Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái - 2

tự tương đối, sẽ phải không mất ít thời gian và nỗ lực cho nó”.

Cho đến nay, mặc dù chưa có chuyên luận nào viết về Hồ Anh Thái nhưng đã có một số luận văn viết về tác phẩm của anh. Đó là các luận văn của Nguyễn Thị Vân Nga (2004): Về tiểu thuyết cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái; Ngô Thị Thu Hương (2007): Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Anh Thái qua 3 tác phẩm “Người và xe chạy dưới ánh trăng, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm”, Võ Anh Minh (2005) Văn xuôi Hồ Anh Thái nhìn từ quan điểm nghệ thuật vì con người

Tạ Duy Anh là một tác giả mới của văn học đương đại, được nhiều bạn đọc yêu mến. Xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ 20, Tạ Duy Anh có thời gian sáng tác chưa thật dài so với các nhà văn khác. Chính vì vậy, các công trình khoa học nghiên cứu sâu về tác phẩm của Tạ Duy Anh chưa có nhiều. Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Hiện trạng tiểu thuyết Việt Nam đã đưa ra nhận định một cách khái quát về tác phẩm của Tạ Duy Anh: “Tạ Duy Anh sau Khúc dạo đầu còn chưa thoát khỏi lối ghi chép tiểu thuyết đã cho ra mắt Lão Khổ - một cuốn sách mặn chát vị đời và lừng lững con người thời đại… Không ít tiểu thuyết hướng tới những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội như Lão Khổ, Ăn mày dĩ vãng, Gót đỏ quyền uy…Trong tiểu thuyết hôm nay, con người được trình bày như một ẩn số. Bản chất con người là gì? Nó sống ra sao trong thời hiện tại…Lữ Quán của Hà Phạm Phú, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Lão Khổ của Tạ Duy Anh…đã gây một niềm tin tưởng rằng chúng ta đang được văn học như một phương tiện linh điệu để hiểu rõ con người” [43,tr. 14-15].

Tác giả Việt Hoài trong bài viết Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác đã nhận định: “Vẫn là chuyện làng quê Bắc Bộ nhưng thời gian rộng hơn: từ những năm 1940-1990, dung lượng tiểu thuyết lớn hơn truyện ngắn và nhà văn cũng già dặn từng trải và kỹ thuật nên Lão Khổ được đồng nghiệp và bạn đọc nhìn nhận như một bước tiến dài của Tạ Duy Anh …Thiên thần sám hối khiến ai đọc cũng có thể tìm thấy mình trong đó và hầu hết là giật mình, không tự vấn lương tâm thì cũng tự xấu hổ mà âm thầm đỏ mặt, nhưng nó cũng không quá nghiệt ngã,

ráo riết mà vẫn mở đường cho nhân vật - người đọc một lối thoát lương tâm [57]. Trong bài viết này, tác giả cũng đưa ra một số nhận định về nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh: “Nhân vật của Tạ Duy Anh không có sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình (…) Nhưng bản chất con người thì luôn luôn ở lằn ranh giới thiện - ác. Nhân vật nào cũng luôn luôn bị đặt trong trạng thái lựa chọn

- đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với người thân, với chính bản thân mình. [58].

Ngoài ra, nghiên cứu về tác phẩm của Tạ Duy Anh có bài viết: “Tạ Duy Anh - gương mặt nổi bật của văn đàn 2004” của Nguyên Trường, cuốn sách: Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà, NXB Hội Nhà văn 2007. Bên cạnh đó có một số luận văn đã đề cập đến vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh.

Qua khảo sát kết quả của những người đi trước, có thể nhận thấy những bài viết nghiên cứu về 3 tác giả Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh và Ma Văn Kháng chủ yếu liên quan đến những vấn đề về nghệ thuật tự sự, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng cốt truyện…Tuy có đề cập đến những vấn đề còn tồn tại ngổn ngang trong xã hội nhưng những tác phẩm nghiên cứu chưa đề cập sâu sát đến vấn đề cảm hứng phê phán.

Bằng cách phân tích và tham khảo các ý kiến về tác phẩm của 3 tác giả, chúng tôi bước đầu nghiên cứu về vấn đề cảm hứng phê phán được thể hiện qua các tác phẩm nhằm làm sáng tỏ tư tưởng nhân văn tích cực mà các tác giả muốn gửi gắm tới độc giả.

3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

3.1. Mục đích của đề tài

- Phân tích, đánh giá và làm nổi bật được cảm hứng phê phán được thể hiện qua các tác phẩm của 3 tác giả.

Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái - 2

- Chứng minh rằng sự phản ánh hiện thực cuộc sống của các tác giả không chỉ dừng lại ở việc miêu tả những bề bộn của thế sự - đời tư con người, không chỉ dừng lại ở việc tố cáo cái xấu cái ác, không phê phán phủ định sạch trơn mà

các tác giả luôn nhìn nhận cuộc sống với niềm tin vào lẽ phải và cái thiện và do đó sáng tác của họ có tác dụng hướng con người đến với những giá trị đạo đức tốt đẹp của cuộc sống.

3.2. Nhiệm vụ của đề tài

- Khảo sát kỹ lưỡng nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái để chỉ ra được cảm hứng chủ đạo của các tác phẩm.

- Vận dụng các phương pháp nghiên cứu văn xuôi hiện đại để thấy được những đóng góp của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật trong nền văn học hiện đại thời kỳ đổi mới.

4. Đối tượng nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xin được phép chọn ra những tác phẩm tiêu biểu viết về mảng thế sự đời tư của các tác giả. Cụ thể là các tác phẩm: Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Ngược dòng nước lũ (1999) của Ma Văn Kháng; Lão Khổ (1992), Đi tìm nhân vật (2004), Thiên thần sám hối (2005) của Tạ Duy Anh; Người và xe chạy dưới ánh trăng (1986), Cõi người rung chuông tận thế (2002), Mười lẻ một đêm (2006) của Hồ Anh Thái.

5 . Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, so sánh, phương pháp thống kê, hệ thống, phương pháp thi pháp học với mong muốn tiếp cận tới cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương I: Chân dung cái xấu trong diện mạo những con người cụ thể. Chương II: Tính nhân văn trong cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng,

Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái.

Chương III: Nghệ thuật biểu hiện cảm hứng phê phán của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái.

Chương 1

CHÂN DUNG CÁI XẤU TRONG DIỆN MẠO NHỮNG CON NGƯỜI CỤ THỂ


1.1. Nhu cầu bức thiết của việc vạch trần cái xấu trong cuộc sống

Một trong những chức năng cao đẹp, thanh khiết của văn học chính là nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, hướng con người đến những điều đẹp đẽ của cuộc sống. Lịch sử luôn luôn biến động không ngừng, mỗi giai đoạn văn học lại gắn với những nội dung phản ánh khác nhau. Nếu như dòng văn học cách mạng trước đây thiên về cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, vẻ đẹp tâm hồn anh dũng bất khuất của con người Việt Nam thì nền văn học hậu chiến lại dành nhiều trang viết để tiếp cận những mảng khuất của cuộc sống, những dòng chảy tâm lý bên trong, những nỗi đau nhân thế âm ỉ dai dẳng đã và đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật.

Trong bất cứ giai đoạn xã hội nào đều tồn tại song hành hai thái cực trái ngược nhau đó là tốt - xấu, chính - tà, thiện - ác. Nhìn nhận và phản ánh về hai thái cực ấy trong mỗi giai đoạn văn học lại có những biểu hiện khác nhau. Trong giai đoạn văn học hiện đại, nhà văn đã có được độ lùi xa của khoảng cách thời gian để nhìn lại một cách toàn diện và sâu sắc hơn những sự kiện, biến cố dồn dập của quá khứ xa cũng như gần, và phần lớn những trang viết đã đề cập đến những mảng khuất của cuộc sống vẫn đang ngày đêm âm ỉ sôi trào.

Cảm hứng phê phán trong văn học Việt Nam là vấn đề xuất hiện mạnh mẽ nhất trong giai đoạn văn học 1930- 1945 dựa trên những mâu thuẫn dân tộc và những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội một cách sâu sắc lúc bấy giờ. Trước những năm 30 của thế kỷ XX, những tiền đề của chủ nghĩa hiện thực phê phán đã xuất hiện, trước hết là trong thơ trào phúng của Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Học Lạc, Nguyễn Thiện Kế và sau đó là văn xuôi của Phạm Duy Tốn, Vũ Đình

Long, Hồ Biểu Chánh, Trọng Khiêm, Nam Xương….Tuy nhiên, bản thân những truyện, những tiểu thuyết và kịch của các tác giả nói trên chưa phải là những tác phẩm mang cảm hứng phê phán rõ rệt. Một số nhà văn còn mang nặng quan niệm văn dĩ tải đạo, thường dùng nhân vật làm phát ngôn cho những lý thuyết về số kiếp, về quả báo. Trong giai đoạn những năm 30 của thế kỷ XX, xã hội thực dân phong kiến ở nông thôn cũng như thành thị ngày càng bộc lộ những vấn đề nhức nhối đang tấy lên trầm trọng. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và thoái trào cách mạng, khuynh hướng lãng mạn xuất hiện và chiếm ưu thế trên đàn văn học công khai. Tuy nhiên, những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao vẫn lần lượt ra đời khẳng định vị trí của văn học hiện thực phê phán.

Cảm hứng chung của văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 là vạch trần bộ mặt xấu xa của xã hội thực dân phong kiến thối nát, phê phán một cách gay gắt các thế lực thống trị xã hội trên cơ sở cảm thông, yêu thương trân trọng con người đặc biệt là những con người bị vùi dập, chà đạp. Trong những trang viết về hiện thực xã hội thời kỳ 1930-1945, ta thấy hiện lên một cách sinh động không chỉ là cuộc sống của người nông dân mà còn là thân phận của những người trí thức tiểu tư sản nghèo với số phận đầy trắc trở, khó khăn và bế tắc. Trong thời kỳ mặt trận dân chủ, văn học hiện thực phê phán phát triển rực rỡ hơn bao giờ hết, lực lượng sáng tác ngày càng đông đảo hơn. Ngoài Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tú Mỡ, Vũ Trọng Phụng còn có thêm Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Lạp…Nếu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng là những nhà văn tiêu biểu cho văn xuôi hiện thực phê phán những năm 1930-1939 thì Nam Cao lại là ngọn cờ tiên phong của văn xuôi trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng với Nam Cao, xuất hiện hàng loạt các cây bút trẻ như Tô Hoài, Bùi Hiển, Mạnh Phú Tư, Kim Lân…

Nối tiếp dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945 là trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa xuất hiện ở Việt Nam từ sau năm 1945. Trong một

khoảng thời gian dài tồn tại và phát triển, dòng văn học này đạt được những thành tựu rực rỡ với những nhà văn có tầm cỡ như Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, Anh Đức, Nguyễn Minh Châu,… Xã hội mới ở nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám đã biến chuyển một cách hùng hậu với các sự kiện to lớn diễn ra dồn dập, nhanh chóng vô cùng. Trong 30 năm chiến tranh cách mạng xảy ra, biết bao con người đã sống chung trong một bầu không khí tuy mất mát nhưng cũng hiển hách những chiến công vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc. Khí thế cách mạng như làn sóng lan nhanh làm thay đổi bộ mặt của từng vùng đất, từng số phận con người. Trong giai đoạn này, bản chất anh hùng cách mạng được kết tinh một cách rực rỡ trong những hình tượng anh hùng, chiến sĩ. Những con người đẹp có tâm hồn trong trẻo và hành động cao cả đã tạo nên một sức hấp dẫn kỳ diệu đối với các nhà văn để chúng ta có thể thấy được từng nét đẹp trong tâm hồn của những anh hùng chống thực dân Pháp ở Tây Nguyên, những dũng sĩ diệt Mỹ ở Củ Chi, những nữ anh hùng như Út Tịch ở Trà Vinh, Nguyễn Thị Hạnh ở Long An, Trần Thị Tâm ở Quảng Trị…và anh hùng Trần Thị Lý, bà mẹ Suốt, Nguyễn Văn Trỗi, anh giải phóng quân, những cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc… Tất cả họ đã trở thành những hình tượng mang vẻ đẹp lý tưởng trong thơ Tố Hữu.

Hiện thực đấu tranh cách mạng trong giai đoạn cách mạng 1945-1975 cũng là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của thơ ca hiện thực xã hội chủ nghĩa. Để chiến đấu cho lý tưởng “không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhiều thế hệ đã lên đường hành quân đi cứu nước. Hiện thực cao cả đó là đối tượng của thi ca, đặc biệt là anh hùng ca. Cảm hứng về Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, về sự thắng lợi tất yếu của cách mạng, đó là chất thép, là nguyên tắc cơ bản của thơ ca hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Văn học thời kỳ sau năm 1945 có đặc điểm và quy luật phát triển riêng do yêu cầu của thời đại cách mạng - phản ánh kịp thời, ca ngợi nhiệt thành chủ

nghĩa anh hùng toàn dân, hướng tới miêu tả cái đẹp, cái cao cả. Nguyễn Khải là tác giả với tư chất của một cán bộ chính trị, một quân nhân từng trải các vấn đề nóng hổi của xã hội như vấn đề chủ nghĩa cá nhân khoác áo tập thể (Truyện ngắn Tầm nhìn xa), vấn đề tôn giáo trong đời sống chung (truyện ngắn Xung đột), vấn đề hạnh phúc cá nhân trong đời sống chung (truyện ngắn Mùa lạc). Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Khải thường phân tích sắc bén các mối quan hệ giữa con người với con người, quan hệ đạo đức mới xã hội chủ nghĩa. Những nhân vật của Nguyễn Khải có nhiều tỳ vết, khẳng định con người vẫn có thể là nô lệ của thói kiêu ngạo, ham thích phô trương và chuộng hình thức. Ông khẳng định, con người vẫn có thể mất tự do nếu còn đố kỵ, chỉ nhìn và tìm thấy cái xấu của con người, nếu vị kỷ và thờ ơ trước số phận của người khác. Lối viết tỉnh táo, trí tuệ của Nguyễn Khải dường như được viết thành các tuyến nhân vật đối lập nhau: tốt - xấu hay còn gọi là tích cực – tiêu cực.

Văn học giai đoạn 1975-2000 phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với giai đoạn 1945-1975. Nhờ có công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng năm 1986, xã hội Việt Nam có những chuyển động tích cực, tuy nhiên, văn học cũng đứng trước những thách thức mới trong cơ chế kinh tế thị trường luôn song hành tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong giai đoạn này, nổi bật những tác giả văn xuôi có tên tuổi như: Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Y Ban, Trầm Hương, Trần Thanh Hà, Như Bình,… Bên cạnh đó, lớp nhà văn thời kỳ trước như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Kiên, Xuân Thiều…vẫn tiếp tục hăm hở viết bằng cảm xúc sâu lắng của mình.

Văn học sau 1975 chú trọng nghiên cứu thực trạng tinh thần xã hội Việt Nam sau chiến tranh, đó là một hiện thực phức tạp, đa dạng, đan xen mặt sáng và tối trong đời sống cũng như những thay đổi trong nhận thức và tình cảm con người. Nhà văn nhờ ngọn gió lành của công cuộc đổi mới đã có thể nhìn thẳng vào sự thật, viết về mọi sự thật. Sau năm 1980, trong văn học đương đại hình

thành khuynh hướng văn xuôi đời tư - thế sự, các nhà văn gọi là văn xuôi đời thường cùng tồn tại như một dòng quan trọng bên cạnh văn xuôi sử thi. Văn học có thể viết về mọi chuyện kể cả những điều phiền toái nhất của đời sống, văn học nói chung đã có điều kiện nhìn sâu hơn vào thế giới sâu kín, những điều nhỏ bé của con người, về các trạng huống tinh thần tinh tế của nó trong thế giới tâm linh (truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu). Âm hưởng phê phán - sự phê phán trên tinh thần nhân văn, cầu thị vang lên mạnh mẽ: truyện ngắn Người không đi cùng chuyến tàu của Nguyễn Quang Thân, truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Gió từ miền cát của Xuân Thiều…

Trong thời kỳ đổi mới, nhà văn nhìn lại một cách toàn diện và sâu sắc hơn những sự kiện, biến cố dồn dập của quá khứ. Chính trong thời điểm đầy biến động này của hiện thực cuộc sống đã giúp nhà văn nhìn rõ những nét bản chất của hiện thực quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, nhà văn chỉ kịp thời phản ánh được một vài khía cạnh của hiện thực, bộc lộ được một vài cảm xúc hoặc ca ngợi, hoặc phê phán thì giờ đây, bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, các tác giả đã có thể dựng lại những bức tranh chân thực và rộng lớn với tất cả sự đa dạng của hiện thực phong phú và phức tạp của đời sống với sự đan xen của cái cao cả và cái thấp hèn, cái thiện và cái ác… Lúc này hiện thực cuộc sống đã được phản ánh một cách đa diện, nhiều chiều mà trung tâm của nó là con người thời đại với những số phận cụ thể gắn liền với vận mệnh của dân tộc, đất nước. Cảm hứng sự thật được thể hiện là sự gắn kết của cảm hứng sử thi và cảm hứng đời thường. Những tác phẩm viết theo xu hướng này đã đáp ứng được yêu cầu khách quan của cuộc sống, giúp người đọc nhìn rõ bản chất của hiện thực trong bối cảnh cuộc sống trắng đen lẫn lộn, thật giả khó phân tách, khó nhận biết.

Cảm hứng phê phán trong văn học là một vấn đề đã được bàn đến từ lâu khi nói về văn học hiện thực XHCN và được xác định như một nhiệm vụ song song bên cạnh nhiệm vụ khẳng định, ca ngợi cái đẹp, cái anh hùng. Đồng chí

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí