Xây Dựng Cơ Chế Một Cửa Quốc Gia


- Tại một số Cục Hải quan thời gian đầu còn chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành dẫn tới chưa đáp ứng việc triển khai theo lộ trình chung, có thời gian triển khai chậm, có thời gian triển khai quá dồn dập.

- Chưa có sự chỉ đạo quyết liệt đối với cơ quan quàn lý nhà nước chuyên ngành trong việc chuẩn hóa danh mục quản lý hàng hóa chuyên ngành dẫn tới khó thực hiện việc quản lý chính sách mặt hàng đối với TTHQĐT.

- Chưa có sự đồng bộ trong việc triển khai TTHQĐT với các chương trình hải quan khác như Thanh toán điện tử (e-Paymnet), Hệ thống khai báo lược khai hải quan điện tử (e-Manifest)…

- Công tác phối hợp giữa các Cục Hải quan trong việc thực hiện TTHQĐT đôi khi còn xảy ra vướng mắc.

Thứ hai, trong công tác xây dựng văn bản và nghiệp vụ Hải quan:

- Chưa có sự thống nhất về: một số chính sách quản lý, nghiệp vụ quản lý rủi ro giữa thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống.

- Hệ thống các văn bản xử phạt chưa đồng bộ với các quy định trong TTHQĐT.

- Một số quy định nghiệp vụ chưa hợp lý với điều kiện thực tế về nguồn lực và cách thức thực hiện.

- Một số quy định nghiệp vụ chưa thực hiện được hoặc hiệu quả thực hiện chưa cao trong quá trình thí điểm do hạn chế về hạ tầng công nghệ thông tin.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Chậm ban hành một số quy định về nghiệp vụ hải quan.

- Khó khăn trong việc tra cứu văn bản để thực hiện TTHQĐT

Thứ ba, trong lĩnh vực công nghệ thông tin:

- Việc đầu tư còn mất cân đối giữa đầu tư trang thiết bị phần cứng và đầu tư phần mềm. Đối với các ngành phát triển (như ngân hàng, chứng khoán,...) tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin thường khoảng


40% cho phần mềm và 60% cho phần cứng (Hiện tại đầu tư công nghệ thông tin cho ngành Hải quan khoảng 10% phần mềm và 90% phần cứng). Và tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin thường chiếm khoảng 35% tổng toàn bộ đầu tư hàng năm.

- Các Hệ thống liên quan đến thực hiện TTHQĐT còn phân tán. Cần đẩy nhanh tốc độ triển khai các hệ thống theo mô hình xử lý tập trung cấp Cục và Tổng cục trong ngành Hải quan để tăng hiệu quả quá trình đầu tư giảm bớt vướng mắc phát sinh, giảm các chi phí bảo hành, bảo trì;

- Việc đáp ứng của hệ thống công nghệ thông tin với những thay đổi còn chậm và chưa đầy đủ.

Thứ tư, trong công tác đào tạo, tập huấn và tuyên truyền:

- Chưa có một hệ thống tài liệu hướng dẫn chi tiết nghiệp vụ hải quan sử dụng trên Hệ thống công nghệ thông tin và giải pháp đào tạo tổng thể cho công chức Hải quan và doanh nghiệp dẫn tới việc thực hiện TTHQĐT tại một số địa bàn còn thực hiện chưa đúng quy định.

- Công tác tuyên truyền giai đoạn đầu chưa tập trung vào đúng đối tượng dẫn tới việc hiểu và ủng hộ chủ trương triển khai TTHQĐT của cơ quan Hải quan tại một số Cục Hải quan.

Những tồn tại, hạn chế trên xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu như sau:

- TTHQĐT là một lĩnh vực mới nên quá trình triển khai gặp những khó khăn nhất định từ cả phía doanh nghiệp và cơ quan Hải quan.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số đơn vị các cấp còn thiếu quyết liệt.

- Vẫn tồn tại 2 phương thức thực hiện TTHQĐT và thủ tục hải quan truyền thống dẫn đến sự chồng chéo trong hướng dẫn, tổ chức triển khai.

- Các thủ tục đầu tư, xây dựng phần mềm, mua sắm trang thiết bị máy móc còn rườm rà, phức tạp, kéo dài ảnh hưởng tới tiến độ đáp ứng yêu cầu so với kế hoạch đặt ra.


- Hệ thống mạng viễn thông của quốc gia phát triển nhanh nhưng vẫn chưa ổn định, thiếu đồng bộ gây ra những khó khăn không nhỏ trong việc truyền nhận dữ liệu giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan.

2.2.4. Xây dựng cơ chế một cửa quốc gia

Việc xây dựng cơ chế một cửa quốc gia xuất phát từ đặc trưng của hoạt động xuất nhập khẩu trong ngành Hải quan là một lĩnh vực có liên thông với nhiều Bộ, Ngành khác trong hệ thống cơ quan nhà nước. Kết quả cuối cùng của việc thực hiện TTHQ - thông quan hàng hóa dựa trên các quyết định đã có hiệu lực của các TTHC từ các Bộ, Ngành có liên quan. Quá trình này được mô tả trong cơ chế một cửa quốc gia như sau:

1) Các bên tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh nộp/gửi thông tin và chứng từ chuẩn hóa tới một điểm tiếp nhận duy nhất;

2) Các cơ quan chính phủ xử lý dữ liệu, thông tin và ra quyết định dựa trên hệ thống các quy trình, thủ tục thống nhất và đồng bộ; ra quyết định và gửi quyết định này tới hệ thống dựa trên thỏa thuận cung cấp và trao đổi thông tin thống nhất giữa các cơ quan chính phủ; và

3) Cơ quan Hải quan ra quyết định cuối cùng về việc thông quan, giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh căn cứ vào các quyết định của các cơ quan nhà nước có liên quan được hệ thống chuyển tới kịp thời theo quy định về cung cấp dịch vụ công [1].

Ngày 27/02/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính, trong đó, nội dung Điều 7 có giao cho Bộ Tài chính chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa


với mục tiêu, nội dung hoàn toàn tương đồng với việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia.

Hải quan xác định việc xây dựng cơ chế một cửa quốc gia là một công cụ hữu hiệu để cải cách TTHC không chỉ của riêng ngành Hải quan mà còn các Bộ, Ngành khác liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, phù hợp với chủ trương, đường lối của Chính phủ hiện nay trong việc cải cách mạnh nền hành chính quốc gia.

Ngoài ra, để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về xây dựng và thực hiện cơ chế một cửa ASEAN đã được Chính phủ các nước ASEAN phê duyệt tại Hiệp định và Nghị định thư về xây dựng và triển khai cơ chế một cửa ASEAN, được Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại văn bản thông báo số 1621/TTg-QHQT ngày 30/10/2007, thực hiện lộ trình xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đã được Ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN giai đoạn 2008-2012 ban hành tại Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc giai đoạn 2008-2012.

Thực trạng quản lý hàng hóa, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại Việt Nam

Hiện nay, việc quản lý và giám sát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải thuộc trách nhiệm của 12 cơ quan quản lý là: Bộ Công thương, Bộ Giao thông và Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Hải quan; cộng đồng doanh nghiệp cũng tham gia công tác này với đại diện là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Hiện trạng quản lý hàng hóa, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thể hiện qua sơ đồ khái quát quy trình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sau:


Hình 2.2. Sơ đồ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu


Nguồn Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia Về hoạt động 1

Nguồn: Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia


Về hoạt động cấp phép và quản lý chuyên ngành, có 12 Bộ, Ngành và các cơ quan chính phủ cấp khoảng 65 loại giấy phép/chứng từ trong bộ hồ sơ dùng để thông quan cũng như chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Theo quy định của pháp luật, để thông quan hàng hóa thì tùy từng trường hợp; doanh nghiệp phải nộp hồ sơ hải quan bao gồm các loại giấy phép, các giấy tờ quản lý chuyên ngành của 12 Bộ, ngành liên quan, gồm: giấy phép xuất khẩu; giấy phép nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; giấy kiểm tra hoặc thông


báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, về kiểm dịch động vật và thực vật; giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh…

Trong số các Bộ, Ngành trên, 03 Bộ cấp nhiều giấy phép, quản lý chuyên ngành và liên quan chặt chẽ tới hoạt động thương mại quốc tế là: Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải (chiếm hơn 50% tổng số giấy phép/liên quan trực tiếp nhất tới quản lý hàng hóa, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh).

Bộ Công thương hiện nay cấp khoảng 18 loại giấy phép và giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa (chiếm khoảng 28% tổng số giấy phép, quản lý chuyên ngành) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; bao gồm: giấy phép theo chế độ hạn ngạch; hàng kiểm soát xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế, Hiệp định mà Việt Nam ký kết, tham gia; giấy phép nhập khẩu tự động…; quản lý các loại hàng hóa trong danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay cấp khoảng 16 loại giấy phép (chiếm khoảng 25% tổng số giấy phép) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm: giấy phép, giấy chứng nhận, các loại chứng chỉ đối với hàng hóa theo Công ước về buôn bán quốc tế về các loài Động Thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng và theo Danh mục động thực vật rừng hoang dã quý hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam); giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, gen cây trồng, các loại thủy, hải sản; giấy phép, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật nhập khẩu, quá cảnh, vận chuyển nội địa, tái xuất khẩu…; giấy chứng nhận chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm,… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có cơ quan đại diện tại biên giới để thực hiện chức năng


kiểm dịch động vật, thực vật đối với hàng hóa, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

Bộ Y tế hiện nay cấp 12 loại giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với các mặt hàng thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc, dụng cụ y tế, hóa chất, chế phẩm, mỹ phẩm… nhập khẩu, giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu. Bộ cũng là cơ quan cấp giấy phép đăng ký hoạt động về thuộc tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thuốc vào Việt Nam theo quy định của pháp luật, quản lý chất lượng thuốc, mỹ phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra, giám sát các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Bộ Y tế có cơ quan đại diện tại biên giới để thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay cấp các loại giấy phép: giấy phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài, giấy phép xuất khẩu di vật, cổ vật không thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; giấy phép phổ biến phim; giấy phép nhập khẩu hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in; thực hiện quản lý chuyên ngành đối với các loại ẩn phẩm, tác phẩm văn hóa, máy in và máy photocopy màu các loại, thiết bị thu tín hiệu truyền hình từ vệ tinh, đồ chơi trẻ em,…

Các Bộ khác như Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Giao thông và Vận tải cũng quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa với tư cách là cơ quan cấp phép và là cơ quan quản lý chất lượng và các hoạt động quản lý chuyên ngành khác.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với tư cách là đại diện cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, cung ứng dịch vụ liên quan nói riêng đồng thời cũng là đơn vị cấp một số mẫu chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo ủy quyền của Bộ Công thương như giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu A, B, T, ICO, các mẫu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.


Qua khảo sát sơ bộ, quy trình cấp phép của các Bộ, Ngành gồm các bước chủ yếu sau:

Hình 2.3: Mô tả quy trình cấp phép


Nguồn Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia Ngoài những 2

Nguồn: Kế hoạch tổng thể triển khai cơ chế một cửa quốc gia

Ngoài những bước trên, thông thường các Bộ, Ngành đều có hoạt động hỗ trợ cấp phép như: xây dựng các danh mục quản lý chuyên ngành, công bố tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp phép, thủ tục cấp phép… Nhiều Bộ, Ngành đã sử dụng các tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), ứng dụng CNTT trong việc tiếp nhận hồ sơ hành chính, thực hiện "thủ tục hành chính một cửa" trong quá trình cấp phép cho doanh nghiệp; đặc biệt, hiện nay Bộ Công Thương đã vận hành hệ thống quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử và cấp phép tự động, cung cấp trực tuyến các dịch vụ; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng đã triển khai việc thực hiện khai C/O qua mạng cho hơn 90% doanh nghiệp xuất khẩu đề nghị cấp C/O. Về cơ bản, các hoạt động cấp phép của các Bộ, Ngành tương đối độc lập với nhau. Tuy nhiên, nhiều trường hợp một giấy phép do một Bộ, ngành chủ trì nhưng liên quan gián tiếp đến nhiều cơ quan khác (Ví dụ: giấy chứng nhận kim cương theo quy trình Kimberly do Bộ Công thương cấp nhưng lại có liên quan đến Bộ Tài chính) nhưng giữa các Bộ, Ngành này ít có trao đổi thông tin trực tiếp với nhau mà lại thông qua cơ chế trao đổi giấy tờ do người cấp phép nộp trong bộ hồ sơ.

Về quản lý hoạt động vận tải quốc tế, mặc dù theo quy định Bộ Giao thông và Vận tải chỉ cấp phép đối với một số loại hàng hóa và phương tiện vận tải nhưng lại đóng vai trò chủ chốt trong quản lý hoạt động vận tải quốc tế. Đây

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023