Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay - 11


là cơ quan chủ trì về TTHC tại khu vực cảng biển, cảng hàng không, ga đường sắt liên vận quốc tế, cửa khẩu đường bộ quốc tế… gắn liền với hoạt động quàn lý nhà nước về hải quan và là cơ quan đầu mối của Việt Nam chủ trì thực hiện Công ước FAL 1965 về xây dựng Cơ chế một cửa tại khu vực Cảng biển.

Về thông quan hàng hóa, Luật Hải quan 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan 2005 quy định:

Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quàn lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu [15].

Theo thống kê sơ bộ của Đề án 30 thì hiện tại, Hải quan Việt Nam đảm nhiệm quản lý, xử lý 187 thủ tục đối với khoảng 26 loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải.

Quy trình thông quan hàng hóa của cơ quan Hải quan được thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 2.4: Quy trình thông quan hàng hóa


Nguồn Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia Sơ đồ trên cho 1

Nguồn: Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


Sơ đồ trên cho thấy các nghiệp vụ chính Hải quan thực hiện để quản lý, xử lý bao gồm:

- Tiếp nhận và đăng ký tờ khai hải quan

- Yêu cầu bổ sung hồ sơ

- Kiểm tra hồ sơ hải quan: kiểm tra tính hợp lệ; kiểm tra tên hàng; phân loại hàng hóa; xuất xứ hàng hóa; xác định trị giá tính thuế, số thuế phải nộp, giải quyết các thủ tục xét miễn thuế, giảm thuế; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật…

- Kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải

- Thu thuế và phí

- Quyết định thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải

- Thông báo cho người khai hải quan

- Lưu trữ hồ sơ

- Kiểm tra sau thông quan

Hiện tại, ngành Hải quan đã áp dụng kỹ thuật QLRR và một số chương trình tự động hóa để xử lý nội bộ các hoạt động nghiệp vụ hải quan và cho phép doanh nghiệp nộp tờ khai qua mạng hoặc khai vào hệ thống của Hải quan (khai báo từ xa). Chương trình thí điểm TTHQĐT được thực hiện tại một số địa bàn trọng điểm đã cho phép tự động hóa hầu hết các bước nghiệp vụ trong thông quan đối với một số loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Qua sơ đồ quy trình tổng quát và quy trình cấp phép, quản lý chuyên ngành và quy trình thông quan trên có thể thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải gồm:

- Hầu hết các quy trình quản lý của các Bộ, Ngành đều được thực hiện trên môi trường giấy tờ.


- Nhiều hồ sơ, biểu mẫu, đặc biệt nhiều tiêu chí thông tin trong các bộ hồ sơ mà doanh nghiệp phải xuất trình cho các cơ quan quàn lý nhà nước bị thừa và trùng lặp (ví dụ những tiêu chí thông tin liên quan tới tên, địa chỉ của người xuất khẩu, người nhập khẩu, tên hàng, tên phương tiện vận tải, xuất xứ hàng hóa…).

- Luồng dữ liệu, thông tin luân chuyển và các quy trình của các Bộ, Ngành được thực hiện không liên tục: Quy trình thông quan cần tham chiếu, kiểm tra thông tin của nhiều cơ quan quản lý hoặc việc cấp một loại giấy phép có thể liên quan tới nhiều cơ quan quản lý khác nhau nhưng hầu hết các cơ quan đều thực hiện hoạt động cấp phép/quản lý chuyên ngành một cách độc lập (Ví dụ chỉ cung cấp giấy phép cho người xin cấp phép mà không trao đổi, chia sẻ thông tin với các cơ quan khác trừ khi cơ quan đó có yêu cầu). Do đó, trong hoạt động quản lý mỗi cơ quan thường mất nhiều thời gian để kiểm tra dữ liệu, thông tin do doanh nghiệp cung cấp.

- Nhiều quy trình xử lý của các cơ quan quản lý tương đồng nhau nhưng doanh nghiệp phải thực hiện từng loại TTHC tại từng cơ quan nhà nước khác nhau trong mỗi quy trình theo những khoảng thời gian khác nhau.

Những yếu tố trên đã ảnh hưởng tới tốc độ thông quan hàng hóa và do đó chi phí cho hoạt động quàn lý nhà nước và chi phí của doanh nghiệp đều tăng. Theo khảo sát trong năm 2009 của Ngân hàng thế giới thì để xuất khẩu một lô hàng từ Việt Nam sang Mỹ, doanh nghiệp phải chi phí trung bình 734USD/container trong thời gian 24 ngày với 6 loại chứng từ, và chi phí cho nhập khẩu là: 901USD/container trong thời gian 23 ngày với 8 loại chứng từ. Hiện nay, chi phí cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng 67 trên thế giới. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh về hoạt động xuất khẩu hàng hóa và cung cấp các dịch vụ công (Các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia đang vươn lên trở thành những nước có chi phí cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thấp nhất thế giới với xếp hạng lần lượt là: 1, 10, 29, 37).


Tình hình triển khai cơ chế một cửa quốc gia

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1263/QĐ-TTg ngày 16/09/2008 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN 2008 - 2012 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban; các Phó trưởng ban là Thứ trưởng các Bộ: Tài chính, Công thương và Giao thông vận tải; thành viên là các đồng chí lãnh đạo của 13 đơn vị: Bộ Tư Pháp; Bộ Y tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch; Bộ Thông tin, truyền thông; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Văn phòng Chính phủ; Tổng cục Hải quan; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đã trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ kiện toàn Ban chỉ đạo. Trong đó, đề xuất Chính phủ cử 01 đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa. Trong giai đoạn 2011-2014, Cơ chế một cửa quốc gia về cơ bản đã hoàn tất giai đoạn chuẩn bị và chuyển sang giai đoạn triển khai. Đây là giai đoạn Cơ chế một cửa cần có sự chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ. Bên cạnh đó, đại diện các Bộ, Ngành có liên quan cũng thảo luận và nhất trí về sự cần thiết có sự điều tiết trực tiếp của Chính phủ đối với các hoạt động của Cơ chế một cửa, điều này đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo thống nhất chỉ đạo của Chính phủ đồng thời để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của việc xây dựng cơ chế một cửa, hài hòa hóa các nguồn lực của Chính phủ dưới các góc độ: nguồn nhân lực, tài chính, cơ chế phối kết hợp và điều phối thực thi trong bối cảnh tiết giảm đầu tư công theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011.

Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2008 - 2012 (gọi tắt là Cơ quan thường trực) đặt tại Tổng cục Hải quan theo Quyết định số 1263/QĐ-TTg ngày 16/09/2008.

Ban Chỉ dạo đã thành lập các Nhóm giúp việc chuyên môn bao gồm Nhóm làm việc về kỹ thuật và Nhóm làm việc về pháp lý do các Bộ, Ngành


liên quan cử thành viên, nhóm tư vấn độc lập tham mưu những vấn đề mang tính chất chuyên sâu.

Như vậy, về cơ bản bộ máy để triển khai Cơ chế một cửa quốc gia ngày càng được củng cố, hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ trong giai đoạn đầu triển khai thí điểm, việc vận hành bộ máy trên có hiệu quả hay không chưa thể đánh giá được đồng thời còn phụ thuộc vào các yếu tố khác: sự chỉ đạo của cấp lãnh đạo, nhân lực, tài chính.

Để triển khai cơ chế một cửa quốc gia, Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa đã ban hành Quyết định số 2599/QĐ-BCĐASW ngày 21/09/2009 ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2008- 2012. Kế hoạch tổng thể đã nêu rõ bối cảnh, định hướng, các cấu phần sẽ triển khai và tổ chức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia. Trong đó, xác định các cấu phần triển khai bao gồm: Tiêu chuẩn và hài hòa hóa quy trình thủ tục; tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa yêu cầu thông tin, chứng từ; thiết kế hệ thống thông tin và xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật; xây dựng cơ sở pháp lý và cơ chế thực hiện; đào tạo và tuyên truyền…

Dựa trên bản kế hoạch trên cùng với sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia và thông qua sự phối hợp của các bên liên quan, giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã hoàn thành một số công tác chuẩn bị mang tính chủ yếu nhằm đảm bảo cho việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia bao gồm:

- Rà soát, phân tích khoảng cách và đưa ra các khuyến nghị thực thi về mặt pháp lý để triển khai cơ chế một cửa quốc gia trên cơ sở các thông lệ và chuẩn mực quốc tế;

- Đánh giá sơ bộ hiện trạng ứng dụng CNTT của các Bộ, Ngành liên quan;

- Phê duyệt Bộ dữ liệu hành chính và thương mại phiên bản 1.0 bao gồm bộ dữ liệu và mô hình quy trình thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của 06 Bộ: Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính); Bộ Công


thương, Bộ Giao thông và Vận tải, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông…

Như vậy, việc ban hành Kế hoạch tổng thể đã giúp cho các bên tham gia vào cơ chế một cửa nắm được các công việc cần phải triển khai cũng như xác định một lộ trình thích hợp, đồng thời đây cũng là tài liệu tuyên truyền bởi hiện nay, nhận thức về cơ chế một cửa quốc gia chưa được biết đến rộng rãi và còn bị nhầm lẫn với cơ chế một cửa hành chính.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn vừa qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành cũng đã triển khai hàng loạt chương trình, đề án cải cách hiện đại hóa tác động khá tích cực và đem lại rất nhiều thông tin hữu ích cho công tác chuẩn bị trước giai đoạn triển khai cơ chế một cửa quốc gia. Trong dài hạn, các hoạt động này cần phải được kết hợp và hài hòa với các hoạt động trong khuôn khổ cơ chế một cửa quốc gia để đảm bảo tận dụng hiệu quả nguồn lực và ngân sách đầu tư. Có thể đơn cử một số đề án, chương trình, dự án tiêu biểu như: Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ; Dự án hiện đại hóa Hải quan kết hợp với thủ tục Hải quan điện tử, Dự án hiện đại hóa ngành Thuế, Hệ thống C/O điện tử của Bộ Công thương, Hệ thống quản lý thông tin phương tiện xuất nhập cảnh tại cảng biển và yêu cầu triển khai thực hiện Công ước FAL 65 về tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải và đường biển do Bộ Giao thông vận tải chủ trì; Đề án biên phòng điện tử do Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng chủ trì thực hiện…

Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 48/QĐ-TTg ngày 31/08/2011 về việc thí điểm thực hiện cơ chế một cửa quốc gia. Phạm vi áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

Quyết định nêu rõ, nội dung thí điểm thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia bao gồm: lựa chọn, công bố danh mục các TTHC áp dụng thí điểm cơ chế hải quan một cửa quốc gia; khai và tiếp nhận thông tin khai báo


về các TTHC thông qua phương tiện điện tử; phản hồi thông tin và trả kết quả cho cơ quan, đơn vị thực hiện TTHC thông qua phương tiện điện tử kết hợp với việc trả hồ sơ giấy (đối với các thủ tục chưa công nhận hồ sơ điện tử)…

Lộ trình thực hiện được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 10/2011-12/2012: xây dựng văn bản pháp lý; quy trình thủ tục; chuẩn bị về điều kiện hạ tầng CNTT. Giai đoạn 2 từ tháng 01-12/2013: thí điểm thực hiện ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông và Vận tải và một số cơ quan nhà nước ở địa phương thuộc các ngành tài chính; công thương và giao thông vận tải. Giai đoạn 3 thực hiện từ 01-12/2014: mở rộng thí điểm thực hiện ở các cơ quan thuộc Bộ Y tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số cơ quan nhà nước ở địa phương thuộc ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Về phạm vi áp dụng, Cơ chế hải quan một cửa quốc gia thí điểm áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh (sau đây gọi chung là hàng hóa, phương tiện xuất nhập khẩu) theo quy định của Luật Hải quan.

Về cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan nhà nước ở địa phương có chức năng, nhiệm vụ cấp phép hoặc giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là thủ tục hành chính) có liên quan đến việc thông quan hàng hóa, phương tiện xuất nhập khẩu; Các doanh nghiệp có hàng hóa, phương tiện xuất nhập khẩu đã tham gia thủ tục hải quan điện tử và đáp ứng các điều kiện thực hiện thí điểm Cơ chế hải quan một cửa quốc gia; Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã triển khai, thực hiện thủ tục hải quan điện tử.


Những tồn tại, nguyên nhân


Có thể nói, tình hình triển khai cơ chế một cửa quốc gia hiện nay mới chỉ dừng lại ở khâu chuẩn bị để đi vào triển khai thí điểm sau đó mới tiếp tục mở rộng. Nhìn nhận chung về khối lượng công việc trên cơ sở đối chiếu tương quan với hiện trạng và nguồn lực, có thể đánh giá rằng khối lượng công việc phải thực hiện trong thời gian tới là rất lớn, khó khăn và thách thức vì những lý do sau:

Thứ nhất, nguồn lực hạn chế: Bộ máy chỉ đạo đang trong quá trình kiện toàn; bộ máy giúp việc chưa có nhiều hoạt động mang tính chuyên sâu, mới dừng lại ở việc tham gia hội thảo, các phiên họp để theo dõi và cập nhật tình hình triển khai của các nước trong khu vực cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các nước đã triển khai cơ chế một cửa quốc gia; nguồn lực về tài chính phụ thuộc nhiều vào các dự án tài trợ từ nước ngoài, việc tiếp nhận và triển khai các dự án này hiện nay cũng bị chậm trễ do các thủ tục trong nước khá rườm rà; nguồn lực chuyên gia không nhiều vì đây là một vấn đề mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trên thế giới.

Thứ hai, có nhiều bên tham gia: Trong cơ chế một cửa có rất nhiều bên tham gia bao gồm các cơ quan chính phủ, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ. Sự tham gia của các Bộ, Ngành chưa nhiều và chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai Cơ chế một cửa quốc gia. Điều này xuất phát từ sự mẫu thuẫn lợi ích của các Bộ, Ngành khác nhau và cơ chế phối hợp chưa thực sự thu hút, quan tâm của các Bộ, Ngành tham gia một cách tích cực.

Thứ ba, phạm vi công việc rộng, phức tạp: thể hiện ở chỗ phải tiến hành rà soát và triển khai một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực từ pháp lý đến tái thiết kế thủ tục và kỹ thuật công nghệ không chỉ trong phạm vi một ngành mà tính liên ngành.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 27/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí