Tổ Thành Tầng Cây Cao Theo Vị Trí Địa Hình Nghiên Cứu


cây cao là do đặc thù của từng trạng thái hoàn cảnh rừng và là sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố tạo thành hệ sinh thái rừng như điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, hướng phơi, đâị cao, nhiệt ẩm và tác động của con người.

Qua điều tra hệ thực vật tịa khu di tích Côn Sơn, tổ thành tầng cây cao trên các vị trí địa hình nghiên cứu được tổ hợp lại bảng dưới đây:

Bảng 4.1 Tổ thành tầng cây cao theo vị trí địa hình nghiên cứu



Vị trí


Tổng số loài ĐT

Số loài tham gia tổ

thành


Số cây TB/loài


Công thức tổ thành


Sườn chân


10


9


15.56

2.2Th + 2.84Va – 0.36Nha – 0.21Ngo

– 0.14Mi + 1.7Đa + 0.7Ca – 0.28Ba + 1.49Ke

Sườn giữa

4

4

36.25

5.66Th + 2.41Ke + 0.83Xa + 1.1Lo

Sườn đỉnh

6

6

22.33

2.99Th + 3.73Ke + 2.54Xa + 0.6Lo –

0.08Đ – 0.08Sa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Cảnh quan khu di tích Côn Sơn và biện pháp duy trì tính ổn định cảnh quan để phục vụ lễ hội, du lịch - 6

Kết quả nghiên cứu tổ thành tầng cây cao ở các vị trí địa hình cho thấy số lượng loài điều tra được ở các vị trí nghiên cứu dao động từ 4 loài ở vị trí sườn giữa đến 10 loài ở vị trí sườn chân, số loài tham gia vào công thức tổ thành cũng giao động từ 4 đến 9 loài.

Qua kết quả tính toán cho thấy số cây trung bình/loài ở mỗi vị trí nghiên cứu đạt từ 15.56 cây/loài ở sườn chân đến 36.25 cây/ loài ở sườn giữa, các loài tham gia tổ thành chủ yếu là Thông, Vải, Keo, Xà cừ…Từ đó cho thấy sự chiếm ưu thế giữa các loài trong hệ thực vật ở đây khá rõ rệt.

Để đánh giá mức độ đa dạng loài ở khu vực nghiên cứu, ngoài viêc đánh giá theo các vị trí địa hình khác nhau chúng tôi cũng tiến hành đánh giá theo vị trí hướng phơi, kết quả đánh giá được tổng hợp tại bảng sau:


Bảng 4.2 Tổ thành cây cao theo hướng địa hình nghiên cứu



Vị trí


Tổng số loài ĐT

Số loài tham gia tổ thành


Số cây TB/loài


Công thức tổ thành


Hướng Bắc


8


7


22.88

3.39 Th + 2.19Va – 0.11Mi –

0.44Đa + 2.46Ke + 1.04Xa –

0.33Lo


Hướng Nam


11


11


21.64

3.82Th – 0.25Nha – 0.13Ngo +

0.67Đa – 0.42Ca – 0.17Ba +2.56Ke

+ 1.13Xa + 0.76Lo – 0.04Đ – 0.04Sa

Kết quả ở bảng trên cho thấy số lượng và thành phần loài ở hướng Nam của khu vực nghiên cứu có mức độ đa dạng, phong phú hơn hướng Bắc với tổng số 11 loài và toàn bộ các loài này tham gia vào tổ thành tầng cây cao. Tuy nhiên số lượng cây trung bình/loài ở hướng Nam không cao bằng hướng Bắc, chỉ đạt 21.64 so với 22.88 cây/loài ở hướng Bắc. Về tổ thành tầng cây cao ở các hướng tương đối giống nhau, những loài chiếm số lượng lớn trong tổ thành bao gồm Thông, Keo, Xà cừ, Vải…

Từ việc nghiên cứu tổ thành tầng cây cao khu vực nghiên cứu ở các vị trí địa hình và các hướng phơi khác nhau, để từ đó có thể đánh giá tổng quát cho cả khu vực, chúng tôi tổng hợp kết quả nghiên cứu tại bảng dưới đây:


Bảng 4.3 Tổng hợp tổ thành tầng cây cao ở khu vực nghiên cứu


OT C


Vị trí

Mật độ/ô

Tổng số

loài

Số loài tham gia

CTTT


Công thức tổ thành

1

Sườn chân,

hướng Bắc

69

5

4

2.61Th + 5.80Va + 1.16Đa – 0.29Mi

2

Sườn chân,

hướng Nam

78

7

7

2.44Th + 0.64Nha – 0.39Ngo + 2.05Đa

+ 1.28Ca + 2.69Ke + 0.51Ba

3

Sườn giữa,

hướng Bắc

59

4

4

5.93Th + 2.54Ke + 0.85Xa + 0.68Lo

4

Sườn giữa,

hướng Nam

91

5

5

5.17Th + 2.2Ke + 0.77Xa + 1.12Lo +

0.55Ga

5

Sườn đỉnh,

hướng Bắc

56

6

6

3.21Th + 3.57Ke – 0.18Đ + 2.5Xa –

0.36Lo – 0.18Sa

6

Sườn đỉnh,

hướng Nam

78

4

4

2.82Th + 3.85Ke + 2.56Xa + 0.77Lo


Cả khu vực


72


14


9

3.64Th + 0.95Va – 0.12Nha + 0.57Đa –

0.24Ca – 0.1Ba + 2.52Ke + 1.1Xa +

0.57Lo

Từ bảng kết quả nghiên cứu thấy rằng khi tổng hợp điều tra tổ thành tầng cây cao cho cả khu vực thì tỏng số loài chúng tôi điều tra được là 14 loài và chỉ có 9 loài chủ yếu tham gia vào tổ thành tầng cây cao, trong đó cao nhất là cây Thông, tiếp theo là cây Keo, Vải, Xà cừ... Có 5 loài cây không tham gia trực tiếp vào công thức tổ thành, nguyên do là các loài cây này có số lượng thấp, trong quá trình điều tra các loài cây này xuất hiện rất ít. Tuy khu vực nghiên cứu không đa dạng, phong phú về loài và số lượng loài nhưng chính vẫn là Thông, Vải và Keo, thực chất thì khu vực này trước đây chính vẫn là cây Thông, nhưng qua thời gian cùng với những cải tạo về mặt kiến trúc đã là thay đổi rất lớn cấu trúc hệ thực vật, một số lượng lớn


cây Thông đã bị mất đi, tuy đã được thay thế bằng một số loài khác như Keo, Vải, Xà cừ nhưng số lượng ít, chất lượng cây kém.

4.5.2. Sinh trưởng tầng cây cao

Sinh trưởng của cây rừng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây (hoặc từng bộ phận) có sự liên quan đến sự tạo thành mới của các cơ quan, các tế bào cũng như các yếu tố cấu trúc của tế bào. Sinh trưởng của cây rừng thể hiện rõ qua chỉ tiêu chiều cao và đường kính, ta có thể thấy đươc mức độ sinh trưởng của cây rừng cũng như khả năng thích nghi với điều kiện lập địa của từng loài cây. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng tầng cây cao được tổng hợp ở bảng dưới đây:

Bảng 4.4 Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao



OTC


Vị trí

Mật độ/ô

Độ tàn

che

D1.3

(cm)

Hvn (m)


Dt (m)

G (m2)

M (m3)

1

Sườn chân,

hướng Bắc

69

0.65

38

7.78

5.34

1.764

473.42


2

Sườn chân, hướng

Nam


78


0.55


19


4.97


3.17


0.282


54.60

3

Sườn giữa,

hướng Bắc

59

0.4

13

4.33

3.37

0.115

14.68


4

Sườn giữa,

hướng Nam


91


0.6


23


4.47


3.58


0.371


75.51

5

Sườn đỉnh,

hướng Bắc

56

0.5

14

3.28

2.46

0.101

9.27


6

Sườn đỉnh,

hướng Nam


78


0.55


16


4.12


3.2


0.166


26.61

Trung bình

71.8

0.5

0.2

4.8

3.5

0.5

109.0


Từ bảng cho thấy mật độ tầng cây cao của rừng thấp, dao động từ 56 cây/ô đến 91cây/ô. Về sinh trưởng đường kính cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa các ô nghiên cứu, đường kính trung bình lớn nhất ở ô tiêu chuẩn 1 và tiếp đến là các ô tiêu chuẩn 4, 6, 5, 3, 2. Về sinh trưởng chiều cao cũng có sự phân cấp rõ rệt, chiều cao tốt nhất ở ô tiêu chuẩn 1, tiếp đến là ô 6, 4, 5, 2, 3.

Từ việc nghiên cứu sinh trưởng về chiều cao và đường kính chúng tôi tính được tiết diện ngang cho từng ô tiêu chẩn nghiên cứu và xác định được trữ lượng của rừng ở từng vị trí. Với kết quả điều tra tính toán cho thấy trữ lượng ở từng lâm phần ở từng vị trí là có sự khác biệt rất lớn. Với những vị trí có trữ lượng lớn thì tầng cây cao chủ yếu là những cây có ý nghĩa về mặt tâm linh, lịch sử như Vải, Thông, Đại…Tuy rừng trước đây chủ yếu là Thông với số lượng và chất lượng khá lớn, nhưng do bị khai thác không hợp lý và chưa được quan tâm đúng mức nên số lượng cây thông giảm đi nhiều, kéo theo chất lượng cây cũng thấp, mặc dù đã được trồng bổ sung cây Keo, Xà cừ, Long não nhưng cây phát triển kém, số lượng còn ít.

4.5.3. Kết quả điều tra tái sinh

Tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của hệ sinh thái rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi có hoàn cảnh rừng (hoặc mất rừng chưa lâu), dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng, rừng sau khai thác. Vai trò lịch sử của thế hệ cây con này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng được hiểu là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ, đóng góp vào việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, nó là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá xu hướng phát triển của rừng.

* Tổ thành cây tái sinh

Tổ thành cây tái sinh phần nào phản ánh được tổ thành tầng cây cao của lâm phần trong tương lai, nếu như các điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Tuy nhiên tổ thành cây cao và cây tái sinh vẫn có sự biến đổi, sự biến đổi ấy một phần do loài cây ưa sáng chèn ép và một phần do tác động


của ngoại cảnh cùng với hàng loạt các nguyên nhân khác. Nhưng bản chất của quá trình tái sinh là sự kế thừa các thế hệ trước của cây rừng, do vậy mà khi biết kết quả tổ thành tái sinh sẽ có thể dự đoán và đánh giá được tình hình rừng trong tương lai, từ đó đề xuất được các biện pháp điều chỉnh tổ thành hợp lý. Qua điều tra, tổ thành cây tái sinh ở các ô nghiên cứu được mô tả ở bảng

Bảng 4.5 Tổ thành cây tái sinh khu vực nghiên cứu



OTC


Vị trí


Mật độ/ô

Tổng số loài

Số loài tham gia TT


Công thức tổ thành


1


Sườn chân, hướng Bắc


12


5


1

10Th


2

Sườn chân, hướng Nam


20


7


2


3.57Th + 6.43Ke


3

Sườn giữa, hướng Bắc


16


4


4

3.23Th

0.97Lo

+

4.19Ke

+

1.61Xa

+


4

Sườn giữa, hướng Nam


35


5


5

4.13Th + 3.6Ke

1.07Lo – 0.27Ga

+

0.93Xa

+


5

Sườn đỉnh, hướng Bắc


22


6


4


4.17Th + 5Ke - 0.42Xa – 0.42Lo


6

Sườn đỉnh, hướng Nam


24


4


4

2.96Th

0.37Lo

+

5.56Ke

+

1.11Xa

Cả khu vực

14

5



Qua số liệu điều tra và qua công thức tổ thành cho ta thấy tổng số loài điều tra 14 loài với 5 loài tham gia vào tổ thành tái sinh bao gồm: Thông, Keo, Xà cừ…Số loài điều tra được ở mỗi OTC biến động từ 4 đến 7 loài. Từ công thức tổ thành cây tái sinh và công thức tổ thành tầng cây cao ta nhận thấy rằng những cây tham gia vào công thức tổ thành tầng cây cao đều có cây con tái sinh trong công thức tổ thành cây tái sinh. Như vậy trong tương lai lớp cây con này sẽ là thế hệ kế tiếp của rừng hiện tại.

* Mật độ và chất lượng cây tái sinh

Bảng 4.6 Mật độ và chất lượng cây tái sinh



OTC


Mật độ/ô


Mật độ/ha

Chất lượng sinh trưởng cây tái sinh

Số cây tốt


Tỷ lệ %

Số cây trung bình

Tỷ lệ

%

Số cây xấu


Tỷ lệ %

1

12

960

6

50

4

33.33

2

16.67

2

20

1600

12

60

6

30

2

10.00

3

16

1280

4

25

6

37.50

6

37.50

4

35

2800

20

57.14

8

21.05

7

20

5

22

1760

8

36.36

7

31.82

7

31.82

6

24

1920

9

37.50

10

41.67

5

20.83

Trung bình

1720

9.83

44.33

6.83

32.56

4.83

22.80


Mật độ cây tái sinh trung bình 1720 cây/ha, dao động thấp nhất là 960 cây/ha ở ô tiêu chẩn 1, cao nhất ở ô tiêu chuẩn 4 với 2800 cây/ha. Với mật độ như ở khu vực nghiên cứu cho thấy mật độ tái sinh đạt mức độ rất thấp, chất lượng cây tái sinh rất kém vì vậy tỉ lệ tái sinh rừng rất khó thành công trong tương lai vì tỷ lệ cây tái sinh sinh trưởng tốt tương đối thấp, cao nhất chỉ đạt 60% và thấp nhất chỉ có 25%.


* Phân cấp chiều cao và cây tái sinh có triển vọng

Bảng 4.7 Phân cấp chiều cao và cây tái sinh có triển vọng



OTC


Mật độ/ô

Mật độ/ha

Cấp chiều cao

(tính cho 1ha)

Cây tái sinh có

triển vọng

<1m

1-2m

>2m

H>1.5m

Tỷ lệ %

1

12

960

105

620

235

432

45

2

20

1600

145

995

460

810

50.65

3

16

1280

150

875

255

520

40.63

4

35

2800

468

1312

1020

1430

51.07

5

22

1760

320

855

585

780

44.32

6

24

1920

410

890

620

820

42.71


Từ bảng có thể thấy rằng số lượng cây tái sinh có chiều cao từ 1m trở lên là rất lớn hơn những cây có chiều cao dưới 1m. Từ những cây tái sinh sinh trưởng tốt và có chiều cao lớn hơn 1.5m chúng tôi tính được cây tái sinh có triển vọng dao động từ 432 cây/ha đến 1430 cây/ha. Với mật độ cây tái sinh có triển vọng này không thể đảm bảo cho tái sinh rừng thành công vì số lượng và chất lượng cây quá thấp , trung bình không thể đạt được 50%. Qua công tác điều tra cây rừng tại khu vực nghiên cứu đã đưa ra yêu cầu cấp thiết cần tiến hành các biện pháp kĩ thuật cũng như công tác bảo vệ nghiêm ngặt quá trình tái sinh rừng tự nhiên cũng như những tác động có lợi để có thể thực hiện việc tái sinh rừng được thành công, để đảm bảo giữ được rừng tự nhiên trong tương lai một cách bền vững.

4.6. Danh mục các cây cổ thụ và cây di tích

Mặc dù khái niệm cây cổ thụ còn chưa thống nhất, nhưng nếu là cây thân gỗ với mức tuổi trên 100 năm và có giá trị cao về văn hóa, lịch sử và sinh thái (Nguyễn Đình Hòe) thì được gọi là cây cổ thụ.

Theo quy định của Bộ Xây dựng, những cây có độ tuổi từ 50 năm trở lên được gọi là cây cổ thụ. Còn theo tiêu chí của ngành văn hóa, những cây lâu niên được trồng tại chỗ khoảng 100 năm thì được coi là cây cổ thụ. Nhiều nhà nghiên cứu thì lại cho rằng, những cây thân gỗ được trồng tại chỗ có độ tuổi từ 70 đến 100 năm thì được coi là cây cổ thụ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023