Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 10

3.3. Biểu tượng

Biểu tượng là một thực thể sống động, luôn có sự đắp đổi nghĩa liên tục và tùy thuộc vào ảnh hưởng của tri giác tác động cũng như tùy thuộc vào trí tưởng tượng phong phú của mỗi cá nhân. Nó thể hiện tầm cao của trí tuệ và chiều sâu của tư duy thơ. Tính cá biệt trong sáng tạo cá nhân của nhà thơ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thế giới nghệ thuật riêng. Việc đi sâu tìm hiểu tầng lớp ý nghĩa nhân sinh được nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm thơ hiện đại sau 1975 đòi hỏi ở người đọc sự đam mê khám phá và đồ đồng sáng tạo qua những nét nghĩa mới của biểu tượng thơ.

Cuộc cách tân nghệ thuật của những thế hệ nhà thơ sau 1975 là sự đột phá về nội dung phản ánh và cách biểu hiện:“Thơ của họ vượt thoát khỏi những khuôn sáo ước lệ của vần điệu để thắp lên những hình tượng thơ mới. Không gian thơ được mở rộng hơn, mở sâu hơn, với tới các chiều kích của những suy tưởng lớn mang tính khái quát cao. Và, trong trường thẩm mỹ này, những vấn đề tưởng chừng lớn lao lại được khái quát lên từ những cái rất tầm thường, nhỏ bé của đời sống quê hương máu thịt hằng ngày.” [4]. Trong thơ hiện đại Việt Nam, các biểu tượng luôn gắn với cuộc sống, tính cách của từng tác giả: Biểu tượng “cây tre” trong thơ Nguyễn Duy là biểu tượng cho sự dẻo dai, bền bỉ, chịu đựng kiên cường, trường tồn của người Việt. Biểu tượng “sông nước” trong thơ Tế Hanh hiện lên với những kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng.

Mang trong mình lối cảm nhận tinh tế đậm màu sắc truyền thống phương Đông và lối tư duy lý trí phương Tây được bồi đắp nhuần nhụy từ cuộc sống, Nguyễn Quang Thiều đã dệt nên những lớp trầm tích văn hóa đầy màu sắc hiện đại trong thế giới nghệ thuật thơ của mình. Qua việc miêu tả những hình ảnh quen thuộc của đồng quê bằng cái nhìn“lạ hóa” Nguyễn Quang Thiều đã sáng tạo nên những biểu tượng giàu ý nghĩa trên hành trình cách tân thơ Việt: “Nguyễn Quang Thiều là một trong số không nhiều những nhà thơ Việt Nam đương đại, đã khá thành công trong việc xây dựng thế giới nghệ thuật của

mình, qua trùng trùng những biểu tượng. Từ những hình ảnh thơ đến những biểu tượng, từ các biểu tượng đến những suy niệm bản thể.” [49].

3.3.1. Cánh đồng và dòng sông quê hương

Tìm hiểu thơ Nguyễn Quang Thiều, ta thấy sự trở đi trở lại của những hình ảnh về dòng song và cánh đồng quê hương nhà thơ.Hình ảnh cánh đồng và dòng sông được hiện lên trong thơ Nguyễn Quang Thiều với tần xuất khá lớn để lại dư âm trong lòng người đọc về nét đẹp của làng quê trong thời hiện đại. Dòng sông Đáy gắn bó chặt chẽ với kí ức tuổi thơ của Nguyễn Quang Thiều và theo năm tháng, nó tỏa ra muôn vàn màu sắc. Đó là dòng sông yêu thương, tình nghĩa. Sông Đáy đã trở thành sợi dây tình cảm linh thiêng giữ và thanh lọc tâm hồn nhà thơ, là nơi nhà thơ luôn khao khát tìm về:

Cha ơi, cha đưa con về đâu?

Cha đưa con về sông Đáy

(Con bống đen đẻ trứng) Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ

nơi những chú bống đến làm tổ được giàn dụa nước mưa sông

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 10


(Sông Đáy)

Nếu như với nhiều nhà thơ khác, các biểu tượng thường được dựa trên sự đa nghĩa của từ, thì Nguyễn Quang Thiều xây dựng biểu tượng trên cơ sở những ẩn ngữ, các huyền tích văn hóa được tiếp nhận từ nhiều nền văn minh khác nhau. Tư duy thơ mang đậm màu sắc phương Đông – phương Tây đã nâng những biểu tượng trong thơ Nguyễn Quang Thiều lên một vẻ đẹp mới. Chức năng thanh lọc và gột rửa tâm hồn của dòng sông được Nguyễn Quang Thiều bồi đắp thêm nhiều ý nghĩa, màu sắc linh thiêng:

Ta chạy đến phía hai bờ, quỳ xuống trước sông

Sông ở giữa đôi ta – một chân trời chuyển động Những vầng mây xỉn vì gió

Những cánh buồm khổ đau tự xé và tự vá lại mình

(Dòng sông)

Hình ảnh dòng sông cũng mang đầy tượng trưng như dòng sông đời nghiệt ngã vẫn miệt mài trôi chảy trước những khát vọng nhỏ nhoi của số phận con người. Bên cạnh dòng sông ấy có số phận của những người đàn bà lầm lũi:


Những ngón chân xương xẩu ngón dài Và đen tỏa ra như móng chân gà mái

Đã mười lăm năm và nửa đời tôi nhìn thấy Những người đàn bà gánh nước sông

(Những người đàn bà gánh nước sông)

Những người đàn bà ấy mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Họ vất vả lo toan, âm thầm chịu đựng, họ ghé sát khuôn mặt mình vào nỗi đắng cay, chính vì thế mà họ trở nên vĩ đại. Trên cái nền của sự lam lũ ấy, bỗng vụt sáng nên một vẻ đẹp diệu kỳ:

Một bàn tay họ bám vào

Một đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi Bàn tay kia bám vào mây trắng

(Những người đàn bà gánh nước sông)

Bởi vậy, những thông điệp về cái đẹp và sự tự do trong thế giới hiện đại được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thể hiện đó cũng chính là những trăn trở của nhà thơ khi ngẫm suy về cuộc đời.

Hình ảnh quen thuộc của đồng quê lung linh tỏa sáng với chiều kích của trí tưởng tượng và những giấc mơ đã trở thành vùng thẩm mỹ nhạy cảm nhất, sâu sắc nhất trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Đó là hình ảnh của những cánh đồng, dòng sông thiêm thiếp vươn mình trong dòng chảy bất tận của hoàng hôn

và ban mai, là vẻ đẹp diệu kì ánh lên nhịp sống sinh tồn vĩnh hằng của thiên nhiên – loài vật trong sự giao thoa giữa hai đối cực: bóng tối và ánh sáng.

Được cất lên từ những miền tâm linh, khúc nhạc đồng quê trong thơ Nguyễn Quang Thiều tỏa ra hương sắc riêng, giọng điệu riêng bởi hệ thống biểu tượng phong phú kết hợp với ngôn từ siêu thực làm “bùng lên những ánh lửa” khi khám phá hình ảnh thơ. Tất cả những hình ảnh đó là dấu ấn sâu đậm về cuộc sống trong tâm trí nhà thơ. Đối với Nguyễn Quang Thiều cánh đồng còn là nơi “cầm giữ linh hồn” của nhà thơ:

Có một ngày không gieo hạt

Trốn những lo âu về lại cánh đồng

(Cánh đồng)

Bóng tối rót qua những phễu rạ tươi

Lỏng lảnh chảy vào vết rạn của chiếc bình ánh sáng Bầy nhái kéo những cỗ súng thần công ra khỏi thành đất Bắn những viên đạn âm thanh ẩm ướt, mơ hồ

Cánh đồng bị thương kêu lên một tiếng cười ngái ngủ Và lịm vào những thửa ruộng bùn nâu

(Hòa âm của những đa bào)

Cánh đồng, dòng sông trong thơ Nguyễn Quang Thiều không chỉ hiện lên với một vẻ đẹp giản dị, gần gũi thân quen mà thiêng liêng và mang đậm màu sắc tâm linh, tôn giáo. Cánh đồng không chỉ là nơi trở về, nơi gắn bó với những kỷ niệm tuổi thơ, nơi có những mối tình khờ dại mà còn là cánh đồng ẩn giấu những điều thiêng:

Không có gì cho tôi khóc sớm nay ngoài cánh đồng rau khúc

Sương dâng hơi chõ xôi mùa cuối của bà tôi Những con chuột đồng ướt át và run rẩy gọi tôi Về xứ sở những lùm dứa dại

(Tôi khóc những cánh đồng rau khúc)

Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, đất đai, sông nước không chỉ là nơi cư ngụ, không chỉ là nơi thanh lọc tâm hồn sau những bão giông đời sống mà quan trọng hơn, đó là nơi có khả năng tái sinh những vẻ đẹp kỳ diệu nhất, nơi chiến thắng những cằn cỗi trong đời sống tinh thần:“Chính vì thả thơ trên những cánh đồng kí ức tuổi thơ, trên những dòng sông tha thiết chảy trong cõi nhớ nên trong thơ Nguyễn Quang Thiều, thế giới ấy không chỉ đẹp mà còn rộng lớn vĩnh hằng. Vẻ đẹp của nó là vẻ đẹp tuyệt đối” [8, tr.260].

3.3.2. Bóng tối và ánh sáng

Ngoài hình ảnh biểu tượng là cánh đồng và dòng sông quê hương, trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn có sự xuất hiện với tần suất lớn của hình ảnh bóng tối và ánh sáng.

Có thể nói, hiện thực thế giới qua con mắt của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bị bao phủ bởi bóng đêm và trở nên đầy bí ẩn. Hầu như những bài thơ của ông được ra đời đều nằm trong khoảng thời gian đêm khuya, đêm gần sáng. Màn đêm là nhân tố khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ được thăng hoa với trí tưởng tượng của mình:

Tôi thả cơn mê vào đêm thẳm

Để nỗi buồn một chút đỡ lênh đênh.

(Đêm gần sáng)

Một trong những mạch nguồn cảm xúc chung trong thơ Nguyễn Quang Thiều đó là nhà thơ thường mở đầu những tác phẩm của mình bằng hình ảnh đêm tối, nhưng kết thúc tác phẩm luôn là hình ảnh của ban mai và những ngôi sao . Trong thế giới đêm tối đó luôn có sự đan xen giữa hư và thực, cái ác cái thiện bị hoán đổi, thế giới hỗn mang và đầy bí ẩn. Tuy nhiên, ở đó nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn mong muốn hướng con người đến sự hướng thiện trong tâm hồn và có được niềm tin vào cuộc sống. Sự đối lập giao tranh đó được thể hiện ngay trong từng tác phẩm:

Bóng tối đêm gần sáng như một con mèo nhung khổng lồ bước đi uyển chuyển

(…)

Và sau tiếng huầy ơ như tiếng người chợt thức Những ngọn ban mai mơn mởn rướn mình

(Ban mai)

Hãy mang tôi về xa nữa…

Trong bóng tối ngấm men chảy ướt cánh đồng (…)

Tôi là con chim thay lông muộn và đang tập giọng bằng cặp mỏ mềm còn ứ đầy máu loãng

Trong niềm rời rạc hân hoan của nhịp trống chân trời

Đợi bài ca sinh ra từ những hạt cơm vương trong chân cỏ dại Từ quả trứng buồn vừa bóc vỏ thời gian.

(Bài hát)

Trong bóng đêm, sự giao tranh giữa cái thiện – cái ác càng trở nên mạnh mẽ hơn. Ở bài Đoản ca về buổi tối dường như chúng ta bắt gặp hình ảnh về đời sống của chính chúng ta qua sự trở về của những linh hồn chết:

Khi những ngọn đèn lần lượt tắt và chúng ta đi Tất cả những người chết trở về thành phố

Trà trộn trong những linh hồn thánh thiện

Những linh hồn ân hận, những linh hồn say đắm là những bóng ma Một cánh cửa khẽ rít lên, một cái cây chợt rung xào xạc

Một con chó bị xích bỗng sủa thảng thốt

Những đám mây chầm chậm vắt ngang ánh sáng vầng trăng Gió thổi những tấm rèm tung lên rồi buông xuống bất động

Những người chết trở về đông hơn những người đang sống trong thành phố Họ trở về và sống trong đời sống của chúng ta.

(Đoản ca về buổi tối)

Toàn bài thơ là cảnh hỗn mang, náo loạn của đời sống, là sự đấu tranh giữa bóng tối và ánh sáng, giữa thiện và ác ngay trong tâm hồn và thể xác của mỗi con người. Tuy vậy, cuối bài thơ là hình ảnh khai sáng của thế giới “Từ phía ngôi sao các thiên thần bay về”, những thiên thần đã mượn gương mặt, giọng nói, tâm hồn của những đứa trẻ để hiển thị và bày tỏ và ở lại trong thành phố đầy lú lẫn và tội lỗi của chúng ta. Khát khao hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn là một mạch nguồn vận động của cảm xúc và hình tượng thơ trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Dù trong bóng tối, đêm đen thế nhưng những ước mơ về cuộc sống hoàn hảo hơn, tốt đẹp hơn vẫn luôn như những vì sao cho đức tin hướng thiện của con người. Bởi vậy, hình ảnh những ngôi sao trong thơ Nguyễn Quang Thiều luôn tỏa sáng một vẻ đẹp diệu kỳ.

Từ sự đối lập tương phản của những ý nghĩa trong biểu tượng văn hóa, biểu tượng ánh sáng được thể hiện trong thơ Nguyễn Quang Thiều với muôn trạng, muôn sắc. Đó có thể là ánh sáng của ngôi sao, của ban mai, của ánh trăng và của ngọn lửa:

Trong ban mai đàn bò mỗi lúc vàng rực Và tan vào ánh sáng

(Linh hồn của những con bò)

Bình minh đang lên mới mẻ và sạch sẽ hơn mọi sự ca ngợi và nguyền rủa của người

(…)

Bình minh đang lên, đang lên, những gót chân đích thực Đang khuất phía mặt trời, ánh sáng đang khuất vào ánh sáng

(Bình minh đang lên)

Con đường nhỏ ven sông lặng lẽ sáng trong mưa. Không gì bình tĩnh và trần tư hơn những ngọn đèn đường.(…). Trong ánh sáng của sông, của đèn đường và sự huy hoàng của mưa. Những cái cây như được các Thiên thần mang từ trời về trồng dọc con đường.(…). Ô cửa sáng trong đêm mưa gương mặt Thiên thần. Một cái cây già nhất nghẹn ngào nói: “Từ thuở còn là hạt, tôi đã

thấy ô cửa sáng đèn kia”. Và những cái cây chuyển dịch qua những cái cây về phía ô cửa. Những cái cây mang cơn mơ mọc xum xuê, cơm mơ trút lá và tư duy trong vòm sáng tĩnh lặng.

(Nhân chứng của một cái chết)

“Lửa” là một biểu tượng thể hiện rõ nét những cung bậc cảm xúc trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Tập thơ Sự mất ngủ của lửa là bước đột phá trong tư tưởng và cách thể hiện của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trên hành trình cách tân thơ Việt. Biểu tượng lửa trong thơ Nguyễn Quang Thiều là hình ảnh chiếm vị trí khá quan trọng.

“Lửa” được tác giả sử dụng là một biểu tượng đa diện và đa nghĩa. Nó vừa thân quen vừa huyền bí. Đây là một biểu tượng đắc địa, đề cập đến cội nguồn văn minh của loài người, biểu tượng lửa không chỉ hiện diện trong một vài bài thơ cụ thể mà còn được dùng như là chủ thể đích thực của một tập thơ.

Biểu tượng lửa - mặt trời mang ý nghĩa khởi nguyên của sự sống, là cội nguồn của những sinh mầm đầu tiên cách đây gần năm tỉ năm, xuất hiện ngay sau cơn đại hồng thủy kéo dài hàng thế kỷ:

Lăn nhanh, lăn nhanh

Hỡi mặt trời, cơn đau đớn của lửa

(Xô – nát hoàng hôn biển)


Tuy nhiên, không chỉ có ý nghĩa của việc “khai thiên lập địa”theo trí tưởng tượng của các nghệ sĩ thời sơ khai, nó còn mang trong mình một sự lý giải về nguồn gốc tồn tại của thế giới loài người. Ở cấp độ nhỏ hơn, lửa còn được gửi gắm qua hình ảnh của ngọn đèn dầu – một nét đẹp của giá trị văn hóa làng quê:

Thuở tôi vừa sinh ra

Mẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tôi Để tôi nhìn mặt đèn mà biết buồn biết yêu và biết khóc

(Bài hát về cố hương)

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 29/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí