Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Liên Quan Đến Nhãn Hiệu

quyền sở hữu công nghiệp phải nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bao gồm ba nội dung chính:

Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Xác lập quyền: Cơ quan có thẩm quyền cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ( Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu) cho các chủ thể khác nhau khi các chủ thể này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định.

Bảo vệ quyền: Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng cách áp dụng các phương thức, biện pháp khác nhau.

2.3. Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu

Một nhãn hiệu muốn được bảo hộ, hay một dấu hiệu muốn được coi là nhãn hiệu bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được chuẩn hóa trên toàn thế giới. Nhìn chung, có hai loại điều kiện cơ bản như sau:

Thứ nhất, các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải có tính độc đáo hoặc có khả năng phân biệt các sản phẩm khác nhau. Tức là, nhãn hiệu phải giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp với các hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Tính độc đáo ở đây phải được đánh giá trong mối quan hệ với hàng hóa có gắn nhãn hiệu đó[9]. Ví dụ, từ “táo” hoặc hình một quả táo không thể được đăng kí cho mặt hàng táo, nhưng đối với hàng hóa là máy tính thì nó lại trở nên rất độc đáo, khi nó truyền tải một ý nghĩa không liên quan đến sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Tính độc đáo của nhãn hiệu còn phụ thuộc vào sự nhận biết của người tiêu dùng. Hay nói cách khác, một nhãn hiệu được coi là độc đáo khi người tiêu dùng nhìn nhãn hiệu đó và có thể xác định được hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ từ một nhà sản xuất kinh doanh nhất định, từ đó họ có thể tìm, lựa chọn

được sản phẩm mong muốn. Cũng chính vì vậy, việc đưa ra được một mức độ độc đáo cụ thể để một nhãn hiệu có thể được đăng kí là một việc làm không dễ dàng. Thực tế cho thấy họ có thể căn cứ vào tỷ lệ phần trăm số người tiêu dùng nhận biết được hàng hoá mang nhãn hiệu có nguồn gốc từ một cơ sở kinh doanh nhất định để xác định mức độ độc đáo của nhãn hiệu đó.

Hơn nữa, một nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, tức là đã không thực hiện được chức năng cơ bản của nhãn hiệu, sẽ bị cơ quan đăng kí từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu. Chính vì vậy, các tên gọi chung; các dấu hiệu mô tả, tức là các dấu hiệu có sự chỉ dẫn về các đặc tính của hàng hóa hay xuất xứ địa lý, chứ không phải là sự dẫn chiếu đến nguồn gốc của hàng hóa (dấu hiệu phân biệt); các hình đơn giản; hay một khẩu hiệu quảng cáo dài dòng, rối rắm…cũng sẽ không được đăng kí làm nhãn hiệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thứ hai, các dấu hiệu có những đặc tính gây hiểu lầm, lừa dối công chúng hoặc vi phạm tới trật tự công cộng và đạo đức xã hội cũng sẽ không được coi là nhãn hiệu hàng hóa [9]. Đây được coi là những dấu hiệu bị loại trừ, những dấu hiệu không được bảo hộ như nhãn hiệu hàng hóa. Vì lợi ích của công chúng, các nhãn hiệu có nguy cơ lừa dối về tính chất, chất lượng hay các đặc tính khác hay nguồn gốc thương mại của hàng hóa đều không đủ điều kiện đăng kí. Một nhãn hiệu có khả năng phân biệt không đồng nghĩa với việc nhãn hiệu đó sẽ không có khả năng lừa dối công chúng. Chẳng hạn, một nhãn hiệu có các dấu hiệu mang tính liên tưởng, gợi dẫn mà vì thế nó có khả năng phân biệt, vẫn có thể có tính lừa dối khi những sản phẩm có gắn nhãn hiệu đó không có những đặc điểm như được phản ánh trên nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, khi xem xét nhãn hiệu hàng hóa phải dựa vào hai khía cạnh riêng rẽ: nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt không mang tính lừa dối. Ví dụ như các nhãn hiệu gợi dẫn tới xuất xứ địa lý của hàng hóa sẽ là giả mạo nếu trên thực tế, hàng hoá có gắn nhãn hiệu đó không có nguồn gốc từ khu vực được chỉ dẫn. Thực tế, nhãn hiệu có chỉ dẫn trực tiếp đến xuất xứ địa lý

tương đối hiếm, mà các doanh nghiệp thường sử dụng dẫn chiếu gián tiếp. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong việc xem xét nhãn hiệu có phải là giả mạo hay lừa dối công chúng hay không. Một khía cạnh khác cần xem xét đó là, việc xác định một nhãn hiệu có mang tính lừa dối hay không phải gắn liền với hàng hóa sẽ sử dụng nhãn hiệu đó. Nghĩa là, tuỳ thuộc vào danh mục sản phẩm, mà một đơn đăng kí nhãn hiệu có thể coi là có khả năng phân biệt, không có tính lừa dối đối với một số sản phẩm này, nhưng lại là giả mạo hay lừa dối đối với các sản phẩm khác.

Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu tại Việt Nam - 3

Cơ quan đăng kí nhãn hiệu cũng sẽ từ chối các đơn đăng kí nhãn hiệu có biểu hiện trái với đạo đức xã hội hoặc ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Ví dụ các dấu hiệu được sử dụng là: tranh ảnh thô tục, biểu tượng của các cơ quan quyền lực nhà nước hay của các đảng phái chính trị bất hợp pháp; hay các dấu hiệu là biểu tượng do Nhà nước, tổ chức quốc tế, cơ quan đoàn thể sử dụng cũng không được đăng kí làm nhãn hiệu.

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đã đưa ra các điều khoản cụ thể quy định các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu. Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, một nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng hai điều kiện sau: i) là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; ii) có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Như vậy, một nhãn hiệu sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nếu thoả mãn hai điều kiện: có thể tri giác được và có khả năng phân biệt.

Về khả năng tri giác được, đây cũng chính là một điều kiện bảo hộ được nêu ra tại khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPS, theo đó “… Các thành viên có thể quy định như là điều kiện để được đăng kí rằng các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”.

Tuy nhiên, hiện nay, tại một số quốc gia trên thế giới, phạm vi các dấu hiệu được bảo hộ còn được mở rộng sang cả các dấu hiệu âm thanh như âm nhạc, tiết nhạc mà con người có thể nhận biết được qua “thính giác”, và các dấu hiệu mùi vị được nhận biết qua “khứu giác” hay nhãn hiệu chỉ đơn thuần được thể hiện bằng một màu sắc nhất định.

Về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ đã đưa ra khái niệm thế nào là một nhãn hiệu có khả năng phân biệt tại Khoản 1 và các dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt tại Khoản 2. Nhìn chung , các dấu hiệu không được đăng kí làm nhãn hiệu bao gồm: các hình đơn giản; tên gọi thông thường của hàng hóa; các dấu hiệu mô tả đặc tính của sản phẩm; hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của các hàng hoá và dịch vụ trùng hoặc tương tự ; dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như tên thương mại đang được sử dụng, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ [16].Việc xác định dấu hiệu đăng kí có trùng với nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ tương tự hay với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác hay không là việc làm tương đối đơn giản, bắng cách xem xét xem chúng có phải là bản photocopy y nguyên của nhau hay không. Nhưng để xác định tính “tương tự tới mức gây nhầm lẫn” giữa các loại nhãn hiệu với nhau hay giữa nhãn hiệu đăng kí với các đối tượng sở hữu công nghiệp trên là một công việc khá khó khăn. Việc đưa ra tiêu chuẩn hay đáp số chung cho mọi trường hợp để xác định tính tương tự có khả năng gây nhầm lẫn là công việc không thể do đặc điểm riêng biệt của mỗi trường hợp là khác nhau.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng phương pháp điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về điều kiện đăng kí bảo hộ nhãn hiệu là phù hợp với phương pháp điều chỉnh của pháp luật quốc tế về sở hữu công nghiệp. Các quy định trên chính là cơ sở quan trọng trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối

với nhãn hiệu cũng như là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quyết định xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu.‌

II. Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

1. Cạnh tranh không lành mạnh

1.1. Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh

Đã từ lâu cạnh tranh xuất hiện và tồn tại khách quan trong quá trình hình thành, phát triển của sản xuất hàng hoá và trở thành một đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, bởi cạnh tranh làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, buộc họ phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ, nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Mục đích của cạnh tranh không gì khác ngoài việc làm thế nào để hàng hoá, dịch vụ của mỗi doanh nghiệp được “bán chạy” trên thị trường. Hay nói một cách khái quát hơn, đó chính là vấn đề lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Pháp luật của các quốc gia đều ghi nhận và coi quyền cạnh tranh lành mạnh như là một quyền đương nhiên của doanh nghiệp và được Nhà nước bảo vệ.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay, đối nghịch với hành vi kinh doanh lành mạnh, trung thực, ngày càng xuất hiện nhiều loại hình làm ăn chụp giật, sử dụng các thủ đoạn không minh bạch, cạnh tranh không lành mạnh của những doanh nghiệp vì “nôn nóng” muốn có lợi nhuận tức thời mà không muốn đầu tư nhiều tiền bạc và công sức. Để đạt được điều đó, họ đã thực hiện các hành vi thương mại không trung thực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, lợi nhuận cho bản thân mình. Hành vi đó làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác, đến người tiêu dùng và rộng ra là tác động tiêu cực đến cả nền kinh tế. Đó chính là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Vậy cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh không lành mạnh. Nhìn chung, có 3 quan niệm cơ bản như sau:

Quan niệm thứ nhất cho rằng “cạnh tranh không lành mạnh bao gồm tất cả các hành vi xâm hại tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường, xâm hại tới quyền tự do cạnh tranh công bằng của các doanh nghiệp”[2]. Quan niệm này được phản ánh rất rõ trong quy định của Luật Cạnh tranh Mông Cổ.

Quan niệm thứ hai được thể hiện trong Điều 10Bis của Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, theo đó, “bất kì hành vi nào đi ngược lại các hành động trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là cạnh tranh không lành mạnh”.

Quan niệm thứ ba về cạnh tranh không lành mạnh chỉ ra: “cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng”.

Như vậy, theo quan niệm thứ nhất, phạm vi các hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh là rất rộng, có thể bao gồm cả các hành vi hạn chế cạnh tranh. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng phương thức áp dụng pháp luật do bản chất, tính chất, mức độ nguy hại cho thị trường của các hành vi trên là khác nhau. Ngược lại, phạm vi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quan điểm thứ hai lại chỉ bó hẹp ở các hành vi “không trung thực trong hoạt động thương mại và công nghiệp”. Quan niệm thứ ba đã dung hoà được hạn chế của hai quan niệm còn lại, khi cạnh tranh không chỉ có trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp như trong quan niệm thứ hai, mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác. Đây cũng chính là quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam khi đưa ra khái niệm cạnh tranh không lành mạnh. Là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nhưng khái niệm cạnh tranh không lành mạnh

không được đưa ra trong Luật Sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ chỉ liệt kê những hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh. Khái niệm “cạnh tranh không lành mạnh” được quy định tại khoản 4 Điều 3 trong Luật Cạnh tranh 2004 như sau:

“Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”[17 ].

Từ định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh được nêu ra trong Luật Cạnh tranh, có thể nhận thấy cạnh tranh không lành mạnh phải có các dấu hiệu sau:

Vì mục đích cạnh tranh;

Nhằm vào đối thủ cạnh tranh hiện hữu (cụ thể), hay nói khác đi sẽ không thể nói đến cạnh tranh không lành mạnh khi mà các chủ thể không ở trong vị thế “cạnh tranh” với nhau [44];

Vi phạm pháp luật hoặc đi ngược lại với đạo đức, tập quán tốt đẹp;

Đã và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh, và thông qua đó tìm cách tạo cho mình những mối lợi hoặc thế mạnh bất chính.

Như vậy, không phải bất cứ hành vi nào xâm hại đến lợi ích của doanh nghiệp đều bị coi là cạnh tranh không lành mạnh, mà chỉ những hành vi xuất phát từ một chủ thể đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan; trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh thì mới bị coi là cạnh tranh không lành mạnh.

Sau khi đã tìm hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh và xem xét các dấu hiệu thể hiện bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu trên, khoá luận xin đi vào tìm hiểu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

cụ thể, được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay.

Theo Điều 39 Luật cạnh tranh Việt Nam 2004, 10 hành vi sau bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

Xâm phạm bí mật kinh doanh;

Ép buộc trong kinh doanh;

Gièm pha doanh nghiệp khác;

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

Phân biệt đối xử của hiệp hội;

Bán hàng đa cấp bất chính;

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định[17].

Như vậy, Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2004 đã liệt kê cụ thể 10 hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong số 10 hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu trên thì chỉ có hai hành vi đầu tiên đó là: “chỉ dẫn gây nhầm lẫn” và “xâm phạm bí mật kinh doanh” được xem là có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Các hành vi khác như: phân biệt đối xử của hiệp hội, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh…, chỉ liên quan gián tiếp đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp và không xảy ra phổ biến trong thực tế.

Tuy nhiên do đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2004 tương đối rộng, ngoài cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh còn điều chỉnh cả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác. Do vậy, để bám sát hơn với đối tuợng nghiên cứu của khoá luận là cạnh tranh không lành mạnh trong

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí