Kiểm Tra Dây Điện Và Giắc Nối (Cảm Biến Vị Trí Trục Khuỷu - Ecm)


OK

NG

Thay thế cảm biến trục khuỷu


3. Kiểm tra dây điện và giắc nối (cảm biến vị trí trục khuỷu - ECM)

- Ngắt giắc nối của cảm biến vị trí trục khuỷu.

- Ngắt giắc nối của ECM.

- Đo điện trở giữa 2 giắc nối (Kiểm tra hở mạch): Điều kiện tiêu chuẩn: dưới 1 Ω

Hình 7 2 Giắc cảm biến và ECM Đo điện trở giữa các giắc nối với mass thân 1

Hình 7.2. Giắc cảm biến và ECM

- Đo điện trở giữa các giắc nối với mass thân xe (Kiểm tra ngắn mạch): Điều kiện tiêu chuẩn: 10 kΩ trở lên

- Nối lại giắc nối của ECM.

- Nối lại giắc nối cảm biến vị trí trục khuỷu


OK

NG

Sửa chữa hay thay thế dây điện hoặc giắc nối


4. Kiểm tra lắp ráp cảm biến (cảm biến vị trí trục khuỷu)

- Kiểm tra trạng thái lắp cảm biến vị trí trục khuỷu.


Hình 7.3. Kiểm tra trạng thái lắp Hình 7.4. Đĩa răng tín hiệu

- OK: Cảm biến đã được lắp chính xác.


OK

NG

Bắt chặt lại cảm biến


5. Kiểm tra đĩa tín hiệu cảm biến vị trí trục khuỷu (các răng của đĩa cảm biến)

- Kiểm tra các răng của đĩa cảm biến (Hình 7.4).

OK

NG

OK: Đĩa cảm biến không có bất kỳ vết nứt hay biến dạng nào


Thay thế đĩa cảm biến


Thay thế ECM

Câu hỏi và bài tập :

1. Trình bày quy trình chẩn đoán cảm biến vị trí trục khuỷu

2. Lập quy trình chẩn đoán cảm biến vị trí trục khuỷu của động cơ xe Honda City

BÀI 8: CHẨN ĐOÁN MÃ LỖI P0340 MẠCH CẢM BIẾN VỊ TRÍ TRỤC CAM

Mã bài: CMĐ 30-08


Giới thiệu:

Cảm biến vị trí trục cam dùng để điều khiển phun theo nhóm, phun theo thứ tự công tác hoặc dùng để điều khiển thứ tự đánh lửa trong hệ thống đánh lửa trực tiếp. Khi cảm biến này hư hỏng thì động cơ không thể hoạt động hoặc hoạt động được.

Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của cảm biến, dây điện, giắc nối, ECM,… trên động cơ dần thay đổi và dẫn tới hư hỏng bất thường trong quá trình sử dụng của ô tô. Vì vậy các kiến thức và kinh nghiệm về công việc chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hư hỏng thường gặp của hệ thống điện ô tô rất cần thiết cho người thợ sửa chữa ô tô và người cán bộ kỹ thuật. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của các thiết bị điện trên động cơ ô tô luôn ở trạng thái làm việc với độ tin cậy có công suất lớn và an toàn cao nhất.


Mục tiêu:

- Trình bày được quy trình chẩn đoán mã lỗi cảm biến vị trí trục cam

- Sử dụng thành thạo máy chẩn đoán, dụng cụ kiểm tra

- Chẩn đoán đúng theo qui trình, phát hiện và sửa chữa được mã lỗi cảm biến vị trí trục cam


Nội dung chính:

1. Kiểm tra cảm biến vị trí trục cam (điện trở)


Hình 8 1 Cảm biến vị trí trục cam Ngắt giắc nối của cảm biến vị trí trục 2

Hình 8.1. Cảm biến vị trí trục cam

- Ngắt giắc nối của cảm biến vị trí trục cam.

- Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây.

Điện trở tiêu chuẩn:


Nối dụng cụ đo

Điều kiện kiểm tra

Điều kiện tiêu chuẩn

1 - 2

Lạnh

Từ 1630 đến 2740 Ω

1 - 2

Nóng

Từ 2065 đến 3225 Ω

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

CHÚ Ý: Thuật ngữ "Lạnh" và "Nóng" được hiểu là nhiệt độ của các cuộn dây. "Lạnh" có nghĩa là nhiệt độ trong khoảng từ -10° đến 50°C (14°F to 122°F). "Nóng" có nghĩa là nhiệt độ trong khoảng từ 50° đến 100°C (122°F đến 212°F).

OK

NG

- Nối lại giắc nối cảm biến vị trí trục cam.


Thay thế cảm biến trục cam


2. Kiểm tra dây điện và giắc nối (cảm biến vị trí trục cam - ECM)

- Ngắt giắc nối của cảm biến vị trí trục cam.

- Ngắt giắc nối của ECM.


Hình 8 2 Giắc cảm biến và ECM Đo điện trở giữa 2 giắc nối Kiểm tra hở 3

Hình 8.2. Giắc cảm biến và ECM

- Đo điện trở giữa 2 giắc nối (Kiểm tra hở mạch): Điều kiện tiêu chuẩn: dưới 1 Ω

- Đo điện trở giữa các giắc nối với mass thân xe (Kiểm tra ngắn mạch): Điều kiện tiêu chuẩn: 10 kΩ trở lên

- Nối lại giắc nối của ECM.

OK

NG

- Nối lại giắc nối cảm biến vị trí trục cam.


Sửa chữa hay thay thế dây điện hoặc giắc nối


3. Kiểm tra tình trạng lắp ráp của cảm biến (cảm biến vị trí trục cam)

- Kiểm tra trạng thái lắp cảm biến vị trí trục cam.


Hình 8 3 Kiểm tra trạng thái lắp cảm biến vị trí trục cam OK NG OK Cảm biến 4

Hình 8.3. Kiểm tra trạng thái lắp cảm biến vị trí trục cam

OK

NG

OK: Cảm biến đã được lắp chính xác.


Bắt chặt lại cảm biến


4. Kiểm tra thời điểm phối khí

- Tháo nắp đậy nắp quylát.

- Quay puly trục khuỷu, và gióng thẳng rãnh của nó với dấu "0" trên nắp xích cam.

- Kiểm tra rằng các dấu phối khí trên đĩa xích phối khí trục cam và bánh răng phối khí trục cam hướng lên trên như trong hình vẽ. Nếu chưa được, hãy quay puli trục khuỷu một vòng (360°) và gióng thẳng các dấu nói trên.


Hình 8 3 Các dấu ghi nhớ OK Các dấu phối khí trên các bánh răng phối khí trục 5


Hình 8.3. Các dấu ghi nhớ

OK: Các dấu phối khí trên các bánh răng phối khí trục cam được gióng thẳng như trong.

- Lắp lại nắp quy lát.


OK

NG

Điều chỉnh thời điểm phối khí


5. Kiểm tra trục cam

- Kiểm tra các răng đĩa tín hiệu của trục cam.

- OK: Răng trục cam không có bất kỳ vết nứt hay biến dạng nào.



OK


NG

Thay thế trục cam


6. Thay thế cảm biến vị trí trục cam

7. Kiểm tra xem mã DTC có xuất hiện lại không (P0340)

- Nối máy chẩn đoán vào giắc DLC3.

- Bật khóa điện đến vị trí ON và bật máy chẩn đoán ON.

- Xóa các mã DTC.

- Khởi động động cơ.

- Chọn các mục sau: Powertrain / Engine and ECT / DTC.

- Đọc các mã DTC.

Kết quả:


Kết quả

Đi đến bước

Mã DTC không phát ra

A

P0340

B

CHÚ Ý: Nếu không cơ không khởi động được, hãy thay thế ECM.


Thay thế ECM Kết thúc  Câu hỏi và bài tập 1 Trình bày quy trình chẩn đoán 6Thay thế ECM Kết thúc

Câu hỏi và bài tập :

1. Trình bày quy trình chẩn đoán cảm biến vị trí trục cam

2. Lập quy trình chẩn đoán cảm biến vị trí trục cam của động cơ xe Honda City

BÀI 9: CHẨN ĐOÁN MÃ LỖI P0351/ P0352/ P0353/ P0354 MẠCH SƠ CẤP / THỨ CẤP CỦA BÔ BIN ĐÁNH LỬA

Mã bài: CMĐ 30-09


Giới thiệu:

Bô bin đánh lửa là bộ phận tạo lửa cao áp đưa đến bugi đánh lửa. Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của bô bin đánh lửa, dây điện, giắc nối, ECM,… trên động cơ dần thay đổi và dẫn tới hư hỏng bất thường trong quá trình sử dụng của ô tô. Vì vậy các kiến thức và kinh nghiệm về công việc chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hư hỏng thường gặp của hệ thống điện ô tô rất cần thiết cho người thợ sửa chữa ô tô và người cán bộ kỹ thuật. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của các thiết bị điện trên động cơ ô tô luôn ở trạng thái làm việc với độ tin cậy có công suất lớn và an toàn cao nhất.


Mục tiêu:

- Trình bày được quy trình chẩn đoán mã lỗi của bô bin đánh lửa

- Sử dụng thành thạo máy chẩn đoán, dụng cụ kiểm tra

- Chẩn đoán đúng theo qui trình, phát hiện và sửa chữa được mã lỗi của bô bin đánh lửa


Nội dung chính:

1. Tiến hành thử mô phỏng (hoán đổi các bô bin đánh lửa)

- Nối máy chẩn đoán vào giắc DLC3.

- Bật khoá điện ON.

- Bật máy chẩn đoán ON.

- Xóa các mã DTC.

- Tráo các bô bin đánh lửa có IC (giữa các xylanh số 1 đến số 4).

CHÚ Ý: Không tráo các giắc nối.

- Thực hiện phép thử mô phỏng.

- Chọn các mục sau: Powertrain / Engine and ECT / DTC.

- Đọc các mã DTC.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023