cũng có thể bắt nguồn từ nhu cầu tự đảm bảo sinh kế. Tuy nhiên, khi tham gia TTLĐ, đa số NCT làm việc ở khu vực phi chính thức, nghĩa là họ làm những công việc tự do, công việc tự tạo, hay công việc gia đình. Song, sự tham gia lao động của NCT đóng góp đáng kể vào GDP của Việt Nam nói chung, vào thu nhập của hộ gia đình nói riêng, nhất là vào những đợt khủng hoảng kinh tế thì nguồn thu nhập bổ sung thêm từ việc làm của NCT càng mang ý nghĩa to lớn.

Những phát hiện từ chương 1 này cho phép đề tài phát hiện ra những khoảng trống để tiếp tục thực hiện nghiên cứu về chân dung xã hội của NCT có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, từ đó:

Phác họa chân dung xã hội trong gia đình

Phác họa chân dung xã hội ở cộng đồng

Phác họa chân dung xã hội thông qua việc làm.


Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Các khái niệm công cụ

2.1.1. Người cao tuổi

Tại hội thảo về “tăng cường chăm sóc cơ bản dành cho NCT” do Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức tại Genève vào ngày mùng 9 tháng 11 năm 1987, các chuyên gia thừa nhận thật khó có thể đưa ra một khái niệm duy nhất về NCT mà có thể phù hợp với nhiều hoàn cảnh. Theo các chuyên gia, mọi định nghĩa dưới góc độ sinh học, kinh tế, xã hội đều có những hạn chế nhất định. Chúng không bao quát được các phương diện khác của NCT. Chẳng hạn, nếu định nghĩa dưới góc nhìn sinh học, chúng ta khó có thể nhận diện được nhóm dân số này bởi vì “quá trình già hoá bắt đầu ngay từ khi sinh ra và tiếp diễn trong toàn bộ thời kỳ trưởng thành”. Nhưng khi định nghĩa NCT dưới góc nhìn xã hội, chúng ta mắc trở ngại lớn, đó là “các đặc điểm nhận dạng người cao tuổi của các thành viên trong xã hội dao động theo bối cảnh văn hoá và dao động từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Cuối cùng, các chuyên gia thống nhất rằng việc sử dụng độ tuổi làm tiêu chí xác định NCT giúp khắc phục được phần lớn các hạn chế nêu trên. Theo lập luận của các nhà khoa học, “chúng ta không thể tìm ra cách nào tốt hơn là sử dụng tuổi làm tiêu chí xác định NCT, và khi sử dụng tuổi làm tiêu chí có nghĩa chúng ta đồng thời thừa nhận rằng mối quan hệ giữa tuổi với các tiêu chí sinh học, xã hội và kinh tế sẽ có sự khác biệt giữa các quốc gia” [WHO, 1989, tr. 7 - 9].

Đồng tình với quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới, nhiều nhà xã hội học cho rằng, cái nhãn “người cao tuổi” được sử dụng để gắn theo độ tuổi của các cá nhân là cái nhãn phù hợp. Cách nhìn thông qua biến số duy nhất này đã hình thành tư duy về một nhóm xã hội đồng nhất với đầy đủ bản sắc tâm lý, tính cách, văn hóa, lối sống ... của nhóm xã hội đặc thù [Ennuyer, 2015, tr. 54- 55].

Như vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu, NCT được nhận diện thông qua tiêu chí tuổi của họ. Tuy nhiên, làm thế nào để xác định một độ tuổi cho NCT?.

Mặc dù thừa nhận tuổi là tiêu chí phù hợp cho việc nhận diện NCT, nhưng ở độ tuổi nào thì một người được coi là NCT: 60 hay 65 tuổi?. Nhiều nhà xã hội học phân tích cho thấy thực tế xã hội hiện nay đang tồn tại hai quan điểm khác nhau về


độ tuổi này. Quan điểm thứ nhất cho rằng cần xác định ở mốc 65 hoặc tăng lên, trong khi đó, quan điểm thứ hai cho rằng cần giảm xuống [Hervé Gauthier, 2007, tr. 50 – 51].

Quan điểm thứ nhất chỉ ra trong các nghiên cứu khác nhau, các độ tuổi được sử dụng nhằm xác định nhóm dân số cao tuổi dao động theo các nhà nghiên cứu và theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, tuổi thọ gia tăng, mức sống, hành vi tiêu dùng và tình trạng sức khoẻ của những người nghỉ hưu sớm đã khiến cho độ tuổi 65 được sử dụng trước đó trở nên không còn phù hợp, mà đòi hỏi có sự điều chỉnh tăng lên, nhất là ở các quốc gia công nghiệp phát triển [Haute autorité de santé, 2015].

Quan điểm thứ hai lập luận rằng độ tuổi từ 65 trở lên có thể phù hợp ở các quốc gia phát triển, nhưng dường như chưa phù hợp với các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển. Các quốc gia này có tuổi thọ thấp hơn [WHO, 2015, tr. 20; Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ, 2009, tr. 1].

Do vậy, theo tổ chức Y tế Thế giới, tuỳ thuộc tuổi thọ khác nhau mà các quốc gia đưa ra các mốc tuổi khác nhau. Tại các quốc gia chậm phát triển, độ tuổi này được xác định từ đủ 50. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển, độ tuổi này được xác định từ đủ 65. Đối với các quốc gia đang phát triển, độ tuổi này thường được xác định từ đủ 60 [WHO, 2015, tr. 25 - 27].

Căn cứ tiêu chí phân loại nêu trên, đề tài sử dụng độ tuổi thường được áp dụng tại các quốc gia đang phát triển. Độ tuổi này phù hợp với Việt Nam, nơi có tuổi thọ trung bình đạt 72,8 tuổi vào năm 2009 [UNFPA, 2011], 73 tuổi vào năm 2013 và 76 vào năm 2016 [Tran Thi Bich Ngoc et al, 2016, tr. 488]. Như vậy, theo tổ chức Y tế Thế giới, cũng như Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2009, thuật ngữ người cao tuổi được sử dụng để miêu tả những người từ đủ 60 tuổi trở lên.

Theo cách hiểu nêu trên, NCT được coi là một nhóm xã hội đặc thù, có nhiều lợi thế so sánh về mặt kinh tế, xã hội, bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm sống. Từ những lợi thế này mà nhiều NCT tiếp tục có những cống hiến tích cực đối với sự phát triển xã hội, sự ổn định của gia đình và sự độc lập của bản thân [UNFRA, 2011].

Từ thực tế này, nguyên tắc về NCT được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết số 46/91 ngày 16/12/1991 ghi nhận rằng NCT là một nguồn

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí