Thực Trạng Thực Hiện Thủ Tục Hải Quan Điện Tử Quá Trình Triển Khai Thủ Tục Hải Quan Điện Tử


++ Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi;

+ Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính;

+ Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các giấy tờ nêu trên, phải có thêm:

++ Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi;

++ Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hóa, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu xuất khẩu); hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa, trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng ủy thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu;

++ Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế;

++ Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thứ tư, về thời hạn giải quyết: 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ Thứ năm, về đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân Thứ sáu, cơ quan thực hiện TTHC:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan

Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay - 8


Thứ bẩy, kết quả thực hiện TTHC: Xác nhận thông quan

Thứ tám, về lệ phí: 20.000 đồng

Thứ chín, tên mẫu tờ khai: Tờ khai hàng hóa xuất khẩu HQ/2002-XK;

Như vậy, với quy trình TTHQ với các bước rõ ràng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nhanh chóng thông quan hàng hóa. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 147,05 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước; Trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 69,73 tỷ USD, tăng 34,9% và nhập khẩu là 77,32 tỷ USD, tăng 27,7%; Thời gian thông quan nhanh (5-10 phút đối với hàng xuất khẩu, từ 30 phút đối với hàng nhập khẩu không vi phạm), tỉ lệ hàng miễn kiểm cao (một số cửa khẩu lên đến 90%). Các khâu không cần thiết trong quá trình thông quan được cắt bỏ, hạn chế doanh nghiệp tiếp xúc với nhiều khâu hải quan như: đối với hàng hóa xuất khẩu không phải chuyển hồ sơ cho bộ phận kiểm hóa và không niêm phong hàng hóa, đối với hàng hóa nhập khẩu ra khỏi cổng cảng doanh nghiệp không phải chờ hải quan cổng cảng vào sổ theo dõi…

Với quy trình TTHQ hiện tại, ngành Hải quan tiếp tục đổi mới phương pháp quản lý hải quan hiện đại từ tiền kiểm sang hậu kiểm. TTHQ đã cơ bản được thực hiện đơn giản, hài hòa dựa trên phương pháp QLRR và áp dụng CNTT song song với việc đẩy mạnh áp dụng kiểm tra sau thông quan. Các quy trình TTHQ đã rõ ràng, hiệu quả, phân định được trách nhiệm của từng khâu nghiệp vụ, từng công chức thực hiện.

2.2.3. Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử Quá trình triển khai thủ tục hải quan điện tử

Thực hiện Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010"; các cơ quan hành chính Nhà nước trong đó có cơ quan Hải quan cũng


được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình cải cách TTHC mà trọng tâm chủ yếu là cải cách hiện đại hóa TTHQ. Thực hiện nhiệm vụ này, ngành Hải quan đã xác định trọng tâm của công tác cải cách TTHC trong ngành Hải quan là cải cách TTHQ theo hướng đơn giản hóa hóa, áp dụng phương pháp quản lý hiện đại thông qua việc nội luật hóa các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế; ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của CNTT trong toàn bộ quá trình thực hiện TTHQ. Qua nghiên cứu so sánh với điều kiện thực tế, ngành Hải quan xác định thực hiện TTHQĐT là cách thức tốt nhất để thực hiện mục tiêu trên.

Tại Việt Nam, chương trình thí điểm TTHQĐT đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện từ năm 2005 trên cơ sở Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg về việc triển khai dự án TTHQĐT và Quyết định 103/2009/QĐ-TTg vào ngày 12/8/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm TTHQĐT.

Để triển khai TTHQĐT có 02 nội dung chính cần quan tâm, đó là các quy định cho phép thực hiện TTHQĐT và các quy định cho phép thực hiện GDĐT.

Thứ nhất, liên quan trực tiếp tới thực hiện TTHQĐT, Luật Hải quan sửa đổi 2005 đã nội luật hóa một số chuẩn mực quan trọng, cụ thể:

Khai hải quan, nộp hồ sơ hải quan, các chứng từ có liên quan bằng phương tiện điện tử; tiếp nhận, xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan (Điều 16, 17, 22, 28 Luật Hải quan).

Khai báo trước: Quy định tại Điều 22 Luật Hải quan thể hiện nội dung của tờ lược khai.

Hiện đại hóa hải quan: Điều 8 Luật Hải quan quy định về thực hiện GDĐT và TTHQĐT, theo đó:

Chính phủ quy định cụ thể về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật trao đổi số liệu điện tử, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử phù hợp


với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan các cấp, cơ quan nhà nước hữu quan, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử [16].

Qua nội dung liên quan tới TTHQĐT quy định tại Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005 và các văn bản hướng dẫn ta có thể thấy:

Các nội dung liên quan tới thực hiện TTHQĐT mới chỉ được quy định có tính nguyên tắc tại một số điều. Hiện chưa có quy định cho quy trình tự động hóa và nội dung hướng dẫn thực hiện TTHQĐT;

Một số nội dung đã tổ chức triển khai trên thực tế (Ví dụ QLRR) nhưng lại chỉ mới đề cập có tính chất nguyên tắc ở Luật. Điều này dẫn tới hậu quả là không có những bảo hộ pháp lý cần thiết cho cơ quan hải quan, cán bộ công chức hải quan khi thực hiện nhiệm vụ.

Đặc biệt Luật Hải quan thiếu hẳn quy định về vai trò của cơ quan hải quan trong tạo thuận lợi thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh- quy định làm nền tảng quan trọng cho việc giảm chứng từ và các hoạt động tạo thuận lợi thương mại khác.

Thứ hai, liên quan đến các quy định về GDĐT, hiện nay chúng ta đã có Luật GDĐT, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật Dân sự, Nghị định 55/2001 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet; Nghị định về thương mại điện tử, Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số... Trong đó, Luật GDĐT là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh nền tảng pháp lý của xã hội về GDĐT, là tiền đề quan trọng cho thực hiện TTHQĐT. Luật có 54 điều, ngoài phần quy định chung và giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm; quy định 04 nhóm vấn đề chủ yếu về: thông điệp dữ liệu, giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử; GDĐT giữa các cơ quan nhà nước; an ninh, an toàn, bảo vệ bí mật trong GDĐT. Nội dung của Luật về cơ bản đã nội luật hóa


các chuẩn mực của Luật mẫu về thương mại điện tử và Luật mẫu về chữ ký điện tử.

Để thực hiện TTHQĐT, ngành Hải quan đã xây dựng lộ trình thực hiện theo từng giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu, hải quan điện tử mới chỉ thực hiện thí điểm tại 02 chi cục. Sau 5 năm thực hiện, trên cơ sở tổng kết và đánh giá giai đoạn một mới tiếp tục thí điểm hải quan điện tử trên quy mô rộng hơn.Giai đoạn thực hiện theo Quyết định 149/2005/QĐ-TTg (từ 2005- 2009): Tổ chức thực hiện thí điểm TTHQĐT tại Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.

Giai đoạn thực hiện theo Quyết định 103/2009/QĐ-TTg (từ 2009- 2011): Tổ chức thực hiện thí điểm TTHQĐT tại 10 Cục Hải quan tỉnh, thành phố và một số cục Hải quan tỉnh, thành phố có đủ điều kiện được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đề nghị của Bộ Tài chính.

Để tiến hành TTHQĐT, ngành Hải quan đã xác định một số nguyên tắc cơ bản, làm cơ sở cho quá trình triển khai. Thông tư 222/2009/TT-BTC thay thế cho Quyết định 52/2007/QĐ-BTC làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai TTHQĐT mở rộng, với các nguyên tắc:

- Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03/06/2008;

- Đáp ứng cơ sở pháp lý chung cho việc thực hiện TTHQĐT tại các đơn vị bắt đầu triển khai thực hiện và các đơn vị đã triển khai thực hiện TTHQĐT (Hải quan Hải Phòng và Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh);

- Đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế về hải quan trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam;

- Tạo điều kiện cho đối tượng thực thi dễ tra cứu, thực hiện;

- Đảm bảo sự hài hòa về mặt thủ tục, chế độ quản lý hải quan, chính sách thuế, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện


vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cho cả TTHQ thực hiện bằng phương thức truyền thống và điện tử.

Tổ chức thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử

Về mô hình thí điểm: Tổng cục đã đề xuất lựa chọn mô hình tổ chức, mô hình thông quan và mô hình truyền thông phục vụ thực hiện thí điểm, cụ thể:

Về mô hình tổ chức: Sử dụng bộ máy chi cục hải quan hiện tại thực hiện luôn hải quan điện tử.

Về mô hình thông quan: Mô hình này được thực hiện theo 02 khối:

Khối tiếp nhận dữ liệu điện tử hải quan: thuộc Trung tâm Dữ liệu và CNTT thuộc cấp Cục.

Khối xử lý, phản hồi thông tin, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hàng hóa thuộc Chi cục Hải quan.

Về mô hình truyền thông: Trong giai đoạn hiện nay mô hình truyền thông được xây dựng theo hướng xây dựng cổng tiếp nhận riêng tại các Cục hải quan để truyền nhận thông tin giữa Hải quan- Doanh nghiệp, thiết lập phòng khai dự phòng trong trường hợp hệ thống truyền nhận trực tiếp gặp sự cố.

Về địa bàn thực hiện thí điểm

TTHQĐT được triển khai tại các Cục hải quan tỉnh, thành phố sau: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu, Lào Cao, Cần Thơ...

Về loại hình thực hiện thí điểm

Quyết định 50/2005/QĐ-BTC thực hiện thí điểm đối với một loại hình là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.

Quyết định 52/2007/QĐ-BTC thực hiện thí điểm đối với 8 loại hình hàng hóa, 2 loại phương tiện vận tải đường biển, đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.


Thông tư 222/2009/TT-BTC ngày 25/11/2009 thí điểm đối với: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; Hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp ưu tiên; Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư; Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ; Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại; Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.

Nội dung thực hiện thủ tục hải quan điện tử

Quá trình thực hiện theo TTHQĐT như sau:

- Việc khai báo, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin qua phương tiện điện tử. Thông tin khai hải quan được khai thông qua phương tiện điện tử tới hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin cho người khai hải quan hoặc các cơ quan khác có liên quan.

- Sử dụng hồ sơ hải quan điện tử. Hồ sơ hải quan điện tử bao gồm tờ khai hải quan điện tử (có thể sử dụng ở dạng văn bản giấy) và các chứng từ đi kèm tờ khai có thể ở dạng điện tử hoặc văn bản giấy.

- Xử lý thông tin khai hải quan tự động. Thông tin khai hải quan được xử lý trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trên các quy tắc nghiệp vụ chuẩn hóa. Nội dung xử lý bao gồm:

+ Kiểm tra tính hợp lệ, hợp chuẩn của thông tin khai dựa trên chuẩn trao đổi dữ liệu hải quan;

+ Kiểm tra tính tương thích và hợp lý giữa thông tin khai và thông tin trên các chứng từ đi kèm;


+ Kiểm tra chính sách mặt hàng trên cơ sở các danh mục quản lý do các Bộ, Ngành ban hành;

+ Kiểm tra, đối chiếu thông tin khai với các yêu cầu của từng chế độ quản lý hải quan;

+ Kiểm tra chính sách thuế, việc phân loại hàng hóa và tính thuế trên cơ sở biểu thế và hệ thống phân loại hàng hóa;

+ Phân luồng hàng hóa trên cơ sở áp dụng kỹ thuật QLRR;

+ Tiếp nhận và xử lý thông tin về việc thu/nộp thuế xuất khầu/nhập khẩu của đối tượng nộp thuế.

- Áp dụng kỹ thuật QLRR để đánh giá mức độ tuân thủ và phân luồng hàng hóa dựa trên bộ tiêu chí QLRR và hồ sơ tuân thủ doanh nghiệp. Nội dung áp dụng QLRR bao gồm các điểm sau: Phân tích thông tin trước khi hàng đến để định hướng kiểm tra; Ứng dụng bộ tiêu chí QLRR và hồ sơ tuân thủ của doanh nghiệp trong phân luồng kiểm tra phục vụ thông quan hàng hóa; Ứng dụng bộ tiêu chí QLRR và hồ sơ tuân thủ của doanh nghiệp trong xác định các yêu cầu kiểm tra đặc thù đối với từng chế độ quản lý hải quan, ví dụ như lấy mẫu, giám định, chế độ quản lý hàng gia công, quản lý hàng nhập sản xuất xuất khẩu…; Ứng dụng bộ tiêu chí QLRR và hồ sơ tuân thủ của doanh nghiệp xác định đối tượng kiểm tra sau thông quan.

- Ra quyết định dựa trên phân tích thông tin với sự hỗ trợ của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Nội dung của việc ra quyết định thể hiện ở các điểm sau: Chấp nhận/từ chối thông tin khai hải quan; Hướng dẫn TTHQ; Hình thức mức độ kiểm tra; Quyết định thông quan/giải phóng đưa hàng hóa.

Theo Quyết định 2396/QĐ-TCHQ ngày 9/12/2009 quy trình TTHQĐT cho giai đoạn thí điểm bao gồm 5 bước cơ bản là:

1. Tạo thông tin khai hải quan điện tử trên máy tính;

2. Gửi thông tin khai hải quan điện tử đến cơ quan Hải quan;

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 27/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí