44,3 | 43,4 | 43,1 | 42,3 | |
Nông nghiệp | 0,2 | 0,2 | 0,2 | 0,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chân Dung Xã Hội Của Người Cao Tuổi Có Việc Làm
- Chân Dung Xã Hội Của Người Cao Tuổi Có Việc Làm Nhìn Từ Lý Thuyết Vị Trí Xã Hội, Vai Trò Xã Hội
- Lý Thuyết Động Cơ Làm Việc Và Cách Thức Vận Dụng
- Mức Độ Chia Sẻ Chuyện Vui, Buồn, Khó Khăn Với Người Nhà
- Mức Độ Tham Gia Định Hướng Công Việc Cho Con, Cháu (Đơn Vị =
- Mức Độ Tham Gia Hòa Giải Mâu Thuẫn Gia Đình (Đơn Vị = %)
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
[Nguồn: Ủy ban Nhân dân Quận Nam Từ Liêm, 2018]
Cũng theo báo cáo trên, toàn Quận Nam Từ Liêm có 28 Hợp tác xã với 10.928 xã viên, 1 quỹ tín dụng nhân dân với 1.569 thành viên, có 8.889 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 1.650 doanh nghiệp thành lập mới với vốn đăng ký lên tới hơn
2.000 tỷ đồng. Toàn quận cũng có 8.255 hộ kinh doanh, trong đó thương mại, dịch vụ chiếm hơn 90%. Các đơn vị kinh tế trên đóng góp tích cực cho nền kinh tế của quận, cũng như duy trì và tạo mở nhiều việc làm mới cho người lao động, bao gồm NCT.
Về các hoạt động văn hóa – xã hội
Các hoạt động văn hóa – xã hội, phong trào đoàn thể phát triển rộng khắp như các hoạt động vận động người dân tham gia phát huy tinh thần sáng tạo, lao động, văn hóa, lễ hội văn minh. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội nêu trên cho thấy số hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa lên tới 88,4% và tập trung vào những hộ gia đình có NCT.
Về thụ hưởng chính sách xã hội
Số liệu thống kê cho thấy trong tổng số 368.174 người dân ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thì có tới 76,0% người thụ hưởng ít nhất một loại hình CSXH, trong đó, tỷ lệ thụ hưởng CSXH của NCT lên tới 92,9%.
Bảng 2.3.Kết quả thụ hưởng CSXH ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Từ đủ 16 tuổi trở xuống | Từ 17 đến dưới 60 tuổi | Từ đủ 60 tuổi trở lên | Tổng | |
Thụ hưởng | 97,7 | 63,8 | 92,9 | 76,0 |
Không thụ hưởng | 2,3 | 36,2 | 7,1 | 24,0 |
N | 81271 | 226637 | 60266 | 368174 |
Tổng | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
[Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2016]
Trong số các chế độ của CSXH thì nhóm dân số từ đủ 16 tuổi trở xuống có tỷ lệ cao nhất thụ hưởng các chế độ khác như chế độ bảo hiểm, trợ cấp dành cho học sinh còn đang đi học.
Bảng 2.4. Chế độ thụ hưởng CSXH ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Từ đủ 16 tuổi trở xuống | Từ 17 đến dưới 60 tuổi | Từ đủ 60 tuổi trở lên | Tổng | |
Chế độ trợ giúp xã hội | 2,9 | 16,8 | 25,7 | 14,6 |
Chế độ ưu đãi xã hội | 0,0 | 10,1 | 53,8 | 16,0 |
Chế độ bảo hiểm xã hội | 1,7 | 41,0 | 10,0 | 23,6 |
Các chế độ khác | 95,5 | 32,1 | 10,6 | 45,8 |
N | 79384 | 144551 | 56017 | 279952 |
Tổng | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
[Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2016]
Trong khi đó, NCT có tỷ lệ cao nhất thụ hưởng chế độ ưu đãi xã hội dành cho người có công với cách mạng (53,8%), tiếp đó là chế độ trợ giúp xã hội (25,7%) dành cho người nghèo, người cận nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời NCT có tỷ lệ thấp nhất thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (10,0%) dành cho người lao động làm việc ở khu vực chính thức, hoặc thân nhân của họ.
2.4.2. Đặc điểm của người cao tuổi có việc làm tham gia khảo sát
Theo cỡ mẫu khảo sát 480 NCT có việc làm được bốc thăm ngẫu nhiên tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, NCT có tuổi đời thấp nhất là 60, cao nhất là 75. Tuổi trung bình của nhóm dân số này đạt 66,63 (bảng 2.5).
Bảng 2.5. Tuổi trung bình của NCT có việc làm tham gia khảo sát
Sai số | Khoảng tin cậy 95% | |||
Cận đáy | Cận trên | |||
Tuổi thấp nhất | 60 | |||
Tuổi cao nhất | 75 | |||
Tuổi trung bình | 66,63 | 0.20 | 66.26 | 67.01 |
Độ lệch chuẩn | 4.240 | 0.091 | 4.056 | 4.416 |
N | 480 | 0 | 480 | 480 |
Nguồn: Kết quả khảo sát tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019 |
Cũng theo cỡ mẫu khảo sát nêu trên, đề tài thu thập thông tin về đặc điểm nhân khẩu học – sức khỏe và đặc điểm kinh tế - xã hội của nhóm dân số này (bảng
2.6).
Bảng 2.6. Thông tin chung về NCT Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Biến số | Chỉ báo | Số lượng | % | |
Đặc điểm nhân khẩu học - sức khỏe | Độ tuổi | 60 - 64 | 168 | 35,0 |
65 - 69 | 173 | 36,0 | ||
≥ 70 | 139 | 29,0 | ||
Giới tính | Nam | 230 | 47,9 | |
Nữ | 250 | 52,1 | ||
Sức khỏe | Tốt | 66 | 13,8 | |
Bình thường | 360 | 75,0 | ||
Yếu | 54 | 11,3 | ||
Đặc điểm kinh tế - xã hội | Học vấn | Cấp I trở xuống | 96 | 20,0 |
Cấp II | 209 | 43,5 | ||
Cấp III | 98 | 20,4 | ||
Sau cấp III | 77 | 16,0 | ||
Khu vực làm việc | Chính thức | 147 | 30,6 | |
Phi chính thức | 333 | 69,4 | ||
Hộ nghèo/cận nghèo | Có | 28 | 5,8 | |
Không | 452 | 94,2 | ||
Thụ hưởng CSXH | Có | 204 | 42,5 | |
Không | 276 | 57,5 | ||
Tổng | 480 | 100,0 | ||
Nguồn: Kết quả khảo sát tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019 |
Với cỡ mẫu khảo sát 480 NCT có việc làm nêu thì nhóm người thuộc độ tuổi 60 – 64 chiếm 35,0%, thuộc độ tuổi 65 – 69 chiếm 60,0% và thuộc độ tuổi 70 trở lên chiếm 29,0%, trong đó, nam giới chiếm 47,9% và nữ giới chiếm 52,1%.
Tương tự, theo cơ cấu sức khỏe cho thấy có tới 13,8% NCT thừa nhận bản thân có sức khỏe tốt, 75,0% có sức khỏe bình thường và 11,3% có sức khỏe yếu.
Về khu vực làm việc, có tới 69,4% làm việc ở khu vực phi chính thức, nghĩa là làm những công việc tự do, công việc không được ký kết hợp đồng lao động. Trong
số những NCT tham gia khảo sát, số thuộc hộ nghèo/cận nghèo chỉ chiếm 5,8%.
Theo cơ cấu thụ hưởng CSXH thì số NCT thụ hưởng chiếm 42,5%. Trong giới hạn đề tài nghiên cứu thì NCT thụ hưởng CSXH chỉ bao gồm những người được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội1, được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội dành cho người có công với cách mạng2 hay được hưởng chế độ trợ cấp xã hội dành cho những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn3.
Tiểu kết chương 2
Nội dung chương 2 tập trung vào luận giải khái niệm NCT là những người từ đủ 60 tuổi trở lên; cũng như các khái niệm việc làm, NCT có việc làm và chân dung xã hội, từ đó xây dựng cách hiểu về chân dung xã hội của NCT có việc làm theo 3 nhóm chỉ số. Đó là chỉ số phác họa chân dung xã hội trong gia đình, chỉ số phác họa chân dung xã hội ở cộng đồng và chỉ số phác họa chân dung xã hội thông qua việc làm.
Nội dung chương 2 cũng trình bày, luận giải cách vận dụng lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, lý thuyết nhận diện xã hội, lý thuyết động cơ làm việc; đồng thời luận giải phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Ngoài ra, nội dung chương 2 cũng đã giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu và đặc điểm chung của NCT có việc làm tham gia khảo sát, trong đó, tuổi trung bình của nhóm dân số này đạt 66,63 tuổi và tuổi cao nhất là 75.
1 Luật số 58/2014/QH13 về Bảo hiểm xã hội do Quốc hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014.
2 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 16 tháng 7 năm 2012
3 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Chính phủ ban hành ngày 21 tháng 10 năm 2013
Chương 3. CHÂN DUNG XÃ HỘI PHÁC HỌA TỪ CUỘC SỐNG TRONG GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI CÓ VIỆC LÀM Ở QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI
Chương 3 nghiên cứu cuộc sống trong gia đình của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội nhằm phác họa một phần chân dung xã hội của nhóm dân số này. Nội dung phân tích tập trung vào các mối quan hệ trong gia đình, sự ảnh hưởng đến gia đình và sự tôn trọng của các thành viên.
3.1. Quan hệ trong gia đình
Phác họa từ cuộc sống trong gia đình cho thấy số lượng các mối quan hệ giảm xuống khiến nguy cơ đối diện cuộc sống cô đơn của NCT có việc làm trở lên ngày càng rõ nét, nhưng sự quan tâm, chia sẻ giữa nhóm dân số này với các thành viên khác luôn diễn ra trong bầu không khí tích cực, gần gũi, thân thiện. Điều này có nghĩa, đa số NCT có việc làm duy trì tốt các mối quan hệ trong gia đình, dù rằng đôi khi cũng tồn tại sự mâu thuẫn, bất hòa với người thân.
3.1.1. Tình trạng hôn nhân và số lượng các mối quan hệ
Theo quy luật sinh – tử của cuộc sống, theo bối cảnh xã hội chung về mặt gia đình, như tình trạng ly hôn, ly thân, chuyển đến sống cùng con/cháu nên số NCT có việc làm không sống cùng vợ/chồng tăng dần theo độ tuổi. Điều này có nghĩa nguy cơ đối diện cuộc sống cô đơn trong gia đình của nhóm dân số này đang hiện hữu. Thực tế này đang diễn ra tại địa bàn Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội và được minh chứng qua số liệu khảo sát dưới đây.
Theo đó, số NCT có việc làm đang chung sống cùng vợ/chồng sống chỉ chiếm 57,5%. Thực tế đó phản ánh có tới 42,5% nhóm dân số này chịu cảnh “cô đơn” không có bạn đời đồng hành trong giai đoạn hiện nay bởi hiện tượng góa, ly hôn, ly thân hoặc chuyển đến sống cùng con, cháu. Hơn thế nữa, khi độ tuổi tăng lên thì tỷ lệ có vợ/chồng sống cùng tiếp tục giảm xuống, từ mức 63,1% ở nhóm 60 – 64 tuổi xuống còn 56,1% ở nhóm 65 – 69 tuổi và còn 52,5% ở nhóm từ 70 tuổi trở lên. Điều này cho thấy nguy cơ đối diện cuộc sống thiếu sự chia sẻ của người bạn đời tăng dần theo độ tuổi (biểu 3.1).
Kết quả trên có sự phù hợp với nghiên cứu của Liên hợp quốc (2007), hay Ngân hàng Thế giới (2016). Các nghiên cứu này giải thích rằng tình trạng ly hôn, ly
thân, sự khác biệt về tuổi thọ giữa nam và nữ đang diễn ra phổ biến, chúng làm biến đổi mô hình tổ chức gia đình và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của NCT. Do vậy, số NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội không có vợ/chồng sống chung tăng lên, kéo theo đó là “cảm giác cô đơn ngay trong gia đình” cũng tăng theo.
Theo lý thuyết nhận diện xã hội, thực tế này hình thành nên các nhóm xã hội khác nhau, với những môi trường sống khác nhau, trong đó, có nhóm nhận được sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, thậm chí nhận cả những lời phàn nàn, chê trách, quát mắng của người bạn đời. Nhưng nhờ vậy mà họ cảm nhận được cuộc sống “đồng hành” của vợ/chồng. Trong khi đó, đây là một điều khó có thể xảy ra đối với nhóm không có vợ/chồng sống cùng. Điều này góp phần phác họa chân dung cuộc sống, cũng như tạo dựng bản sắc xã hội riêng cho các nhóm NCT có việc làm.
Biểu 3.1. Tỷ lệ NCT có việc làm chung sống cùng vợ/chồng (N = 480, đơn vị = %)
(Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019)
Tuy nhiên, sự biến động về tình trạng hôn nhân và nguy cơ đối diện cuộc sống “cô đơn” của NCT có việc làm diễn ra một cách không đồng nhất giữa các nhóm xã hội khác biệt theo giới tính, sức khỏe, và tình trạng thụ hưởng CSXH.
Biểu 3.1 cho thấy NCT nữ giới có nguy cơ sống “cô đơn” cao hơn so với NCT nam giới. Song, đây không là hiện tượng cá biệt ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Theo giải thích từ nhiều nghiên cứu khác nhau [Lê Ngọc Lân và cộng sự, 2011; Giang Thanh Long và cộng sự, 2012], sự chênh lệch về tuổi thọ bình quân đầu
người4 được coi là nhân tố cơ bản dẫn đến tình trạng NCT nữ giới đối diện nguy cơ ở góa cao hơn so với NCT nam giới, và do vậy, họ chịu cảnh cô đơn với khoảng thời gian dài hơn.
Tương tự, nguy cơ đối diện cuộc sống “cô đơn” của NCT có việc làm cũng không có sự đồng nhất khi nhóm xã hội này được nhận diện theo tình trạng sức khỏe. Theo biểu 3.1 thì NCT có sức khỏe bình thường là nhóm đối diện cuộc sống “cô đơn” cao hơn so với NCT có sức khỏe tốt hoặc yếu. Song, nguy cơ này gần như không có sự khác biệt khi NCT có việc làm được chia thành nhóm thụ hưởng hoặc không thụ hưởng CSXH.
Như vậy, dưới góc nhìn của lý thuyết nhận diện xã hội, tình trạng trên cho thấy bức tranh tương đồng giữa các thành viên trong nhóm NCT có việc làm (có vợ/chồng sống chung) và khác biệt giữa các nhóm (nhóm có vợ/chồng sống chung và nhóm không có) về tình trạng hôn nhân. Sự tương đồng và khác biệt này phản ánh những thuộc tính đa dạng trong đời sống gia đình và được khắc họa thông qua tình trạng hôn nhân, đồng thời cho thấy nguy cơ đối diện cuộc sống cô đơn do thiếu bạn đời đồng hành khi về già của các nhóm NCT có việc làm là khác nhau. Nguy cơ này dường như có xu hướng tăng lên theo thời gian.
***
Tiếp theo phân tích nêu trên, đề tài nghiên cứu về mối quan hệ trong gia đình của NCT có việc làm theo số lượng các thế hệ cùng chung sống. Kết quả khảo sát cho thấy đa số nhóm dân số này sống trong hộ gia đình mở rộng, song cũng có nhiều trường hợp sống trong hộ gia đình 1 thế hệ. Thực tế này tiếp tục kiểm chứng nội dung phân tích nêu trên, đó là nguy cơ đối diện cuộc sống cô đơn của NCT có việc làm đang hiện hữu.
Kết quả nhận diện tại biểu 3.2 nêu rõ tỷ lệ NCT có việc làm sống trong hộ gia đình có từ 3 thế hệ trở lên chiếm 51,7%. Điều này có nghĩa, số người sống trong hộ gia đình mở rộng đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm xuống còn 48,3% khi họ bước qua tuổi 70. Song song với đó, số người sống trong hộ gia đình 1 thế hệ cũng chiếm tỷ lệ đáng báo động, lên tới 16,7%.
4 Theo số liệu mới nhất của Liên hợp quốc vào ngày 13/11/2019, tuổi thọ bình quân đầu người ở Việt Nam là 76,6 tuổi, trong đó, nam giới là 72,1 tuổi và nữ giới là 81,3 tuổi (https://danso.org/viet-nam/).
Thực tế này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thọ (2014), cũng như của Liên hợp quốc (2007), theo đó, càng lùi xa về quá khứ thì tỷ lệ NCT sống trong hộ gia đình mở rộng càng tăng và càng tiến gần đến hiện tại thì tỷ lệ này càng giảm. Theo xu hướng này, tỷ lệ NCT có việc làm sống trong hộ gia đình mở rộng còn tiếp tục giảm xuống trong giai đoạn tới.
Song, theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh (2012), khi sức khỏe của NCT giảm sút khiến họ khó có thể tự chăm sóc bản thân thì nhiều người có xu hướng kêu gọi con/cháu về sống cùng. Nhờ vậy, số NCT ở độ tuổi lớn nhất sống trong hộ gia đình hạt nhân giảm xuống. Sự giải thích này phù hợp với kết quả thu được tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, nơi mà số NCT có việc làm ở độ tuổi từ 70 trở lên sống trong hộ gia đình 1 thế hệ là thấp nhất, chỉ chiếm 12,9% (bảng 3.2).
Mặc dù vậy, kết quả khảo sát ở biểu 3.2 nêu trên phản ánh một bộ phận NCT có việc làm có nguy cơ đối diện cuộc sống cô đơn ngay trong ngôi nhà của mình vào những năm tháng cuối đời, dù rằng mức độ này đang nằm dưới ngưỡng 20%. Song kết luận này cần có thêm thông tin kiểm chứng (P > 0,1).
Biểu 3. 2. Số hệ thế cùng chung sống (N = 480; đơn vị = %)
70
60
50
40
30
20
10
0
52.3
53.8
58.3
56.1
60.8
48.3
38.8
45.6
51.6
424.24.4
29.8
27.7
30.4
32.8
27.8
44.4
33.3
44.9
38
31.7
23
17.9 18.5
12.9
21.6
15.2
16.1
22.3
16.2 17.1 16.7
11.3
60 - 64 65 - 69 ≥ 70 Nam Nữ
Tốt
Có
Không
Độ tuổi***
Giới tính*
Bình Yếu
thường
Sức khỏe*
Thụ hưởng
CSXH*
Tổng
1 thế hệ
2 thế hệ
≥ 3 thế hệ
Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1
Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019
Theo logic phân tích tình trạng hôn nhân của NCT có việc làm nêu trên, nội