Mức Độ Tham Gia Định Hướng Công Việc Cho Con, Cháu (Đơn Vị =



Bác thừa nhận là dạo này hay cáu gắt hơn với người nhà, nhất là những khi thấy người mệt mỏi. Cũng may là con/cháu Bác hiểu Bác nên chúng chỉ cười khi Bác mắng. Nhưng nói vậy thôi, Bác cũng ít khi nặng lời với chúng.

Nguồn: Nam, 69 tuổi, sức khỏe yếu

Tương tự, nhận diện tình trạng mâu thuẫn, xung đột của NCT với người nhà

theo tình trạng thụ hưởng CSXH cũng cho thấy, NCT thụ hưởng hay không thụ hưởng đều có độ bất hòa với người nhà là khá tương đồng với nhau (bảng 3.3). Tuy nhiên, theo lý thuyết nhận diện xã hội, kết quả này phản ánh cuộc sống trong gia đình của NCT thụ hưởng CSXH dường như “êm đềm” hơn so với NCT không thụ hưởng, bởi họ có ĐTB thấp hơn 0,19 điểm.

3.2. Sự ảnh hưởng đến gia đình

Sự thân thiện trong các mối quan hệ với người thân nêu trên là tiền đề trợ giúp NCT có việc làm định hướng công việc, tư vấn con/cháu cách thức vượt qua khó khăn, hòa giải mâu thuẫn gia đình và quyết định việc lớn trong nhà. Song một bộ phận nhóm dân số này không tham gia các hoạt động trên và đây có thể là lý do khiến họ cảm nhận vị trí, vai trò có sự suy giảm.

3.2.1. Sự định hướng, tư vấn cho con, cháu

Để đo lường sự ảnh hưởng của NCT có việc làm thông qua hoạt động định hướng công việc cho con, cháu, đề tài thiết kế thang đo theo 4 mức độ khác nhau, trong đó 1 là “Hoàn toàn đúng”, 2 là “Đúng phần nhiều”, 3 là “Đúng phần ít” và 4 là “Không đúng” 5. Số liệu khảo sát cho thấy nhiều người trong số họ luôn thực hiện tốt vai trò đầu tàu trong gia đình, song cũng có một bộ phận từ bỏ vai trò đó.

Theo thang đo lường mức độ ảnh hưởng nêu trên, có tới 25,6% NCT có việc làm thừa nhận bản thân thực hiện việc định hướng công việc cho con/cháu là “hoàn toàn đúng”. Tuy nhiên, cũng có tới 12,1% không thực hiện công việc này, trong đó cao nhất là ở nhóm thuộc độ tuổi 65 - 69 với tỷ lệ lên tới 15,0%, bởi nhận thấy con/cháu trưởng thành hơn, tự biết cân nhắc, định hướng công việc, hoặc do con/cháu tách hộ chuyển ra ở riêng... Điều này có thể là nguyên nhân làm suy giảm vai trò của một bộ phận NCT có việc làm.



5 Thang đo này được Linda Waite và Aniruddha Das (2010) sử dụng nhằm đo lường cảm nhận của NCT về sự thoải mái tinh thần khi tham gia các hoạt động chung của gia đình, xã hội và sản xuất.


Song, thực tế nêu trên không phải là hiện tượng cá biệt ở Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, mà có sự phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Ngọc Lân và cộng sự (2011), cũng như của Trần Thị Ngọc Bích và cộng sự (2016). Theo đó, NCT luôn thực hiện tốt vai trò định hướng cho con/cháu, bởi “người già là một kho kinh nghiệm”. Nhưng sự khác biệt về ý thức hệ cũng khiến NCT cần xác lập lại vị thế của bản thân, từ đó giảm dần vai trò can thiệp. Điều này được thể hiện rõ hơn nữa thông qua nghiên cứu của Denis Mannaerts (2016, tr. 19 - 16), theo đó, sự biến đổi mô hình tổ chức gia đình tại các quốc gia trên thế giới đã tạo ra sự biến đổi về vị trí, vai trò của NCT theo hướng giảm dần sự can thiệp vào cuộc sống của các thế hệ sau. Hơn thế nữa, theo trích đoạn PVS trong nghiên cứu của Lê Duy Mai Phương (2014) thì “Ui chao, chừ mà giở mấy cái nớ (lời khuyên răn) ra hắn có nghe mô”. Do vậy, nhiều NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng giảm dần vai trò can thiệp với con/cháu.

Như vậy, theo lý thuyết nhận diện xã hội, lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, điều này có nghĩa NCT có việc làm thực hiện tốt vai trò của bản thân với gia đình. Mặc dù sự trưởng thành của con/cháu là nhân tố tích cực chia sẻ áp lực cho họ, nhưng điều đó cũng khiến cho một bộ phận nhóm dân số này cảm nhận giá trị của bản thân suy giảm, nhất là với nhóm thuộc độ tuổi 65 - 69.

Bảng 3.4. Mức độ tham gia định hướng công việc cho con, cháu (Đơn vị =

%)




Hoàn toàn

đúng

Đúng phần

nhiều

Đúng phần

ít

Không

đúng

P


Độ tuổi

60 - 64

29,2

29,2

29,2

12,5


**

65 - 69

17,9

33,5

33,5

15,0

≥ 70

30,9

28,1

33,1

7,9

Giới tính

Nam

27,4

34,8

27,8

10,0

**

Nữ

24,0

26,4

35,6

14,0


Sức khỏe

Tốt

6,1

59,1

28,8

6,1


*

Bình thường

28,3

24,7

33,9

13,1

Yếu

31,5

33,3

22,2

13,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 12



Thụ hưởng

CSXH

33,8

27,9

27,0

11,3

*

Không

19,6

32,2

35,5

12,7

Tổng

25,6

30,4

31,9

12,1


N (480)

123

146

153

58


Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1;

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Theo bảng số liệu trên, sự định hướng công việc cho con/cháu của NCT có việc làm có mối liên hệ theo các nhóm xã hội khác biệt về giới tính (nếu chấp nhận P < 0,1, nghĩa là chấp nhận sai số của các kết luận có thể lên tới 10%). Theo đó, nhóm nam giới phát huy vai trò tốt hơn so với nhóm nữ giới. Tỷ lệ thừa nhận thực hiện định hướng công việc cho con/cháu của nhóm dân số này là “hoàn toàn đúng” đạt 27,4%, trong khi đó, tỷ lệ tương ứng của nhóm nữ giới đạt 24,0% (bảng 3.4).

Điều này có nghĩa, trong bối cảnh văn hóa gia đình và suy rộng ra là bối cảnh văn hóa chung của cả xã hội ở Việt Nam thì NCT nam giới thường được xếp ở vị trí trung tâm của gia đình, là người có tiếng nói, có uy vọng cao hơn, nhờ vậy, họ có khả năng thực hiện vai trò định hướng công việc cho con/cháu tốt hơn so với NCT nữ giới và sự định hướng của họ cũng thường được con/cháu nghe theo. Thực tế này tạo ra bản sắc xã hội tương đối khác biệt giữa hai nhóm NCT nêu trên.

Tương tự, nhận diện NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về sức khỏe cũng cho thấy biến số này có mối liên hệ với việc định hướng công việc cho con/cháu (P < 0,05). Tuy nhiên, việc thực hiện vai trò này là không đồng nhất. NCT có sức khỏe kém là nhóm thực hiện vai trò tốt hơn so với NCT có sức khỏe bình thường hoặc tốt. Tỷ lệ thừa nhận thực hiện công việc này là “hoàn toàn đúng” của họ lên tới 31,5%, cao hơn so với hai nhóm còn lại (bảng 3.4).

Giải thích từ góc độ lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội cho thấy thực tế này có thể là bởi NCT có sức khỏe yếu cần tìm kiếm “con đường” nâng cao giá trị của bản thân trong gia đình, tránh “mang tiếng là người phụ thuộc”, đồng thời tập hợp con/cháu vào môi trường sống mà họ mong muốn tạo dựng. Do vậy, họ sử dụng kinh nghiệm sống như là “nguồn vốn” đảm bảo vị trí cao trong gia đình. Cách nghĩ, cách làm đó trở thành động lực thúc đẩy họ thực thi vai trò tốt hơn so với các nhóm NCT khác, đó là vai trò định hướng trợ giúp con/cháu có một tương lai tốt đẹp hơn.


Điều này được minh chứng thêm qua trích đoạn PVS sau đây.


Những lúc ốm, đau được chăm sóc thì Bác cũng hay chia sẻ kinh nghiệm cho con/cháu, giúp chúng định hướng công việc tốt hơn. Những khi đó, Bác thấy bản thân còn giúp ích được cho con/cháu. Chứ nếu không giúp đỡ được gì cho chúng thì mang tiếng ăn bám

Nguồn: Nam, 72 tuổi, sức khỏe yếu

Ngoài ra, việc nhận diện NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về

tình trạng thụ hưởng CSXH cũng phản ánh biến số này có mối liên hệ với việc định hướng công việc cho con/cháu (P < 0,05). Theo đó, nhóm thụ hưởng CSXH thực hiện vai trò của bản thân tốt hơn so với nhóm không thụ hưởng với tỷ lệ thừa nhận là “hoàn toàn đúng” đạt 33,8% (bảng 3.4).

Phân tích dưới góc nhìn của lý thuyết nhận diện xã hội, lý thuyết vai trò xã hội thì việc thụ hưởng hay không thụ hưởng CSXH không được coi là nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của NCT có việc làm, nhưng các lý thuyết này cho thấy CSXH phân chia họ thành hai nhóm xã hội riêng biệt với bản sắc xã hội chung

- riêng. Theo đó, nhóm thụ hưởng CSXH thực hiện vai trò định hướng công việc cho con/cháu tốt hơn so với nhóm không thụ hưởng phản ánh bản sắc của họ là quan tâm hơn đến sự phát triển tương lai, nghề nghiệp của các thế hệ sau, đồng thời chuyển hóa được sự quan tâm đó bằng hành động cụ thể.

***

Đi sâu phân tích vị trí, vai trò của NCT có việc làm trong gia đình, đề tài tiếp tục đề cập đến việc “tư vấn trợ giúp con/cháu vượt qua khó khăn”. Tương tự, thang đo lường mức độ ảnh hưởng được thiết kế theo 4 cấp bậc, bao gồm: 1 là “Hoàn toàn đúng”, 2 là “Đúng phần nhiều”, 3 là “Đúng phần ít” và 4 là “Không đúng”.

Kết quả khảo sát cho thấy đa số NCT có việc làm thực hiện tốt vai trò này với tỷ lệ thừa nhận là “hoàn toàn đúng” lên tới 35,0%, trong đó, tỷ lệ tương ứng của nhóm từ 70 tuổi trở lên đạt 41,7%, cao hơn 6,7 điểm so với mức trung bình chung. Tương ứng với đó thì tỷ lệ từ bỏ vai trò của NCT có việc làm cũng lên tới 9,6% và tỷ lệ này ở nhóm từ 70 tuổi trở lên thấp hơn 1,7 điểm (bảng 3.5).

Thực tế này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Quý (2019). Giải thích của tác giả cho thấy NCT đóng vai trò là điểm tựa tinh thần trợ giúp con/cháu


vượt qua khó khăn. Sự trợ giúp đến từ những lời tư vấn dựa theo kinh nghiệm sống là căn cứ cho con, cháu đối chiếu. Trong chừng mực nhất định chúng thực sự hữu ích. Hơn thế nữa, NCT luôn quan tâm đến từng thành viên trong nhà, là nơi hội tụ các mối quan hệ trong gia đình, do vậy, đa số NCT luôn tìm cách hỗ trợ con/cháu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa mọi NCT đều thực hiện tốt vai trò của bản thân, mà cũng có tình trạng nhiều người chủ động từ bỏ vai trò đó, hoặc không đủ năng lực thực hiện.

Theo lý thuyết nhận diện xã hội, lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, bối cảnh thực tiễn trên cho thấy sự tồn tại của NCT có việc làm tạo ra bầu không khí đoàn kết giữa các thành viên. Những lời tư vấn, động viên trợ giúp con/cháu vượt qua khó khăn là chất xúc tác để họ duy trì sự đoàn kết thân tình và đó cũng là vai trò mà họ đảm nhận khi ở vị trí trung tâm. Những trường hợp không thực hiện công việc này là những trường hợp từ bỏ vai trò và điều đó khiến cho giá trị của họ trong gia đình giảm xuống.

Bảng 3.5. Mức độ tham gia tư vấn trợ giúp con/cháu vượt qua khó khăn (Đơn vị = %)



Hoàn toàn

đúng

Đúng phần

nhiều

Đúng

phần ít

Không

đúng

P


Độ tuổi

60 - 64

39,9

28,6

22,6

8.9


*

65 - 69

24,9

41,6

22,0

11.6

≥ 70

41,7

33,8

16,5

7.9

Giới tính

Nam

30,0

33,9

23,0

13.0

*

Nữ

39,6

35,6

18,4

6.4


Sức khỏe

Tốt

16,7

34,8

40,9

7.6


*

Bình thường

36,7

35,8

19,2

8.3

Yếu

46,3

27,8

5,6

20.4

Thụ hưởng CSXH

50,0

24,0

14,7

11.3

*

Không

23,9

42,8

25,0

8.3

Tổng

35,0

34,8

20,6

9,6


N (480)

168

167

99

46




Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1; Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Quan sát NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về giới tính cho

thấy nhóm nữ giới thực hiện vai trò tư vấn trợ giúp con/cháu vượt qua khó khăn là tích cực hơn so với nhóm nam giới (tỷ lệ thừa nhận là “hoàn toàn đúng” là 39,6% so với 30,0%) (bảng 3.5).

Điều này dường như có sự trái ngược với kết quả khảo sát về việc thực hiện vai trò tư vấn định hướng công việc cho con/cháu nêu trên, bởi nó cho thấy nhóm nam giới phát huy vai trò ở mức độ thấp hơn so với nhóm nữ giới trong việc trợ giúp con/cháu vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, thực tế này được NCT có việc làm giải thích từ góc độ phân công công việc theo giới khi thấy con/cháu đã trưởng thành, mà điều đó khiến cho vai trò của NCT nam giới có sự suy giảm.

Khi con cái đang ở giai đoạn trưởng thành, gặp nhiều vấp váp trong cuộc sống thì chúng nó cần đến bố giúp đỡ nhiều hơn mẹ, bởi vì khi đó thì bố giúp được nhiều hơn. Nhưng khi chúng nó trưởng thành rồi thì chúng nó lại nói chuyện với mẹ nhiều hơn là bố. Bởi lẽ, lúc này bố chỉ giúp đỡ khi thấy các con thực sự khó khăn, còn mẹ thì chỉ cần nghe chúng nó than khổ là lo lắng thay chúng, rồi chỉ bảo, giúp đỡ chúng, thậm chí còn dấu chồng để lén giúp đỡ chúng, có khi còn quát cả chồng là không quan tâm đến các con.

Nguồn: Nam, 65 tuổi, sức khỏe tốt

Như vậy, theo lý thuyết nhận diện xã hội, lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội

thì vai trò tư vấn trợ giúp con/cháu vượt qua khó khăn của NCT có việc làm có sự nghịch đảo là bởi nhận thức của họ có sự thay đổi, song không vì thế mà tạo ra sự xung đột vai trò giữa hai giới. Từ việc sẵn sàng can thiệp trợ giúp mỗi khi con/cháu gặp khó khăn chuyển sang trạng thái chỉ hỗ trợ khi con/cháu thực sự gặp khó, nên NCT nam giới giảm dần vai trò can thiệp. Trong khi đó, NCT nữ giới tiếp tục phát huy sự quan tâm, chăm lo đến con/cháu và sẵn sàng tư vấn trợ giúp mà không phân biệt mức độ khó khăn. Đây chính là đặc trưng khác biệt theo giới giữa hai nhóm NCT có việc làm.

Tương tự, quan sát NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về sức khỏe cho thấy nhóm có sức khỏe yếu thực hiện vai trò tư vấn trợ giúp con/cháu


vượt qua khó khăn thường xuyên hơn so với các nhóm khác (bảng 3.5). Tỷ lệ thừa nhận là “hoàn toàn đúng” của nhóm dân số này lên tới 46,3%.

Thực tế này cũng phù hợp với kết quả thu được tại bảng số liệu về việc định hướng công việc cho con/cháu ở trên. Theo lý thuyết nhận diện xã hội và lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, bối cảnh xã hội này cho thấy sự hạn chế về mặt sức khỏe khiến cho NCT có sức khỏe yếu khó có thể đồng thời thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Do vậy, thay vì dàn đều cho mọi vai trò, mà điều đó có thể tạo ra sự căng thẳng, xung đột vai trò, thì họ lựa chọn giải pháp nỗ lực/tập trung hơn vào sử dụng kinh nghiệm sống để tư vấn trợ giúp con/cháu vượt qua khó khăn. Hoạt động này cũng là biện pháp tốt giúp họ có thể tập trung con/cháu xung quanh, từ đó cảm nhận giá trị hữu ích của bản thân, cũng như cảm nhận sự quan tâm từ con/cháu. Điều này được minh chứng thêm qua trích đoạn PVS dưới đây.

Bác không còn đủ sức để việc gì cũng lo toan nữa. Nhưng mỗi khi thấy con cái Bác gặp khó khăn thì Bác cũng luôn cố gắng nói cho chúng nó biết cách nên làm gì. Bác chỉ nói thôi, còn để cho chúng nó tự quyết định.

Nguồn: Nam, 69 tuổi, sức khỏe yếu.

Quan sát NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về tình trạng thụ

hưởng CSXH cho thấy NCT thụ hưởng thực hiện vai trò “tư vấn trợ giúp con/cháu vượt qua khó khăn” là tích cực hơn (bảng 3.5). Nghĩa là họ thực hiện công việc tư vấn trợ giúp con, cháu nhiều hơn so với NCT không thụ hưởng, với tỷ lệ thừa nhận là “hoàn toàn đúng” lên tới 50,0%.

Cũng theo cách giải thích của lý thuyết nhận diện xã hội, CSXH không tác động đến quyết định thực hiện vai trò của NCT có việc làm, mà nó phân chia họ thành các nhóm khác nhau. Theo lý thuyết này và lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội thì nhóm thụ hưởng CSXH thể hiện bản sắc quan tâm hơn đến cuộc sống của con/cháu so với nhóm không thụ hưởng. Do vậy, họ thực hiện vai trò tư vấn trợ giúp con/cháu vượt qua khó khăn ở mức độ cao hơn.

3.2.2. Sự tham gia hòa giải mâu thuẫn và quyết định việc lớn trong nhà

Song song với việc thực hiện vai trò định hướng, tư vấn nêu trên, NCT có việc làm còn thực hiện vai trò hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, cũng như quyết định việc lớn trong nhà. Ở vị trí của mình, nhiều người đảm nhận


tốt vai trò này dù rằng sự độc lập ngày càng cao của con/cháu, sự bình đẳng ngày càng tăng giữa các thế hệ khiến cho một bộ phận cảm nhận giá trị của bản thân có sự suy giảm.

Để đo lường vai trò hòa giải mâu thuẫn gia đình của NCT có việc làm, đề tài tiếp tục thiết kế thang đo theo 4 mức độ khác nhau, trong đó 1 là “Hoàn toàn đúng”, 2 là “Đúng phần nhiều”, 3 là “Đúng phần ít” và 4 là “Không đúng”.

Căn cứ theo thang đo lường mức độ trên thì dường như vai trò hòa giải mâu thuẫn gia đình mà NCT có việc làm thực hiện đạt kết quả ấn tượng, với tỷ lệ thừa nhận là “hoàn toàn đúng” lên tới 35,2%. Trong đó, nhóm thuộc độ tuổi 60 – 64 thực hiện ở mức độ cao nhất, cao hơn 7,1 điểm so với mức trung bình, tiếp đến là nhóm thuộc độ tuổi từ 70 trở lên và cuối cùng là nhóm thuộc độ tuổi 65 – 69 (bảng 3.6).

Thực tế này được nhiều nghiên cứu phân tích, theo đó, gia đình là đơn vị tình cảm và NCT thường đóng vai trò trụ cột điều tiết mâu thuẫn, xung đột. Cụ thể, theo giải thích của Lê Thị Quý (2019), Phan Đại Doãn (2010) hay Nguyễn Nam Phương (2016), với NCT thì bầu không khí gia đình đông vui, đầm ấm luôn được coi là ưu tiên hàng đầu và họ luôn nỗ lực duy trì sự ổn định đó bằng các biện pháp điều tiết mối liên kết giữa các thành viên. Thực hiện hoạt động này được coi là một trong những biện pháp củng cố vị trí, vai trò trung tâm trong gia đình của NCT và chưa lúc nào NCT coi nhẹ nó. Tuy nhiên, sự độc lập ngày càng cao của con/cháu, kéo theo đó là sự bình đẳng giữa các thế hệ ngày càng tăng khiến cho nhiều NCT từ bỏ vai trò điều tiết mâu thuẫn gia đình, và do vậy, nhiều người trong số họ cảm nhận vị trí, vai trò của bản thân đang ngày càng suy giảm. Điều này được minh chứng thêm qua trích đoạn PVS dưới đây.

Lúc nào Bác cũng mong muốn con, cháu mình đoàn kết với nhau. Có thế thì gia đình mới đầm ấm, yên vui. Con, cháu Bác cũng rất nghe lời, chúng có tranh cãi nhau vì mỗi đứa mỗi tính, nhưng chưa bao giờ chúng nó dám đánh, chửi nhau. Từ khi con, cháu Bác ra ở riêng, Bác cũng đỡ phải lo lắng, nhưng Bác cũng cảm thấy buồn hơn vì con cái Bác độc lập hơn.

Nguồn: Nam, 70 tuổi, sức khỏe tốt

Như vậy, theo lý thuyết nhận diện xã hội, lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội,

thực tế trên cho thấy hình ảnh mà NCT có việc làm thể hiện trong gia đình là hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023