Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 5


Trước tiên, là phát triển hệ thống thị trường, hoàn thiện cơ chế thị trường, thúc đẩy cơ chế thị trường trở thành cơ sở của việc phân bổ nguồn lực. Điều này có vai trò quyết định đối với việc chỉnh vốn đầu tư và phân bổ nguồn lực khoa học kỹ thuật như thế nào trong hoạt động khoa học kỹ thuật. Thay đổi phương thức phân bổ nguồn lực khoa học kỹ thuật là vai trò chuyển đổi thể chế kinh tế như là một cầu nối quan trọng của việc chuyển đổi thể chế khoa học kỹ thuật. Thông qua cầu nối này, cơ cấu thể chế khoa học kỹ thuật, cơ chế vận hành sẽ có những thay đổi mang tính cơ bản. Tiếp theo, chính là việc cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc, xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại, để cho doanh nghiệp nhà nước trở thành chủ thể của kinh tế thị trường. Nó có ảnh hưởng to lớn đến việc cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, thúc đẩy doanh nghiệp trở thành chủ thể sáng tạo khoa học kỹ thuật.

Những điều trình bày trên đây cho thấy, cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc đến từ hai phía bên trong và bên ngoài; tuy nhiên, nguyên nhân bên trong đóng vai trò quyết định, còn nguyên nhân bên ngoài là quan trọng. Vì vậy, Trung Quốc không có lựa chọn nào khác là phải tìm tòi cải cách thể chế khoa học kỹ thuật để thích ứng với yêu cầu cải cách kinh tế và phù hợp với xu thế chung của thế giới.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Hiểu một cách đơn giản nhất thể chế khoa học kỹ thuật là cơ chế vận hành và cơ cấu tổ chức của khoa học kỹ thuật. Do vậy cải cách thể chế khoa học kỹ thuật chính là thay đổi những thiếu sót, hạn chế trong cơ chế vận hành, cơ cấu tổ chức của khoa học kỹ thuật theo hướng hoàn thiện và phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Dựa trên việc tìm hiểu và nghiên cứu có thể thấy, những áp lực bên trong của thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc và những áp lực bên ngoài là hai nhân tố chính dẫn đến cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc.

Đầu tiên là những áp lực, thiếu sót bên trong của thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc như: Cơ chế vận hành đơn nhất, sự tách rời của kinh tế và khoa học kỹ thuật, cơ chế quản lý nhân lực cứng nhắc… làm lĩnh vực khoa học kỹ thuật của Trung Quốc nảy sinh nhiều hạn chế, kém phát triển, không phát huy được vai trò cốt lõi của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước. Điều này đòi hỏi Trung Quốc phải khắc phục những bất cập, hạn chế đó.

Bên cạnh đó, những áp lực bên ngoài cũng góp phần thúc đẩy việc tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại của Trung Quốc đã sớm bước vào quỹ đạo phát triển nhanh chóng, thể chế khoa học kỹ thuật cũ sẽ không còn phù hợp với xu hướng phát triển vượt bậc này. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa cùng với xu thế toàn cầu hóa - khoa học kỹ thuật trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng. Đòi hỏi khoa học kỹ thuật của Trung Quốc phải phát triển tương xứng để không kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Ngoài ra, việc Trung Quốc chuyển đổi thể chế kinh tế đòi hỏi thể chế khoa học kỹ thuật cũng phải có sự thay đổi để phù hợp, thống nhất với thể chế kinh tế nói riêng và tạo ra sự nhất quán trong cơ chế vận hành của đất nước nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


CHƯƠNG 2

Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 5

QUÁ TRÌNH VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRUNG QUỐC‌


2.1. Bối cảnh ra đời của cải cách

Trước năm 1978, Trung Quốc thừa hưởng hệ thống phát triển kỹ thuật trước đây của Liên Xô,5 xây dựng thể chế khoa học kỹ thuật mang tính kế hoạch. Thực hiện chiến lược phát triển “đại nhảy vọt”, mục tiêu của chiến lược là trong thời gian ngắn bắt kịp và vượt qua trình độ tiên tiến, đứng vào hàng ngũ các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao của thế giới. Trung Quốc áp dụng một hệ thống khoa học kỹ thuật thông qua kế hoạch triển khai các dự án nghiên cứu riêng lẻ, độc lập không có sự gắn kết với nhau giữa các viện sở nghiên cứu, các trường đại học, các đơn vị nghiên cứu quốc phòng.

Trong bối cảnh bị phong tỏa và sự khan hiếm về nguồn lực khoa học kỹ thuật, hệ thống này đã huy động nguồn lực có hạn để tập trung cho mục tiêu chiến lược. Trong khoảng thời gian hơn chục năm, nhờ sự nỗ lực của mình cùng với sự giúp đỡ của Liên Xô Trung Quốc cũng đã xây dựng được một hệ thống tổ chức khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, bồi dưỡng được một số lượng lớn các đội ngũ các nhà hoạt động lĩnh vực khoa học kỹ thuật có trình độ, giải quyết được một loạt các vấn đề khoa học kỹ thuật cho việc xây dựng quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Về tổng thể, Trung Quốc đã bước đầu thu hẹp được khoảng cách giữa khoa học kỹ thuật của mình với trình độ tiên tiến trên thế giới. Biểu hiện cụ



5方新〃柳卸林 (2004)〃我国科技体制改革的回现及展望”, 求是,.第5期〃43 .


thể là vào năm 1964 Trung Quốc đã thử thành công bom nguyên tử và bước vào Câu lạc bộ các nước có vũ khí hạt nhân của thế giới.

Nhưng cuối những năm 70 của thế kỷ 20, cùng với sự khủng hoảng về kinh tế xã hội do những cuộc đấu tranh chính trị gây ra mà đỉnh cao là Cách mạng văn hóa, thể chế khoa học kỹ thuật mang tính kế hoạch này của Trung Quốc đã gặp phải những thách thức to lớn.

Trên thế giới, làn sóng cách mạng kỹ thuật mới đến dồn dập, hầu hết các lĩnh vực khoa học đều có những biến đổi sâu sắc, thành quả của khoa học kỹ thuật được ứng dụng nhanh chóng, dẫn đến sự thay đổi to lớn cho sức sản xuất của xã hội, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và tăng trưởng kinh tế của thế giới. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia không còn giới hạn trong phạm vi cạnh tranh sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế, mà đã mở rộng ra cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia với hạt nhân là khoa học kỹ thuật. Tại Trung Quốc, như đã nói ở trên do ảnh hưởng của “Cách mạng văn hóa”, các hoạt động khoa học kỹ thuật đã phải hứng chịu sự kìm kẹp nặng nề, làm cho khoảng cách về năng lực cạnh tranh khoa học kỹ thuật của Trung Quốc so với các nước phương Tây ngày càng nới rộng.

Cuối năm 1978, Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp và ra một quyết định mang tính lịch sử là chuyển trọng tâm công tác của toàn Đảng từ “lấy đấu tranh giai cấp là chính” sang coi xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa.6 Điều này đòi hỏi khoa học kỹ thuật phải có những đóng góp vào quá trình cải cách kinh tế. Năm 1995, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu lên phương




6程萍(2012),“我国科技体制和文化体制改革比现”, 中国科技论论. 8 , 157 .


châm thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật theo đó chỉ rõ: “ Xây dựng kinh tế cần dựa vào khoa học kỹ thuật, khoa học kỹ thuật cần hướng về xây dựng kinh tế”7.

Như vậy, sự phát triển kinh tế và xã hội trong thời kỳ mới ở Trung Quốc đã đặt ra nhu cầu đa dạng, nhiều tầng lớp đối với khoa học kỹ thuật. Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật trở thành yêu cầu tất yếu, nếu không cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, công cuộc cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc rất khó thành công.

2.2. Khái quát quá trình cải cách

Quá trình cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc có thể được chia thành các giai đoạn như sau:

Giai đoạn thứ nhất (1978 - 1985): Giai đoạn “nghỉ ngơi tĩnh dưỡng” sau “Cách mạng văn hóa” và vẫn trong khuôn khổ của mô hình kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp.

Giai đoạn thứ hai (1985 - 1996): Giai đoạn chủ yếu xây dựng thị trường khoa học và nâng cao tiếng nói của các tổ chức nghiên cứu khoa học trong bối cảnh Trung Quốc thực hiện cải cách chế độ bao cấp.

Giai đoạn thứ ba (1996 - 2006): Giai đoạn đề xuất và thực hiện chiến lược “khoa giáo hưng quốc”.

Giai đoạn thứ tư ( từ năm 2006 đến nay): Giai đoạn khích lệ tinh thần sáng tạo và xây dựng, hoàn thiện hệ thống sáng tạo quốc gia.




7 中共中央、国现院关于加速科学技现现步的决定”, http://www.most.gov.cn/ztzl/qgkjdh/qgkjdhbjzl/ qgkjdhbjkjdh/bjzl-dh-9502.htm


2.2.1. Giai đoạn 1978-1985

Đây là giai đoạn công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc mới được tiến hành, trong đó trọng tâm là cải cách ở nông thôn và trong lĩnh vực nông nghiệp. Đối với khoa học kỹ thuật, giai đoạn này được đánh dấu bằng sự kiện Đại hội đại biểu Khoa học toàn quốc tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 3 năm 1978. Chủ đề của Đại hội này là vận động toàn dân tập trung cho công cuộc hiện đại hóa khoa học kỹ thuật. Đại hội tập trung phê phán với những tư tưởng còn sót lại từ “Cách mạng văn hóa” trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Ngoài ra, Đại hội cũng đã đề ra một loạt phương châm, chính sách để phát triển khoa học kỹ thuật Trung Quốc, thông qua bản “Cương lĩnh quy hoạch phát triển khoa học kỹ thuật toàn quốc 1978 - 1985” hay còn gọi là “Cương lĩnh quy hoạch 8 năm”.

“Cương lĩnh quy hoạch 8 năm” đã nêu lên phương châm “sắp xếp toàn diện, đột phá trọng điểm”; xác định 8 lĩnh vực phát triển là nông nghiệp, năng lượng, tài nguyên, công nghệ thông tin, quang học, vũ trụ, vật lý lượng tử, di truyền và đưa ra 108 dự án nghiên cứu trọng điểm. Cương lĩnh này được coi là đã đề cập đến mức độ cao nhất của sự phát triển khoa học kỹ thuật.

Tuy nhiên, vấn đề mà Trung Quốc muốn giải quyết lúc này là khắc phục những tàn dư của cuộc “Cách mạng văn hóa” trong xã hội Trung Quốc. Bản “Cương lĩnh quy hoạch 8 năm” ra đời nhằm mục đích thông qua cải tiến kế hoạch và phương thức quản lý, từng bước khôi phục trật tự khoa học kỹ thuật trước “Cách mạng văn hóa”. Tuy nhiên, xem xét một cách nghiêm túc bản Cương lĩnh này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề do chưa nhận thức được một cách đầy đủ và triệt để vai trò của khoa học kỹ thuật. Cùng với đó, bản Cương lĩnh cũng chưa nêu ra những biện pháp cụ thể cho cải cách thể chế khoa học kỹ


thuật, mới chỉ đề ra những mục tiêu phấn đấu quá tiềm năng của nền kinh tế Trung Quốc lúc bấy giờ.8

Trong quá trình thực hiện, “Cương lĩnh quy hoạch 8 năm ” cũng đã cho thấy vai trò tìm tòi và thí điểm cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của nó. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã nhiều lần thí điểm tạo điều kiện tự chủ, cổ vũ việc trao đổi, hợp tác giao lưu giữa các cơ quan nghiên cứu, thí điểm chế độ hợp đồng và chế độ trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật, bước đầu phát triển được thị trường khoa học kỹ thuật và trao đổi mua bán sản phẩm khoa học công nghệ. Tóm lại, ở giai đoạn này Trung Quốc đã xây dựng được thể chế khoa học kỹ thuật mới, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của mô hình kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp.

2.2.2. Giai đoạn 1985-1996

Đây là giai đoạn công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc bắt đầu mở rộng ra khu vực đô thị với trọng điểm là cải cách trong lĩnh vực công nghiệp; đồng thời xây dựng các đặc khu kinh tế, thực hiện mở cửa “3 vùng ven” (ven biển, ven sông, ven biên giới). Đối với khoa học kỹ thuật, giai đoạn này đánh dấu bằng sự tiến triển vượt bậc của cải cách thể chế khoa học giáo dục khi có được một sự định hướng rõ ràng. Tháng 3 năm 1985, Chính phủ Trung Quốc công bố bản “Quyết định về cải cách thể chế khoa học kỹ thuật”, đã chỉ rõ, bản thân hệ thống khoa học kỹ thuật trở thành đối tượng và trọng điểm của công cuộc cải cách. Trên cơ sở tổng kết các bài học kinh nghiệm, Trung Quốc đã ý thức rõ ràng hơn về sự nghiêm trọng của việc thiếu tính kết nối giữa sáng tạo kỹ thuật và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, việc chuyển giao thành quả khoa học kỹ thuật, thiếu hụt động lực



8 寇宗来(2008)〃“中国科技体制改革三十年”〃世界论论文论〃第 1 期〃79 .


nghiên cứu. Đây chính là trở ngại lớn kìm hãm sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong thể chế kế hoạch tập trung.

Quyết định này có ý nghĩa quan trọng bởi nó tạo nên một khuôn khổ cơ bản cho cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc nhiều năm về sau. Nó yêu cầu hoạt động giải ngân kinh phí cho khoa học kỹ thuật của cơ quan tài chính Trung ương và địa phương trong một giai đoạn nào đó về sau, nên thường cao hơn so với tốc độ tăng trưởng thu nhập ngày một gia tăng. Nó cũng khuyến khích các bộ, ngành, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đầu tư vào khoa học kỹ thuật. Điều quan trọng nhất là bản Quyết định đặt ra yêu cầu cải cách đối với thể chế giải ngân kinh phí cho các tổ chức nghiên cứu theo hướng phải dựa vào đặc điểm, loại hình khác nhau của các hoạt động khoa học kỹ thuật; đồng thời thực hiện việc phân loại quản lý kinh phí. Đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học mà hoạt động chủ yếu là phát triển công nghệ thì nhà nước sẽ từng bước tiến hành thực hiện chế độ hợp tác về công nghệ, cố gắng trong thời gian từ 3 đến 5 năm, giảm bớt thậm chí xóa bỏ việc sử dụng vốn từ ngân sách quốc gia.

Ngày 1 tháng 12 năm 1991, Hiệp hội khoa học kỹ thuật quốc gia đã công bố bản “Đề cương quy hoạch 10 năm phát triển khoa học công nghệ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa (1991-2000)” và kế hoạch “5 năm lần thứ 8” (1991-1995)”; trong đó nêu rõ nền khoa học công nghệ những năm 1990 là cần “hướng trọng tâm vào xây dựng kinh tế”, kiên trì phương châm chiến lược “xây dựng kinh tế bắt buộc phải dựa vào khoa học công nghệ, hoạt động khoa học công nghệ phải hướng tới xây dựng kinh tế”9, kiên


9 “现现建现必现依靠科学技现〃科学技现工作必现面向现现建现” 寇宗来(2008)〃“中国科技体制改革三十年”〃世界论论文论〃第 1 期〃80 .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/09/2023