Giới Thiệu Tổng Quan Về Khu Di Tích Và Thắng Cảnh Hương Sơn



CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN HUYỆN MỸ ĐỨC - THÀNH PHỐ HÀ NỘI


2.1. Giới thiệu tổng quan về khu di tích và Thắng cảnh Hương Sơn

Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn thuộc địa bàn xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, với tổng diện tích tự nhiên là 8.328ha. Từ lâu, Hương Sơn đã được du khách biết đến với lễ hội Chùa Hương, một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất Việt Nam cùng hệ thống các công trình kiến trúc phật giáo cổ kết hợp hài hòa với những hang động, suối, rừng, núi đã tạo nên một khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Chính vì lý do đó, Hương Sơn được coi là khu du lịch chuyên đề quốc gia trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

Với những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, Hương Sơn đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng không chỉ của huyện Mỹ Đức mà còn đối với thành phố Hà Nội. Đặc biệt điểm đến du lịch Hương Sơn đang gặp được những điều kiện thuận lợi trên cả phạm vi quốc tế lẫn trong nước.

Thứ nhất, xu hướng phát triển du lịch sinh thái, văn hóa đang là một trong những xu thế phát triển chính của du lịch thế giới. Theo tài liệu của tổ chức du lịch thế giới, du khách đi du lịch với mục đích sinh thái văn hóa đang là bộ phận chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch quốc tế trên thế giới. Những điểm đến mà họ ưa thích là những khu vực có nền văn hóa độc đáo, lâu đời, hệ sinh thái đa dạng trong đó hệ sinh thái của các nước nhiệt đới nơi có sự đa dạng sinh học được bảo tồn tốt hơn đang là nơi thu hút được nhiều du khách.

Thứ hai, đối với phạm vi quốc gia, với tiềm năng phong phú của mình, Tổng cục Du lịch đã đưa Hương Sơn vào danh mục các điểm du lịch chuyên đề quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam và Hương Sơn hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.



Một số giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn - Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội đến năm 2020 - 8

nay đang nhận được khá nhiều nguồn hỗ trợ đầu tư cho các chương trình cải tạo hạ

tầng cơ sở như nâng cấp cải tạo bến xe, nạo vét suối Yến.

Tất cả những xu thế quốc tế và trong nước cùng với tiềm năng phong phú là cơ sở để Hương Sơn phát triển du lịch nhanh chóng, hiệu quả và bền vững. Với những điều kiện thuận lợi như trên, phương hướng phát triển du lịch chủ yếu của khu vực Hương Sơn - Quan Sơn sẽ tập trung phát triển du lịch lễ hội kết hợp với du lịch sinh thái. Đồng thời phát triển nhiều loại hình sản phẩm du lịch mới như du lịch thể thao leo núi, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nghỉ cuối tuần… nhằm khai thác tiềm năng đa dạng của Hương Sơn bên cạnh sản phẩm du lịch lễ hội truyền thống.

Dựa vào các tài nguyên du lịch của Hương Sơn những loại hình du lịch với các

mục đích sau có thể coi là phù hợp với điểm đến du lịch Hương Sơn:

Du lịch lễ hội:

Như đã nói ở trên Hương Sơn nằm trong vùng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với các lễ tục và nếp sống thuần Việt, là một trong những chiếc nôi văn hóa và tâm linh truyền thống của người Việt Nam. Nổi bật nhất Hương Sơn có lễ hội chùa Hương không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà vượt ra ngoài phạm vi thế giới. Lễ hội bắt đầu từ tháng giêng đến cuối tháng 3 âm lịch thu hút hàng vạn lượt khách. Hiện nay, lễ hội Chùa Hương được coi là lễ hội dài nhất và lớn nhất ở Việt Nam nên phát triển loại hình du lịch lễ hội là rất phù hợp tại điểm đến du lịch này.

Du lịch tham quan:

Khu vực 1: Tại các đỉnh núi đá vôi với hệ sinh thái rừng thứ sinh, tuy các cây gỗ lớn đã ít nhiều bị chặt phá nhưng sinh cảnh rừng còn khá, có thể sử dụng phục vụ cho quan sát, tham quan nghiên cứu sinh cảnh rừng. Nếu như kết hợp đưa vào phục hồi các loài động vật đặc trưng cho vùng núi đá vôi như khỉ, sóc, sơn dương, trăn thì sẽ vừa phục hồi được hệ thống động vật khu vực, bảo vệ đa dạng sinh học, vừa làm tăng thêm mức độ hấp dẫn, sinh động của tuyến du lịch.

Khu vực 2: Tại các vùng đỉnh núi đá vôi với hệ sinh thái cây bụi cỏ hoang có

thể sử dụng để ươm trồng các cây ăn quả đặc sản vùng núi đá vôi như mơ, mận,



đào…. Hoặc trồng các loại cây si, đa… tạo quang cảnh đẹp, vừa phục vụ tham quan

ngắm cảnh, vừa khai thác thế mạnh kinh tế cho địa phương.

Khu vực 3: Tại các khu vực có bề mặt đỉnh khá bằng phẳng có thể sử dụng lợi thế dáng vẻ cheo leo và tầm quan sát rộng, để ngắm nhìn trời đất bao la, ngắm ban mai, hoàng hôn… cùng với hình ảnh các gia sư ngồi thiền nhập đạo ở các bãi đá bằng phẳng để nhấn mạnh giá trị tâm linh của khu vực giúp cho các du khách hiểu biết thêm về đạo Phật với tiềm thức trở lại với cội nguồn.

Khu vực 4: Tại các thung lũng Karst với rừng thứ sinh trong trạng thái phát triển với các trảng cây bụi, đồng cỏ hoang trong các thung lũng đá vôi với các vùng bậc thềm dưới chân núi có thể sử dụng để lập các trang trại, vườn sinh thái hay trang trại hỗn hợp vườn và khu chăn nuôi các loại động vật như hươu nai, các loại bò sát…, ươm trồng các cây ăn quả đặc sản hoặc các trại thực nghiệm để vừa phục vụ cho tham quan nghiên cứu khoa học, vừa bảo toàn đa dạng sinh học, vừa giải quyết kinh tế cho địa phương.

Khu vực 5: Tại các khu vực có mặt nước (đầm hồ, suối nước) có thể cải tạo hệ thống kênh mương tạo thành tuyến du lịch liên hoàn cho khách có thể đi tham quan quang cảnh khu vực trên mặt nước. Tại các đảo hay bãi nổi mép nước, có thể cho xây các vọng đài cho khách ngắm nhìn và tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên của khu vực.

Du lịch thám hiểm:

Tại các khu vực 1, 2, 3 với lợi thế về chiều cao của các đỉnh núi và sự đa dạng của thảm thực vật bao phủ, có thể sử dụng để phát triển du lịch leo núi cho các du khách thích cảm giác mạnh, bị chinh phục bởi dáng vẻ cheo leo hiểm hóc của các đỉnh núi đá vôi.

Du lịch điền dã:

Tại khu vực 4 với các trang trại, vườn cây, chuồng thú có thể phát triển hình thức du lịch điền dã cho các du khách thích khung cảnh đồng quê đơn sơ mộc mạc, gắn bó cuộc sống với thiên nhiên.



Du lịch nghỉ dưỡng:

Tại các khu vực 4, 5 trên các bậc thềm ở chân núi hay tại các vùng ven hồ, trên các đảo nổi trên đầm nước có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng với các mô hình kiến trúc hòa hợp để du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn trong khung cảnh sông núi bao quanh, hòa mình với thiên nhiên.

Du lịch thể thao:

Trên tất cả các khu vực địa hình của vùng này đều có thể phát triển các loại hình thể thao thích hợp để phục vụ du khách như leo núi, dã ngoại, cưỡi ngựa, các môn thể thao nước…

Vui chơi giải trí:

Tại các khu vực tập trung đông dân, du khách như khu dân cư, bến xe, điểm dịch vụ… có thể phát triển các loại hình vui chơi giải trí để thu hút du khách sau khi đã đi vãn cảnh chùa, tuy nhiên cần lưu ý rằng đây là khu vực tôn nghiêm mang nặng ý nghĩa tâm linh nên các hoạt động cần lưu ý để phù hợp như cờ người, chọi gà, ném còn, đấu vật…, vừa mang ý nghĩa vui chơi giải trí, vừa mang đậm nét truyền thống văn hóa của dân tộc.

2.2. Phân tích điều kiện phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn

2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô

2.2.1.1. Môi trường quốc tế

- Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và tác động tới môi trường kinh doanh

của chiến lược phát triển dịch vụ du lịch tại khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

Ngày nay tất cả các nước trên thế giới dù muốn hay không đều bị cuốn hút vào dòng chảy mãnh liệt của thời đại toàn cầu hóa nền kinh tế. Quá trình quốc tế hóa đang tiếp tục diễn ra với quy mô ngày càng lớn, với tốc độ cao trong tất cả các lĩnh vực. Quá trình đó diễn ra ở các cấp độ khác nhau với xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa rõ nét thể hiện rõ nét nhất bằng việc tham gia vào tổ chức kinh tế - chính trị trên thế giới. Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực. Chúng ta đã là thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế



(IMF)… Ở cấp liên khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)… Và sự kiện vô cùng quan trọng là chúng ta đã chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Những năm gần đây, trong điều kiện những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực cùng với thiên tai nghiêm trọng liên tiếp xảy ra đã đặt nền kinh tế nước ta những khó khăn thử thách quyết liệt. Thêm vào đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra giữa năm 2008 cộng với động đất, sóng thần kinh hoàng tháng 03 năm 2011 và gần đây nhất nguy cơ vỡ nợ tại hàng loạt nước như Hy Lạp, Mỹ, Bồ Đào Nha…

Trong bối cảnh đó dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân ta đã phấn đấu nỗ lực vượt qua các khó khăn thử thách duy trì được nhịp độ tăng trưởng, công cuộc phát triển kinh tế xã hội tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng:

+ Tình hình chính trị, kinh tế xã hội tiếp tục được duy trì ổn định là nền tảng vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển. Nền kinh tế đất nước đã phục hồi và lấy lại được đà tăng trưởng.

+ Tiềm lực của nền kinh tế sau mười lăm năm tăng gấp đôi với chất lượng mới đã tạo thế và lực mới cho các ngành kinh tế khi bước vào năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới.

+ Một hệ thống thể chế, luật pháp tương đối đồng bộ và thông thoáng bước đầu được tạo dựng đã có tác dụng tích cực trong quản lý kinh tế và đời sống xã hội.

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó, trước mắt chúng ta còn nhiều khó khăn thách thức rất gay gắt đó là:

+ Nền kinh tế có trình độ xuất phát điểm thấp, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 mới đạt 1.200 USD, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa chuẩn bị đầy đủ để đáp ứng cho nhu cầu phát triển cao.

+ Mặc dù đã có những bước cải thiện đáng kể, nhưng nhìn chung nền kinh tế nước ta vẫn có chất lượng phát triển thấp, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, hệ thống tài chính tiền tệ vẫn còn chậm đổi mới, chưa phát huy tích cực



cho sản xuất. Cán cân đối vĩ mô vẫn còn chưa vững chắc, vẫn còn những mặt không

lành mạnh, nguy cơ mất ổn định vẫn còn.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa phát huy được lợi thế so sánh của các ngành, vùng lãnh thổ, chưa thật sự tạo động lực mạnh mẽ cho các thành phần kinh tế phát triển, xã hội vẫn còn những bức xúc đáng lo ngại.

+ Các dự báo cho thấy tình hình quốc tế, khu vực trong những năm đầu của thập kỷ tới còn diễn biến phức tạp, nền kinh tế các nước trong khu vực đang có xu hướng phục hồi, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn và vẫn còn những yếu tố chưa vững chắc. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chung, nhưng không loại trừ khả năng xung đột do mâu thuẫn sắc tộc, biên giới, tôn giáo dẫn đến sự mất ổn định tại một số khu vực.

+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ có những tác dụng rất lớn đến chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta, tạo điều kiện để chúng ta rút ngắn khoảng cách phát triển.

+ Xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa sẽ dẫn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế thế giới và cuộc đấu tranh về trật tự kinh tế thế giới sẽ diễn ra vô cùng gay gắt. Các bước chậm phát triển, đi sau nếu có những lộ trình hội nhập chủ động thì sẽ tránh được những rủi ro và tận dụng được những cơ hội phát triển. Giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn chúng ta phải thực hiện các cam kết trong AFTA, APEC, triển khai Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ, gia nhập WTO…

Hội nhập cũng có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh quốc tế; cạnh tranh không chỉ trên thị trường quốc tế mà cạnh tranh ngay cả trên sân nhà. Tuy nhiên hội nhập không chỉ bao hàm cạnh tranh mà còn có sự hợp tác liên minh giữa các doanh nghiệp giữa các nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực.

Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với một trình độ phát triển kinh tế thấp. Nếu chỉ xét riêng việc gia nhập AFTA thì trình độ phát triển của nước ta thấp hơn hẳn so với 6 nước đã gia nhập trước đó là Brunei, Indonesia, Philipine, Thái Lan và Singapore. Từ 1/7/2003 Việt Nam phải thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ AFTA; phải cắt dần sự bảo hộ bằng



hàng rào thuế quan và phi thuế quan khiến hàng Việt Nam phải đối mặt với hàng nhập ngoại giá thấp. Sự giao lưu buôn bán trong phạm vi khu vực và thế giới đã làm cho tình hình cạnh tranh trở nên phức tạp cả về mức độ và tính chất. Đi cùng với những khó khăn đó thì trước mắt chúng ta cũng mở ra nhiều thời cơ và vận hội đó là: chúng ta có khả năng tiếp cận nhanh chóng những thành quả khoa học kỹ thuật của các nước đi trước; tận dụng lợi thế của nước đi sau để rút ngắn thời kỳ quá độ. Có thể nói tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan; quá trình đó dẫn đến những thay đổi trong môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp; nó ảnh hưởng tốt xấu mạnh yếu khác nhau đòi hỏi những nhà hoạch định chiến lược phải tính toán một cách thấu đáo.

- Ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế tới môi trường kinh doanh

Trong những năm qua hoạt động kinh doanh du lịch ở Hương Sơn phát triển rất mạnh, doanh thu xã hội đạt hàng trăm tỷ đồng, đời sống nhân dân địa phương có những chuyển biến tích cực. Các hoạt động dịch vụ du lịch đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở Hương Sơn nói riêng và Huyện Mỹ Đức nói chung.

Tuy vậy, sự phát triển dịch vụ du lịch ở Hương Sơn đang dần bộc lộ ra những bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển bền vững của Hương Sơn thể hiện qua một loạt các tiêu cực như việc xây dựng trái phép, vệ sinh môi trường, hàng quán phát triển tràn lan không theo quy hoạch, hoạt động thuyền đò thiếu tổ chức… tất cả đang ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Hương Sơn và cho thấy cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhằm phát triển dịch vụ du lịch mang tính bền vững và để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với kỳ quan được coi là “ Nam thiên đệ nhất động”.

Thứ nhất, xu hướng phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, văn hóa đang là một trong những xu thế phát triển chính của du lịch thế giới. Theo tài liệu của tổ chức du lịch thế giới, du khách đi du lịch với mục đích sinh thái văn hóa đang là bộ phận chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số khách du lịch quốc tế trên thế giới. Những điểm đến mà họ ưa thích là những khu vực có nền văn hóa độc đáo, lâu đời, hệ sinh thái đa



dạng trong đó hệ sinh thái của các nước nhiệt đới nơi có sự đa dạng sinh học được

bảo tồn tốt hơn đang là nơi thu hút được nhiều du khách.

Thứ hai, đối với phạm vi quốc gia, với tiềm năng phong phú của mình, tổng cục du lịch đã đưa Hương Sơn vào danh mục các điểm du lịch chuyên đề quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam và Hương Sơn hiện nay đang được nhận khá nhiều nguồn hỗ trợ đầu tư cho các chương trình cải tạo hạ tầng cơ sở như nâng cấp cải tạo bến xe và nạo vét suối Yến…

Tất cả những xu thế quốc tế và trong nước cùng với tiềm năng phong phú là cơ sở để Hương Sơn phát triển dịch vụ du lịch nhanh chóng, hiệu quả và bền vững. Với những điều kiện thuận lợi như trên, phương hướng phát triển dịch vụ du lịch chủ yếu của khu vực Hương Sơn sẽ tập trung phát triển du lịch lễ hội kết hợp với du lịch sinh thái. Đồng thời cần phát triển nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch mới như du lịch thể thao leo núi, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần… nhằm khai thác tiềm năng đa dạng của Hương Sơn bên cạnh sản phẩm du lịch lễ hội truyền thống.

2.2.1.2. Môi trường kinh tế quốc tế

Trong những năm gần đây kinh tế thế giới liên tiếp gặp nhiều biến cố dẫn đến cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ sau đó lan rộng ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Gần đây nhất tháng 3 năm 2011 xảy ra động đất sóng thần tàn phá đất nước Nhật Bản đã gây ra hậu quả nặng nề cho nền kinh tế nước Nhật và các nền kinh tế khác. Nền kinh tế Việt Nam cũng phần nào chịu tác động của nền kinh tế thế giới nhất là trong khu vực Châu Á. Tuy nhiên một phần do trình độ phát triển chưa cao, giao lưu quốc tế còn hạn chế; một phần do chúng ta có chính sách đúng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, chính sách kích cầu cộng với sự hỗ trợ của quỹ tiền tệ quốc tế thế giới IMF và ngân hàng thế giới WB nhờ vậy tỉ lệ tăng trưởng vẫn duy trì ở mức khá cao.

Sự suy giảm kinh tế thế giới phần nào ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Tháng 6 năm 2012, theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam đang rơi vào giảm phát và đây được xem là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ năm 2008 đến nay. Hàng xa xỉ, hàng tiêu dùng thiết yếu, vật liệu xây dựng, thực phẩm…

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 27/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí