ảnh trung tâm của sự kết nối, là đầu não duy trì mối liên kết giữa các thành viên. Ở vị trí này, NCT có việc làm ưu tiên duy trì bầu không khí thân thiện, tích cực, đầm ấm, yên vui để từ đó mọi thành viên trong gia đình cùng đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ, yêu thương nhau. Tuy nhiên, theo thời gian thì hình ảnh trung tâm đó “mờ dần” do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, như sự độc lập hơn của con/cháu, sự bình đẳng hơn giữa các thế hệ... Mặc dù vậy, NCT có việc làm vẫn luôn thực hiện tốt vai trò hòa giải mâu thuẫn gia đình.
Song kết quả khảo sát cũng cho thấy một bộ phận NCT có việc làm không tham gia thực hiện vai trò này, với tỷ lệ từ bỏ lên tới 9,2%, trong đó, nhóm thuộc độ tuổi 65 – 69 có tỷ lệ từ bỏ là cao nhất, lên tới 14,5% (bảng 3.6) mà nguyên nhân có thể là do không có đủ năng lực. Thực tế này góp phần khiến cho nhiều người trong số họ cảm nhận giá trị của bản thân suy giảm.
Bảng 3.6. Mức độ tham gia hòa giải mâu thuẫn gia đình (Đơn vị = %)
Hoàn toàn đúng | Đúng phần nhiều | Đúng phần ít | Không đúng | P | ||
Độ tuổi | 60 - 64 | 42,3 | 17,9 | 33,9 | 6,0 | * |
65 - 69 | 29,5 | 19,1 | 37,0 | 14,5 | ||
≥ 70 | 33,8 | 25,9 | 33,8 | 6,5 | ||
Giới tính | Nam | 36,5 | 25,7 | 29,1 | 8,7 | * |
Nữ | 34,0 | 16,0 | 40,4 | 9,6 | ||
Sức khỏe | Tốt | 50,0 | 19,7 | 22,7 | 7,6 | * |
Bình thường | 31,7 | 21,1 | 39,4 | 7,8 | ||
Yếu | 40,7 | 18,5 | 20,4 | 20,4 | ||
Thụ hưởng CSXH | Có | 41,7 | 15,2 | 32,4 | 10,8 | * |
Không | 30,4 | 24,6 | 37,0 | 8,0 | ||
Tổng | 35,2 | 20,6 | 35,0 | 9,2 | ||
N (480) | 169 | 99 | 168 | 44 | ||
Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1; Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Thụ Hưởng Csxh Ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Mức Độ Chia Sẻ Chuyện Vui, Buồn, Khó Khăn Với Người Nhà
- Mức Độ Tham Gia Định Hướng Công Việc Cho Con, Cháu (Đơn Vị =
- Mức Độ Lắng Nghe Ý Kiến Tư Vấn Vượt Qua Khó Khăn Từ Phía Gia
- Chân Dung Xã Hội Phác Họa Từ Cuộc Sống Ở Cộng Đồng Của Người Cao Tuổi Có Việc Làm Ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Mức Độ Chia Sẻ Chuyện Riêng Với Bạn Thân11
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
Xem xét vai trò hòa giải mâu thuẫn gia đình của NCT có việc làm cho thấy có mối liên hệ với biến số giới tính (P < 0,05). Theo đó, NCT nam giới thực hiện vai
trò hòa giải tích cực hơn so với NCT nữ giới, với tỷ lệ thừa nhận là “hoàn toàn đúng” đạt 36,5% so với mức đạt 34,0% (bảng 3.6).
Xét theo truyền thống văn hóa Việt Nam thì NCT nam giới thường nắm giữ quyền lực trong gia đình cao hơn so với NCT nữ giới, cái uy của họ đối với con/cháu cũng thường lớn hơn [Phan Đại Doãn, 2010]. Do vậy, theo lý thuyết nhận diện xã hội, lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, bối cảnh văn hóa, xã hội đó cho phép NCT nam giới can thiệp hòa giải mâu thuẫn gia đình ở mức độ thường xuyên hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa NCT nữ giới từ bỏ vai trò tham gia điều tiết các mối quan hệ trong gia đình. Ngược lại, họ cũng tích cực thực hiện vai trò của bản thân, dù rằng mức độ tham gia đó thấp hơn so với NCT nam giới.
Tương tự, xem xét vai trò hòa giải mâu thuẫn gia đình của NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về sức khỏe cho phép kết luận sức khỏe có mối liên hệ với việc thực hiện vai trò điều tiết gia đình (P < 0,05). Theo đó, NCT có sức khỏe tốt thực hiện vai trò này là tích cực hơn so với NCT có sức khỏe bình thường và yếu, tương ứng với tỷ lệ thừa nhận “hoàn toàn đúng” đạt 50,0% (bảng 3.6).
Dưới góc nhìn của lý thuyết nhận diện xã hội, lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, thực tế trên phản ánh NCT có sức khỏe tốt tham gia nhiều hơn vào các hoạt động hòa giải mâu thuẫn gia đình, điều này dường như phản ánh họ có uy quyền trong gia đình cao hơn so với NCT có sức khỏe bình thường và yếu. Điều này dường như bắt nguồn từ khả năng kinh tế có sự độc lập cao của NCT có sức khỏe tốt. Trích đoạn PVS dưới đây minh chứng thêm cho nhận định này.
Bác hoàn toàn khỏe mạnh. Chưa cần nhờ con, cháu chăm sóc ngày nào. Bác tự làm, tự nuôi bản thân. Nhiều khi còn cho thêm chúng nó. Bác nói là chúng nó phải nghe. Chúng nó có cãi vã gì với nhau thì Bác sẽ đứng ra phân xử.
Nguồn: Nam, 70 tuổi, sức khỏe tốt
Tương tự, xem xét theo các nhóm xã hội khác biệt về tình trạng thụ hưởng
CSXH cho thấy yếu tố này có mối liên hệ với việc thực hiện vai trò hòa giải mâu thuẫn gia đình của NCT có việc làm (P < 0,05). Trong mối tương quan so sánh đó thì NCT thụ hưởng CSXH thực hiện vai trò hòa giải tốt hơn, với khoảng cách chênh lệch lên tới 11,3 điểm phần trăm (tỷ lệ thừa nhận là “hoàn toàn đúng” đạt 41,7% (bảng 3.6).
Giải thích theo lý thuyết nhận diện xã hội chỉ ra đây là hai nhóm xã hội có những đặc điểm xã hội, môi trường xã hội khác biệt, do vậy, họ có nhiều bản sắc xã hội khác biệt. Từ sự khác biệt này mà họ thực hiện vai trò hòa giải mâu thuẫn gia đình theo những cách thức riêng. Nói cách khác, CSXH phân chia NCT có việc làm thành hai nhóm xã hội, từ đó nhận diện bản sắc xã hội của hai nhóm này thông qua trách nhiệm điều tiết các mối quan hệ trong gia đình. Nhờ sự phân chia này mà ta nhận thấy NCT thụ hưởng CSXH dường như thực hiện thường xuyên hơn vai trò của người hòa giải.
***
Đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng của NCT có việc làm, từ đó nêu bật vị trí, vai trò của nhóm dân số này, đề tài tập trung phân tích vai trò quyết định việc lớn trong gia đình (như: hiếu, hỷ, mua bán/sửa chữa nhà cửa, đối nội, đối ngoại...). Vai trò này cũng được đo lường theo 4 mức độ cụ thể, trong đó 1 là “Hoàn toàn đúng”, 2 là “Đúng phần nhiều”, 3 là “Đúng phần ít” và 4 là “Không đúng”.
Theo đó, kết quả khảo sát cho thấy đa số NCT có việc làm thực hiện vai trò này với tỷ lệ thừa nhận “hoàn toàn đúng” lên tới 41,9%, song giảm dần theo độ tuổi, từ mức 47,6% ở nhóm 60 – 64 xuống còn 39,3% ở nhóm 65 – 69 và còn 38,1% ở nhóm từ 70 tuổi trở lên. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy có tới 7,9% NCT có việc làm từ bỏ vai trò này, trong đó, nhóm thuộc độ tuổi 65 – 69 có tỷ lệ từ bỏ là cao nhất, lên tới 17,9% (bảng 3.7).
Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Phan Đại Doãn (2010), cũng như của Denis Mannaerts (2016). Nghiên cứu của các tác giả này giải thích sở dĩ NCT có quyền quyết định nhiều đến việc lớn của gia đình là bởi họ được coi là đại biểu cho “gia phong, gia lễ, gia quy”, là người tập trung nhiều mối quan hệ và định hướng phát triển cho gia đình. Xuất phát từ truyền thống này mà con/cháu thường lắng nghe và tuân thủ quyết định của NCT. Hơn thế nữa, sự lo lắng, quan tâm, thương yêu mà NCT dành cho con, cháu cũng giúp họ nhận lại sự yêu thương, tôn trọng từ phía ngược lại. Do vậy, dù có thể không đồng tình với quyết định mà NCT đưa ra, nhưng con, cháu cũng ít khi làm điều trái ý. Nhờ đó, tiếng nói của đa số NCT tiếp tục ảnh hưởng đến các quyết định lớn trong gia đình. Tuy nhiên, sự bình đẳng, mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các thế hệ, sự giảm sút vai trò của một bộ phận NCT ...
cũng có thể khiến cho mức độ ảnh hưởng đó có sự suy giảm ở giai đoạn hiện nay.
Bảng 3.7. Mức độ tham gia quyết định việc lớn trong gia đình (Đơn vị = %)
Hoàn toàn đúng | Đúng phần nhiều | Đúng phần ít | Không đúng | P | ||
Độ tuổi | 60 - 64 | 47,6 | 27,4 | 17,3 | 7,7 | ** |
65 - 69 | 39,3 | 21,4 | 21,4 | 17,9 | ||
≥ 70 | 38,1 | 27,3 | 21,6 | 12,9 | ||
Giới tính | Nam | 47,0 | 25,2 | 13,9 | 13,9 | * |
Nữ | 37,2 | 25,2 | 25,6 | 12,0 | ||
Sức khỏe | Tốt | 56,1 | 10,6 | 25,8 | 7,6 | * |
Bình thường | 38,6 | 29,4 | 21,9 | 10,0 | ||
Yếu | 46,3 | 14,8 | 0,0 | 38,9 | ||
Thụ hưởng CSXH | Có | 44,6 | 22,5 | 21,1 | 11,8 | *** |
Không | 39,9 | 27,2 | 19,2 | 13,8 | ||
Tổng | 41,9 | 25,2 | 20,0 | 12,9 | ||
N (480) | 201 | 121 | 96 | 62 | ||
Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1; Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019 |
Tuy nhiên, căn cứ theo giới tính của NCT có việc làm cho thấy nhóm nam giới đảm nhận vai trò này là tích cực hơn so với nhóm nữ giới. Kết luận này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Tỷ lệ thừa nhận là “hoàn toàn đúng” của họ đạt 47,0% so với mức tương ứng đạt 37,2% của NCT nữ giới (bảng 3.7).
Thực tế này phù hợp với đặc điểm văn hóa và truyền thống ở xã hội Việt Nam. Nghiên cứu của Phan Đại Doãn (2010), Lê Ngọc Lân và cộng sự (2011), hay Nguyễn Hữu Minh (2012) đều cho thấy quyền lực trong gia đình của nam giới cao hơn so với nữ giới. Theo đó, NCT nam giới có thực quyền cao hơn. Từ thực quyền này, NCT nam giới tham gia nhiều hơn vào các quyết định lớn trong gia đình và thông thường quyết định của họ được người nhà tuân thủ. Song, điều đó không có nghĩa NCT nữ giới mất đi tiếng nói quyết định. Thực tế, tiếng nói của họ cũng thường được các thành viên khác lắng nghe và trong nhiều trường hợp thì đó là
tiếng nói quyết định sau cùng. Nhưng trong tương quan so sánh theo giới tính thì NCT nam giới thường có tiếng nói quyết định hơn. Điều này được minh chứng thêm qua trích đoạn PVS dưới đây.
Ở nhà tôi thì Ông quyết định là chính. Khi Ông đã quyết rồi thì cứ vậy mà làm thôi. Đôi khi Bà cũng góp ý cần phải làm gì. Nhưng nếu ý Ông đã quyết rồi thì Bà cũng thôi. Có khi Ông cũng có nghe Bà, để Bà quyết nếu thấy hợp lý.
Nguồn: Nữ, 39 tuổi, con dâu.
Thực tế này cũng phù hợp với cách giải thích của lý thuyết nhận diện xã hội,
lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội. Theo đó, trong bối cảnh văn hóa, xã hội còn chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố truyền thống như hiện nay ở Việt Nam thì các gia đình còn đề cao giá trị của nam giới lên trên giá trị của nữ giới. Điều đó có nghĩa, NCT nam giới thường được xếp vào vị trí cao hơn. Ở vị trí này, NCT nam giới thường là người đưa ra các quyết định liên quan đến việc lớn của gia đình. Tuy nhiên, dưới sức ảnh hưởng của nhiều yếu tố hiện đại thì vị trí của nữ giới cũng được đề cao hơn, nghĩa là có sự bình đẳng hơn giữa hai giới. Do vậy, quyền quyết định việc lớn trong nhà cũng được chia sẻ theo cách thức ngày càng bình đẳng, dù rằng NCT nam giới vẫn là nhóm ưu trội trong các quyết sách lớn của gia đình.
Tương tự, căn cứ theo yếu tố sức khỏe cho thấy NCT có sức khỏe tốt thực hiện vai trò này tích cực hơn so với các nhóm NCT khác (tỷ lệ thừa nhận là “hoàn toàn đúng” đạt 56,1%). Kết luận này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) (bảng 3.7).
Theo một số nhà nghiên cứu thì thực tế này có thể được giải thích rằng do sức khỏe suy giảm nhiều hơn ở giai đoạn sau tuổi 60 nên NCT có sức khỏe bình thường và nhất là NCT có sức khỏe yếu dễ ốm đau, bệnh tật hơn. Điều đó khiến cho hai nhóm dân số này cần dành nhiều thời gian và chi phí hơn cho việc chăm sóc sức khỏe. Do vậy, họ có mức độ lệ thuộc vào gia đình cao hơn so với NCT có sức khỏe tốt [Nguyễn Thế Huệ, 2017; Lê Văn Khảm, 2014a]. Theo logic vận động của gia đình và xã hội thì sự lệ thuộc đó buộc họ chuyển giao nhiều quyền lực hơn cho các thành viên khác trong gia đình [Lê Ngọc Lân và cộng sự., 2011]. Nhờ vậy, trong tương quan so sánh thì NCT có sức khỏe tốt duy trì được quyền quyết định việc lớn trong gia đình ở mức độ cao hơn. Thực tế này được minh chứng thêm qua trích
đoạn PVS dưới đây.
Trước đây chủ yếu là Bác quyết hết. Nhưng giờ già rồi, sức khỏe giảm sút nhiều rồi. Ốm, đau cũng nhiều hơn. Có nhiều việc cũng nên để cho con Bác quyết định.
Nguồn: Nam, 72 tuổi, sức khỏe yếu Sức khỏe của Bác còn tốt lắm. Bác vẫn làm công việc như thường. Cái gì trong nhà Bác quyết vẫn cứ là Bác quyết. Bác quyết được thì Bác làm được. Bác chưa cần ai thay Bác cả. Nguồn: Nam, 70 tuổi, sức khỏe tốt
Như vậy, theo lý thuyết nhận diện xã hội, lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội.
Sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyền ra quyết định việc lớn trong nhà của NCT có việc làm. Khi sức khỏe còn đảm bảo, họ nắm giữ quyền lực trong tay. Nhưng khi sức khỏe suy giảm và trở thành người phụ thuộc thì quyền lực trong tay của họ cũng bị “xói mòn”, bởi nó được chuyển dần sang cho các thành viên khác.
Cuối cùng, khi đối chiếu theo các nhóm xã hội khác biệt về tình trạng thụ hưởng CSXH cho thấy nhóm thụ hưởng thực hiện vai trò này tốt hơn so với nhóm không thụ hưởng (tỷ lệ thừa nhận là “hoàn toàn đúng” đạt 50,8% so với 38,8%) (nếu chấp nhận P < 0,1) (bảng 3.7).
Thực tế này có thể được giải thích dưới góc độ kinh tế, đó là NCT thụ hưởng CSXH là người có thêm nguồn thu nhập bổ sung, nhờ vậy họ có khả năng kinh tế tốt hơn so với NCT không thụ hưởng [Martin Evans và cộng sự, 2008]. Nguồn thu nhập bổ sung này giúp cho mức độ lệ thuộc của họ vào gia đình là thấp hơn, cũng như tiếng nói trong gia đình của họ là cao hơn [Lê Ngọc Lân và cộng sự, 2011]. Dường như nhờ vậy mà họ nắm giữ và thực hiện quyền ra quyết định việc lớn trong gia đình nhiều hơn.
Như vậy, những phát hiện nêu trên cho thấy trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi mà các giá trị truyền thống được thay thế dần bằng các giá trị hiện đại thì kinh tế là điều kiện đảm bảo cho quyền lực của NCT có việc làm, dường như người có khả năng tự chủ tốt hơn về kinh tế sẽ là người nắm quyền quyết định nhiều hơn. Mà theo kết quả khảo sát thì đó là NCT thụ hưởng CSXH.
3.3. Sự tôn trọng của gia đình
Có nhiều tiêu chí khác nhau thể hiện sự tôn trọng. Trong nghiên cứu này, sự tôn trọng đó được đánh giá thông qua tiêu chí đo lường mức độ “lắng nghe ý kiến”
từ phía gia đình. Tiêu chí đo lường này đã được kiểm chứng qua nghiên cứu của nhiều tác giả, như của Kyu-Taik Sung (2010), Lê Ngọc Lân và cộng sự (2011), hay của Phan Đại Doãn (2010)... Với tiêu chí đo lường như trên, kết quả khảo sát cho thấy NCT có việc làm luôn nhận được sự tôn trọng ở thang điểm số cao và nhiều người trong số họ thể hiện mức độ hài lòng lớn về sự tôn trọng của gia đình. Song, mức độ tôn trọng này dường như có sự suy giảm theo thời gian.
3.3.1. Mức độ tôn trọng sự định hướng, tư vấn từ phía gia đình
Để khảo sát mức độ tôn trọng của gia đình dành cho NCT có việc làm, đề tài thiết kế thang đo mức độ lắng nghe ý kiến định hướng công việc từ phía gia đình theo biên độ dao động từ 1 đến 5, trong đó 1 là không bao giờ và đến 5 là rất thường xuyên.
Kết quả khảo sát cho thấy ĐTB đo lường mức độ lắng nghe ý kiến định hướng công việc cho con/cháu của NCT có việc làm từ phía gia đình luôn đạt mức cao, lên tới 3,80 điểm. Trong đó, ĐTB của nhóm 60 – 64 tuổi lên tới 3,94 điểm, cao hơn 0,14 điểm so với mức trung bình (bảng 3.8). Mức điểm cao hơn ngưỡng trung bình theo thang điểm 5 này cho thấy NCT có việc làm luôn có vị trí cao trong gia đình, dù họ thuộc độ tuổi 60 – 64, 65 – 69 hay từ 70 trở lên. Với vai trò mà họ đảm nhiệm (mục 3.2 nêu trên), họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng ở mức độ cao từ phía các thành viên khác, dù rằng mức độ tôn trọng đó có sự giảm nhẹ ở giai đoạn sau tuổi 70.
Thực tế này được giải thích trong nhiều nghiên cứu khác nhau, như nghiên cứu của Phan Đại Doãn (2010), Lê Ngọc Lân và cộng sự (2011), Denis Mannaerts (2016), hay Lê Thị Quý (2019) ... Theo đó, trong xã hội truyền thống, NCT luôn nhận được sự tôn trọng ở mức độ cao từ phía các thành viên gia đình. Bước chuyển từ xã hội truyền thống sang hiện đại khiến cho mối quan hệ giữa các thế hệ trở nên bình đẳng hơn, mẫu thuẫn, bất hòa trong gia đình cũng theo đó trở nên phổ biến hơn, và vị thế, tiếng nói của NCT cũng vì vậy mà suy giảm. Mặc dù vậy, đa số NCT có việc làm vẫn nhận được sự tôn trọng ở mức độ cao từ phía người thân.
Bảng 3.8. Mức độ lắng nghe ý kiến định hướng công việc cho con/cháu từ phía gia đình
ĐTB | Sai số | Khoảng tin cậy 95% |
Cận đáy | Cận trên | ||||
Độ tuổi | 60 - 64 | 3,94 | 0,09 | 3,75 | 4.12 |
65 - 69 | 3,70 | 0,07 | 3,58 | 3.83 | |
≥ 70 | 3,76 | 0,09 | 3,59 | 3.93 | |
Giới tính | Nam | 4,00 | 0,06 | 3,88 | 4.13 |
Nữ | 3,62 | 0,07 | 3,49 | 3.75 | |
Sức khỏe | Tốt | 3,70 | 0,10 | 3,51 | 3.89 |
Bình thường | 3,74 | 0,06 | 3,64 | 3.85 | |
Yếu | 4,31 | 0,14 | 4,05 | 4.58 | |
Thụ hưởng CSXH | Có | 3,88 | 0,07 | 3,73 | 4.02 |
Không | 3,74 | 0,06 | 3,63 | 3.87 | |
ĐTB | 3.80 | 0,05 | 3,71 | 3,89 | |
ĐLC | 1.02 | 0,03 | 0,96 | 1,08 | |
N | 480 | 480 | 480 | ||
Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019 |
Tuy nhiên, so sánh NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về giới tính cho thấy NCT nam giới nhận được sự tôn trọng từ phía gia đình nhiều hơn so với NCT nữ giới. ĐTB lắng nghe ý kiến từ phía người nhà của nhóm dân số này lên tới 4,00 điểm, cao hơn so với mức 3,62 điểm của NCT nữ giới (bảng 3.8).
Theo lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội thì kết quả đạt được này là phù hợp, bởi các nội dung nêu trên đều phản ánh NCT nam giới tham gia nhiều hơn vào việc định hướng công việc cho con/cháu, cũng như văn hóa Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng trọng nam hơn trọng nữ, dù sức ảnh hưởng đó đang dần mờ nhạt. Trích đoạn PVS dưới đây minh họa thêm cho lập luận này.
Nếu sắp xếp theo thứ tự thì ở nhà tôi Bố chồng tôi là người đứng thứ nhất, sau đó là mẹ chồng tôi, rồi đến chồng tôi. Bố chồng tôi nhìn nhận mọi việc còn nhanh lắm. Ông khuyên vợ chồng tôi không nên làm thuê nữa, ở nhà xây nhà trọ cho thuê rồi tranh thủ mà buôn bán thêm. Hai vợ, chồng tôi nghe theo.
Trích đoạn PVS: Nữ, 39 tuổi, con dâu