?thiên Sứ” Dẫn Dắt Con Người Từ Bóng Tối Ra Ánh Sáng

lần mẹ đã chối bỏ con” [3,89]. Qua những dòng tâm lý độc thoại nội tâm, ta thấy chị là một người mạnh mẽ, có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Mặc dù đã từng mắc phải sai lầm nhưng chị vẫn vững tin và hy vọng con chị sẽ cho chị cơ hội sám hối, cơ hội chuộc lại lỗi lầm của mình. Đây thực sự là tia lửa ấm áp, sáng soi trong toàn bộ câu chuyện đầy rẫy những tội ác, những lỗi lầm của con người. Trong suốt tiểu thuyết Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh đã đề cập tới những tội ác của con người. Quan niệm của Tạ Duy Anh coi tội ác lớn nhất của con người là giết chết mầm mống của sự sống, giết chết cả con đẻ của mình khi chúng mới chỉ là bào thai. Suốt cả cuốn tiểu thuyết, những câu chuyện khủng khiếp về cái ác, về tội lỗi của con người được viết ra, nhưng anh không dẫn câu chuyện đến ngõ cụt mà mở ra hướng đi nhân đạo, làm giảm bớt sự căng thẳng và cái nhìn bi quan về cuộc sống.

Trong sáng tác của Hồ Anh Thái, ta thấy sự sám hối, sự hướng thiện trong bản thân con người thường đồng hành cùng việc đi tìm căn nguyên của cái ác. Trong tác phẩmCõi người rung chuông tận thế, nhân vật Đông xưng Tôi là một người sống buông thả, chơi bời, trác táng, luôn nhìn đời bằng cái nhìn ghẻ lạnh và thù ghét. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến ba cái chết thê thảm của ba gã trai trẻ Cốc, Bóp, Phũ, là ba người cháu thân thiết của mình, Đông đã nuôi ý định trả thù và lên đường đi tìm kiếm kẻ đã gây ra ba cái chết oan nghiệt đó. Ban đầu nhân vật Tôi cũng đồng lõa với cái ác, quyết tâm tìm cô gái trẻ Mai Trừng để trả thù cho ba anh chàng Cốc, Bóp, Phũ. Song, trên con đường tìm kiếm Mai Trừng đầy khó khăn, vất vả, Đông đã ngộ ra rằng mình đang đứng ở ranh giới giữa cái thiện và cái ác. Đông đã từng nghĩ “Cái chết đòi trả bằng cái chết” [34,102] nhưng đứng trên bờ vực của cái chết, Đông mới thấy quý mạng sống của mình và mới thấy thèm sống hơn bao giờ hết. Anh nhận ra bản chất, căn nguyên của cái ác chính là lòng thù hận. Sau những trăn trở nội tâm, Đông đã dẹp bỏ được ý định trả thù và quyết tâm hướng thiện. Trăn trở trong cuộc tìm kiếm nhọc nhằn, Đông bắt đầu ngộ nhận nhiều điều, trong đó anh nhận ra rằng cái ác có thể tung hoành

trong cõi nhân gian chỉ khi con người còn chất chứa cái xấu xa, hận thù trong bản thân mình và ngộ ra một điều sâu xa rằng chỉ có tình yêu thương và sự bao dung mới có thể hoá giải mọi hận thù, mọi đau khổ và đem lại cho con người cuộc sống thanh thản. Không ngờ, quá trình tìm kiếm ấy lại là một quá trình hướng thiện. Anh ta nhận thức được cái ác, thấu hiểu giá trị của cuộc sống và nỗi đau của con người, sẻ chia với Mai Trừng cái sứ mệnh thiêng liêng đi trừng trị cái ác trong cõi đời này. Và có lẽ chỉ có tình yêu thương con người và sự thức tỉnh của con người mới có thể hóa giải, diệt trừ tận gốc cái ác, xây dựng cái thiện.

Tác phẩm Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh Thái xây dựng thành công hình tượng nhân vật Khuynh là đại diện cho lớp người có lối sống vị kỷ, tham lam. Trải qua những mất mất của cuộc sống, Khuynh ấm ức, hận đời và tìm cách báo thù đời. Mất sự nghiệp, bị vợ con hành hạ, Khuynh càng trở nên lạnh lùng tàn nhẫn đáng sợ. Khuynh hoang mang và muốn huỷ diệt những mầm mống gây ra nỗi đau cho cuộc sống của mình. Bắn chết con chim sáo của cu Đức trong khi tưởng tượng đến người vợ ghê gớm của mình là một hành động mất tính người của Khuynh. Thế nhưng, “báo thù được rồi, bắn được chim sáo rồi, Khuynh không cảm thấy nhẹ nhõm chút nào. Có điều gì nhầm lẫn ở đây chăng? Bao nhiêu năm Khuynh đã bắn nhầm mục tiêu, đã giết oan những sinh vật vô tội. Oan hồn của chúng đã trả thù Khuynh. Còn cái ác, cái bất hạnh vẫn lẩn quất quanh đây, thậm chí còn sưng tấy ngay trong lòng Khuynh như một khối u ác tính. Hơn lúc nào hết, Khuynh biết mình đã phạm một sai lầm lớn và sai lầm dai dẳng. Thành ra Khuynh đã gây nên tội, mà chẳng đạt tới kết cục gì” [36,356]. Đối diện với nỗi thất thế trong cuộc đời, khi hiểu ra kết cục cuộc đời, hiểu ra lẽ sống nhưng đã quá muộn, Khuynh như bị phát điên “Ở dưới kia, Khuynh đang chạy roàm roạp trên con đường ngập quá gối. Rõ dở hơi cái nhà ông kia. Quần áo sang trọng, com lê chỉnh tề, thế mà chạy trong nước ngập như một con trâu lồng, không thèm xắn quần lên cho khỏi ướt. Giờ đây, Khuynh cần gì giữ gìn tư thế. Chức vụ, phẩm hàm, tư cách tước bỏ hết cả rồi. Trước mắt Khuynh chỉ có người đàn bà bị rạch mặt và căn nhà có phòng tắm nước nóng kia. [36,360].

2.2.2. “Thiên sứ” dẫn dắt con người từ bóng tối ra ánh sáng

Trong hệ thống nhân vật của Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái thường xuất hiện kiểu nhân vật như một loại “thiên sứ”, đó là những nhân vật đại diện cho cái thiện, cái cao đẹp để soi chiếu ánh sáng, niềm tin vào những tâm hồn u tối, mong cứu vớt những con người xấu ra khỏi vũng bùn của tội ác. Đó là nhân vật Hai Duy và Tâm trong Lão Khổ của Tạ Duy Anh là những nhân vật được đầu thai xuống cõi trần để dẫn dắt con người ngu tối thoát khỏi vòng vây của thù hận. Đó là Thảo Miên, cô gái điếm có đôi mắt buồn và tâm hồn thánh thiện trong Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh đã dẫn đường cho Chu Quý tìm lại chính mình và sám hối để hướng thiện tìm thấy niềm tin vào cuộc sống. Nhân vật hướng thiện trong Thiên thần sám hối đã giúp cho người mẹ của nhân vật “tôi” có niềm tin vào sức mạnh của tình yêu và sự tự do, tình yêu thương chân thành giúp bà có được điều mình mong muốn đó là một đứa trẻ.

Lòng tốt luôn luôn có sức mạnh cảm hóa con người. Những con người tốt bụng, họ không phải là thiên sứ nhưng bằng tình yêu thương con người nồng hậu, họ đã dẫn dắt con người bước qua những bóng đen của cuộc đời, bước qua những lầm lỗi. Người và xe chạy dưới ánh trăng, Cõi người rung chuông tận thế là những sáng tác chủ yếu của Hồ Anh Thái viết về sự gắn bó của con người với con người, về tình yêu thương làm nên cuộc sống tốt đẹp của con người. Hồ Anh Thái luôn quan sát cuộc sống xung quanh mình bằng cái nhìn nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc. Anh như hiểu thấu đáo mọi ngõ ngách của cuộc sống nơi thành thị, nơi có nhiều niềm vui, hạnh phúc nhưng cũng không ít lọc lừa, phản trắc... Nhân vật của nhà văn sau những đau khổ mất mát, bất hạnh, cuối cùng họ vẫn tìm được chân lý của cuộc sống. Người và xe chạy dưới ánh trăng phản ánh hiện thực về cuộc sống ở khu tập thể có những con người tốt đẹp như mẹ con Mỵ, bố con Đức, vợ chồng bác Tường. Dù có khó khăn chồng chất và thiếu thốn, nhưng họ vẫn yêu thương nhau, đùm bọc, bỏ qua những sai sót, những nhược điểm và quá khứ lầm lỗi cho nhau. Lòng tốt của những người xung quanh là ánh sáng dẫn dắt những con người như Toàn, Khắc tìm lại niềm tin yêu của cuộc sống.

Toàn là người có tài, có tâm nhưng cuộc sống của anh gặp nhiều trắc trở, mất mát. Sự mất mát ấy khiến Toàn sống thu mình và dường như cô lập giữa những người xung quanh. Nhưng cuộc sống vẫn vận hành cùng với Toàn, hàng ngày anh vẫn phải sống với thực tế xung quanh, nơi có cả cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, cái hiền lành và độc ác. Đối diện với cuộc sống ấy, Toàn mới thấy hết những phức tạp của cuộc sống con người. Được sống bên cạnh những người bạn tốt như Khắc, Mỵ, được chứng kiến những hành động tốt đẹp những người hàng xóm giúp, Toàn dần dần mở được cánh cửa tâm hồn mình sau những cuộc vượt mình đầy khó khăn, vật vã. Cuối cùng Toàn đã cảm nhận được mầm non của cuộc sống, nơi những cái rễ non đang ran rộ vươn ra bắt vít trong lòng anh. Anh cảm thấy sự sống đã tái sinh, sự sống đã quay vòng. Anh có “một ý nghĩ rõ ràng và rất thực: phải gắng gỏi, phải đi tới tương lai bằng đôi chân đang guồng thoăn thoắt trên cỗ xe, đôi chân của chính mình”. Toàn trăn trở lựa chọn: “Đỗ đại học với điểm cao, lại vượt qua lần tuyển lựa năng khiếu, Toàn bước vào nghề một cách hồn nhiên và đơn giản như vậy. Nhưng qua năm năm học, trải qua mấy năm công tác, Toàn trở nên gắn bó với nghề, yêu nghề. Lẽ nào giờ đây anh phải viết giấy cam đoan để từ bỏ”. Toàn là một nhân vật bình thường nhưng lại có sức mạnh làm cho người đọc cảm thấy ấm lòng và tin tưởng vào cuộc sống khi gấp trang sách lại. Trong hoàn cảnh cô đơn, chịu nhiều chèn ép, ganh tỵ và cả những thua thiệt nhưng anh vẫn cố gắng vươn lên hòa nhập với cộng đồng và để tự hoàn thiện mình. Cũng nhờ có sự hòa hợp với những người xung quanh, khi cảm nhận cuộc đời còn nhiều ý nghĩa nên những giấc mơ ám ảnh trong Toàn khi anh giết chết con ma hôi của để cứu bà Nhớn cũng thôi không xuất hiện nữa. Toàn là một nhân vật bình thường nhưng lại có sức mạnh làm cho người đọc cảm thấy ấm lòng và tin tưởng vào cuộc sống khi gấp trang sách lại. Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng, bên cạnh nhân vật Toàn còn có

Khắc. Khắc xuất thân từ một gia đình lương thiện nhưng những rủi ro của cuộc đời đã xô đẩy anh vào con đường bất lương. Bất mãn với cuộc đời và từng bị đi

tù, anh nhập vào đội quân chuyên đi lừa đảo ở Chợ Giời để kiếm ăn. Khắc chuyên sống bằng nghề lừa lọc, lưu manh nhưng nhờ lòng tốt, tình yêu thương và bao dung của mẹ con Mỵ, Khắc đã hoàn lương, trở thành một người tốt sống lương thiện và làm ăn chân chính. Trước tình cảm chân thành của mẹ con Mỵ, bản chất lương thiện của anh dần dần được đánh thức. Anh thực sự là một nhân vật hướng thiện sau khi đã thức tỉnh về ý nghĩa của cuộc đời. Nhận ra những sai lầm mà mình đã mắc phải anh đã quyết tâm đứng dậy làm lại mình và sống những ngày tháng có ý nghĩa hơn. Sự vươn lên của Toàn và Khắc, hai nhân vật, hai cảnh đời khác nhau nhưng đều có chung một khát vọng hướng thiện cho ta thêm niềm tin vào tình yêu đối với con người và cuộc đời này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Trong Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh Thái, chi tiết cu Đức tìm lại niềm vui trong tâm hồn là một chi tiết có sức ám ảnh trong lòng bạn đọc. Cu Đức mồ côi mẹ từ sớm, luôn khát khao tình yêu thương. Bé dành một tình cảm thiêng liêng chăm sóc cho con chim sáo biết gọi Mẹ như tiếng người. Con sáo bị Khuynh giết chết đã mang đến sự tổn thương sâu sắc trong tâm hồn đứa trẻ nhạy cảm như cu Đức. Đến những dòng cuối của tác phẩm, bé Đức lại sung sướng tìm được niềm vui trong tâm hồn mình bằng cách khẳng định sự hồi sinh của một chiếc lá bỏng bị ngắt ra khỏi thân cây. Qua chi tiết ấy, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là hướng tới sự tin yêu trong cuộc sống con người một lần nữa được thể hiện một cách sáng rõ, đầm ấm.

Qua những tác phẩm viết về những cái xấu của cuộc sống, Hồ Anh Thái muốn khẳng định, cuộc sống thật nặng nề nếu như người ta chỉ thấy phản trắc, lừa lọc và thay đổi khôn lường. Hồ Anh Thái luôn tin tưởng vào tình nghĩa của con người trong cõi đời đầy rẫy những mất mát, bất hạnh. Anh tin vào những con người luôn biết hướng thiện: mọi nỗi đau đều được thời gian xoa dịu. Mọi sai lầm đều có thể sửa chữa được. Chỉ trừ cái chết.

Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái - 9

Nếu như trong sáng tác của Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái, ta thấy niềm tin đặt vào con người rất đỗi tự nhiên và hiền hậu thì trong sáng tác của Tạ Duy

Anh dường như giữa những bi kịch mà con người phải đối mặt và niềm tin mà con người tìm thấy chưa có sự cân bằng với nhau. Cách nhìn, cách đánh giá về các hiện tượng cuộc sống của Tạ Duy Anh có phần hơi thái quá và có phần nặng nề. Rõ ràng, từ sâu thẳm trong ý thức của tác giả là một tình cảm chân thành, rực cháy trong khát khao hướng thiện cho con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp, nhưng dường như niềm tin được tác giả đặt vào trong nhân vật chưa có sức nặng hoặc đến quá muộn màng trong chuỗi đời đầy bi kịch của nhân vật. Những nhân vật Chu Quý, Tiến sĩ N, lão Khổ của anh đã phải trải qua những cuộc tra tấn tinh thần khủng khiếp, dường như họ đã tìm ra được căn nguyên của những bi kịch cuộc sống của mình nhưng niềm tin hay cái nhìn lạc quan tin tưởng vào cuộc sống là một điều còn quá xa vời trong cách cảm nhận về cuộc sống của họ.

2.3. Quan niệm sống mang đậm tính nhân văn của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái

Quan tâm, chú trọng đến cuộc sống của con người là nội dung nổi bật trong những sáng tác của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái. Phản ánh cuộc sống của con người với những thăng trầm, những bề bộn, những phần chìm, phần nổi, các tác giả muốn khẳng định giá trị và vai trò của con người trong cuộc sống thường nhật, hướng tới việc xây dựng con người có tính cách hoàn thiện, có tài và có tâm, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, đậm tính nhân văn.

Chúng ta nhận thấy rằng, các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái đều miêu tả những tồn tại trong cuộc sống thường nhật với muôn vàn những điều khiến chúng ta chua xót, áy náy và vô cùng ám ảnh tuy mỗi nhà văn có một cách thể hiện khác nhau. Cách thể hiện của Ma Văn Kháng nhẹ nhàng, sâu kín, Hồ Anh Thái mạnh mẽ, quyết liệt, hóm hỉnh; Tạ Duy Anh thì bí ẩn, sâu sắc. Mỗi người có cách nhìn về cuộc sống hiện thực khác nhau, đều viết về cái xấu cái ác trên mỗi phương diện khác nhau nhưng người đọc cảm nhận được chung một tấm lòng đau đáu trước sự sa sút của nhân cách con người, và ta

còn tìm thấy sự lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống của mỗi nhà văn bởi Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh luôn tâm niệm viết về cái ác nhưng không chỉ để phê phán cái ác mà còn mong sao để góp một phần nào đó để đẩy lùi cái ác. Tạ Duy Anh đã cho rằng: “Tự tôi đặt cho mình sứ mệnh phải viết, để cho cái ác nếu không biến mất thì cũng vì những trang viết của tôi mà mỗi ngày ít đi một chút, một chút, như những hạt bụi” (Tạ Duy Anh).

Ma Văn Kháng là nhà văn có sự đóng góp nỗ lực rất lớn đối với nền văn học nước nhà. Trong sáng tác về mảng thế sự đời tư, Ma Văn Kháng miêu tả cuộc sống với chiều sâu của mọi vấn đề. Trong bài viết “Tiểu thuyết, một giá trị không thể thay thế, Ma Văn Kháng cho biết: Tiểu thuyết chính là cuộc đời ở tầng sâu nhất của nó. Với quan niệm này, Ma Văn Kháng chứng tỏ rằng những tác phẩm của mình viết ra không đơn giản chỉ là một tác phẩm nghệ thuật để giải trí đơn thuần mà tầng sâu ý nghĩa của nó mới là vấn đề quan trọng. Nhà văn vừa phản ánh cuộc sống với cái nhìn chân thực, vừa cắt nghĩa, lý giải những vấn đề phức tạp trong cuộc sống theo cảm nhận của mình. Trong bài viết “Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, Lã Nguyên cũng đã khẳng định điều này: “Đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn, Ma Văn Kháng đã cất lên tiếng nói riêng. Nhiều sáng tác được Ma Văn Kháng viết ra cứ y như là để nối lời, tiếp lời, đúng hơn là để đối thoại, tranh biện với các ý thức xã hội, ý thức nghệ thuật của thời đại. Có vô khối những cuộc đối thoại, tranh biện trong tiểu thuyết, truyện ngắn của Ma Văn Kháng: tranh biện về con người, về văn chương nghệ thuật”.

Trong mỗi giai đoạn văn học, Ma Văn Kháng có cái nhìn khác nhau về cuộc sống, về con người. Sáng tác trong giai đoạn đầu của Ma Văn Kháng chủ yếu ngợi ca con người mới của thời đại chiến tranh vệ quốc có đau thương, mất mát nhưng hào hùng oanh liệt. Nhân vật trong sáng tác về lịch sử dân tộc của Ma Văn Kháng giai đoạn đầu thường mang đậm ý nghĩa điển hình, tiêu biểu cho một tầng lớp, một cộng đồng, một dân tộc. Trong sáng tác về mảng thế sự đời tư, ngòi bút của nhà văn hướng tới tất cả những vấn đề nóng hổi của cuộc sống thế

thái, nhân tình. Ông đi sâu vào từng khía cạnh của cuộc sống con người mới có tình yêu, hôn nhân, những toan tính thấp hèn, những ước mơ, khát vọng cao đẹp, hạnh phúc và bất hạnh của con người…Nhà văn trăn trở, lo lắng đến quặn lòng trước những xô bồ của cuộc sống, nơi có sự thờ ơ, đạo đức giả, sự phi lý, bất ổn trong quan hệ của con người với con người trong gia đình và ngoài xã hội. Những tác phẩm văn học thời kỳ đổi mới của Ma Văn Kháng là lời tâm sự, lời đối thoại, tranh biện của tác giả với mọi người về cuộc đời, về văn chương nghệ thuật. Nhà văn muốn khẳng định một điều: cuộc sống tuy có nhiều cái bất biến, muôn màu muôn vẻ nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa; mặc dù cuộc sống có bề nổi là những vòng luẩn quẩn trong bao toan tính thấp hèn, những xuống cấp của nhân cách con người, nhưng chìm dưới mạch ngầm vẫn là chiều sâu của căn cốt tình người, những giá trị tiềm tàng của con người như một vùng sâu thẳm chưa bao giờ khám phá hết.

Văn học thời kỳ đổi mới có cái nhìn về con người và cuộc sống một cách mới mẻ do yêu cầu của hiện thực thời đại, của thị hiếu người đọc và ngay bản thân văn học. Văn xuôi Việt Nam gần đây đã áp sát các vấn đề của cuộc sống và con người, bước đầu mang lại cho bạn đọc một cảm nhận trung thành, gần gũi về thực tại; văn học thể hiện được tính dân chủ, nhân bản, đa dạng của cuộc sống. Quan niệm về nghệ thuật và con người trong mỗi giai đoạn văn học không chỉ là điểm xuất phát để tìm hiểu nội dung của tác phẩm văn học cụ thể mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu phát triển, tiến hoá của văn học. Ma Văn Kháng là một trong những tác giả tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn học. Nhà văn tâm niệm rằng nhà văn phải có giá trị riêng biệt, đặc sắc, sáng tạo. Quan niệm về con người trong sáng tác của Ma Văn Kháng từ giai đoạn mang tính sử thi sang thế sự đời tư có những chuyển biến rõ nét trong tư duy nghệ thuật. Con người công dân, con người tập thể, con người chính trị được bổ sung thêm con người cá thể có số phận riêng, có thế giới nội tâm tiềm thức, bản năng riêng. Trong xã hội hiện đại, những vấn đề của đời sống thường nhật có những biến đổi dữ dội,

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí