lực quan trọng đối với sự phát triển xã hội, có quyền và có nhu cầu tham gia hoạt động sản xuất nhằm mục đích duy trì khả năng độc lập về kinh tế, có quyền và có nhu cầu hòa nhập xã hội bằng cách tham gia các hoạt động chung của gia đình và cộng đồng. Nghĩa là NCT được theo đuổi các cơ hội để phát triển toàn diện tiềm năng, được sống trong nhân phẩm và an ninh, được trân trọng sự đóng góp độc lập về kinh tế.
Song cách hiểu của thuật ngữ NCT theo độ tuổi cũng phản ánh đây là nhóm xã hội đối diện nhiều nguy cơ như: sự thay đổi tính cách và tác phong sinh hoạt theo chiều hướng tiêu cực; mất việc làm do đến tuổi nghỉ hưu theo luật định, suy giảm khả năng tự chủ về kinh tế, khả năng tự chăm sóc, tự phục vụ bản thân, suy giảm vai trò trong gia đình do con cái đến tuổi trưởng thành và ra ở riêng, suy giảm chức năng nhận thức, chức năng xã hội, và tăng cường mức độ phụ thuộc. Do vậy, NCT nhiều khi còn được xếp vào nhóm yếu thế [Vũ Công Giao, 2018; Danis Mannaerts, 2016; Lê Văn Khảm, 2014a].
Nhìn chung, nhiều nghiên cứu khác nhau [UNFRA, 2011; Lê Văn Khảm, 2014a; Tran Thi Bich Ngoc et al, 2016] đã khái quát chỉ ra một số đặc điểm chung của người cao tuổi như sau:
Phản xạ chậm lại, mau quên.
Có nhiều suy nghĩ hướng về quá khứ.
Tâm lý đa nghi, sợ chết, nhưng dễ mắc bệnh.
Sợ cảm giác cô đơn, dễ mủi lòng, tủi thân, hay lo xa
Mong muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phía người thân.
Thích gặp gỡ bạn bè để ôn lại chuyện xưa.
Có thể bạn quan tâm!
- Cuộc Sống Trong Gia Đình: Sự Suy Giảm Vị Trí, Vai Trò
- Nhóm Các Nghiên Cứu Về Chân Dung Xã Hội Của Người Cao Tuổi Thể Hiện Thông Qua Việc Làm
- Cơ Sở Lý Luận, Phương Pháp Nghiên Cứu Và Cơ Sở Thực Tiễn Của Đề Tài
- Chân Dung Xã Hội Của Người Cao Tuổi Có Việc Làm Nhìn Từ Lý Thuyết Vị Trí Xã Hội, Vai Trò Xã Hội
- Lý Thuyết Động Cơ Làm Việc Và Cách Thức Vận Dụng
- Kết Quả Thụ Hưởng Csxh Ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Quan hệ xã hội thu hẹp.
Vị trí, vai trò xã hội suy giảm.
Hướng về cội nguồn.
Mong muốn có khả năng độc lập về kinh tế.
2.1.2. Việc làm
Tương tự, theo nghiên cứu của các nhà xã hội học, có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về “việc làm” mà bản thân chúng đều chứa đựng những giá trị nhất định. Điều này được minh chứng qua một số khái niệm dưới đây:
Theo Annie Fouquet (1998, tr. 2), việc làm được hiểu là "mối quan hệ tạo ra sự gắn kết giữa một cá nhân với một tổ chức" trong một khuôn khổ được tạo dựng bên ngoài anh ta và tồn tại trước anh ta, nghĩa là một khuôn khổ được tạo dựng cho một người làm công ăn lương với quyền được lao động, với công ước tập thể mà cá nhân tham gia và với thỏa thuận doanh nghiệp mà cá nhân ký kết.
Theo Jean-Marie Harribey (1998, tr. 20 - 21), việc làm là hoạt động chuyên nghiệp được trả lương. Theo cách hiểu này, những hoạt động không mang tính chất chuyên nghiệp gắn với đặc thù công việc đó, và những hoạt động không được trả lương (ví dụ: nội trợ, dạy con học, giúp đỡ người khác...) đều không thể được coi là việc làm, nhưng có thể được coi là lao động.
Theo Dharam GHAI (2003, tr. 121), việc làm là thuật ngữ miêu tả mọi hình thức, mọi khía cạnh định lượng và định tính của công việc và người thực hiện các hoạt động này cần được nhận một khoản thù lao nhất định.
Theo Arthelius (2016), việc làm được hiểu là một nghề do một cá nhân thực hiện trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể để được nhận lương.
Thực tế các khái niệm nêu trên cho thấy, nhìn chung:
Việc làm thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Việc làm thường gắn với một lĩnh vực cụ thể và là hoạt động chuyên nghiệp mà người tham gia thực hiện những hoạt động này đều được trả lương cho sản phẩm và dịch vụ do mình tạo ra.
Việc làm khác với lao động, bởi những hoạt động không được trả lương có thể được coi là lao động, nhưng không thể được coi là việc làm.
Theo Annie Fouquet (1998), cũng như Dharam GHAI (2003) và Arthelius (2016), sự đa dạng của khái niệm “việc làm” bắt nguồn tự sự đa dạng của các nền văn hóa, của trình độ phát triển, cũng như luật định của mỗi nước. Tại những quốc gia phát triển, việc làm thường gắn với hợp đồng lao động, với sự phân công lao động xã hội, tức là đề cập đến yếu tố chuyên nghiệp. Tại nhiều quốc gia có trình độ
phát triển thấp hơn, việc làm có thể được xác định thuần túy là những hoạt động sinh kế đảm bảo cuộc sống.
Trên cơ sở đặc thù của xã hội Việt Nam, Luật Việc làm do Quốc hội ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 xác định “việc làm là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm”. Điều này có nghĩa những hoạt động tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho bản thân người thực hiện các hoạt động đó thì được coi là việc làm.
2.1.3.Người cao tuổi có việc làm
Theo các khái niệm nêu trên, cũng như theo quy định của Luật việc làm năm 2015, đề tài đưa ra cách hiểu “Người cao tuổi có việc làm là những người từ đủ 60 tuổi trở lên đang tham gia các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho bản thân”. Dẫn theo luật NCT năm 2009 thì những việc làm này cần phù hợp với sức khỏe, đặc điểm tâm lý, động cơ, nhu cầu, mục đích làm việc và do NCT được quyền lựa chọn.
2.1.4. Chân dung xã hội
Về mặt lịch sử, khái niệm chân dung xã hội có nguồn gốc từ ngành nghệ thuật (như điện ảnh, hội họa), sau đó được sử dụng rộng khắp trong các lĩnh vực tâm lý, văn hóa, xã hội để có thể mô tả trung thực nhất về một con người, một sự vật, hiện tượng... Sự mô tả này cho phép người khác nhận thức, xây dựng hình ảnh chân thực về chủ đề đang đề cập [Eileen HOGAN và Charlottes HODES, 2016, tr. 5 – 6].
Kể từ khi ứng dụng sang lĩnh vực xã hội, chân dung (xã hội) trở thành thuật ngữ miêu tả các đặc tính xã hội của một con người, một nhóm hoặc một cộng đồng cụ thể, mà những đặc tính này thường không do các chủ thể tạo ra hoặc tự nhận. Do vậy, chân dung, lúc này gọi là chân dung xã hội, của một cá nhân thường mang tính thụ động. Nó chịu sự tác động, chi phối của các nhóm xã hội mà cá nhân đó tham gia, và nó được các thành viên trong nhóm chia sẻ, thừa nhận [Razmig Keucheyan, 2002].
Tuy nhiên, ngoài đặc tính thụ động (chịu sự tác động, chi phối, chia sẻ, thừa nhận của các chủ thể xã hội khác), chân dung xã hội của cá nhân còn thể hiện đặc tính chủ động của nó, bởi thuật ngữ này thể hiện sự chia sẻ của cá nhân về các giá trị xã hội chung của nhóm, đồng thời được chính các cá nhân tạo dựng lên trong quá
trình tham gia hoạt động nhóm [Laurent Licata, 2007, tr. 24 - 27].
Do vậy, theo cách lập luận của nhà xã hội học Nicolas Sarasin (2006, tr. 162) trong cuốn sách “Tôi là ai? Khám phá lại danh tính của bạn” thì chân dung xã hội của một cá nhân bao gồm những thuộc tính xã hội cho phép các thành viên xã hội khác nhận diện chủ thể đó, đồng thời nó được hình thành, tạo dựng và biến đổi thông qua các quá trình xã hội hóa cá nhân, cũng như sự chia sẻ, thừa nhận của các nhóm xã hội.
Theo lập luận của các tác giả nêu trên, trong khuôn khổ luận án này, chân dung xã hội được hiểu “bao gồm những thuộc tính xã hội do một cá nhân nỗ lực tạo dựng thông qua các quá trình xã hội hóa, đồng thời được các nhóm xã hội mà cá nhân đó là thành viên chia sẻ, thừa nhận.
2.1.5. Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm
Từ các khái niệm nêu trên, chân dung xã hội của NCT có việc làm được hiểu “bao gồm những thuộc tính xã hội do người từ đủ 60 tuổi trở lên đang tham gia các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho bản thân nỗ lực tạo dựng thông qua các quá trình xã hội hóa, đồng thời được các nhóm xã hội mà người đó là thành viên chia sẻ, thừa nhận.
Căn cứ nội dung nghiên cứu về “Chân dung xã hội của nước Pháp” do Ủy ban Quốc gia về Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế cộng hòa Pháp công bố năm 2017 (Insee, 2017), đề tài nhận diện, đo lường, so sánh và phân tích thuộc tính xã hội của NCT có việc làm thông qua các khái niệm, đó là:
“Quan hệ trong gia đình”, “sự ảnh hưởng đến gia đình”, “sự tôn trọng của gia đình” để nhận diện chân dung xã hội thông qua cuộc sống trong gia đình;
“Quan hệ xã hội”, “sự ảnh hưởng đến xã hội” và “sự tôn trọng của xã hội” để nhận diện chân dung xã hội thông qua cuộc sống, ở cộng đồng;
“Sự lựa chọn công việc”, “yếu tố thúc đẩy thực hiện công việc”, và “sự hài lòng về công việc” để nhận diện chân dung xã hội thông qua việc làm.
Sự tổ hợp của chân dung xã hội phác họa trong gia đình, ở cộng đồng và thông qua việc làm nêu trên tạo dựng thành chân dung xã hội của người cao tuổi có việc
làm. Do vậy, đề tài xây dựng cách hiểu cụ thể (thao tác hóa) theo môi trường gia đình, môi trường cộng đồng và môi trường làm việc như sau:
Chân dung xã hội phác họa trong gia đình của NCT có việc làm được hiểu bao gồm:
Những mối quan hệ được tạo dựng giữa những người từ đủ 60 tuổi trở lên đang tham gia các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho bản thân với các thành viên khác trong gia đình, được thể hiện thông qua tình trạng hôn nhân, số lượng các mối quan hệ, và hành vi ứng xử.
Sự ảnh hưởng đến gia đình của những người từ đủ 60 tuổi trở lên đang tham gia các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho bản thân được thể hiện thông qua việc định hướng, tư vấn cho con/cháu, cũng như hòa giải mâu thuẫn và quyết định việc lớn trong nhà.
Sự tôn trọng của gia đình dành cho những người từ đủ 60 tuổi trở lên đang tham gia các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho bản thân được thể hiện thông qua mức độ tôn trọng sự định hướng, tư vấn cho con/cháu, sự hòa giải mâu thuẫn và quyết định việc lớn trong nhà, cũng như mức độ hài lòng của nhóm dân số này về sự tôn trọng của các thành viên khác.
Chân dung xã hội phác họa ở cộng đồng của NCT có việc làm được hiểu bao gồm:
Các mối QHXH được tạo dựng giữa những người từ đủ 60 tuổi trở lên đang tham gia các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho bản thân với bạn thân, hàng xóm và được thể hiện thông qua mức độ thăm hỏi, chia sẻ chuyện riêng, cũng như mâu thuẫn với nhau.
Sự ảnh hưởng đến xã hội của những người từ đủ 60 tuổi trở lên đang tham gia các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho bản thân được thể hiện thông qua mức độ sẵn sàng trợ giúp bạn thân, hàng xóm vượt qua mâu thuẫn gia đình và khó khăn gặp phải.
Sự tôn trọng của xã hội dành cho người từ đủ 60 tuổi trở lên đang tham gia các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho bản thân được thể hiện thông qua mức độ tôn trọng từ phía bạn thân, hàng xóm đối với
ý kiến mà nhóm dân số này đưa ra, cũng như mức độ hài lòng của họ về sự tôn trọng của xã hội.
Chân dung xã hội phác họa thông qua việc làm của NCT có việc làm được hiểu bao gồm:
Sự lựa chọn công việc, như về lĩnh vực làm việc, vị trí công việc, về việc ký HĐLĐ, và thời gian làm việc.
Yếu tố thúc đẩy thực hiện công việc, như: động cơ làm việc và nhu cầu nghỉ ngơi.
Sự hài lòng về công việc, như: về công việc cho thu nhập cao nhất, về thời gian làm việc và về thu nhập từ công việc.
2.2. Các lý thuyết tiếp cận
Nghiên cứu này đồng thời sử dụng lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, lý thuyết nhận diện xã hội và lý thuyết động cơ làm việc.
2.2.1. Lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội và cách thức vận dụng
2.2.1.1. Nội dung cơ bản của lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội
Xuất phát từ bất bình đẳng giới khi bàn về vị trí của phụ nữ trong xã hội, nghiên cứu của Simone de Beauvoir năm 1949, cũng như nghiên cứu của Chabaud năm 1984 chỉ ra thuật ngữ vị trí xã hội xuất hiện trong phong trào đấu tranh đòi bình quyền cho nữ giới. Thuật ngữ này gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi của con người, đó là những quyền mà con người cần đấu tranh để đạt được [Ludovic Gausot, 2008, tr. 181 – 182]. Tuy nhiên, sự khác biệt về trách nhiệm và quyền lợi tạo ra sự khác biệt về vị trí xã hội mà mỗi cá nhân chiếm giữ [Le Prestre, 1997; Biddle, 1986].
Thực tế, sự phân cấp theo thứ bậc của vị trí xã hội thể hiện rõ khi cá nhân tham gia nhóm xã hội. Trong những nhóm xã hội khác nhau thì vị trí xã hội mà mỗi thành viên chiếm giữ sẽ khác nhau. Một cá nhân có thể chiếm vị trí cao trong nhóm xã hội này, đồng thời có thể chiếm vị trí thấp trong nhóm xã hội khác. Do vậy, nói đến vị trí xã hội còn là nói đến sự so sánh giữa các thành viên trong nhóm. Sự so sánh này liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như: thu nhập, học vấn, việc làm, hệ tư tưởng, giá trị văn hóa ... [Krieger et al, 1997, tr. 18]. Điều đó có nghĩa, vị trí xã hội của cá nhân luôn tùy thuộc vào từng nhóm xã hội cụ thể và có thể biến động qua
các nhóm xã hội [Kristina Lindemann, 2007, tr. 56].
Cũng theo nghiên cứu của Kristina Lindemann (2007, tr. 58 - 60), vị trí xã hội mà một cá nhân chiếm giữ có thể là vị trí được xã hội gán cho, đồng thời cũng có thể là vị trí mà cá nhân đạt được. Vị trí xã hội gán cho là những vị trí gắn liền với yếu tố văn hóa, hệ tư tưởng của nhóm xã hội đó. Những người có tuổi đời lớn hơn có thể nhận được sự tôn trọng hơn và do vậy được ước tính có vị trí xã hội cao hơn. Vị trí xã hội đạt được là những vị trí gắn liền với yếu tố cá nhân như: nghề nghiệp, thu nhập, kinh nghiệm sống ... Những cá nhân có kinh nghiệm sống phong phú, có mức thu nhập tốt và làm những công việc có độ chuyên môn phức tạp cao thường có vị trí xã hội cao hơn so với những cá nhân có kinh nghiệm sống hạn chế, có mức thu nhập thấp và làm những công việc giản đơn. Tương tự, theo Ludovic Gausot (2008, tr. 182 - 184), vị trí xã hội được xác lập dựa trên các mối quan hệ xã hội cùng sự thừa nhận xã hội. Quá trình tham gia các mối quan hệ xã hội khác nhau cho phép các cá nhân thiết lập vị trí xã hội của mình. Sự thiết lập này được thừa nhận thông qua các giá trị văn hóa, xã hội, pháp lý, hệ tư tưởng ... và nó gắn chặt với những vai trò mà cá nhân đảm nhận.
Do vậy, vị trí xã hội cùng vai trò xã hội quyết định chỗ đứng của một cá nhân trong môi trường xã hội và tổ chức xã hội. Một nhóm các vị trí xã hội sẽ tạo ra một tầng lớp xã hội và một vòng tròn xã hội, trong đó có 1 vị trí trung tâm, do vậy, để hiểu về vị trí xã hội thì cần hiểu vai trò xã hội mà cá nhân đảm nhiệm [Le Prestre, 1997; Biddle, 1986].
Theo nghiên cứu của Agnes M. Dulin (2007, tr. 104), Cameron G. Thies (2009, tr. 3), Sarbin và Allen (1968), Harnisch (2001), Catalinac (2007), Stryker và Statham (1985), Shih (1988)..., khái niệm vị trí xã hội gắn chặt với khái niệm vai trò xã hội. Mỗi cá nhân ở những vị trí xã hội khác nhau sẽ đảm nhận những vai trò xã hội khác nhau. Sự gắn kết này tạo ra định đề “vị trí nào thì vai trò đó, vai trò nào thì vị trí đó”. Vị trí mà không gắn với vai trò tương ứng thì vị trí chưa được xác lập, chưa được thừa nhận và do vậy nó không tồn tại. Vai trò mà không gắn với vị trí tương ứng thì vai trò đó cũng không bền vững. Do vậy, sự mở rộng, phát triển nội hàm của khái niệm vị trí xã hội gắn liền với sự mở rộng, phát triển nội hàm của khái niệm vai trò xã hội.
Theo Linton, vai trò là một khái niệm gắn liền với thể chế, những cá nhân khác nhau sẽ thuộc về các thể chế khác nhau và họ có cách hành xử đồng dạng theo quy định của các thể chế đó. Một cá nhân được coi là hoàn thành vai trò khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ phù hợp với vị trí xã hội của anh ta. Theo cách tiếp cận của Robert Merton, vai trò là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả hành vi phù hợp với các chuẩn mực hoặc kỳ vọng xã hội đối với hành vi của từng cá nhân trong từng vị trí xã hội khác nhau. Theo cách nhìn của Parson, vai trò được xác lập trên cơ sở mối quan hệ tương tác giữa cá nhân với các cá nhân khác. Do vậy, vai trò là khái niệm gắn liền với các thuật ngữ như: hành vi xã hội, chuẩn mực xã hội, kỳ vọng xã hội, thể chế xã hội, vị trí xã hội, quan hệ xã hội và tương tác xã hội [Jacques Coenen-Huther, 2005, tr. 66 – 68].
Về mặt bản chất, lý thuyết vai trò khai thác sự tương tác giữa cá nhân, nhóm, cộng đồng và hệ thống xã hội nhằm giải thích hành vi xã hội của các chủ thể có trong hệ thống tương tác đó. Lý thuyết vai trò giải thích rằng, con người trong những vị trí xã hội khác nhau thì giữ những trọng trách khác nhau, do vậy, cần có những hành vi phù hợp theo vị trí và đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội [Agnes M. Dulin, 2007, tr. 104 - 105].
Tuy nhiên, hành vi thực hiện vai trò của một cá nhân luôn gắn liền với hành vi thực hiện vai trò của người khác, do đó, khái niệm vai trò là một khái niệm thể hiện sự liên kết hành vi giữa nhiều chủ thể xã hội. Theo lý thuyết vai trò, sự kỳ vọng về vai trò nhấn mạnh đến hoạt động tham chiếu giữa các hành vi thực hiện vai trò đang tương tác với nhau. Theo đó, vai trò là cầu nối đưa cá nhân gia nhập vào các cấu trúc xã hội. Sự kỳ vọng về vai trò đối với các cá nhân có thể là giống nhau trong một số trường hợp này và khác nhau trong một số trường hợp khác căn cứ theo mức độ phổ quát hay đặc thù của vai trò, căn cứ theo quy mô của vai trò, theo sự rõ ràng hay không rõ ràng của vai trò, theo mức độ đồng thuận giữa các cá nhân hay theo vị trí chính thức hoặc không chính thức của vai trò [Cameron G. Thies, 2009, tr. 9 – 10].
Do vậy, theo quan điểm cấu trúc, chức năng, nói đến vai trò là nói đến thái độ, giá trị, uy tín, quyền lực và hành vi mà xã hội gán cho một người ở một vị trí xã hội nào đó, theo nghĩa này: