Lê Văn Khảm (2014b, tr. 79), hay về “Định hình tương lai: nhân khẩu học thay đổi có thể là động lực cho phát triển con người như thế nào?” của tác giả Thangavel Palanivel và cộng sự (2016, tr. 17 – 18) chỉ ra rằng sự tham gia vào các hoạt động xã hội bên ngoài gia đình và duy trì mối quan hệ với cộng đồng là nhu cầu chính đáng của NCT, nhất là trong cuộc sống hiện nay. Do vậy, khi mà xu hướng tách hộ gia tăng, quy mô hộ gia đình thu hẹp, kéo theo đó là xu hướng sống cô đơn ở NCT tăng lên thì nhiều NCT nhận thấy để có được cuộc sống khỏe mạnh về tinh thần và sức lực thì cần duy trì và mở rộng môi trường tương tác xã hội. Theo xu hướng này, nhiều NCT tích cực, chủ động mở rộng hoạt động xã hội vượt ra khỏi khuôn khổ của hộ gia đình.
Xét về mặt xã hội, trong tâm thức của nhiều người dân Việt Nam nói chung và của NCT nói riêng, thì cộng đồng được coi là gia đình mở rộng, bởi giữa những con người tạo thành cộng đồng có thể có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, dòng họ với nhau. Với nhận thức này, nhiều NCT ngày nay có xu hướng tích cực khôi phục truyền thống của dòng tộc, làng xóm như: liên kết các hộ gia đình trong họ để cùng nhau phục hồi gia phả; lập lên các hội đồng hương để liên kết những con người xa xứ; lập hội lão niên để cùng nhau tham gia các đợt sinh hoạt chung [Phan Đại Doãn, 2010, tr. 88 – 114].
Tương tự, nghiên cứu về “Biến đổi về xã hội và văn hóa ở các làng quê trong quá trình đô thị hóa tại Hà Nội” của Trần Thị Hồng Yến (2015, tr. 59) phát hiện thêm nhiều NCT di cư lập nghiệp nhận mình có hai quê hương, một là cựu quán nơi họ sinh ra và hai là nơi họ chuyển đến. Vào những dịp thuận tiện như lễ, tết, họ thường cố gắng dành thời gian trở về cựu quán thăm hỏi gia đình, họ hàng, bạn bè. Nhiều người có điều kiện kinh tế còn trở về mua đất làm nhà để được sống lại những ngày tháng trước đây. Với họ, trở về sinh sống tại quê hương giống như được trở về với nguồn gốc, được trở về với ông, bà, bố mẹ, trở về với tình thân gia đình, tình làng nghĩa xóm.
Tiếp theo mạch nghiên cứu trên, nghiên cứu của Lê Văn Khảm (2014a), của Lê Anh Vũ và cộng sự, (2015, tr. 24 – 27) cho thấy với những NCT sống cô đơn, hoặc cảm nhận sự cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình thì những lần đến thăm hỏi bạn bè được coi là biện pháp giúp họ có thêm niềm vui và động lực sống.
Sự đi lại, thăm hỏi, động viên lẫn nhau trở thành điểm tựa tinh thần và nhiều NCT luôn nỗ lực giữ gìn điểm tựa đó.
Ngoài tham gia vào các hoạt động cộng đồng nêu trên, NCT còn tích cực tham gia các phong trào, đoàn thể. Sự tham gia tích cực nhất thể hiện ở khối văn hóa – xã hội. Đa số vị trí tổ trưởng, tổ phó, trưởng thôn, phó thôn là do NCT nắm giữ; nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách đến quần chúng nhân dân là do NCT đảm nhiệm; nhiều tấm gương sáng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp về tình làng, nghĩa xóm là do NCT nắm giữ [Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam, 2016].
Cũng theo hướng tiếp cận này, nghiên cứu “Hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam” của Bộ Y tế (2017, tr. 201 – 202) chỉ ra nhiều NCT sống tại địa phương có đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, như tham gia phong trào “thi đua yêu nước”, tham gia các sáng kiến “xây dựng hệ thống chính trị, văn hóa cơ sở”, tham gia các chương trình “bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo”, đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp, pháp luật, tham gia các hoạt động “tình nguyện viên chăm sóc tại nhà”, đồng thời còn là thành viên tích cực của nhiều câu lạc bộ. Sự tham gia này khẳng định vị thế, vai trò, giá trị của NCT, là động lực giúp họ có cuộc sống tích cực.
Các nghiên cứu về “Đánh giá sự tham gia của người cao tuổi vào phát triển cộng đồng” của Lê Vũ Anh và cộng sự (2015, tr. 23 – 27), hay “Chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Thế Huệ (2017, tr. 284
Có thể bạn quan tâm!
- Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 2
- Ý Nghĩa Khoa Học, Thực Tiễn Và Điểm Mới Của Nghiên Cứu
- Cuộc Sống Trong Gia Đình: Sự Suy Giảm Vị Trí, Vai Trò
- Cơ Sở Lý Luận, Phương Pháp Nghiên Cứu Và Cơ Sở Thực Tiễn Của Đề Tài
- Chân Dung Xã Hội Của Người Cao Tuổi Có Việc Làm
- Chân Dung Xã Hội Của Người Cao Tuổi Có Việc Làm Nhìn Từ Lý Thuyết Vị Trí Xã Hội, Vai Trò Xã Hội
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
– 287) cũng chỉ ra việc tham gia vào các câu lạc bộ dành cho NCT, như hội cờ, hội thơ, câu lạc bộ dưỡng sinh ... được nhiều NCT hưởng ứng. Theo họ, khi tham gia vào các câu lạc bộ này, họ cảm nhận được sự thoải mái, sự thư giãn tinh thần, là biện pháp giúp họ chủ động thích ứng với tuổi già.
Sự tham gia vào hoạt động xã hội của nhiều NCT được các cấp lãnh đạo địa phương nhìn nhận một cách tích cực. Nội dung đánh giá cho thấy NCT có tiềm năng lớn trong việc phát huy phong trào “Sống vui, sống khỏe, sống có ích” cho xã hội; có tầm quan trọng trong giáo dục ý thức học tập cho thế hệ trẻ, nêu cao tinh thần hăng say lao động; là nhân tố tích cực đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. Từ thực tế này, chính quyền địa phương luôn tìm cách thu hút sự tham gia của NCT vào các phong trào xã hội [Lê Vũ Anh và cộng sự, 2015, tr. 23 – 27].
1.2.2. Sự tôn trọng của xã hội
Sự tôn trọng của xã hội dành cho NCT luôn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học với mục đích tạo ra môi trường xã hội thân thiện cho tuổi già.
Trên thế giới, nghiên cứu của Drennan.J và cộng sự (2009), của Kyu-Taik Sung (2010), cũng như của nhiều tác giả khác đều cho thấy NCT ở giai đoạn hiện nay vẫn luôn nhận được sự tôn trọng của xã hội ở mức độ cao hơn so với các nhóm dân cư khác. Sự tôn trọng này được thể hiện qua cung cách ứng xử, qua những cuộc trò chuyện, trao đổi, qua hoạt động chăm sóc thường ngày, qua việc ban hành các chế độ, chính sách, cũng như qua những lời thăm hỏi, qua việc lắng nghe và tuân thủ ý kiến của NCT ...
Tuy nhiên, các nghiên cứu của tổ chức ECCV (Ethnic Communities’ Council of Victoria, 2009) về “Đòi lại sự tôn trọng và nhân phẩm: Phòng chống lạm dụng người cao tuổi trong cộng đồng dân tộc” hay của Kyu-Taik Sung (2010, tr 127 –
128) về “Trách nhiệm đối xử với người cao tuổi: nhận thức và hành vi của giới trẻ nước Mỹ” đã đưa ra cảnh báo về xu hướng ngược đãi NCT già yếu, bệnh tật, không tôn trọng và thường bỏ qua vấn đề của họ. Thực trạng này không chỉ diễn ra trong phạm vi nhỏ lẻ của một khu phố, hay của một con đường, mà nó “bùng phát” trên quy mô toàn cầu.
Nguyên nhân của tình trạng thiếu tôn trọng NCT ngày càng lan tỏa trong các cộng đồng phần nào đã được phác họa trong nghiên cứu của Emmanuelle Castaldi (2003, tr. 52 – 65). Nghiên cứu này chỉ ra hai loại hình trở ngại khiến NCT bị đối xử thiếu tôn trọng, đó là trở ngại từ phía bản thân NCT và trở ngại từ phía môi trường xã hội. Trở ngại từ phía bản thân NCT có nghĩa khi về già, sức khỏe suy giảm, trí tuệ không còn minh mẫn, nhiều NCT hành xử không theo cách thức thông thường. Những hành vi như vậy dễ đem lại phiền toái cho người khác. Sự bực mình tích lũy ngày qua ngày khiến nhiều người có những hành vi đối xử không thân thiện dành cho họ. Trở ngại từ phía môi trường sống có thể là bởi quan niệm coi NCT là gánh nặng cho cộng đồng, xã hội. Bằng quan niệm này mà nhiều NCT không được chăm sóc đảm bảo, bị đối xử ghẻ lạnh, thậm chí bị lăng nhục, đánh đập. Do vậy, nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới đều hướng tới giải pháp nâng
cao vị thế của NCT, giảm thiểu nguy cơ khiến họ bị đối xử thiếu tôn trọng.
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của một số tác giả như Phan Đại Doãn (2010), Võ Đình Liên (2016), Bộ Y tế (2017), Nguyễn Thế Huệ (2017), Lê Văn Khảm (2014b)..., sự tôn trọng của xã hội dành cho NCT là một nét đẹp truyền thống được kế thừa từ nhiều đời, là sự ghi nhận những đóng góp, cống hiến của nhóm dân số này với xã hội. Nét đẹp văn hóa trên được hiến định trong Hiến pháp, thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về sự tôn vinh, phụng dưỡng NCT; được cụ thể hóa trong những chương trình xã hội do các cá nhân, tổ chức xã hội cùng chung sức thực hiện.
Trong nghiên cứu của Phan Đại Doãn (2010, tr. 69 - 70), NCT trong xã hội truyền thống có vai trò, vị trí xã hội đặc biệt được coi trọng. Họ có quyền tham gia vào các cuộc họp với Quan viên, tham gia xây dựng hương ước làng, xã. Người trẻ thấy người già tay xách nặng thì đều chủ động đến gần mang xách hộ, nếu cứ lững thững bỏ đi sẽ bị làng bắt phạt. Khi người làng có sự việc uất ức trình báo thì trước hết NCT sẽ đứng ra xét xử, chỉ khi nào xét xử không thành thì mới đưa sự việc lên Quan trên. Khi làng có công việc chung thì NCT thường ra đình làng bàn cách tổ chức triển khai, khi làng xóm có mâu thuẫn, bất hòa mà muốn dàn xếp với nhau thì có thể mời NCT giúp đỡ. Những điều này cho thấy NCT có vị thế được làng, xã tôn trọng và thừa nhận.
Tương tự, nghiên cứu của Bộ Y tế (2017, tr. 194 – 195), của Lê Văn Khảm (2014b, tr. 80) cũng cho thấy NCT luôn nhận được sự kính trọng của xã hội thể hiện qua quan niệm “Kính lão đắc thọ”, “Thương già già để tuổi cho”. Đây là truyền thống có từ xa xưa, được các thế hệ kế tiếp duy trì. Cũng theo Bộ Y tế (2017, tr. 196
– 202), sự kính trọng nêu trên được Nhà nước đưa vào trong Hiến pháp năm 2013 với nội dung “người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, được thể chế hóa thành những chính sách, chế độ đãi ngộ cụ thể, như: chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên nhằm cải thiện mức sống cho NCT nghèo, chế độ đưa NCT cô đơn vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trung tâm Bảo trợ xã hội, chính sách hỗ trợ nhà ở cho NCT là người có công với cách mạng hoặc thuộc diện hộ nghèo; chế độ miễn, giảm giá vé tham quan, du lịch, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng...
Thực tế, sự tôn trọng của xã hội dành cho NCT còn được thể hiện ở sự quan tâm, chăm sóc NCT nghèo, giúp họ có mái nhà để ở, có quần áo ấm để mặc, tổ chức các hoạt động xã hội tôn vinh, giúp họ hòa nhập với xã hội nhằm tránh cảm giác lạc lõng, bơ vơ bên lề xã hội. Phân tích của một số nghiên cứu cho thấy, các tổ chức đoàn thể, quần chúng thể hiện sự tri ân, chăm sóc dành cho NCT bằng tinh thần văn hóa truyền thống “lá lành đùm lá rách”, bằng những hoạt động thăm hỏi, động viên, bằng việc tổ chức những hoạt động vui chơi lành mạnh, phù hợp với sức khỏe dành cho NCT. Tại những dịp lễ hội, NCT thường được Mặt trận Tổ quốc, Hội NCT, chính quyền địa phương vinh danh, chúc thọ, mừng thọ [Nguyễn Thế Huệ, 2017, tr. 286 – 29].
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Tổng cục Dân số - KHHGĐ và UNFRA (2013) còn chỉ ra NCT luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, được chính quyền tham khảo ý kiến về việc xây dựng chính sách mới, về xây dựng đời sống văn hóa mới, về biện pháp tổ chức, triển khai chính sách đến với cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, NCT nhận được ủy quyền của chính quyền địa phương cho việc triển khai chính sách đến cuộc sống.
Tuy nhiên, nghiên cứu của một số tác giả như Phan Đại Doãn (2010), Võ Đình Liên (2016), Bộ Y tế (2017), Nguyễn Thế Huệ (2017), hay của Tổng cục Dân số - KHHGĐ và UNFRA (2013)... cũng chỉ ra hiện tượng thiếu tôn trọng NCT ở một bộ phận thiểu số, nhưng hiện tượng này có xu hướng ngày càng lan rộng. Hệ quả của việc thiếu tôn trọng này khiến nhiều NCT cảm giác ngột ngạt, khó chịu trong quá trình tham gia vào nhịp sống xã hội.
1.3.Nhóm các nghiên cứu về chân dung xã hội của người cao tuổi thể hiện thông qua việc làm
1.3.1. Động cơ làm việc
Mặc dù đến tuổi nghỉ hưu, nhưng nhiều NCT tiếp tục tham gia TTLĐ. Động cơ làm việc của họ có thể bắt nguồn từ nhu cầu giao tiếp xã hội, rèn luyện sức khỏe, cống hiến cho xã hội, nhưng cũng có thể bắt nguồn từ nhu cầu tự đảm bảo sinh kế.
Trên thế giới, theo nghiên cứu của Weber. D và cộng sự (2016, tr.24 – 34) về “Sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi”, động cơ thúc đẩy NCT làm việc khá đa dạng. Một bộ phận là bởi muốn duy trì sức khỏe tốt, giảm thời gian
sống trên giường bệnh. Một số khác là bởi không chịu được cảnh sống ngày càng đơn điệu khi các mối QHXH bị suy giảm, đồng thời không muốn từ bỏ thói quen sinh hoạt ổn định “sáng đi làm, chiều về nhà”. Một bộ phận khác nữa là bởi nhận thấy bản thân có thể tiếp tục cống hiến cho xã hội. Nghiên cứu của nhóm tác giả cũng cho thấy, ngoài các động cơ thúc đẩy nêu trên, một bộ phận NCT khác có mong muốn làm việc là bởi duy trì hoạt động kinh doanh của gia đình, mong muốn tạo thu nhập tự đảm bảo cuộc sống tuổi già.
Tương tự, nghiên cứu về “Sự cô đơn, biệt lập và người cao tuổi” của Denis Mannaerts (2016, tr. 27 - 29), hay nghiên cứu về “Nghệ thuật lão hóa trong niềm vui” của Ezzedine El Mestiri (2016, tr. 14) còn cho thấy nhiều NCT tham gia TTLĐ là nhằm mục đích cân bằng cuộc sống. Theo lập luận của các tác giả thì nhiều NCT không muốn sống cuộc sống cô đơn, trầm cảm tuổi già mà có nhu cầu tham gia TTLĐ. Với nhiều NCT thì việc tiếp tục làm việc có nghĩa tiếp tục được giao tiếp với xã hội, tiếp tục cảm nhận cuộc sống có ý nghĩa và nhất là cảm giác bản thân còn đầy năng lực, còn khỏe mạnh. Do vậy, sự tham gia TTLĐ là một hình thức giúp nhiều NCT thỏa mãn nhu cầu tận dụng cuộc sống theo cách hợp lý.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu nhấn mạnh, động cơ làm việc của NCT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố kinh tế. Chẳng hạn, nghiên cứu của Philippe Antoine và Valérie Golaz (2010, tr. 45 – 50) về “Tình cảnh của người cao tuổi Châu Phi” cho thấy động cơ tham gia TTLĐ của đa số NCT ở đây là bởi khó khăn kinh tế. Với nền kinh tế chậm phát triển, nhiều người lao động khó có thể tích lũy một khoản tiền cho phép họ đủ sống khi về già. Độ bao phủ của hệ thống hưu trí ở Châu lục này cũng thấp, mức chi trả lương hưu và các khoản trợ cấp khác đều không đảm bảo. Do vậy, với nhiều NCT, chỉ cần có cơ hội là họ tìm cách có được việc làm. Chính bởi cuộc sống bấp bênh mà nhiều NCT có quan niệm tuổi nghỉ hưu không phải là tuổi nghỉ ngơi khi mà chưa thể kiếm đủ tiền lo cho cuộc sống. Tuổi nghỉ hưu là tuổi tìm kiếm nguồn thu nhập bổ sung lo cho tuổi già. Thực tế, nghiên cứu của Liên hợp quốc năm 2007 [Unions Unis, 2007, tr. 9 - 12] cũng cho thấy khi mà chất lượng cuộc sống suy giảm, chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao, nguy cơ rơi vào cảnh nghèo tăng lên thì nhiều NCT có nhu cầu tiếp tục làm việc. Điều đó giúp họ cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tại Việt Nam, theo nhận định chung từ một số nghiên cứu như của Ngân hàng Thế giới (2016), của Richard Jackson và Tobias Peter (2015) hay của Martin Evans và Susan Harkness (2008), nhiều NCT tiếp tục làm việc thay cho việc vui chơi, an nhàn bên gia đình dù đã đến tuổi nghỉ hưu theo luật định. Động cơ làm việc của NCT cũng khác nhau, một bộ phận làm việc để có đời sống tinh thần phong phú, được bảo đảm sức khỏe, nhưng cũng có người làm việc vì lý do sinh kế.
Cụ thể, nội dung nghiên cứu về “Biến thách thức thành cơ hội: tương lai của vấn đề hưu trí tại Việt Nam” của Richard Jackson và Tobias Peter (2015, tr. 8 - 9), hay về “Người cao tuổi ở Việt Nam: bảo trợ xã hội, hỗ trợ phi chính thức và nghèo đói” của Martin Evans và Susan Harkness (2008) đã chỉ ra rằng các văn bản pháp luật của Việt Nam quy định người lao động được quyền nghỉ hưu ở tuổi 60 với nam và 55 với nữ. Tuy nhiên, lập luận của các tác giả cho thấy khái niệm “hưu trí” không đồng nhất với khái niệm “người cao tuổi”. Đến tuổi nghỉ hưu, nhiều người vẫn tiếp tục làm việc. Do vậy, theo phân tích của các tác giả trên, chỉ một bộ phận nhỏ nhóm dân số NCT làm việc với mục đích rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, đại bộ phận còn lại làm việc vì lý do sinh kế. Thực tế này khiến cho các tác giả trên đưa ra nhận định rằng “rất khó có thể diễn giải đúng thái độ đối với việc làm và hưu trí của NCT ở Việt Nam”. Nhiều NCT mong muốn nghỉ hưu để hưởng thụ cuộc sống an nhàn bên gia đình, nhưng ngay sau đó thì nhiều người lại muốn quay trở lại TTLĐ để tránh cuộc sống đơn điệu, buồn tẻ.
Nghiên cứu của Mạc Văn Tiến (2015), hay của Lê Ngọc Lân và cộng sự (2010, tr. 10) chỉ ra rằng lao động hay nghỉ hưu là quyền của mỗi con người. Nhiều NCT lựa chọn quyền tiếp tục duy trì các hoạt động lao động tạo thu nhập là nhằm mục đích tự đảm bảo cuộc sống và tránh phụ thuộc vào kinh tế của con/cháu.
Cũng theo phát hiện của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội (2016), đa phần NCT Việt Nam không có tài sản tích lũy, mà nguyên nhân là do lịch sử chiến tranh, những giai đoạn trì trệ kinh tế của cơ chế cũ, năng suất lao động thấp bởi trình độ học vấn, tay nghề thấp và thói quen, tư duy, quan niệm đầu tư hết cho con, cháu với niềm hy vọng chúng có thể bứt phá vươn lên. Thực tế này thúc đẩy nhiều NCT muốn được làm việc để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cũng theo chiều hướng nghiên cứu trên, kết quả nghiên cứu “Hướng tới cuộc
sống khỏe mạnh và năng động cho người cao tuổi ở Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới (2016, tr. 35), về “Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới” của Doãn Mậu Diệp và cộng sự (2015, tr. 224 – 225) nhấn mạnh tỷ lệ phụ thuộc kinh tế của NCT Việt Nam lên tới 40% tổng dân số nhóm này. Đến tuổi 80 trở lên thì trung bình 3 NCT lại có tới 2 người sống phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế của con, cháu. Điều này tạo ra nhiều áp lực kinh tế lên vai các thế hệ trẻ và thúc đẩy nhiều NCT tiếp tục tham gia TTLĐ.
Thực tế này cũng được Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2015, tr. 41 – 42) chỉ ra trong nghiên cứu về “Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam”. Theo đó, sự phụ thuộc của NCT vào con/cháu làm gia tăng tỷ lệ nghèo của các hộ gia đình. Rủi ro rơi vào cảnh nghèo của các hộ gia đình tăng lên khoảng 4% khi trong nhà có một người là NCT và mức độ rủi ro này tăng thêm khi có thêm người thứ hai và người thứ ba. Thực tế, khi thu nhập của NCT giảm xuống tất yếu kéo thu nhập của hộ gia đình giảm theo, do vậy, mỗi khi có các cú sốc kinh tế xảy ra thì hộ gia đình có NCT thường là những trường hợp đầu tiên cảm nhận sự tác động tiêu cực của chúng. Chính bởi nguyên nhân này mà nhiều NCT mong muốn tiếp tục làm việc.
Tương tự, phát hiện của Wan He và cộng sự (2016, tr. 91 – 94) cũng cho thấy những NCT có thể tự đảm bảo cuộc sống từ các nguồn tích lũy trong quá khứ hoặc cho thuê tài sản thường ít có động lực tham gia TTLĐ. Với họ, quãng thời gian còn lại nên được dành cho các hoạt động tiêu khiển, hưởng thụ. Tuy nhiên, tỷ lệ nhóm dân số này không cao trong tổng dân số NCT, do vậy, phần lớn NCT còn sức khỏe đều có nhu cầu tiếp tục làm việc để có thể tự đảm bảo cuộc sống.
Cũng theo chiều hướng nghiên cứu này, Ngân hàng Thế giới (2016), Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2015), Nguyễn Nam Phương và Ngô Quỳnh An (2013), Nguyễn Thế Huệ (2016), Phạm Vũ Hoàng (2014), T Van Nguyen và cộng sự (2017), hay Richard Jackson và Tobias Peter (2015) đều lập luận nêu rõ NCT có nhiều lo lắng, bất an về mặt kinh tế, đó là: (1) thu nhập trung bình của họ thấp hơn mặt bằng chung của xã hội và giảm dần; (2) tỷ lệ gặp khó khăn kinh tế ngày càng tăng cao ở những năm tháng cuối đời; và (3) nguy cơ tiêu hết tiền trước khi chết khiến nhiều người sống trong cảnh lo lắng cho tuổi già. Để đối phó với thảm cảnh