Hình 4.5: Bàn Cờ Tiên (Am Bạch Vân) [24]
4.1.4. Thạch bàn ( còn gọi là suối Côn Sơn)
Từ đỉnh núi của Bàn Cờ Tiên đi xuống Thạch Bàn, các bậc đã được xây dựng mới nên đỡ dốc và dễ đi hơn. Ở khu vực này, cây chủ yếu là cây Thông, ngoài ra có trồng bổ sung cây Keo, Xà cừ, Long não. Cây Thông được trồng từ lâu hiện vẫn giữ được, tạo thành tầng cao nhất, thân cây to, tán rộng. Các cây còn lại mới trồng cách đây khoảng 10 năm nên hầu hết đều đã khép tán và tạo thành tầng trung. Tầng thấp chủ yếu là cây dại, phát triển um tùm tạo nên hệ sinh thái đặc trưng cho rừng.
Đi dần xuống dưới, số lượng Thông giảm dần, do quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng lối đi nên một số lượng lớn Thông đã bị chặt bỏ, sau này đã được trồng bổ sung và có nhiều biện pháp bảo vệ gìn giữ cây rừng nên môi trường sinh thái đã được tái sinh và phát triển rất thuận lợi.
Tuy nhiên, có một số cây Thông do quá già cỗi, dẫn đến bị mục thân, gốc dẫn đến cây bị chết và đổ, một số cây khác bị sâu bệnh hoặc bị cháy, đó là những nguyên nhân khiến cho số lượng cây Thông cổ thụ giảm dần. Tuy đã được trồng bổ xung khá nhiều cây nhưng ít nhiều cũng làm mất đi nét đặc trưng riêng của núi Côn Sơn (theo truyền thuyết ông trồng Thông, bà trồng Rễ).
Suối Côn Sơn bắt nguồn từ hai dãy núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc, dài khoảng 3km, uốn lượn tạo nhiều ghềnh thác kế tiếp nhau rồi đổ ra hồ Côn Sơn. Dòng suối hẹp, cây cối um tùm mang dáng vẻ hoang sơ, thơ mộng, Suối Côn Sơn chảy rì rào quanh năm suốt tháng, bên suối có hai tảng đá lớn tương đối bằng phẳng gọi là
Thạch bàn. Thạch bàn nhỏ rộng khoảng 70m², mặt thạch bàn có màu son nâu rất đẹp. Thạch bàn lớn rộng khoảng 200m² về phía thượng nguồn được gọi là “Hòn đá năm gian”
Có thể bạn quan tâm!
- Cảnh quan khu di tích Côn Sơn và biện pháp duy trì tính ổn định cảnh quan để phục vụ lễ hội, du lịch - 2
- Điều Tra Tổng Thể, Xá C Đinh Đối Tương Nghiên Cứ U
- Tình Hình Kinh Tế - Văn Hóa - Xã Hội
- Tổ Thành Tầng Cây Cao Theo Vị Trí Địa Hình Nghiên Cứu
- Đánh Giá Tính Hợp Lý Của Cảnh Quan Trong Khu Di Tích Côn Sơn
- Tình Trạng Xuống Cấp Và Nguyên Nhân Xuống Cấp Của Cây Xanh Trong Khu Di Tích Lịch Sử Côn Sơn
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, những năm gần đây, việc khai thác cây rừng bừa bãi, quá trình xây dựng, cải tạo các công trình kiến trúc làm xói mòn đất, kết cấu đất bị thay đổi, ảnh hưởng đến dòng chảy, mạch nước ngầm khiến cho suối Côn Sơn không còn tự nhiên và chảy liên tục nữa. Cũng chính sự thay đổi đó cũng khiến cho những thực vật ưa ẩm, ưa bóng cũng không thể tồn tại và phát triển được. Thêm vào đó, vì đây là điểm di tích nên được rất nhiều du khách đến thăm, chính điều này đã khiến cho hệ thực vật xung quang suối bị tác động khá lớn.
Thạch Bàn là dấu tích lịch sử với những truyền thuyết của người xưa truyền miệng lại cho thế hệ sau. Cảnh nơi đây chỉ gây sự chú ý và hấp dẫn cho du khách khi có tiếng nước suối chảy róc rách, tuy nhiên hiện tượng này đang mất dần vì khí hậu thay đổi, địa hình đã bị tác động nhiều, thêm vào đó cây rừng cũng không mang lại giá trị cảnh quan cho tiểu cảnh này.
Hình 4.6: Thạch Bàn [25]
4.1.5. Đền thờ Nguyễn Trãi
Đi về phía hạ nguồn, theo ven suối Côn Sơn du khách sẽ thấy được đền thờ nền nhà cũ của Nguyễn Trãi. Tại đây, cây cối um tùm, xanh tốt quanh năm, tạo nhiều tầng thứ, chủ yếu vẫn là cây dại tầng trung và tầng thấp, tầng cao chính vẫn là Thông, Keo. Tiếp tục đi xuống là đền thờ Nguyễn Trãi với một quần thể kiến trúc khá đẹp gồm cầu đá, cổng đá, tam quan, điện thờ,… Đây là đền thờ Nguyễn Trãi, tọa lạc trên vị trí đắc địa dưới chân núi Ngũ Nhạc, hướng chính là Nam ghé Đông 29°10’. Minh đường của đền nhìn thẳng ra hồ Côn Sơn, nơi có núi Phượng Hoàng và núi Hồ Phóng chầu vào. Ngôi đền xây dựng trên diện tích 10.000m² với 15 hạng mục công trình.
Xung quanh Đền thờ Nguyễn Trãi được che phủ bởi cây rừng, trong khuôn viên đền được trồng một số cây cảnh, cây trang trí nhằm tạo cảnh quan cũng như tăng tính hài hòa về không gian cho khu đền. Các cây đô thị này được trồng và bố trí nhằm tạo sự liên kết giữa công trình kiến trúc với khu rừng nhằm tạo vẻ đẹp tự nhiên cho khu đền nói riêng và toàn cảnh quan nói chung.Dọc theo các bậc đá đi xuống đền thờ Nguyễn Trãi, hai bên lối đi trồng hàng rào Trúc mây xanh tốt quanh năm, lác đác một vài cây Thông cổ thụ được giữ lại sau khi quy hoạch đền thờ Nguyễn Trãi.
Ở Côn Sơn, mỗi năm đều diễn ra hai lễ hội lớn: Hội Xuân và Hội Thu. Hội Xuân là hội chùa Côn Sơn là để kỷ niệm ngày mất của Thiền sư Huyền Quang diễn ra vào ngày 16 cho đến ngày 22 tháng giêng. Còn Hội Thu sẽ được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 20 tháng tám âm lịch để tưởng niệm vị anh hùng Nguyễn Trãi. Du khách tham gia lễ hội sẽ được chơi những trò vui dân gian rất đặc sắc.
Đền thờ Nguyễn Trãi là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, các lễ hội hàng năm vì vậy khuôn viên của đền thờ được quy hoạch khá quy mô. Ngoài việc gìn giữ, trồng bổ sung cây rừng nhằm tạo cảnh quan tự nhiên của rừng núi Côn Sơn thì khuôn viên đền thờ được trồng và sắp xếp rất ấn tượng, đẹp mắt. Nhiều cây cảnh, cây hoa, cây trang trí cũng như cây bóng mát có dáng đẹp, màu sắc nổi bật đã được đưa vào khuôn viên đền thờ, tạo không gian mới lạ, đẹp mắt gây ấn tượng cho khách thăm quan du lịch.
Hình 4.7: Cảnh quan khu đền thờ Nguyễn Trãi
4.1.6. Đền Thanh Hư
Hình 4.8: Đền thờ Trần Nguyên Đán [26]
Đây là đền thờ Chương túc Quốc thượng hầu – Đại Tư đồ phụ chính Trần Nguyên Đán. Năm 2005, nhà nước xây dựng đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của ông
giữa rừng tùng bách Côn Sơn đại ngàn. Đền Thanh Hư kiến trúc chữ Đinh, đền tựa núi Côn Sơn, Minh Đường nhìn xuống hồ Côn Sơn.
Đền Thanh Hư được xây dựng, cải tạo lại nên diện tích khu vực này bị mất hầu hết diện tích cây xanh che phủ. Ngoài cây thông trước đền thì xung quang khuôn viên không hề có cây xanh. Cây thông trước đền trong tình trạng phát triển kém, do chịu nhiều tác động từ bên ngoài, đặc biệt là ảnh hưởng từ việc xây dựng quy hoạch lại công trình kiến trúc đền Thanh Hư.
4.1.7. Hồ Côn Sơn
Trước núi Côn Sơn có 1 hồ nước trong xanh rộng mênh mông, đó chính là hồ Côn Sơn. Hồ được tôn tạo năm 1998, có diện tích 43ha, với sức chứa hàng trăm m³ nước. Bao quanh hồ là hệ thống đường dạo, cây cảnh.
Hồ Côn Sơn là minh đường của Ức trai linh từ, hồ góp phần tô điểm cho vẻ đẹp hư ảo của chốn lâm tuyền. Đặc biệt vào những ngày lễ hội, hồ Côn Sơn là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa như: rước nước, đua thuyền, câu cá… thu hút khách thập phương.
Hình 4.9: Hồ Côn Sơn [24]
Miếu Ngũ Nhạc gồm có năm miếu đều quay về hướng Nam – nơi có hồ Côn Sơn quanh năm nước biếc, với hệ thống đường bộ hành lên núi đã được tổ chức xây dựng lại. Địa hình của miếu chủ yếu là núi dốc, hiểm trở nhưng cảnh quan xung quanh miếu Ngũ Nhạc khá hài hòa và nghiêm trạng, giữ được dáng vẻ và không gian tự nhiên trang trọng. Đây là nơi có cảnh quan thiên nhiên kì thú, ngoạn mục, rừng thông xanh bạt ngàn, suối trong róc rách quanh năm suốt tháng, khí hậu trong lành đã thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan không chỉ về mặt cảnh quan thiên nhiên mà còn về ý nghĩ tâm linh, tín ngưỡng.
Hình 4.10: Miếu Ngũ Nhạc [26]
4.2. Hiện trạng môi trường sinh thái
4.2.1. Môi trường đất
Hiện nay, đất đỏ vàng vùng đồi núi đang bị suy thoái do lớp phủ không còn, tầng đất màu bị rửa trôi, nghèo dinh dưỡng.
4.2.2. Nguồn nước
Nhìn chung nguồn nước mặt trên địa bàn khu di tích Côn Sơn nói riêng và huyện Chí Linh nói chung hiện chưa bị ô nhiễm, các chỉ số kim loại nặng như Pb, Ca, Cu, As, còn dưới ngưỡng tiêu chuẩn cho phép. Nguồn nước giếng đào và giếng khoan đảm bảo vệ sinh nhưng với tiêu chuẩn nguồn nước này để sử dụng cho sinh hoạt thì chưa đạt được loại A.
4.2.3. Môi trường không khí
Không khí của khu vực huyện Chí Linh bị ô nhiễm chủ yếu là do bụi vô cơ, nguyên nhân do các hoạt động giao thông vận tải dọc Quốc lộ 18 và bụi từ Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn...Núi Côn Sơn tuy được cây rừng điều hòa khí hậu, che chắn và thải lọc không khí độc hại, tạo môi trường trong lành thoáng mát nhưng những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền công nghiệp, khí hậu của khu vực núi Côn Sơn cũng bị tác động làm thay đổi nhiều, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và khắc nghiệt hơn.
4.2.4. Hệ sinh thái
Rừng tự nhiên trong khu vực núi Côn Sơn đã được bảo vệ và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Hệ sinh thái rừng trồng và hệ sinh thái vườn đang góp phần cải thiện môi trường sống. Tuy nhiên, sự tác động không có lợi của con người thông qua việc thăm quan, cải tạo, ý thức bảo vệ rừng và các di tích lịch sử trong thời gian dài trước đây không thể một sớm một chiều mà có thể thay đổi, khôi phục lại được. Qúa trình khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái cần phải có thời gian và chiến lược lâu dài, cần thực hiện một cách triệt để và nghiêm túc.
4.3. Môi trường văn hoá, du lịch
Môi trường văn hoá, du lịch được bảo tồn và tổ chức tương đối tốt, có tính chuyên nghiệp cao, song cần phải quy hoạch cụ thể hơn và có kế hoạch tôn tạo, bảo vệ, nâng cấp một cách bền vững. Cơ sở hạ tầng xung quanh các khu di tích lịch sử và danh thắng đang được cải tạo và mở rộng ngày một quy mô. Tuy nhiên, hoạt động tham quan, du lịch còn chưa khai thác được thế mạnh và tiềm năng vốn có của khu di tích Côn Sơn. Du khách đến di tích Côn Sơn chủ yếu là thăm quan các khu di tích lịch sử, các đền thờ,
chùa tháp và tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ mà quên đi việc thăm quan tìm hiểu về cây rừng, về đặc điểm, quá trình sinh trưởng cũng như nguồn gốc lịch sử của cây. Cây không được mang tên hay bất cứ dấu hiệu gì đặc biệt để gây sự chú ý cho du khách. Chính vì vậy, cây rừng không được quan tâm chú ý nhiều để đầu tư trở thành một hạng mục văn hóa, du lịch cho di tích Côn Sơn.
4.4. Những tá c đông ảnh hưở ng đến cảnh quan khu di tích
Di tích Côn Sơn là khu hệ tự nhiên bán nhân tạo, nó không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất đai… mà thực vật ở đây còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố con người. Trong quá trình cải tạo, duy trì các công trình kiến trúc cũng như xây dựng các đền thờ, con người đã tác động vào hệ thực vật như chặt phá một phần diện tích cây rừng để lấy mặt bằng xây dựng, để làm đường. Nhiều cây có tuổi thọ cao, cây cổ thụ đã bị chặt bỏ làm phá vỡ kết cấu tự nhiên vốn có của hệ thực vật tại đây.
Hàng năm, khu di tích Côn Sơn diễn ra các lễ hội văn hóa, tín ngưỡng thu hút hàng trăm lượt khách thập phương đến thăm quan, giải trí, lễ hội. Nhìn chung mọi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường chung nhưng vẫn có số ít những người thiếu ý thức bảo vệ cảnh quan, làm ảnh hưởng đến rừng tự nhiên và các công trình kiến trúc. Nhận thấy việc bảo vệ gìn giữ môi trường là rất quan trọng, Ban quản lý di tích Côn Sơn đã có những biện pháp nhằm nâng cao ý thức người dân và khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng và các công trình kiến trúc lịch sử cũng như cảnh quan chung của khu di tích Côn Sơn như đặt các thùng rác tại nhiều điểm, đặt các biển báo hướng dẫn hay tổ chức dịch vụ hướng dẫn du lịch. Nhờ có được các biện pháp tích cực trên mà khu di tích Côn Sơn đã giảm đáng kể ô nhiễm môi trường, bảo vệ được cảnh quan và thảm thực vật tự nhiên.
4.5. Kết quả điều tra thực vật trong OTC
4.5.1. Tổ thành tầng cây cao
Tầng cây cao là là thành phần quan trọng của cấu trúc rừng, có vai trò quan trọng trong việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, điều tiết tái sinh rừng và ảnh hưởng đến chiều hướng diễn thế của rừng. Sự đa dạng phong phú của tổ thành tầng