đồng, nơi làm việc, bạn bè... và các cá nhân luôn muốn khẳng định giá trị xã hội của bản thân trong từng nhóm xã hội cụ thể. Điều này đòi hỏi các cá nhân “bày ra” những thuộc tính xã hội của mình và điều chỉnh nó sao cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, bản sắc, thuộc tính xã hội của các cá nhân cũng có sự phân biệt theo các nhóm xã hội mà cá nhân đó tham gia, bởi mỗi nhóm xã hội đều có những nét đặc thù riêng. Điều này cho phép luận án phân tích chân dung xã hội của NCT có việc làm từ thực tiễn cuộc sống trong gia đình và ở cộng đồng.
2.2.3.Lý thuyết động cơ làm việc và cách thức vận dụng
2.2.3.1. Nội dung cơ bản của lý thuyết động cơ làm việc
Thuật ngữ “động cơ thúc đẩy”, tiếng Anh là “motivation” xuất hiện vào những năm đầu của thế kỷ 20, sau đó trở thành nền tảng hình thành lý thuyết “động cơ làm việc”. Theo lý thuyết này, các hoạt động của con người chịu sự tác động của tính cách cá nhân, vai trò xã hội, môi trường xung quanh, cũng như của yếu tố truyền thống, thói quen và nhu cầu sinh hoạt. Đây chính là những động cơ thúc đẩy con người làm việc. Thông thường, sự lựa chọn việc làm của con người luôn diễn ra theo cách ngẫu nhiên và chịu giới hạn của môi trường tiếp xúc. Khi tìm được việc làm phù hợp với ý nghĩa cuộc sống, con người sẽ hăng say làm công việc đó, nhưng khi sự phù hợp giữa việc làm và ý nghĩa cuộc sống giảm xuống thì động cơ làm việc của con người cũng giảm theo và họ có thể từ bỏ công việc. Do vậy, động cơ làm việc trở thành hương vị thúc đẩy cá nhân làm việc tích cực, liên tục, kiên trì và hiệu quả [Chantal Rivaleau, 2003].
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung lý thuyết của nhiều tác giả khác nhau (chẳng hạn như của Taylor, Elton Mayo, Mac Gregor, Vroom, Deci...), Claude Lévy- Leboyer (2006) khái quát lý thuyết động cơ làm việc như sau:
Động cơ làm việc của con người chịu sự tác động của 3 nhân tố cơ bản, đó là: nhu cầu thiết lập các mối quan hệ xã hội, nhu cầu hội nhập vào một nhóm xã hội chính thức và sự năng động của nhóm khi cùng hướng tới thực hiện mục đích đề ra.
Động cơ làm việc của con người phụ thuộc vào sự kỳ vọng của họ trong công việc (chẳng hạn như, tôi có thể đạt được điều gì, tôi sẽ đạt tới vị trí nào trong hệ thống cấp bậc công việc, tôi có thể làm được
những gì?), vào mong đợi về công bằng giữa đóng góp và nhận lại (chẳng hạn như: với năng suất lao động của tôi thì tôi sẽ nhận lại được gì?, liệu các chế độ lương, thưởng có phù hợp với những nỗ lực mà tôi đã bỏ ra?) và vào sự ghi nhận các giá trị (chẳng hạn như: với những lợi thế có được của bản thân thì giá trị mà tôi nhận được ở đây là gì?, những giá trị thực mà tôi nhận được có thể thỏa mãn tôi hay không?).
Trong lý thuyết động cơ làm việc thì sự kỳ vọng trong công việc, sự mong đợi về công bằng giữa đóng góp và nhận lại, cũng như sự ghi nhận các giá trị đều thuộc về cơ chế phản ứng chủ quan của con người, và có thể dao động từ cá nhân này sang cá nhân khác. Do vậy, động cơ làm việc của con người cũng có sự dao động giữa các cá nhân.
Người lao động thường mất/suy giảm động cơ làm việc khi mà tiền lương từ công việc chưa tương xứng với công sức mà họ bỏ ra.
Trong lý thuyết động cơ làm việc thì nhu cầu là nhân tố quan trọng thúc đẩy con người làm việc. Nhu cầu là khái niệm đề cập đến tình trạng thiếu hụt, mong đợi, ước muốn, kỳ vọng của con người. Khi một nhu cầu của con người đang dần được thỏa mãn thì con người cũng mất dần động lực thực hiện các công việc cho mục đích thỏa mãn nhu cầu đó. Tuy nhiên, theo cơ chế phản ứng tâm lý thì khi một nhu cầu trong con người giảm xuống hoặc mất đi thì sẽ có một hoặc nhiều nhu cầu mới nảy sinh thúc đẩy con người thỏa mãn nó. Điều này có nghĩa nhu cầu là nguồn cung cấp dưỡng chất ổn định và liên tục cho phép duy trì động cơ làm việc của con người. Nhu cầu đó có thể là xuất phát từ mục đích sinh tồn (nhu cầu kinh tế), từ mục đích hòa nhập xã hội (nhu cầu xã hội hóa), từ mục đích giải trí (nhu cầu giải trí), từ mục đích danh vọng (nhu cầu được tôn trọng)... [Thierry Pacaud, 2016, tr. 65- 69].
Theo lý thuyết động cơ làm việc của Locke (1968, tr. 155 - 160), mỗi khi tham gia vào quá trình lao động, các cá nhân đều có những động cơ làm việc nhất định. Việc thao tác hóa các mục tiêu đặt ra đối với từng vị trí công việc trở thành một trong những nhân tố quan trọng tăng cường động cơ làm việc của con người. Căn cứ vào tính chất mục tiêu công việc, người lao động sẽ xác định động cơ làm việc của bản thân từ đó ra quyết định thực hiện hoặc từ bỏ công việc [Locke, 1968, tr. 161].
Như vậy, theo nội dung cơ bản của lý thuyết động cơ làm việc, khi tìm được việc làm phù hợp với ý nghĩa cuộc sống, con người sẽ hăng say lao động. Tuy nhiên, động cơ làm việc của người lao động chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó, có động cơ thuộc về nhu cầu, nhận thức, mục đích của cá nhân, có động cơ thuộc về sự tác động của các nhân tố bên ngoài như: lợi ích nhận được từ công việc, cơ hội thăng tiến, sự thừa nhận của xã hội, sự phân công công việc và trách nhiệm... Do vậy, căn cứ vào sự tác động của các nhân tố mà người lao động điều chỉnh tăng cường hoặc giảm thiểu động cơ làm việc của bản thân, từ đó quyết định tiếp tục thực hiện công việc đang làm hoặc từ bỏ công việc đó.
2.2.3.2. Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm nhìn từ lý thuyết động cơ làm việc
Lý thuyết động cơ làm việc cho thấy, mỗi cá nhân NCT có việc làm khi tham gia vào quá trình sản xuất đều mang theo bên mình những động cơ nhất định (Locke), điều này cho phép luận án phân tích động cơ làm việc của NCT từ nhu cầu đảm bảo sinh kế (Thierry Pacaud), nhu cầu giải trí, hòa nhập xã hội, và nhu cầu danh vọng (Chantal Rivaleau, Elton Mayo, Thierry Pacaud).
Theo lý thuyết động cơ làm việc, khi tìm được việc làm có độ phù hợp cao với động cơ, nhu cầu công việc, NCT có việc làm sẽ lao động một cách hăng say, ngược lại, họ có thể từ bỏ công việc (Taylor, Vroom, Deci, Herzberg, Locke và Patrice ROUSSEL).
Cũng theo lý thuyết động cơ làm việc, sự tham gia TTLĐ của NCT có việc làm chịu ảnh hưởng của những kỳ vọng về công việc, về công bằng giữa đóng góp và nhận lại, về các chế độ lương, thưởng (Vroom, Thierry Pacaud, Patrice ROUSSEL) điều này cho phép đề tài phác họa một phần chân dung xã hội của NCT thông qua việc làm được biểu hiện trong công việc, trong các yếu tố thúc đẩy thực hiện công việc, cũng như sự thỏa mãn về công việc.
2.3.Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp đầu tiên mà đề tài sử dụng là phương pháp tổng thuật tài liệu. Việc sử dụng phương pháp này cho phép thu thập thông tin thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau nhằm phục vụ mục đích viết tổng quan nghiên cứu, hình thành tư
duy lý luận, tư duy phân tích kết quả. Các tài liệu tham khảo bao gồm tài liệu trong nước và tài liệu quốc tế được viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Với mục đích bổ sung thông tin định tính cho cuộc nghiên cứu, đề tài thực hiện phỏng vấn sâu 20 NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm. Những người này được lựa chọn ngẫu nhiên và do người được phỏng vấn trước giới thiệu người tiếp theo. Trường hợp người được phỏng vấn trước không thể giới thiệu thì đề tài lựa chọn ngẫu nhiên một người khác, sau đó nhờ người này giới thiệu người kế tiếp [Alreck, P.L., & Settle, R.B.,2004].
Những người được khảo sát đều biết trước chủ đề phỏng vấn, đó là những câu hỏi tập trung vào cuộc sống trong gia đình (quan hệ với các thành viên, sự ảnh hưởng đến gia đình và sự tôn trọng của gia đình), ở cộng đồng (QHXH với cộng đồng, sự ảnh hưởng đến cộng đồng và sự tôn trọng của cộng đồng), cũng như vào sự tham gia TTLĐ (lý do làm việc, công việc, thời gian làm việc, thu nhập, sự thỏa mãn về công việc).
Đồng thời, đề tài phỏng vấn sâu 4 thành viên hộ gia đình của NCT có việc làm, 4 thành viên cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu và 2 cán bộ chính quyền địa phương.
Những đối tượng này được lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên cơ sở đồng tình tham gia. Những câu hỏi phỏng vấn tập trung thu thập thông tin về quan niệm đối với việc tham gia các hoạt động xã hội, sự ảnh hưởng đến xã hội của NCT có việc làm trong gia đình và ở cộng đồng, về sự tôn trọng của gia đình và cộng đồng dành cho NCT, và về sự tham gia TTLĐ của nhóm dân số này. Những thông tin này cho phép đề tài phác họa rõ hơn về chân dung xã hội của NCT có việc làm từ nhiều góc nhìn khác biệt.
2.3.3.Phương pháp quan sát
Đồng thời với phương pháp tổng thuật tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu, đề tài còn áp dụng phương pháp quan sát không có sự tham gia để tránh những tác động do sự có mặt của người quan sát vào hoạt động đang diễn ra trên thực địa. Quá trình quan sát được thực hiện tại nhiều thời điểm trong ngày nhằm thu thập thông tin đa dạng và phong phú về cuộc sống của NCT có việc làm. Trong quá trình quan
sát, người nghiên cứu sử dụng điện thoại ghi nhận một số thông tin đang diễn ra xung quanh. Các thông tin này có thể được sử dụng cho những lần phỏng vấn sâu và cung cấp hình ảnh phục vụ cho việc phân tích chân dung xã hội của NCT có việc làm.
2.3.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Để phân tích chuyên sâu về chân dung xã hội của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, đề tài thực hiện một cuộc khảo sát xã hội học tại địa chỉ này. Theo Ủy ban thống kê Canada (2010), một cuộc điều tra đạt giá trị khoa học khi độ lệch chuẩn dao động từ 1% đến 5% và khoảng tin cậy lên đến 95%.
Công thức tính cỡ mẫu thỏa mãn yêu cầu này được xác định:
t² x p(1-p)
n =
m²
Trong đó: n : là số mẫu cần khảo sát
t: là độ tin cậy (lên tới 90%, 95%, hoặc 99%)
p : tỷ lệ ước tính (ước tính tỷ lệ NCT đang làm việc)
m : sai số cho phép (ở mức 5% hoặc giảm xuống còn 1%).
Cũng theo Ủy ban thống kê Canada (2010), giá trị của t và m biến thiên theo độ lệch chuẩn và được thể hiện tại bảng 1 dưới đây.
Bảng 1: Giá trị của t và m tương quan theo độ lệch chuẩn
= | 5% | 4% | 3% | 2% | 1% | |
Giá trị t | = | 1,96 | 2,05 | 2,17 | 2,33 | 2,575 |
Giá trị m | = | 0,05 | 0,04 | 0,03 | 0,02 | 0,01 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận, Phương Pháp Nghiên Cứu Và Cơ Sở Thực Tiễn Của Đề Tài
- Chân Dung Xã Hội Của Người Cao Tuổi Có Việc Làm
- Chân Dung Xã Hội Của Người Cao Tuổi Có Việc Làm Nhìn Từ Lý Thuyết Vị Trí Xã Hội, Vai Trò Xã Hội
- Kết Quả Thụ Hưởng Csxh Ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Mức Độ Chia Sẻ Chuyện Vui, Buồn, Khó Khăn Với Người Nhà
- Mức Độ Tham Gia Định Hướng Công Việc Cho Con, Cháu (Đơn Vị =
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Để xác định giá trị p (tỷ lệ ước tính NCT đang làm việc), luận án dựa vào Bộ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình được Tổng cục Thống kê thực hiện trên quy mô toàn quốc vào năm 2016 (VHLSS 2016). Nhưng cuộc khảo sát này không thu thập đủ thông tin về địa bàn Quận Nam Từ Liêm, do vậy, giá trị p được xác định theo dữ liệu thống kê của toàn thành phố Hà Nội. Theo đó, tỷ lệ NCT đang làm việc lên tới 23,5% (tương ứng với giá trị p = 0,235), trong đó nam giới chiếm 48,4% và nữ giới chiếm 51,6%. Như vậy, cỡ mẫu cần khảo sát được tính toán theo bảng dưới đây.
Bảng 2: Cỡ mẫu khảo sát
Cỡ mẫu với độ lệch chuẩn 5% | Cỡ mẫu với độ lệch chuẩn 4% | Cỡ mẫu với độ lệch chuẩn 3% | Cỡ mẫu với độ lệch chuẩn 2% | Cỡ mẫu với độ lệch chuẩn 1% | |
p = 0,235 | n = 276 | n = 472 | n = 941 | n = 2.440 | n = 11.920 |
Căn cứ vào 05 phương án trên thì 03 phương án với độ lệch chuẩn từ 3% trở xuống có cỡ mẫu quá lớn với đề tài này, trong khi đó, phương án với độ lệch chuẩn bằng 5% dường như có cỡ mẫu hơi nhỏ. Do vậy, đề tài lựa chọn cỡ mẫu khảo sát với độ lệch chuẩn bằng 4%, tức là khảo sát 472 NCT đang làm việc. Trong đó, số NCT nam giới là 472x48,4%/100 = 228,448 người (làm tròn thành 229 người), và số NCT nữ giới là 472x51,6%/100 = 243,552 người (làm tròn thành 244 người).
Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ban hành ngày 27/12/2013 thì Quận Nam Từ Liêm có 10 phường trực thuộc. Do vậy, đề tài tiếp tục phân chia cơ cấu mẫu khảo sát cho 10 đơn vị hành chính này. Nhưng do VHLSS 2016 không thu thập số liệu thống kê đầy đủ về NCT tại các đơn vị hành chính đó, nên đề tài chia đều cơ cấu mẫu khảo sát cho cả 10 đơn vị, nghĩa là mỗi địa bàn khảo sát 22,9 NCT là nam giới (làm tròn thành 23 người) và 24,4 NCT là nữ giới (làm tròn thành 25 người). Theo sự phân chia này thì cỡ mẫu khảo sát tại mỗi địa bàn là 48 người và cỡ mẫu tổng thể của 10 đơn vị hành chính là 480 người.
Để lựa chọn ra 48 NCT tại mỗi địa bàn, trong đó 23 NCT là nam giới và 25 NCT là nữ giới, đề tài sử dụng danh sách thống kê dân số của địa phương và huy động sự tham gia của tổ trưởng/tổ phó trong các cụm dân cư vào sàng lọc ra số NCT có việc làm tại thời điểm đó. Từ danh sách mới này, đề tài tiến hành đánh số thứ tự NCT theo giới tính và bốc thăm ngẫu nhiên.
Để thực hiện khảo sát, đề tài huy động 12 sinh viên trường Đại học Lao động
– Xã hội để tập huấn nội dung bảng hỏi, cách thức khảo sát. Những sinh viên này đang cư trú tại địa bàn Quận Nam Từ Liêm và đã từng thực hành/thực tập hoặc tham gia vào các chương trình phát triển cộng đồng tại đây.
Sự thân quen về địa bàn, sự huy động các mối quan hệ sẵn có giúp nhóm sinh viên hoàn thành công việc khảo sát trong khoảng thời gian 2 tháng. Những
NCT có việc làm tham gia khảo sát đều được giải thích đầy đủ ý nghĩa của cuộc khảo sát và không bị ép buộc tham gia.
Để hạn chế sai sót khi thu thập thông tin, nhóm sinh viên cùng nhau rà soát lại từng phiếu hỏi, lọc ra những phiếu chưa đủ thông tin rồi khảo sát bổ sung.
Hạn chế của phương pháp khảo sát bằng bằng hỏi:
Việc sử dụng danh sách thống kê dân số của địa phương và huy động sự tham gia của tổ trưởng/tổ phó trong các cụm dân cư vào sàng lọc ra số NCT có việc làm tại thời điểm đó không đảm bảo sàng lọc được danh sách đầy đủ những NCT đang làm việc.
Việc lựa chọn khảo sát theo cơ cấu giới tính có thể không đại diện phù hợp với các cơ cấu khác, như cơ cấu theo độ tuổi, sức khỏe hay CSXH…
Một số phiếu hỏi cần thực hiện nhiều lần bởi có những trường hợp NCT có việc làm vì nhiều lý do khác nhau mà không trả lời liên tục, như: bận nấu cơm, phục vụ khách, có công việc đột xuất …, do vậy, yếu tố logic của các câu trả lời giảm xuống.
2.4. Khái quát về địa bàn và đặc điểm của người cao tuôi có việc làm
2.4.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu Về địa giới hành chính
Quận Nam Từ Liêm được hình thành trên cơ sở phân chia địa giới hành chính của huyện Từ Liêm theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ban hành ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ. Căn cứ theo quyết định này, Quận Nam Từ Liêm có 10 phường, bao gồm: Cầu Diễn, Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Trung Văn, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Mễ Trì, Phú Đô, Phương Canh và Xuân Phương với tổng diện tích đất tự nhiên là 32,27 km vuông.
Về cơ cấu dân số
Số liệu Thống kê cho thấy tổng dân số của Nam Từ Liêm, Hà Nội đạt 368.174 người vào năm 2016, trong đó nam giới chiếm 47,0%, nữ giới chiếm 53,0%, và những người từ đủ 60 tuổi trở lên chiếm 16,4% dân số nơi đây.
Bảng 2.1. Cơ cấu dân số của Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2016
Số lượng | % |
Nam | 172985 | 47,0 |
Nữ | 195189 | 53,0 |
Tổng | 368174 | 100,0 |
Theo độ tuổi | ||
Từ đủ 16 tuổi trở xuống | 81271 | 22,1 |
Từ 17 đến dưới 60 tuổi | 226637 | 61,6 |
Từ đủ 60 tuổi trở lên | 60266 | 16,4 |
Tổng | 368174 | 100,0 |
Theo giới tính và độ tuổi | ||
Nam | Nữ | |
Từ đủ 16 tuổi trở xuống | 22,5 | 21,7 |
Từ 17 đến dưới 60 tuổi | 63,4 | 59,9 |
Từ đủ 60 tuổi trở lên | 14,1 | 18,4 |
N | 172985 | 195189 |
Tổng | 100,0 | 100,0 |
[Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2016]
Ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở xuống (22,5% so với 21,7%) và từ 17 đến dưới 60 tuổi (63,4% so với 59,9%) thì nam giới luôn có tỷ lệ cao hơn so với nữ giới, nhưng ở độ tuổi từ 60 trở lên thì nam giới có tỷ lệ thấp hơn (14,1% so với 18,4%).
Về cơ cấu kinh tế
Theo báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2018, kể từ khi được chia tách từ huyện Từ Liêm, kinh tế của Quận Nam Từ Liêm luôn tăng trưởng với tốc độ ấn tượng, trung bình đạt khoảng 15%/năm. Tính đến cuối năm 2018, tổng thu nhập của quận đạt 44.585 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực thương mại – dịch vụ đóng góp tới 57,5% GDP, công nghiệp – xây dựng đóng góp 42,3%, còn nông nghiệp chỉ chiếm 0,2%.
Bảng 2.2. Cơ cấu GDP của nền kinh tế Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | |
Thương mại – dịch vụ | 55,5 | 56,4 | 56,7 | 57,5 |