Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ THÚY KIỀU


CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Chuyên ngành: Luật Dân sự

Mã số: 60 38 30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 1


Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS HÀ THỊ MAI HIÊN

HÀ NỘI - 2013


2


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Thúy Kiều

MỤC LỤC


Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 4

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn 5

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5

8. Kết cấu luận văn 6

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ LY HÔN VÀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN

TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ 7

1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CĂN CỨ LY HÔN 7

1.1.1. Khái niệm ly hôn 7

1.1.2. Nội dung căn cứ ly hôn 10

1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ

CĂN CỨ LY HÔN 13

1.2.1. Khái niệm 13

1.2.2. Đặc điểm áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn 17

1.3. CĂN CỨ LY HÔN QUA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 19

1.3.1. Căn cứ ly hôn trong pháp luật thời phong kiến 19

1.3.2. Căn cứ ly hôn trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc 23

1.3.3. Căn cứ ly hôn quy định trong pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam 25

Chương 2: CƠ SỞ PHÁP LUẬT, CÁC ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG VÀ VIỆC ÁP DỤNG CĂN CỨ LY HÔN QUA THỰC TIỄN

XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 30

2.1. CƠ SỞ PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 30

2.1.1. Tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục

đích hôn nhân không đạt được 31

2.1.2. Vợ hoặc chồng bị tòa án tuyên bố mất tích 36

2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ VIỆC ÁP DỤNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN QUA THỰC TIỄN XÉT

XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI ĐÀ NẴNG 38

2.2.1. Tổng quan về lịch sử, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của

Đà Nẵng 38

2.2.2. Lịch sử phát triển và cơ cấu tổ chức của ngành Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng 40

2.2.3. Áp dụng pháp luật trong giải quyết án ly hôn qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm

2006 – 2011......................................................................................... 46

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ

LY HÔN TẠI ĐÀ NẴNG 83

3.1. VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ

CĂN CỨ LY HÔN 83

3.1.1. Một số bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ

ly hôn 83

3.1.2. Khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn khi xét xử 88

3.1.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn 92

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN LY HÔN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 94

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng nói chung và việc áp dụng pháp luật

trong giải quyết án ly hôn nói riêng 94

3.2.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ Thẩm phán, thư ký trong giải quyết án ly hôn tại thành phố Đà Nẵng... 96

3.2.3. Tăng cường hoạt động giám đốc đối với các Tòa án quận, huyện trong việc giải quyết án ly hôn 97

3.2.4. Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của Hội thẩm nhân dân 99

3.2.5. Tăng cường phương tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố và hoàn thiện chế độ chính

sách đối với Thẩm phán, cán bộ Tòa án 101

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


XHCN: Xã hội chủ nghĩa

HN & GĐ: Hôn nhân và gia đình TAND: Tòa án nhân dân QTHL: Quốc triều hình luật HVLL: Hoàng việt luật lệ DLBK: Dân luật bắc kỳ DLTK: Dân luật trung kỳ

DLGYNK: Dân luật giản yếu nam kỳ BLDS: Bộ luật dân sự

HĐTP: Hội đồng thẩm phán UBTP: Ủy ban thẩm phán HĐXX: Hội đồng xét xử UBND: Ủy ban nhân dân HTND: Hội thẩm nhân dân

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là cái nôi sản sinh ra con người, nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nhân cách con người. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua luôn quan tâm tới vấn đề gia đình. Luật hôn nhân và gia đình ra đời có vai trò góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ HN và GĐ tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, bền vững. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về gia đình được ghi nhận tại Điều 64 Hiến pháp năm 1992: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ HN và GĐ theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những người công dân tốt, con cháu có bổn phận chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”.

Tuy nhiên trong tình hình hiện nay các vụ án về ly hôn đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, đòi hỏi Tòa án phải có đường lối để giải quyết các loại án này. Nghiên cứu về căn cứ giải quyết các vụ án ly hôn nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, tránh tình trạng phân biệt đối xử, tình trạng bạo lực trong gia đình.

Trong hoạt động tư pháp thì hoạt động của Tòa án là trung tâm và có vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan tư pháp. Tòa án là cơ quan duy nhất nhân danh nhà nước tiến hành hoạt động xét xử các loại vụ việc nói chung và án ly hôn nói riêng. Trong những năm qua, việc Tòa án giải quyết vụ án ly hôn đã góp phần giải quyết được những mâu thuẫn bất hòa trong gia đình, đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, bên cạnh những mặt đã đạt được trong quá trình giải quyết các vụ án ly hôn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/12/2022