PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Xây dựng bộ chỉ số quản trị công ty trong ngân hàng Việt Nam
Hiện nay, bộ nguyên tắc quản trị công ty được biết đến rộng rãi nhất trên thế giới được ban hành bởi OECD năm 1999. Bộ nguyên tắc được xem là chuẩn mực quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, công ty và các bên có quyền lợi liên quan khác trên toàn thế giới. Tất cả các bộ chỉ số quản trị công ty được nghiên cứu và xây dựng đều hướng tới tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty của OECD.
Đối với trường hợp của Nepal, Kumar và Upadhyaya (2011) là một trong số ít những nhà nghiên cứu phát triển bộ chỉ số này cho các NHTM. Tuy nhiên, nghiên cứu của hai ông mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra phương pháp chứ chưa ứng dụng được trong thực tế. Tại Ấn Độ, nghiên cứu của Tuteja và Nagpal (2013) đã được ứng dụng trong thực tế thông qua việc gửi bộ 38 câu hỏi đến các NHTM nhằm thu thập và xây dựng bộ chỉ số. Các câu hỏi tập trung và trọng tâm của vấn đề QTDN, và do vậy, có giá trị thông tin tương đối cao. Đặc biệt, nghiên cứu có tham khảo “Các nguyên tắc tăng cường quản trị ngân hàng” của Ủy ban Basel (2010). Nhờ vậy, mức độ tin cậy cũng như tính chính xác đã tăng lên đáng kể so với trường hợp tại Nepal trước đó.
Tại Việt Nam, các vấn đề về quản trị công ty vẫn luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà quản trị cũng như các nhà nghiên cứu, đặc biệt trong giai đoạn gần đây, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và sau đó là quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Mặc dù vậy, cho đến nay, chưa có một phương pháp chính thống, quy chuẩn nào về bộ chỉ số quản trị công ty được công nhận, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.
Luận án đề xuất phương pháp xây dựng bộ chỉ số quản trị công ty trong NHTM tại Việt Nam, dựa theo nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tú và các cộng sự [21]. Trong nghiên cứu, tác giả cho rằng, quá trình xây dựng bộ chỉ số quản trị doanh nghiệp trên thế giới đều được tiến hành theo những bước nhất định:
(1) Dẫn chiếu các quy định, văn bản Luật hay các bộ nguyên tắc tham chiếu. Chúng có thể được xem như là căn cứ pháp lý, là kim chỉ nam và là một mốc tham chiếu cho việc xây dựng bộ chỉ số.
(2) Xác định các cấu thành của chỉ số quản trị doanh nghiệp. Chúng bao gồm những hoạt động, những khía cạnh khác nhau trong quản trị. Việc xác định các cấu thành này không những bao hàm được hết các vấn đề liên quan đến
hoạt động quản trị, mà còn giúp xác định chính xác hơn thực trạng quản trị doanh nghiệp. Từ đó, có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục hay cải thiện những điểm còn tồn tại
(3) Đưa ra những câu hỏi cụ thể trong các cấu thành bộ chỉ số. Từ đó, thu thập được thông tin về thực trạng tình hình quản trị tại các doanh nghiệp
(4) Tính điểm và lập chỉ số. Việc tính điểm này phụ thuộc vào mức độ quan trọng của vấn đề mà câu hỏi đề cập đến trong mối tương quan với những câu hỏi khác, vấn đề khác. Số điểm này sau đó sẽ được đưa vào một quá trình tính toán để hình thành chỉ số QTDN cuối cùng.
Từ căn cứ này, kết hợp với bộ câu hỏi mà Trần Thị Thanh Tú và cộng sự đã xây dựng [21], luận án đề xuất Bộ gồm 35 câu hỏi về quản trị công ty trong các NHTM. Trước hết, một số vấn đề cần được quan tâm là:
Thứ nhất, các quy định, chuẩn mực được tham khảo là Luật các TCTD, Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Các nguyên tắc quản trị công ty của OECD, các nguyên tắc tăng cường quản trị công ty trong ngành ngân hàng của Ủy ban Basel,…
Thứ hai, các cấu thành của bộ chỉ số bao gồm: (i) Cổ đông và đại hội đồng cổ đông thường niên; (ii) HĐQT; (iii) Ban kiểm soát; (iv) Công bố thông tin, minh bạch và kiểm toán (kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập).
Thứ ba, hình thức thu thập thông tin để trả lời bộ câu hỏi: dựa theo các thông tin được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phương pháp này giúp mẫu kết quả thu được là ngẫu nhiên, tỷ lệ thu thập cao thay vì gửi bản câu hỏi đến các NHTM chờ phản hồi. Đồng thời, tính chính xác cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ khiến việc nghiên cứu trở nên vất vả hơn rất nhiều.
Thứ tư, dạng câu hỏi và điểm của từng câu hỏi. Bảng câu hỏi sử dụng hai dạng câu hỏi: Đúng/ Sai và câu hỏi nhiều phương án lựa chọn. Việc này cho phép tận dụng được ưu điểm của cả hai dạng câu hỏi. Việc cho điểm cũng sẽ dựa trên quan điểm: càng thể hiện công tác quản trị tốt, điểm càng cao.
Thứ năm, cách tính toán bộ chỉ số. Sau khi các câu trả lời đã được cho những điểm tương ứng, điểm của tất cả các câu trả lời sẽ được cộng lại để thu được tổng điểm cho bộ chỉ số. Sở dĩ cộng tổng điểm mà không tính bình quân gia quyền có trọng số là vì bản thân điểm tối đa của mỗi câu hỏi khảo sát trong bộ câu hỏi đã xem xét đến mức
độ quan trọng, tầm ảnh hưởng của chúng đến chất lượng quản trị công ty trong các NHTM. Điểm tối đa cho bộ câu hỏi là 70 điểm.
Bộ câu hỏi cụ thể như sau:
I. CỔ ĐÔNG VÀ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN
1. Ngân hàng có cổ đông là cá nhân, tổ chức nước ngoài không (Tối đa: 1 điểm)
a. Không
b. Có
Chọn a: 0 điểm, b: 1 điểm
2. Ngân hàng có kế hoạch niêm yết ở nước ngoài (Tối đa: 2 điểm)
a. Có
b. Đang xem xét
c. Không
Trả lời a: 2 điểm, b: 1 điểm, c: 0 điểm
3. Quy chế quản trị ngân hàng bao gồm (Tối đa 6 điểm)
a. Trình tự, thủ tục triệu tập, biểu quyết ĐHĐCĐ
b. Trình tự, thủ tục đề cử, ứng cử, miễn nhiệm thành viên HĐQT
c. Trình tự, thủ tục tổ chức họp HĐQT
d. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý cao cấp
e. Quy trình phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản trị
f. Quy trình về đánh giá hoạt động khen thưởng, kỷ luật đối với các cơ quan quản trị
Chọn mỗi phương án được 1 điểm, không chọn: 0 điểm
4. Nghị quyết ĐHĐCĐ được công bố trên website ngân hàng (Tối đa 1 điểm)
a. Có
b. Không
Chọn a: 1 điểm, b: 0 điểm
5. Tỷ lệ sở hữu cổ phần được xác định là cổ đông lớn là 5% (Tối đa 1 điểm)
a. Đúng
b. Sai
Chọn a: 1 điểm, b: 0 điểm
6. Điều lệ ngân hàng tuân thủ Điều lệ mẫu của NHNN (Tối đa 1 điểm)
a. Tuân thủ theo đúng điều lệ mẫu
b. Tuân thủ và có bổ sung những quy định khác
c. Không tuân thủ
Chọn a, b: 1 điểm, c: 0 điểm
7. Thời gian triệu tập ĐHĐCĐ thường niên sau khi kết thúc năm tài chính (Tối đa 2 điểm)
a. Dưới 2 tháng
b. Từ 2 đến 4 tháng
c. Trên 4 tháng
Chọn a: 2 điểm, b: 1 điểm, c: 0 điểm
8. Hình thức thông tin cho cổ đông về ĐHĐCĐ (Tối đa 3 điểm)
a. Thư đến từng cổ đông
b. Công bố trên website ngân hàng
c. Đăng trên báo chí
Chọn mỗi phương án được 1 điểm
9. Ngân hàng có quy chế tổ chức ĐHĐCĐ (Tối đa 1 điểm)
a. Có
b. Không
Chọn a: 1 điểm, b: 0 điểm
10. Ngân hàng cung cấp thông tin về quy trình biểu quyết (Tối đa 2 điểm)
a. Cho cổ đông
b. Trên các phương tiện thông tin đại chúng
c. Cả hai
d. Không cung cấp
Chọn c: 2 điểm, a/b: 1 điểm, d: 0 điểm
II. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
11. Tỷ lệ thành viên không điều hành và thành viên độc lập trong số tổng thành viên HĐQT (Tối đa 2 điểm)
a. Nhỏ hơn ½
b. ½
c. Lớn hơn ½
Trả lời a: 0 điểm, b: 1 điểm, c: 2 điểm
12. Thông tin về trình độ, quy trình/khóa đào tạo và kinh nghiệm của thành viên HĐQT (Tối đa 2 điểm)
a. Được công bố trên website hoặc các báo cáo công bố trên phương tiện thông tin đại chúng
b. Công bố tại đại hội đồng cổ đông
c. Công bố cả hai
d. Không công bố
Trả lời a/b: 1 điểm, c: 2 điểm, d: 0 điểm
13. Chủ tịch HĐQT là thành viên không độc lập (Tối đa 1 điểm)
a. Đúng
b. Sai
Trả lời a: 0 điểm, b: 1 điểm
14. HĐQT có các ủy ban (Tối đa 3 điểm)
a. Ủy ban nhân sự
b. Ủy ban quản lý rủi ro
c. Ủy ban khác
Chọn 1 trong 3: 0 điểm. Chọn a và b: 1 điểm. Chọn cả 3: 3 điểm
15. Biên bản, nghị quyết HĐQT được công bố (Tối đa 1 điểm)
a. Đúng
b. Sai
Chọn a: 1 điểm, chọn b: 0 điểm
16. Nhiệm kì của các thành viên lệch nhau (Tối đa 1 điểm)
a. Đúng
b. Sai
Chọn a: 1 điểm, chọn b: 0 điểm
17. Ngân hàng (Tối đa 1 điểm)
a. Chỉ có ủy ban kiểm toán
b. Chỉ có phòng kiểm toán nội bộ
c. Có cả hai
Chọn a hoặc b: 0 điểm, chọn c: 1 điểm
18. Ngân hàng có công bố tại ĐHĐCĐ (Tối đa 3 điểm)
a. Thông tin về thù lao toàn bộ HĐQT
b. Thông tin về thù lao từng thành viên HĐQT
c. Kế hoạch về thù lao
d. Không công bố
Chọn mỗi phương án được 1 điểm
19. Báo cáo của HĐQT tại ĐHĐCĐ bao gồm (Tối đa 5 điểm)
a. Đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng
b. Kết quả giám sát tình hình hoạt động và tài chính
c. Kết quả giám sát đối với Ban Giám đốc, Cán bộ quản lý cấp cao
d. Đánh gia sự phối hợp HĐQT, BKS, BGĐ và cổ đông
e. Khác
Chọn mỗi phương án được 1 điểm
20. Ngân hàng có quy trình (Tối đa 2 điểm)
a. Lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT
b. Lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý cao cấp
Chọn mỗi phương án được 1 điểm
21. Hồ sơ ứng viên cho vị trí thành viên HĐQT được công bố cho cổ đông trước khi tổ chức ĐHĐCĐ (Tối đa 1 điểm)
a. Có
b. Không
Chọn a: 1 điểm, b: 0 điểm
22. Ngân hàng có (Tối đa 5 điểm)
a. Chính sách cán bộ kế cận
b. Công bố số lần họp HĐQT trong năm
c. Công bố tỷ lệ tham gia họp trong năm
d. Công bố về công việc các thành viên HĐQT đang đảm nhiệm
e. Cung cấp đào tạo dành cho thành viên HĐQT
Chọn mỗi phương án được 1 điểm
III. BAN KIỂM SOÁT
23. Có thông tin giúp cổ đông đánh giá được mức độ phù hợp của đào tạo, kinh nghiệm của các thành viên BKS (Tối đa 1 điểm)
a. Có
b. Không
Chọn a: 1 điểm, chọn b: 0 điểm
24. BKS có quy trình thực hiện nhiệm vụ 1 cách độc lập (Tối đa 1 điểm)
a. Có
b. Không
Chọn a: 1 điểm, b: 0 điểm
25. BKS có quy chế hoạt động (Tối đa 1 điểm)
a. Có
b. Không
Chọn a: 1 điểm, b: 0 điểm
26. Có công bố số lượng cuộc họp/năm của BKS (Tối đa 1 điểm)
a. Có
b. Không
Chọn a: 1 điểm, b: 0 điểm
27. Ngân hàng có quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên BKS? (Tối đa 1 điểm)
a. Có
b. Không
Chọn a: 1 điểm, b: 0 điểm
28. BKS được trả thù lao dựa trên kết quả công việc? (Tối đa 1 điểm)
a. Có
b. Không
Chọn a: 1 điểm, b: 0 điểm
29. Ngân hàng có hoạt động đào tạo cho BKS? (Tối đa 1 điểm)
a. Có
b. Không
Chọn a: 1 điểm, b: 0 điểm
IV. CÔNG BỐ THÔNG TIN, MINH BẠCH VÀ KIỂM TOÁN
30. Ngân hàng (Tối đa 2 điểm)
a. Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam
b. Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán hoặc báo cáo tài chính quốc tế
c. Cả hai chuẩn mực (Việt Nam và quốc tế)
Chọn a hoặc b: 1 điểm, c: 2 điểm
31. Ngân hàng công bố (Tối đa 6 điểm)
a. Báo cáo tài chính năm, quý chưa kiểm toán
b. Báo cáo tài chính năm đã kiểm toán
c. Báo cáo tài chính hợp nhất
d. Báo cáo thường niên
e. Các giao dịch nội bộ
f. Các giao dịch với các bên liên quan
Chọn mỗi phương án: 1 điểm
32. Ngân hàng công bố báo cáo tài chính của mình theo (Tối đa: 2 điểm)
a. Tháng
b. Quý
c. Năm
Chọn cả a, b, c: 2 điểm, b và c: 1 điểm, còn lại: 0 điểm
33. Ngân hàng có công bố Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên của mình đúng hạn không (Tối đa 1 điểm)
a. Có
b. Không
Chọn a: 1 điểm, b: 0 điểm
34. Hình thức hoạt động quan hệ với cổ đông (Tối đa 3 điểm)
a. Bản tin cho cổ đông/ nhà đầu tư
b. Hội nghị cổ đông/ nhà đầu tư
c. Hình thức khác
Mỗi phương án được 1 điểm
35. Ngân hàng có website riêng (Tối đa 2 điểm)
a. Không có website riêng hoặc không cập nhật liên tục
b. Có cập nhật liên tục bằng tiếng Việt
c. Có cập nhật liên tục bằng cả tiếng Việt và ngôn ngữ khác
Chọn a: 0 điểm, b: 1 điểm, c: 2 điểm
Sau khi thu thập các câu trả lời cho bộ câu hỏi tương ứng với mỗi ngân hàng qua từng năm (dữ liệu bảng), chỉ số CGI được sử dụng như là một biến độc lập trong mô hình hồi quy đo lường tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam.
Phụ lục 2: Kết quả hồi quy của mô hình
1. Kết quả mô hình theo phương pháp GMM
1.1. Dependent Variable: NPL
Method: Panel Generalized Method of Moments Sample: 2008 2015
Periods included: 8
Cross-sections included: 26
Total panel (unbalanced) observations: 198 2SLS instrument weighting matrix
Instrument specification: NPL C CO STATE FOR CGI CAR LG GDP M2
Coefficient | Std. Error | t-Statistic | Prob. | |
C | 9.526 | 1.24 | 7.653 | 0.000 |
CO | -0.026 | 0.01 | -3.263 | 0.001 |
STATE | 0.029 | 0.01 | 4.478 | 0.000 |
FOR | 0.004 | 0.01 | 0.428 | 0.669 |
CGI | -0.065 | 0.01 | -4.640 | 0.000 |
CAR | 0.003 | 0.01 | 0.307 | 0.759 |
LG | -0.003 | 0.00 | -0.763 | 0.447 |
GDP | -0.506 | 0.14 | -3.552 | 0.001 |
M2 | -0.033 | 0.02 | -2.072 | 0.040 |
R-squared | 0.295 | Mean dependent var | 2.314 | |
Adjusted R-squared | 0.265 | S.D. dependent var | 1.368 | |
S.E. of regression | 1.173 | Sum squared resid | 260.263 | |
Durbin-Watson stat | 1.063 | J-statistic | 189.000 | |
Instrument rank | 10.000 | Prob(J-statistic) | 0.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng Tỷ Lệ Sở Hữu Trong Ngân Hàng Cho Các Nhà Đầu Tư Nước Ngoài
- Khuyến Nghị Về Nâng Cao Năng Lực Quản Trị Công Ty Cho Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- La Porta, Lopez-De-Silanes Và Andrei Sheleifer, (2000). Government Ownership Of Bank, Journal Of Finance, Vol. 52
- Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 19
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
1.2. Dependent Variable: ROAA
Method: Panel Generalized Method of Moments Sample: 2008 2015
Periods included: 8
Cross-sections included: 26
Total panel (unbalanced) observations: 198 2SLS instrument weighting matrix
Instrument specification: ROAA C CO STATE FOR CGI CAR LG GDP M2
Coefficient | Std. Error | t-Statistic | Prob. | |
C | -0.967 | 0.99 | -0.979 | 0.329 |
CO | 0.007 | 0.01 | 1.059 | 0.291 |
STATE | -0.007 | 0.01 | -1.425 | 0.156 |
FOR | -0.006 | 0.01 | -0.805 | 0.422 |
CGI | 0.025 | 0.01 | 2.252 | 0.026 |
CAR | 0.002 | 0.01 | 0.246 | 0.806 |
LG | 0.005 | 0.00 | 1.901 | 0.059 |
GDP | 0.109 | 0.11 | 0.961 | 0.338 |
M2 | 0.008 | 0.01 | 0.614 | 0.540 |
R-squared | 0.070 | Mean dependent var | 1.266 | |
Adjusted R-squared | 0.030 | S.D. dependent var | 0.945 | |
S.E. of regression | 0.931 | Sum squared resid | 163.730 | |
Durbin-Watson stat | 1.684 | J-statistic | 189.000 | |
Instrument rank | 10.000 | Prob(J-statistic) | 0.000 |
1.3. Dependent Variable: ROAE
Method: Panel Generalized Method of Moments Sample: 2008 2015
Periods included: 8
Cross-sections included: 26
Total panel (unbalanced) observations: 198 2SLS instrument weighting matrix
Instrument specification: ROAE C CO STATE FOR CGI CAR LG GDP M2
Coefficient | Std. Error | t-Statistic | Prob. | |
C | -7.866 | 6.59 | -1.194 | 0.234 |
CO | -0.068 | 0.04 | -1.611 | 0.109 |
STATE | 0.056 | 0.03 | 1.622 | 0.107 |
FOR | 0.100 | 0.05 | 1.941 | 0.054 |
CGI | 0.285 | 0.07 | 3.826 | 0.000 |
CAR | -0.116 | 0.05 | -2.117 | 0.036 |
LG | 0.027 | 0.02 | 1.558 | 0.121 |
GDP | 0.799 | 0.75 | 1.060 | 0.290 |
M2 | 0.164 | 0.08 | 1.938 | 0.054 |
R-squared | 0.197 | Mean dependent var | 11.754 | |
Adjusted R-squared | 0.164 | S.D. dependent var | 6.793 | |
S.E. of regression | 6.213 | Sum squared resid | 7294.561 | |
Durbin-Watson stat | 0.945 | J-statistic | 189.000 | |
Instrument rank | 10.000 | Prob(J-statistic) | 0.000 |
2. Kết quả hồi quy dữ liệu bảng – hiệu ứng cố định
2.1. Dependent Variable: NPL Method: Panel Least Squares Sample: 2008 2015
Periods included: 8
Cross-sections included: 26
Total panel (unbalanced) observations: 198
Coefficient | Std. Error | t-Statistic | Prob. | |
C | 2.977 | 2.21 | 1.348 | 0.180 |
CO | 0.034 | 0.03 | 1.085 | 0.279 |
STATE | 0.053 | 0.01 | 4.427 | 0.000 |
FOR | -0.023 | 0.02 | -1.360 | 0.176 |
CGI | -0.001 | 0.03 | -0.050 | 0.960 |
CAR | 0.024 | 0.01 | 1.672 | 0.096 |
LG | -0.001 | 0.00 | -0.435 | 0.664 |
GDP | -0.501 | 0.12 | -4.124 | 0.000 |
M2 | -0.037 | 0.01 | -2.513 | 0.013 |
Effects Specification | ||||
Cross-section fixed (dummy variables) | ||||
R-squared | 0.563 | Mean dependent var | 2.314 | |
Adjusted R-squared | 0.475 | S.D. dependent var | 1.368 | |
S.E. of regression | 0.992 | Akaike info criterion | 2.977 | |
Sum squared resid | 161.358 | Schwarz criterion | 3.541 | |
Log likelihood | -260.690 | Hannan-Quinn criter. | 3.205 | |
F-statistic | 6.392 | Durbin-Watson stat | 1.573 | |
Prob(F-statistic) | 0.000 |