Tình Hình Kinh Tế - Văn Hóa - Xã Hội


- Đất lâm nghiệp 14.470 ha, chiếm tỉ lệ 48,86%.

- Đất chuyên dùng 2.467 ha, chiếm tỉ lệ 8,33%.

- Đất ở 1.110 ha, chiếm tỉ lệ 3,75%.

- Đất khác 1.787 ha, chiếm tỉ lệ 6,03%.

Địa hình Chí Linh đa dạng phong phú, có diện tích đồi núi, đồng bằng xen kẽ, địa hình dốc bậc thang từ phía Bắc xuống phía Nam, nhìn chung địa hình chia làm 3 tiểu vùng chính:

- Khu đồi núi bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, càng về phía Bắc đồi núi càng cao, đỉnh cao nhất là Dây Diều cao 616 m, đèo Trê cao 536 m.

- Khu đồi bát úp gó lượn sóng xen kẽ bãi bằng, đồi ở đây không cao lắm, trung bình từ 5 - 60 m, có độ dốc từ 10°-15°, xen kẽ là những bãi bằng có độ cao bình quân + 2,5 m.

- Khu bãi bằng phù sa mới, phân bố ở phía Nam đường 18, địa hình tương đối bằng phẳng, càng về phái Nam càng trũng, có nơi cốt đất chỉ +0,8m.

Đất Chí Linh được hình thành từ 2 nhóm chính, nhóm đất đồi núi được hình thành tại chỗ, phát triển trên các đá sa thạch; nhóm đất đồng bằng do phù sa sông Kinh Thày và Thái Bình bồi tụ. Theo tài liệu của Viện nông hoá thổ nhưỡng Việt Nam, đất nông nghiệp được phân loại như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Địa hình: cao 21%; trung bình 47,2%; thấp 27,5%; trũng 4,3%.

- Thành phần cơ giới: đất thịt nhẹ 42,2%; thịt trung bình 28,1%; thịt nặng 29,7%.

- Độ chua: cấp I: 74,5%; cấp II: 15%; cấp III: 8%; cấp IV: 2,5%.

Đất đai vùng huyện Chí Linh chủ yếu là đất đỏ vàng và đất phù sa. Đất phù sa thuận lợi cho việc phát triển trồng lúa nước và hoa màu. Tuy nhiên, nhiều nơi trũng hay bị ngập úng, hạn hán nên cần có biện pháp tưới và tiêu úng tốt. Chí Linh có một số sinh vật đặc hữu. Thực vật và động vật hoang dã không nhiều và phân bố chủ yếu ở một số xã miền núi nên thuận lợi cho công tác bảo vệ.


3.2. Điều kiên

xã hôị:

3.2.1. Cơ cấu tổ chức

Ban quản lý di tích Côn Sơn quản lý trực tiếp khu di tích Côn Sơn bao gồm mảng cây xanh, cây cảnh, cây cổ thụ, cây di tích và các công trình kiến trúc lịch sử thuộc khu di tích. Ban quản lý gồm có giám đốc nhiệm vụ quản lý chung khu di tích với các phòng ban cùng với nhiệm vụ chức năng cụ thể như: phòng hành chính, phòng tuyên truyền, phòng bảo quản di tích, phòng sưu tầm thống kê số liệu và đội bảo vệ . Hàng năm ban quản lý khu di tích thuê thêm công nhân lao động ngắn hạn và dài hạn để quét dọn vệ sinh, phục vụ du lịch và mùa lễ hội.

Ngoài ra, khu di tích Côn Sơn còn chịu sự quản lý của Ban quản lý rừng Chí Linh, tuy nhiên chỉ Ban quản lý này có nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy, bảo vệ rừng, ngăn chặn việc chặt phá rừng, kiểm soát số lượng, chủng loại và trồng bổ sung cây rừng.

Như vậy, khu di tích Côn Sơn chịu sự quản lý của Ban quản lý khu di tích Côn Sơn và Ban quản lý rừng Chí Linh. Sở dĩ di tích Côn Sơn có hai đơn vị quản lí vì trong khu di tích có 2 mảng, một là toàn bộ công trình kiến trúc mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng thì sẽ do Ban quản lý di tích Côn Sơn quản lý, còn về mảng cây rừng, cây lâm nghiệp lại do Ban quản lý rừng Chí Linh quản lý. Chính vì vậy, trong quá trình quản lý có sự chồng chéo nhau, khâu tổ chức cũng như thực hiện của hai đơn vị thiếu sự thống nhất với làm ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lí, bảo vệ và nâng cao chất lượng khu di tích Côn Sơn.

3.2.2. Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội

Là khu vực được sự quan tâm của Tỉnh và nhầ nước, thu nhập của cán bộ chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, ngoài ra từ các nguồn khác như từ dịch vụ du lịch cho khách thăm quan.

Năm 1995, dân số Chí Linh là 149.169 người, mật độ phân bố không đều giữa các xã và thị trấn trong huyện; 3 thị trấn và các xã Cộng Hoà, Văn Đức, Đồng Lạc, Chí Minh, Tân Dân có mật độ dân số cao.


Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là nông nghiệp, chiếm 43% tổng giá trị thu nhập; diện tích cây lương thực là 11.060 ha, diện tích trồng cây thực phẩm bình quân đạt 1.048 ha/năm, tổng đàn lợn là 39.386 con/năm, tổng đàn trâu bò bình quân năm đạt 10.268 con/năm. Trong 5 năm 1991-1995 sản xuất lương thực của huyện tăng với tốc độ chậm. Chăn nuôi chưa tương xứng với trồng trọt. Các mặt hàng nông sản còn gặp khó khăn trong tiêu thụ, trình độ thâm canh không cao. Một bộ phận nông dân còn thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, năng suất và chất lượng nông sản thấp. Huyện có điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn huyện có 41 nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất của Trung ương và của tỉnh như Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Công ty lắp máy, Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn... Công nghiệp địa phương phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện và chưa thu hút được các nhà đầu tư.

Huyện Chí Linh là huyện có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời với khu di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng cảnh nổi tiếng như Côn Sơn, Kiếp Bạc, Đền Cao v.v... Các công trình kiến trúc đền, chùa, danh thắng là tiềm năng phát triển ngành du lịch.

Đời sống, văn hóa, y tế, giáo dục của huyện đang từng bước được phát triển.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực vật trong khu vực nghiên cứu

4.1.1. Chùa Côn Sơn (Chùa Hun)

Núi Côn Sơn còn gọi là núi Kỳ Lân nằm về phía Đông Bắc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chân núi Côn Sơn có một ngôi chù cổ tên chữ Hán là Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, tục gọi là chùa Hun. Chùa quay về hướng Đông Nam được xây dựng theo lối cung đình với hồ Bán Nguyệt, Sân Đá, Tam quan, gác chuông, Phật điện, Tổ đường, hòn non bộ. Chùa được xây dựng vào trước đời Trần, đến đời Lê được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đồ sộ. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của các cây cổ thụ

Từ cổng thứ nhất đến cổng thứ hai của chùa có 3 hàng Thông cổ thụ được 1


Từ cổng thứ nhất đến cổng thứ hai của chùa có 3 hàng Thông cổ thụ được quy hoạch theo hàng thẳng tắp, xen kẽ giữa 3 hàng thông là đường

Hình 4.1:Chùa Côn Sơn [22]


Hình 4 2 Sân Chùa Hun dạo rộng 3m xung quanh trồng cây Vải theo hàng với khoảng 2

Hình 4.2: Sân Chùa Hun


dạo rộng 3m, xung quanh trồng cây Vải theo hàng với khoảng cách đều nhau.Số lượng cây Thông còn ít, với chiều cao trung bình 12 - 14m, đường kính gốc 60- 80cm. Sau khi quy hoạch lại chùa, cây Vải đã được trồng bổ sung để thay thế cho những cây Thông đã bị chặt bỏ hoặc bị chết do sâu bệnh, số lượng 11 cây, được trồng theo hàng, khoảng cách khá đều nhau. Cây Vải có cùng độ tuổi, chiều cao trung bình 6 - 7m, đường kính gốc 40 - 50cm, số lượng 28 cây.

Các cây ở đây đều được phát tỉa tán và khống chế chiều cao đảm bảo cho cây không bị đổ gẫy vào mùa mưa bão, tránh nguy hiểm cho khách du lịch và người dân địa phương, bảo vệ các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử.

Sân chùa rộng, diện tích cây xanh và tạo bóng lớn. Cảnh quan đơn giản, tạo hai tầng thứ rõ rệt: tầng cao (cây Thông), tầng trung (cây Vải) mang lại không khí xanh mát quanh năm.

Ngoài ra, trong sân còn trồng 2 cây Đại hoa trắng H = 4m; Dg = 20cm, 1 cây vạn tuế và 1 cây Bồ đề H = 4m; Dg = 8.4cm. Cây Bồ đề được trồng bên trái cổng thứ hai của chùa, do đồng chí Nguyễn Tấn Dũng trồng ngày 14/9/2008, đây là cây Bồ đề được chiết từ cây Bồ đề phật thích ca Đắc đạo tại chùa MaHabodhi Mahavihara do chính phủ Ấn Độ tặng.

Tiếp tục đi vào sân trong có 6 cây Đại hoa trắng trồng thành hai hàng H 4 5m 3

Tiếp tục đi vào sân trong có 6 cây Đại hoa trắng trồng thành hai hàng H = 4 - 5m; Dg = 40 - 60cm, (theo các nhà nghiên cứu, những cây Đại này có từ thời Trần Nguyên Đán về Côn Sơn ở ẩn). Những cây Đại này không mọc thẳng mà đổ

nghiêng sát mặt đất, bởi

Hình 4.3: Cây Đại cổ thụ hơn 600 tuổi tại chùa


thân chính đã bị gãy đổ, chỉ còn các thân nhánh mọc lên từ gốc đổ, trải qua nhiều giông bão và thời gian khắc nghiệt để thành cây cổ thụ hôm nay. Trong số những cây Đại trên có 2 cây trên 600 tuổi. Cây già cỗi, phát triển kém, thế cây nghiêng, thân và gốc xù xì, có biểu hiện của sâu bệnh và mục thân. Ban quản lý khu di tích có đưa ra một số biện pháp khắc phục như làm trụ đỡ cây để cây không bị gãy và bật gốc, hạn chế sự tác động bất lợi của khách thăm quan cho cây bằng việc treo biển cảnh báo khách thăm quan.

Sân trong có 7 cây Thông cổ thụ, H = 10 - 14m; Dg = 60 - 80cm, cây được cắt tỉa cành và khống chế chiều cao, xung quanh sân trồng 12 cây vải, những cây này cũng được trồng theo hàng lối và khoảng cách đều nhau.

Sau chùa trồng chủ yếu là cây Vải, số lượng 7 cây, ngoài ra còn có 2 cây Mít. Tuy nhiên, các cây này đều phát triển kém, già cỗi, bị sâu bệnh và bị nhiều cây kí sinh trên thân và cành, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cũng như ảnh hưởng đến cảnh quan chung của chùa. Cũng tại khu vực sân sau của chùa trồng một số cây cảnh như 4 cây Vạn tuế, 1 cây Đa. Các cây cảnh này được trồng trong chậu nhưng không được chăm sóc, quan tâm cũng như không được bày trí hợp lý. Cây phát triển còi cọc, tán xấu, bị sâu bệnh xâm nhập gây mất mỹ quan chung cho khuôn viên.

Nhìn chung, cảnh quan chùa Côn Sơn chủ yếu là công trình xây dựng và đường dạo, cây rừng đã được quy hoạch lại nên số lượng cây đặc biệt là cây thông đã giảm đi đáng kể, cây trồng thay thế chủ yếu là cây vải. Đa số đều là cây cổ thụ được trồng từ rất lâu nên diện tích cây xanh và cho bóng mát là khá lớn. Cây cảnh, cây trang trí trong khuôn viên chùa Côn Sơn chưa nhiều, các cây khá đơn giản nên về tổng thể ngoài ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng thì giá trị cảnh quan không thể hiên được nhiều.

4.1.2. Giếng Ngọc

Từ chùa Côn Sơn đi lên các bậc đá khoảng 100m là tới Giếng Ngọc, xung quanh giếng chỉ còn lác đác vài cây Thông nhỡ, H=7-8m; Dg=15-20cm, ngoài ra chủ yếu là cây dại tầng thấp dưới 1m. Phía trước sân giếng có trồng 2 cây Đại hoa trắng H=3.5m; Dg=18cm, sau giếng có 1 loại cây gỗ nhỡ, có hoa màu trắng, nhỏ li


ti, mọc thành chùm ở kẽ lá. Người dân bản địa gọi đó là cây ba chạc, có tác dụng chữa ngứa rất tốt. Loại cây này tự mọc, ngoài giá trị làm thuốc còn có giá trị về cảnh quan như cho hoa, mùi thơm, tán dày tạo nhiều bóng mát cho Giếng Ngọc.

Cách đây 10 năm cây cối quanh Giếng Ngọc đều bị phát quang giới hạn chiều 4

Cách đây 10 năm, cây cối quanh Giếng Ngọc đều bị phát quang, giới hạn chiều cao dưới 1m, 10 năm trở lại đây, Ban quản lý di tích mới chỉ đạo giữ nguyên hiện trạng của khu vực, không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển cũng như tái sinh của hệ thực vật rừng. Vì vậy, cây rừng đã bắt đầu có sự phân tầng , diện tích cây xanh đang dần phủ kín khu vực. Tuy nhiên, cây rừng vẫn chủ yếu là cây nhỏ và là cây dại không có giá trị về mặt cảnh quan và giá trị về mặt lâm sinh, chủng loại cây nghèo nàn, ngoài di tích Giếng Ngọc ra thì không có đặc điểm gì ấn tượng để thu hút du khách.


Hình 4.4: Giếng Ngọc [23]

4.1.3. Am Bạch Vân (Bàn cờ tiên)

Từ Giếng Ngọc đi lên Bàn cờ tiên khoảng 1800m, phải leo lên các bậc đá khá dốc. Trên đoạn đường dốc và cao này cây cối thưa thớt, chủ yếu là cây dại tầng


thấp, số lượng cây Thông không nhiều, tuy đã được trồng bổ sung một số cây Xà cừ, Keo, Long não nhưng cây vẫn còn nhỏ, chưa tạo được tầng tán nhiều. Xét về sự đa dạng của hệ thực vật thì đây vẫn là rừng nghèo về loài, về số lượng, cây sinh trưởng, phát triển kém, mật độ che phủ rừng thấp. Nguyên nhân là bị nhiều cây dại lấn áp, cạnh tranh về dinh dưỡng và không gian sống. Lên cao hơn thì cây Keo, cây Xà cừ, Long não đã phát triển trưởng thành, khá đồng đều về kích thước, ít bị tác động bởi con người, Htb= 6-8m; Dgtb=25-30cm. Dọc đường đi lên Bàn cờ tiên, các bậc đá được cải tạo từ hiện trạng ban đầu vì vậy cây cối và khuôn viên xung quanh không bị can thiệp nhiều, vẫn đảm bảo yếu tố tự nhiên

Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tục gọi là Bàn cờ tiên. Ở đây phát lộ nền một kiến trúc cổ, hình chữ Công, đó là dấu tích của Am Bạch Vân. Hiện nay, trên Am Bạch Vân có dựng một nhà bia theo kiểu vọng lâu, hai tầng tám mái cổ kính. Tại đây du khách có thể nhìn về bốn phía bao quát trong tầm mắt cảnh núi sông hùng vĩ. Từ chùa Côn Sơn lên Bàn Cờ Tiên có hàng trăm bậc đá từ nhiều thế kỉ trước, nay đã được khôi phục gồm trên 600 bậc.

Khuôn viên quanh Bàn cờ tiên chủ yếu là công trình xây dựng, chưa có cảnh quan, cây xanh. Trước tháp thờ Bàn cờ tiên trồng cây Sanh si và cây Đa, cây còn bé chưa tạo cảnh quan, cây bị sâu bệnh và bị cây khác kí sinh nên cây phát triển kém, tán xấu. Tại đây, phần lớn cây Thông đã bị chặt hạ và khai thác nhằm phục vụ cho việc xây dựng công trình. Đến nay, số lượng và chủng loại cây vẫn chưa được phục hồi khiến cho khuôn viên mất đi vẻ tự nhiên vốn có cũng như yếu tố cảnh quan không phù hợp với công trình kiến trúc nơi đây. Từ Am bạch vân nhìn ra tứ phía chủ yếu là cây keo được trồng bổ sung trong 10 năm trở lại đây, số lượng ít, chất lượng thấp và độ che phủ chưa cao.

Nhìn tổng thể Bàn cờ tiên thì ngoài ý nghĩa tâm linh yếu tố cảnh quan không hề có giá trị lớn, du khách không có cơ hội thăm ngắm cảnh đẹp tự nhiên cũng như những tiểu cảnh nhân tạo do con người tạo nên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023