Cảnh quan khu di tích Côn Sơn và biện pháp duy trì tính ổn định cảnh quan để phục vụ lễ hội, du lịch - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH


TT

Tên hình

Trang

4.1

Chùa Côn Sơn

18

4.2

Sân chùa Hun

18

4.3

Cây Đại cổ thụ hơn 600 tuổi tại chùa

.

4.4

Giếng Ngọc

21

4.5

Bàn cờ tiên (Am Bạch Vân)

23

4.6

Thạch bàn

24

4.7

Cảnh quan khu đền thờ Nguyễn Trãi

26

4.8

Đền thờ Trần Nguyên Đán

26

4.9

Hồ Côn Sơn

.

4.10

Miếu Ngũ Nhạc

28

4.11

Cây đại cổ thụ

.

4.12

Cây Thông cổ thụ

18

4.13

Sơ đồ khu di tích Côn Sơn

42

4.14

Thân cây Đại bị mối ăn

48

4.15

Cây Đại bị rêu và địa y kí sinh

48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Cảnh quan khu di tích Côn Sơn và biện pháp duy trì tính ổn định cảnh quan để phục vụ lễ hội, du lịch - 2


4.16

Cây Thông cổ thụ bị mục gốc

48


MỞ ĐẦU


Côn Sơn – Kiếp Bac

là hai di tích lich sử nổi tiếng của huyên

Chí Linh tỉnh

Hải dương. Khu di tích danh thắng Côn Sơn thuôc

xã Công Hòa huyên

Chí Linh

tỉnh Hải Dương, nằm giữa hai dãy núi Phương Hoàng - Kỳ Lân, cách Hà Nôị khoảng 70km về phía Đông – Bắc.

Khu di tích danh thắng này gồm có núi non, chùa tháp, rừ ng thông, khe suối

và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuôc đời của nhiều danh nhân trong lich sử như

Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và đặc biêt hóa thế giới Nguyễn Trai.

là anh hùng dân tôc, danh nhân văn

Toàn bô ̣ khu di tích lic̣ h sử Côn Sơn có diên

tích 1653.8 ha, đươc

chia làm hai

vùng: vùng bảo tồn đăc

biêt

và vùng khai thác đăc

biêt. Ngoài ra còn có vùng đêm

́i diên

tích là 4772 ha, bao quanh cả hai khu vưc

Côn Sơn và Kiếp Bac.

Tuy nhiên, hiên

nay cảnh quan hê ̣sinh thái đang bi ̣tác đông maṇ h mẽ do sư

phát triển của kinh tế, xã hôi, văn hóa, tín ngưỡng. Diên tích rừ ng bi ̣thu hẹp laị do

bi ̣chăṭ phá bừa bãi nhằm phuc

vu ̣nhu cầu lơi

ích của con người, cảnh quan xung

quanh khu di tích bi ̣xuống cấp và không đươc

quy hoach đồng bô,̣ hơp

lí.

Khu cảnh quan di tích Côn Sơn là môt di sản văn hóa sống, quá trình sử dung

chúng cùng với tính tất yếu sẽ là quá trình đào thải tự nhiên đã làm cho nó thay đổi

và xuống cấp theo thờ i gian. Xuất phát từ thưc tế trên và những yêu cầu cấp bách

bảo vê ̣ và tôn tao cảnh quan khu di tích Côn Sơn, tôi tiến hành nghiên cứ u cảnh

quan khu di tích Côn Sơn và các mối quan hê ̣ xung quanh khu di tích nhằm đảm

bảo tính phù hơp

về măt

kiến trúc xây dưng cũng như cảnh quan sinh thái cho khu

di tích, từ đó có những biên pháp bảo vê,̣ duy trì tính ổn đinh bền vững cho khu vưc.

́i đề tài: “Cảnh quan khu di tích Côn Sơn và biên phá p duy trì tính ổn đinh

cảnh quan để phuc vụ lễ hôi, du lich.” sẽ giải quyết các yêu cầu trên.


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Nghiên cứu về rừng nhiệt đới và cảnh quan rừng Việt Nam

Rừng Việt Nam mang đầy đủ đặc điểm cơ bản của rừng nhiệt đới. Những nghiên cứu về các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam đã được một số tác giả trong và ngoài nước tiến hành từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay nhưng còn rất tản mạn, bởi nhiều nguyên nhân, trong đó chiến tranh là nguyên nhân chính.

Người đầu tiên nghiên cứu về hệ sinh thái rừng Bắc Bộ là A.Chevalier (1918). Vào năm 1943 P.Maurand đã nghiên cứu “các kiểu quần thể” trong ba vùng Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương và vùng trung gian. Năm 1956, Dương Hàm Hi có công bố về “Tài nguyên rừng rú Việt Nam”. Ngoài ra còn một số công trình khác như: Loeschau (1960), Trần Ngũ Phương (1970.2000)… đã nghiên cứu về rừng Bắc Việt Nam.

Rừng là bộ phận quan trọng nhất của sinh quyển trên hành tinh chúng ta. Tài nguyên rừng không chỉ mang lại giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn về văn hóa, xã hội và bản sắc riêng của từng dân tộc, vùng miền. Ngoài công năng cung cấp hàng hóa lâm sản, phòng hộ, bảo vệ nguồn nước, cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu thì rừng còn mang lại giá trị về văn hóa cảnh quan cho khu vực đó. A.Tsêkhốp nhà văn Nga đã từng nói rằng: “ Rừng và cảnh quan của rừng có thể làm tăng sức khỏe con người, làm mạnh thêm quan niệm về đạo đức”. Chính vì vậy, khi cuộc sống con người được nâng cao thì kéo theo mong muốn được hưởng thụ các giá trị về cuộc sống ngày càng lớn, cho nên những vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được mở ra, các khu di tích lịch sử gắn với rừng được quan tâm, tôn tạo, bảo vệ. Những khu danh lam thắng cảnh xây dựng ngày càng nhiều, các khu du lịch sinh thái có mặt khắp mọi nơi như một yếu tố để đáp ứng các nhu cầu của con người.

Cảnh quan khu di tích lịch sử là vấn đề hiện nay đang được xã hội rất quan tâm. Làm sao có thể duy trì, cải tạo cảnh quan khu di tích mà vẫn đảm bảo yếu tố tự nhiên, không làm phá vỡ cấu trúc lịch sử vốn có của nó. Cảnh quan phải phù hợp


với không gian kiến trúc và có chứa đựng đầy đủ ý nghĩa lịch sử, văn hóa của khu di tích đó.

1.2. Giá trị nhân văn của cảnh quan khu di tích Côn Sơn

Khi cái ăn, cái mặc không còn là vấn đề quá lớn với mỗi người dân, khi cuộc sống của chúng ta đang từng ngày, từng giờ được cải thiện, nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, thì ý thức cần phải bảo vệ, giữ gìn các giá trị di sản văn hóa dân tộc càng được nêu cao và đặt lên hàng đầu.

Nằm cách Hà Nội chừng 70km, khu di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc (huyện Chí Linh, Hải Dương) gắn liền với tên tuổi các anh hùng, danh nhân văn hóa đất Việt như Trần Nguyên Đán, Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi.

Cái hấp dẫn du khách thập phương trước hết vì Côn Sơn là một vùng danh lam cổ kính nổi tiếng. Khoảng 600 năm trước, Nguyễn Phi Khanh (thân phụ Nguyễn Trãi) đã mô tả: Khói đầu non, ráng ngoài đảo, gấm vóc phô bày, hoa dọc suối, cỏ ven rừng, biếc hồng phấp phới. Bóng mát để nghỉ, chỗ vắng để ngồi, mùi thơm để ngửi, sắc đẹp để xem.

Ngày nay, di tích Côn Sơn được tu tạo và bổ sung thêm nhiều nét mới, khiến phong cảnh càng thêm thơ mộng và huyền diệu. Du khách đến Côn Sơn vào bất cứ mùa nào cũng thấy không khí mát lành, bởi nơi đây có tấm thảm thực vật lý tưởng. Vào những ngày đầu xuân mưa lất phất, cây cối đua nhau nảy lộc, trời đất Côn Sơn hòa quyện với nhau. Đi dưới mặt đất mà tay như với được những áng mây bồng bềnh. Leo lên sườn núi, bước chân du khách lẫn trong mây.

Đã đến Côn Sơn, du khách không thể không leo lên sườn núi Kỳ Lân thơ mộng. Tương truyền, vào một sớm mùa thu, có một số thi nhân rẽ cỏ, vén hoa tìm đường lên núi. Trên đường đi, họ nghe như có tiếng nói, cười lao xao từ đỉnh núi vọng xuống. Nhưng đến nơi tịnh không một bóng người, chỉ thấy một bàn cờ đang đánh dở. Đứng ở đỉnh núi cao giữa bao la đất trời, mọi người cho rằng các tiên đã xuống đây chơi cờ, múa hát, khi thấy người vội bỏ đi không kịp mang theo bàn cờ. Vì thế, đỉnh núi được gọi là Bàn Cờ Tiên.


Còn sườn bên phải núi Kỳ Lân, nơi Nguyễn Trãi dựng nhà dạy học, nay vẫn còn dấu tích nền nhà xưa cùng với phiến đá lớn mà nhân dân địa phương thường gọi là Thạch Bàn, hay còn gọi là hòn đá năm gian (rộng bằng 5 gian nhà), nơi Nguyễn Trãi từng ngồi ngâm ngơ, đọc sách.

Quần thể di tích lịch sử – văn hoá – danh thắng Côn Sơn, cụm di tích thờ Phật (chùa Hun) và cụm di tích về danh nhân (đền thờ Nguyễn Trãi), đều có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt; du khách tới đây dâng hương niệm Phật, tưởng nhớ Ức Trai và ngoạn cảnh, tiêu dao, nên có nhiều người là trí giả, văn nhân và đông đảo thầy giáo, học trò. Xưa nay, người đời tìm đến Côn Sơn là cuộc tìm về với căn nhà vũ trụ, nơi hoà hợp tột cùng của âm dương, sơn thuỷ và trời đất. Để ở đó, con người được hưởng thụ khí trời trong mát, với hương rừng, gió núi và tiếng ca muôn thuở của suối chảy, thông reo; được đắm mình trong hồn thiêng sông núi, trong cổ tích ngàn năm còn rung động trái tim của muôn triệu con người. Côn Sơn là mảnh đất lịch sử lâu đời. Hơn một ngàn năm trước, Định quốc công Nguyễn Bặc, thượng thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn Trãi đã lập căn cứ ở đây để đánh sứ quân Phạm Phòng Át, giúp Đinh Tiên Hoàng thống nhất đất nước vào năm 968. Trong các cuộc chiến tranh giành và giữ nền độc lập của Tổ quốc, quân dân trong vùng thường lấy rừng núi Côn Sơn làm căn cứ đánh giặc. Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm và Thanh Mai, Côn Sơn là chốn tổ của Thiền phái Trúc Lâm, một Thiền phái mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. Đệ nhất tổ – Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ – Pháp Loa tôn giả và đệ tam tổ – Huyền Quang tôn giả đều đã về đây hoằng dương thuyết pháp, phát triển giáo giới, xây dựng chùa Hun thành chốn tổ đình, một Thiền viện lớn từ thời đại nhà Trần. Côn Sơn là mảnh đất có bề dầy văn hoá hiếm có. Ở đây, văn hoá Phật giáo, văn hoá Nho giáo và văn hoá Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hoá Việt, đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tượng thờ, hoành phi, câu đối… Văn hoá Lý – Trần, văn hoá Lê – Nguyễn hiển hiện trước mắt mọi người và ở các tầng văn hoá dưới lòng đất khi khai quật khảo cổ học. Di sản văn hoá phi vật thể quý giá ở Côn Sơn chứa đựng trong sách


vở, trong các truyền thuyết còn lưu, trong các nghi thức cúng tế, trong các hoạt động lễ hội vô cùng phong phú. Cũng hiếm ở đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hoá đến thăm, cảm hứng và sáng tạo đến như ở Côn Sơn. Đây thực sự đã là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân, tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa văn hoá Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như của bao tao nhân mặc khách. Trần Nguyên Đán – quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hư Động để lui nghỉ những năm tháng cuối đời. Thời Lê sơ, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi đã nhiều lần, nhiều năm sống, gắn bó chan hòa cùng thiên nhiên, tạo vật ở Côn Sơn, tìm thấy nơi đây bạn tri âm tri kỷ và nguồn thi hứng dạt dào. Lê Thánh Tông, vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy (thời Lê sơ), Thánh thơ Cao Bá Quát (thời Nguyễn) v.v. đều đã đến đây tìm lại dấu vết Ức Trai, vãng cảnh, làm thơ, để lại những thi phẩm giá trị. Tháng 2-1965, Hồ Chủ tịch về thăm Côn Sơn. Người đã lên thăm Thạch Bàn, Thanh Hư động và đọc văn bia trước cửa chùa Hun, bằng sự trân trọng thiêng liêng và niềm giao cảm đặc biệt đối với cổ nhân. Người xưa từng đúc kết: “Núi chẳng cần cao có tiên ắt nổi tiếng. Nước chẳng cần sâu có rồng ắt thiêng”. Mỗi sự vật, di tích ở Côn Sơn đều lấp lánh ánh sáng của Nguyễn Trãi – Sao Khuê; mỗi địa danh ở Côn Sơn đều in đậm dấu ấn thiêng liêng, áng thi văn, cổ thoại, truyền thuyết ly kỳ và những sự tích bất hủ của những danh nhân kim cổ. Những di tích và tên tuổi các danh nhân, của Trúc Lâm Tam Tổ, đặc biệt là của Nguyễn Trãi, đã nâng tầm vóc Côn Sơn trở thành quốc tự, thành di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, thành “một cõi đi về” trong đời sống tâm hồn của muôn triệu người dân Việt, kể cả những người sống xa Tổ quốc . Cảnh sắc thiên nhiên và con người tạo dựng đã làm cho Côn Sơn thành một “Đại thắng tích”. Ở đây, có núi Kỳ Lân và Ngũ Nhạc, với rừng Thông bát ngát, suối chảy rì rầm, nước hồ trong mát; có Bàn Cờ Tiên, Thạch Bàn, Giếng Ngọc; có chùa Hun, đền Nguyễn Trãi, động Thanh Hư, cầu Thấu Ngọc, có Ngũ Nhạc linh từ… Cũng vì Côn Sơn cảnh vật tốt tươi, “sắc ngàn ráng đỏ, rừng gấm cuốn, cỏ lụa giăng”, chùa chiền cổ bích, am pháp thâm nghiêm, u tịch và tao nhã, nước biếc, non xanh, hữu


tình và hoà hợp, thành miền thắng cảnh làm say đắm hồn người, là nơi con người có thể gửi gắm ước nguyện tâm linh, thoả chí hướng và rung động tâm hồn. Cho nên, từ bao đời nay, mùa trẩy hội, “trai thanh gái lịch đi lại đông như mắc cửi”; bao thi nhân, trí giả tìm về rồi ở đó, nghiền ngẫm và xúc cảm viết nên những trước tác có giá trị sâu sắc, những áng thơ văn tuyệt đẹp. Ở đây, Huyền Quang viết kinh, thuyết pháp, làm thơ; Trần Nguyên Đán nghiên cứu nông lịch và viết “Băng Hồ ngọc hác tập”, Nguyễn Phi Khanh viết “Thanh Hư Động ký” và Nguyễn Trãi viết “Côn Sơn ca” cùng nhiều bài thơ xứng là kiệt tác. Những năm gần đây, nhân dân Hải Dương, được sự đồng lòng của đồng bảo cả nước, đã tu bổ hàng loạt di tích, đồng thời xây dựng mới nhiều công trình văn hóa lớn như đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán, đường lên Ngũ Nhạc v.v. làm cho Côn Sơn càng giàu thêm giá trị văn hóa, cảnh sắc càng thêm tráng lệ, tôn nghiêm và ngoạn mục, hấp dẫn nhiều du khách bốn phương.

Những công trình như chùa Côn Sơn, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, Ngũ Nhạc linh từ…. trong quần thể Côn Sơn mãi mãi là những chốn thờ tự thiêng liêng, nơi đặt niềm tin nhân thế. Vẻ đẹp hùng vỹ mà nên thơ, tráng lệ mà trầm mặc thanh u của cảnh vật do thiên nhiên và con người tạo dựng tại Côn Sơn đang tiếp tục được chăm sóc, tu bổ cho ngày càng tốt tươi, hoành tráng, giàu tiềm năng, ngày càng hấp dẫn du khách thập phương về đây niệm Phật, tưởng nhớ các danh nhân, “nghỉ ngơi chơi ngắm”, nâng cao tri thức và bồi bổ tâm hồn…

Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã rất quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo, trùng tu, gìn giữ kiến trúc cảnh quan của những khu di tích, lịch sử văn hóa, khu vườn, công viên, cây xanh ở các khu đô thị lớn. Quá trình đô thị hóa mở ra các khu công nghiệp đã gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống, vì vậy vấn đề Lâm nghiệp đô thị cần phải được quan tâm đúng mức. Cụ thể là trong quá trình tôn tạo, bảo tồn các khu di tích lịch sử, hạng mục cây xanh không thể thiếu cần được chú ý và quan tâm không kém. Khu di tích lịch sử Côn Sơn cũng là một nét văn hóa mà nhà nước và nhân dân đang hết sức quan tâm để bảo vệ, gìn giữ.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 06/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí