Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay - 9


3. Tiếp nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ cơ quan Hải quan:

Đối với luồng Xanh: in tờ khai, ký tên, đóng dấu→ Mang tờ khai đến Chi cục Hải quan để xác nhận "Thông quan" → Nhận hàng hoặc xuất hàng;

Đối với luồng Vàng: in tờ khai, ký tên, đóng dấu →Mang tờ khai và hồ sơ theo yêu cầu đến Chi cục Hải quan để nộp hoặc xuất trình→ Ký tên và nhận Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ và tờ khai có xác nhận "Thông quan"→ Nhận hàng hoặc xuất hàng;

Đối với luồng Đỏ: in tờ khai, ký tên, đóng dấu→ Mang tờ khai và hồ sơ theo yêu cầu đến Chi cục Hải quan để nộp hoặc xuất trình→ Nhận Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ và chuẩn bị xuất trình hàng để kiểm tra thực tế hàng hóa. Sau khi kiểm tra, ký tên vào Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa và nhận lại tờ khai có xác nhận "Thông quan"→ Nhận hàng hoặc xuất hàng;

4. Xử lý các phát sinh như sửa chữa tờ khai, giám định, mang hàng về bảo quản, tham vấn giá tính thuế, giải phóng hàng, xử lý vi phạm (nếu có);

5. Nộp thuế, lệ phí theo quy định.

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình TTHQĐT


Luồng đỏ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


Nguồn: Cục CNTT và Thống kê - Tổng cục Hải quan

Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay - 9


Như vậy, ta có thể thấy, TTHQĐT, xét về nội dung cũng như phương diện nghiệp vụ hải quan, là hoàn toàn trùng khớp với TTHQ nói chung, hay TTHQ truyền thống nói riêng. Vì thế, TTHQĐT mang hầu hết các đặc trưng nghiệp vụ của TTHQ: được thực hiện đối với tất cả các loại hình quản lý hàng hóa, phương tiện vận tải, ở tất cả các khâu trước, trong, sau thông quan. Điểm khác biệt lớn nhất của TTHQĐT so với TTHQ truyền thống chính là phương thức thực hiện (TTHQ truyền thống thực hiện bằng thủ công; TTHQĐT thực hiện bằng phương thức điện tử) trên cơ sở sự ứng dụng nền tảng CNTT để từ TTHQ truyền thống, với một hệ thống đồ sộ các công việc được tiến hành thủ công và các loại chứng từ, giấy tờ phụ trợ đi kèm, trở thành một hoạt động nghiệp vụ được tự động hóa cao dựa trên các thông tin, chứng từ điện tử và phi giấy tờ.

Cụ thể hơn, có thể thấy những khác biệt cơ bản giữa hai phương thức làm TTHQ như sau:

Về thông tin khai báo: nếu TTHQ truyền thống yêu cầu khai báo thông tin trên các mẫu văn bản cố định thì TTHQĐT chỉ yêu cầu khai báo thông tin dưới dạng mã hóa vào hệ thống máy tính;

Về hồ sơ hải quan: hồ sơ hải quan truyền thống là tập hợp các loại chứng từ, giấy tờ nhằm chứng minh cho những thông tin đã khai báo trên tờ khai hải quan. Còn hồ sơ hải quan điện tử là tệp dữ liệu điện tử bao gồm các chỉ tiêu thông tin khai báo và chứng từ hỗ trợ được điện tử hóa, gửi kèm theo các chỉ tiêu thông tin nêu trên;

Về phương thức tiếp nhận khai báo: trong khi TTHQ truyền thống yêu cầu người khai hải quan phải trực tiếp đến văn phòng hải quan để nộp bộ hồ sơ hải quan thì TTHQĐT cho phép người khai có thể gửi các chỉ tiêu thông tin qua mạng internet đến hệ thống thông tin điện tử của cơ quan hải quan;

Về cách thức xử lý thông tin: TTHQĐT trực tiếp kiểm tra, đối chiếu một cách tự động hoặc bán tự động đối với các chỉ tiêu thông tin. Còn TTHQ


truyền thống lại yêu cầu công chức hải quan phải trực tiếp đọc từng chứng từ kèm theo tờ khai hải quan để so sánh, đối chiếu, kiểm tra tính chính xác, thống nhất của nội dung khai báo. Vì vậy, xử lý bộ hồ sơ trong TTHQĐT trở nên nhanh chóng, giản tiện hơn nhiều so với xử lý bộ hồ sơ hải quan thủ công;

Về phương thức quản lý hải quan hiện đại dựa trên kỹ thuật QLRR: Về bản chất, không có sự khác biệt đáng kể giữa áp dụng CNTT trong TTHQ truyền thống và TTHQĐT. Tuy nhiên, đối với QLRR trong TTHQĐT sẽ được thường xuyên cập nhật, thanh loại tiêu chí một cách sát thực vào hệ thống phục vụ phân luồng kiểm tra hơn trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin về doanh nghiệp và mặt hàng thường xuyên làm TTHQ tại tất cả các cấp. Bên cạnh đó, QLRR trong TTHQĐT được xây dựng bằng các bài toán kỹ thuật thống nhất, rà soát tổng thể trong nhiều phạm vi (Chi cục, Cục, Tổng cục, theo từng mặt hàng, nhóm mặt hàng...) theo cùng một phương pháp đối với tất cả các hồ sơ hải quan, dù cho là thuộc loại hình nào, của đối tượng nào và kinh doanh loại hàng nào.

Về cách thức phản hồi thông tin: TTHQĐT phản hồi trực tiếp vào hệ thống CNTT của người khai hải quan thông qua các thông điệp, thông báo (message) điện tử. Người khai hải quan được giao tiếp với cơ quan hải quan gián tiếp thông qua hệ thống máy tính. Ngược lại, TTHQ truyền thống lại yêu cầu sự hiện diện của cả người khai hải quan và công chức hải quan, từ đó công chức hải quan thông báo, bằng miệng hoặc bằng văn bản, cho người khai hải quan về kết quả xử lý nghiệp vụ, cũng như hướng dẫn người khai hải quan tiếp tục thực hiện các bước đi tiếp theo của quy trình TTHQ.

Từ những đặc điểm cơ bản của TTHQĐT so với TTHQ truyền thống nêu trên, có thể thấy TTHQĐT và TTHQ truyền thống có tính độc lập tương đối, song cũng có quan hệ hữu cơ với nhau. Cụ thể là:

TTHQĐT và TTHQ truyền thống đều dựa trên những nguyên tắc cơ bản nhất, nền tảng nhất của TTHQ. Đó là những hoạt động nghiệp vụ nhằm quản


lý sự ra vào hay xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong lãnh thổ hải quan. Các hoạt động đó có thể được thực hiện bằng các phương thức khác nhau nhưng đều nhằm một mục đích tạo thuận lợi thương mại, thu thuế, bảo vệ quốc gia khỏi những nguy cơ tiềm ẩn đến từ các loại hàng hóa, phương tiện vận tải.

TTHQĐT và TTHQ truyền thống có thể sử dụng cơ sở dữ liệu riêng biệt, thủ tục điện tử là cơ sở dữ liệu điện tử hóa, còn TTHQ truyền thống là cơ sở dữ liệu lưu trên các chứng từ, tài liệu giấy, hoặc cũng có thể sử dụng cơ sở dữ liệu chung, điện tử hóa.

TTHQĐT, dù có được tự động hóa đến mức nào, thì cũng có những khâu, những động tác phải được hỗ trợ bằng hoạt động của con người (Ví dụ như khâu kiểm tra hồ sơ giấy, khâu kiểm hóa).

Vì TTHQĐT phải phụ thuộc nhiều vào năng lực hoạt động của hạ tầng CNTT nên ở những khâu mà CNTT chưa đáp ứng hoặc xảy ra sự cố làm cho TTHQĐT không thể hoạt động được; khi đó, TTHQ truyền thống chính là một "cứu cánh" thực sự hữu hiệu và hiệu quả. Tuy nhiên, một khi một quy trình TTHQ đã được bắt đầu vận hành theo phương thức nào, điện tử hay thủ công, thì toàn bộ quy trình sẽ được "chạy" trên hệ thống riêng đó đến tận điểm - nội dung cuối cùng. Một quy trình nghiệp vụ hải quan không thể "nhảy", dù là một lần hay liên tục, từ hệ thống điện tử sang hệ thống thủ công, trừ phi chấm dứt trên một hệ thống và quay lại từ bước đầu trên hệ thống còn lại.

Trên thực tế, mặc dù xu hướng toàn cầu hiện nay là thực hiện TTHQĐT, nhưng không có một quốc gia nào từ chối, phủ nhận hay hoàn toàn loại bỏ sự tồn tại của TTHQ thủ công. Bởi vì đối với một số khâu, loại hình, trên những địa bàn nhất định; việc áp dụng thủ tục thủ công sẽ tiết kiệm nguồn lực và hiệu quả hơn rất nhiều so với thủ tục điện tử. Ví dụ như TTHQ đối với hành lý của khách xuất nhập cảnh, TTHQ đối với hàng hóa mua bán của cư dân biên giới đường bộ, TTHQ ở những địa bàn có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thấp...


Kết quả đạt được

Đến hết ngày 15/12/2011, việc triển khai TTHQĐT đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Thứ nhất, về số lượng các Cục Hải quan triển khai TTHQĐT: Số lượng Cục Hải quan đã triển khai: 19 Cục Hải quan, trong đó có 10 Cục Hải quan triển khai từ 15/12/2009, 3 Cục Hải quan triển khai từ 8/2010, 6 Cục Hải quan triển khai từ tháng 7/2011.

Thứ hai, số lượng các Chi cục đã triển khai: 90 Chi cục; trong đó 10/19 Cục Hải quan đã triển khai tại 100% Chi cục trực thuộc. 13/19 Cục Hải quan đạt tỷ lệ trên 75% số lượng Chi cục đã triển khai TTHQĐT. Số lượng Chi cục triển khai TTHQĐT đến thời điểm hiện tại tăng gấp 546,67% so với năm 2009 và tăng 466,67% so năm 2010.

Thứ ba, về loại hình thực hiện: 03 loại hình chính (kinh doanh, gia công, sản xuất xuất khẩu) và 06 loại hình khác (chế xuất ưu tiên, tạm nhập tái xuất, xuất nhập khẩu dự án đầu tư, xuất nhập khẩu tại chỗ, xuất nhập khẩu trả lại, chuyển cửa khẩu).

Thứ tư, Số lượng doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử đạt 46.919 doanh nghiệp; gấp 116,42 lần so với thời điểm mới triển khai năm 2009. Trong đó:

- 05 Cục Hải quan có số lượng doanh nghiệp tham gia TTHQĐT lớn như: Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh (30.256 doanh nghiệp), Cục Hải quan thành phố Hải Phòng (9.706 doanh nghiệp), Cục Hải quan Hà Nội (2.449 doanh nghiệp), Cục Hải quan Lạng Sơn (1.089 doanh nghiệp), Cục Hải quan tỉnh Bình Dương (771 doanh nghiệp).

- 05 Cục Hải quan có tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện TTHQĐT trên số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan tại Cục lớn là: Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh (99,15%), Cục Hải quan Hà Nội (99,11%), Cục Hải quan Cần Thơ (96,59%), Cục Hải quan Hải Phòng (87,18%), Cục Hải quan Đà Nẵng (77,55%).


Thứ năm, về số lượng tờ khai: Tổng số tờ khai qua thực hiện thủ tục hải quan điện tử đạt 2.510.153 tờ khai, gấp 135,89 lần so với năm 2009. Đạt tỷ lệ 58,15% so với tổng số tờ khai làm thủ tục hải quan tại đơn vị đối với các loại hình đã triển khai phần mềm thủ tục hải quan điện tử; chiếm 39,34% so với tổng tờ khai trên toàn Cục. Trong 10 tháng đầu năm 2011 lượng tờ khai qua thủ tục hải quan điện tử chiếm 75,94% so với tổng số tờ khai tại các Cục Hải quan đối với các loại hình đã triển khai phần mềm. Trong đó có 05 Cục Hải quan có số lượng tờ khai thực hiện TTHQĐT lớn nhất trong năm 2011 như: Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh (879.723 tờ khai), Cục Hải quan Bình dương (306.689 tờ khai), Cục Hải quan thành phố Hải phòng (258.026 tờ khai), Cục Hải quan TP Hà nội (231.990 tờ khai), Cục Hải quan tỉnh Đồng nai (202.307 tờ khai). Và 05 Cục Hải quan đạt tỷ lệ số tờ khai thực hiện TTHQĐT so với tổng số tờ khai làm thủ tục hải quan tại đơn vị đối với các loại hình đã triển khai phần mềm lớn nhất trong năm 2011 là: Cục Hải quan Quảng Ngãi (98,85%), Cục Hải quan Cần Thơ (95.27%), Cục Hải quan Quảng Ninh (87,6%), Cục Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu (86,92%), Cục Hải quan Đồng Nai (83,96%).

Thứ sáu, kim ngạch xuất nhập khẩu qua thủ tục hải quan điện tử đạt 198.932,94 triệu USD, gấp 101,65 lần so với năm 2009. Đạt tỷ lệ 64,81% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại đơn vị đối với các loại hình đã triển khai phần mềm thủ tục hải quan điện tử; chiếm 49,36% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên toàn Cục. Trong 10 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu qua TTHQĐT đạt 75,26% so với tổng kim ngạch tại các Cục Hải quan đối với các loại hình đã triển khai phần mềm. Trong đó có 05 Cục Hải quan đạt số lượng kim ngạch xuất nhập khẩu qua TTHQĐT trong năm 2011 lớn như: Cục Hải quan TP HCM (54.026 triệu USD), Cục Hải quan TP Hải phòng (24.955 triệu USD), Cục Hải quan TP Hà nội (14.502 triệu USD), Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng tàu (12.704 triệu USD), Cục Hải quan tỉnh Bình dương (10.761 triệu USD). Và 05 Cục Hải quan đạt tỷ lệ kim ngạch xuất nhập


khẩu qua TTHQĐT so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tại đơn vị đối với các loại hình đã triển khai phần mềm lớn nhất trong năm 2011 là: Cục Hải quan Quảng Ngãi (99,65%), Cục Hải quan Cần Thơ (95,09%), Cục Hải quan Đà Nẵng (92,57%), Cục Hải quan Hà Tĩnh (91,41%), Cục Hải quan Quảng Ninh (89,64%).

Thứ bẩy, về số thu thuế qua thủ tục hải quan điện tử đạt 187.867,18 tỷ VND; Đạt tỷ lệ 39,67% số thu thuế trên toàn Cục. Trong 10 tháng đầu năm 2011, số thu thuế qua thủ tục hải quan điện tử chiếm 73,22% so với tổng số thu thuế tại các Cục Hải quan đối với các loại hình đã triển khai phần mềm. Trong đó có 05 Cục Hải quan đạt tỷ lệ số thu thuế qua TTHQĐT so với tổng số thu thuế tại đơn vị đối với các loại hình đã triển khai phần mềm lớn nhất trong năm 2011 là: Cục Hải quan Quảng Ngãi (99,95%), Cục Hải quan Quảng Ninh (95,38%), Cục Hải quan Cần Thơ (93,43%), Hải quan Hà Tĩnh (93,14%), Cục Hải quan Đồng Nai (90,45%).

Thứ tám, về kết quả phân luồng: Luồng xanh (thông quan trên cơ sở tờ khai điện tử hoặc chứng từ điện tử bổ sung): 72,7%; Luồng vàng: 12,83%; Luồng đỏ: 14,47%.

Thứ chín, về thời gian thông quan trung bình: qua báo cáo của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì đối với luồng xanh từ 3-15 phút; luồng vàng từ 10-60 phút; luồng đỏ phụ thuộc vào thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa.

Đánh giá chung

Thứ nhất, việc triển khai TTHQĐT trong năm qua đã đạt được những bước phát triển đáng kể về quy mô. Số lượng các đơn vị trong ngành tham gia TTHQĐT số lượng doanh nghiệp thực hiện TTHQĐT, tỷ lệ kim ngạch, tờ khai thực hiện TTHQĐT tăng đáng kể so với năm 2009, 2010 theo số liệu phân tích nêu trên; đáp ứng được các mục tiêu về phạm vi, quy mô, tiến độ, lộ trình đặt ra theo Kế hoạch của Tổng cục cũng như của các Cục hải quan tỉnh, thành phố, tạo nền tảng và tiền đề vững chắc cho việc mở rộng trong những năm tiếp theo.


Thứ hai, quá trình triển khai TTHQĐT đã có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong ngành. Các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện TTHQĐT đã được ghi nhận, phản ánh và xử lý kịp thời. Các Cục hải quan nơi thực hiện TTHQĐT đã tích cực, chủ động trong việc lập kế hoạch, bố trí lực lượng chỉ đạo các Chi cục bám sát các yêu cầu, mục tiêu đặt ra trong kế hoạch; hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc. Việc triển khai mở rộng TTHQĐT theo mô hình Chi cục hải quan thực hiện đồng thời 2 phương thức truyền thống và điện tử đã đáp ứng được tình hình thực tiễn và yêu cầu mở rộng, đảm bảo tính lan tỏa. Mô hình thông quan phù hợp với điều kiện hiện tại và làm tiền đề để triển khai mô hình thông quan tập trung sau này.

Thứ ba, việc triển khai mở rộng TTHQĐT đã mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu về cải cách TTHC theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thời gian thông quan đối với các lô hàng thực hiện TTHQĐT giảm đáng kể so với thủ tục thông thường và khai từ xa; danh mục các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan điện tử giảm đáng kể so với TTHQ truyền thống; các doanh nghiệp tham gia TTHQĐT đã được tạo các điều kiện thuận lợi khi thực hiện TTHQĐT, được hỗ trợ giải quyết, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc kịp thời. Qua điều tra, lấy ý kiến của các Cục hải quan tỉnh, thành phố hầu hết các doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ chủ trương mở rộng TTHQĐT và đánh giá cao phương thức này.

Thứ tư, bước đầu đã hình thành được một đội ngũ cán bộ, công chức tại các Cục hải quan tỉnh, thành phố có kỹ năng và kiến thức thực hiện TTHQĐT làm tiền đề cho việc triển khai mở rộng TTHQ sâu, rộng trong giai đoạn tới.

Bên cạnh những kết quả tích cực từ việc triển khai TTHQĐT thì vẫn còn một số điểm tồn tại, hạn chế như sau:

Thứ nhất, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành:

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 27/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí