giáo hưng quốc là thực thi toàn diện tư tưởng khoa học - kỹ thuật, là lực lượng sản xuất số một, kiên trì giáo dục làm nền tảng, …” .
Đặc trưng quan trọng của sự phát triển kinh tế thế giới ở những thập niên cuối của thế kỷ XX là khoa học công nghệ cao nhanh chóng được áp dụng vào sản xuất. Chính vì vậy nhằm mục đích bắt kịp và đón đầu với tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, Trung Quốc đã có “kế hoạch nghiên cứu phát triển công nghệ cao” mà Trung Quốc gọi là “kế hoạch 863” được nêu ra vào tháng 3 năm 1986. Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch này là theo dõi sự phát triển của thế giới về công nghệ tiên tiến và đề xuất kế hoạch thực hiện phù hợp với Trung Quốc, xuất phát từ xu thế phát triển công nghệ cao thế giới và nhu cầu cùng năng lực của Trung Quốc, kế hoạch “863” ưu tiên 7 lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vũ trụ, công nghệ la-de, công nghệ năng lượng mới và công nghệ vật liệu mới làm trọng điểm nghiên cứu và phát triển. Các trọng điểm này được ưu tiên bố trí đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật giỏi để tiến hành nhiệm vụ nghiên cứu.
Hơn nữa, dựa theo chiến lược “Khoa giáo hưng quốc”, để xây dựng Trung Quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh giáo dục có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển kinh tế - xã hội, vai trò quan trọng của nhân tài và tri thức trong sự nghiệp phát triển giáo dục.
Bước sang thế kỷ XXI, khi xu thế toàn cầu hóa đang xóa bỏ dần khái niệm “chảy máu chất xám” để thay vào đó là sự xuất hiện của một khái niệm mới - “lưu thông chất xám”, cũng là lúc cuộc cạnh tranh về nhân tài giữa các nước trở nên gay gắt chưa từng có. Cái gọi là “lưu thông chất xám” chính là thực tế chất xám sẽ di chuyển đến nơi mà nó có điều kiện phát triển tốt nhất.
Vì vậy, quốc gia nào thành công trong việc thu hút, phát triển nhân tài, quốc gia đó sẽ giành được ưu thế vượt trội trên trường quốc tế. Là một đất nước được biết đến như một “điểm nóng” về nhân tài trong khu vực châu Á, Trung Quốc đã ý thức từ rất sớm tầm quan trọng của vấn đề và đi đến nhận thức “Nhân tài là nguồn tài nguyên số một”, “khai thác nhân tài là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu” trên con đường thực hiện tham vọng trở thành siêu cường thế giới. Trong hai cuộc họp vào ngày 23 tháng 5 và 24 tháng 11 năm 2003 của Bộ chính trị Trung Quốc đã đi đến xác định coi: khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất số một, phát triển nền kinh tế theo khuynh hướng chú trọng vào chất nhằm tăng cường sức sản xuất, làm nổi bật vị trí hàng đầu của phát triển nhân tài đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế cạnh tranh quốc tế. Tiếp theo, tại Hội nghị về công tác nhân tài diễn ra trong hai ngày 19-20/12/2003, lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia này kể từ khi thành lập nước, Trung ương Đảng Cộng sản đã tổ chức Hội nghị về công tác nhân tài diễn ra trên quy mô toàn quốc. Hội nghị đã thảo luận và đề xuất thực thi chiến lược “Nhân tài cường quốc”. Theo đó, ngày 26 tháng 12 năm 2003, Quốc vụ viện, Trung ương Đảng Cộng sản đã đưa ra Quyết định về vấn đề từng bước tăng cường công tác nhân tài. Điều này đã cho thấy Trung Quốc đã sớm nhận ra tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển đất nước và việc xây dựng thể chế khoa học kỹ thuật phù hợp, tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ thuật. Và cho đến những năm gần đây với sự phát triển vũ bảo của khoa học kỹ thuật như Internet khiến cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải nhìn lại và phát triển hơn nữa các chính sách về khoa học kỹ thuật và tiếp tục cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc.
Đứng trước tình hình mới của thế giới, khu vực và những yêu cầu mới đặt ra của cải cách mở cửa, Hội nghị Trung ương 3 khóa 18 Đảng Cộng sản
Trung Quốc (11-2013) đã thông qua bản Quyết định đi sâu cải cách toàn diện trong đó đã nhấn mạnh vấn đề: “Đi sâu cải cách thể chế khoa học kỹ thuật”. Điều này cho thấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang rất quan tâm và coi trọng vấn đề cải cách thể chế khoa học kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm!
- Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 1
- Nguồn Tài Liệu Cấp 1(Tài Liệu Gốc) Chủ Yếu Bao Gồm:
- Áp Lực Của Phát Triển Khoa Học Kỹ Thuật
- Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 5
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng. Việt Nam cũng đang tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước. Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng rất coi trọng vai trò của khoa học kỹ thuật và đặt vấn đề đổi mới cơ chế quản lý khoa học kỹ thuật. Trong bản Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam (1-2011) đã đặt vấn đề: “Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học, công nghệ”. Còn trong bản Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh: “Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ”. Với ý thức “lấy ngoài phục vụ trong”, trên cơ sở thu thập và hệ thống hóa tài liệu, em mạnh dạn lựa chọn chủ đề “Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc” để tìm hiểu, nghiên cứu và làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung vào mục tiêu và những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu như sau:
Mục tiêu nghiên cứu:
Trong thời đại ngày nay, khoa học và kỹ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Nó đã trở thành yếu tố cốt tử của sự phát triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu. Điều này được phản ánh rõ trong việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào trình độ phát triển cụ thể của từng nước mà việc
xây dựng chiến lược, chính sách phát triển khoa học kỹ thuật tương đối đa dạng và mang tính đặc thù đối với từng giai đoạn phát triển cụ thể phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của mỗi quốc gia. Điều nổi bật rút ra từ chiến lược, chính sách của các nước trên thế giới từ những nước có nền kinh tế phát triển đứng hàng đầu thế giới cho đến những nước có nền kinh tế chậm phát triển và lạc hậu, đó chính là quan điểm: “Sự phát triển khoa học và kỹ thuật là một phương hướng quan trọng mới, có tính quyết định trong việc phát triển kinh tế quốc gia”. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của các nước trên thế giới và trong khu vực để áp dụng và phát huy một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của đất nước mình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá nói chung và đối với Việt Nam nói riêng hiện nay.
Mục đích của luận văn là tìm hiểu và nghiên cứu quá trình cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc; phân tích những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu quan niệm của Trung Quốc về thể chế khoa học kỹ thuật và cải cách thể chế khoa học kỹ thuật;
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc;
-Tìm hiểu quá trình cải cách, nội dung của cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc;
- Phân tích đánh giá những thành tựu, tồn tại và giải pháp của cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc;
- Rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khoa học và kỹ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của mỗi đất nước. Bên cạnh đó, Trung Quốc là một
trong những nước có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ dựa trên những đóng góp tích cực của khoa học và kỹ thuật. Chính vì vậy, các vấn đề liên quan đến cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc là một trong những đề tài thu hút không ít các nhà nghiên cứu của Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với các nghiên cứu của học giả phương Tây và học giả Việt Nam, đề tài này vẫn còn tương đối mới và số lượng công trình nghiên cứu khá khiêm tốn.
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam về khoa học kỹ thuật không phải quá nhiều. Các công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Nguyễn Chiến Thắng với công trình Phát triển thị trường khoa học công nghệ Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã làm rõ các nhân tố thúc đẩy và kìm hãm sự phát triển của thị trường khoa học công nghệ giai đoạn 2001-2010. Đồng thời, tác giả cũng phân tích các nhân tố mới trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế 2011-2020 tác động đến thị trường khoa học công nghệ của Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường khoa học công nghệ cho giai đoạn mới này.
Trong một công trình khác, “Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam”, của tác giả Danh Sơn đã làm rõ được khái niệm thị trường khoa học công nghệ và các bộ phận cấu thành nên thị trường khoa học công nghệ. Ngoài ra, bài viết nhận định thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam còn rất sơ khai và còn thiếu nhiều điều kiện để phát triển. Đồng thời, bài viết đưa ra một số ý kiến về chính sách và giải pháp thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ phải tập trung vào việc hình thành và phát triển các chủ thể cấu thành thị trường khoa học công nghệ và đổi mới hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý nhà nước đối với thị trường khoa học công nghệ.
Viết về cải cách khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, Nguyễn Điền cho công bố công trình “Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở Trung Quốc trong thời kỳ cải cách”. Tác giả cũng đã tiến hành phân tích rõ tình hình phát triển khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp qua từng giai đoạn của thời kỳ cải cách. Từ đó, bài viết chỉ rõ những đóng góp to lớn đáng khích lệ của khoa học kỹ thuật trong việc phục vụ nông nghiệp ở Trung Quốc trong ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Công trình cũng chỉ ra rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc vẫn chưa đủ đáp ứng yêu cầu đặt ra của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc
Các học giả Trung Quốc rất quan tâm đến vấn để cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, điều này thể hiện qua khá nhiều công trình với những đóng góp nhất định. Tác giả Phương Tâm 方新〃关于深化科技体制改革的思考
〃中国科学院院刊〃北京, 2003 (Phương Tâm, Suy nghĩ về việc đi sâu cải
cách thể chế khoa học kỹ thuật, Tạp chí Viện khoa học Trung Quốc, Bắc kinh, 2003). Bài viết chủ yếu khái quát và đánh giá quá trình cải cách thể chế khoa học kỹ thuật hơn 10 năm qua của Trung Quốc. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra việc tăng cường cải cách thể chế quản lý khoa học kỹ thuật vĩ mô đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết, đặc biệt là yêu cầu xây dựng hiện đại hóa đất nước đối với cải cách thể chế khoa học kỹ thuật. Bài viết chủ yếu đi sâu vào ba nội dung chính sau: Nhìn lại khái quát về cải cách thể chế khoa học kỹ thuật; Thích ứng với yêu cầu thời đại, cải cách thể chế quản lý vĩ mô; Thảo luận một số vấn đề trong việc cải cách thể chế khoa học kỹ thuật vĩ mô.
李振京〃现林山, “十二五”现期科技体制改革与国家现新体系建
现〃宏现现现管理, 北京, 2010 (Lý Chấn Kinh, Trương Lâm Sơn, Thời kỳ
kế hoạch 5 năm lần thứ 12 xây dựng hệ thống đổi mới đất nước và cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, Quản lý kinh tế vĩ mô, Bắc Kinh, 2010). Bài viết nêu rõ những thành tựu to lớn mà Trung Quốc đạt được kể từ khi cải cách mở cửa cho đến nay trong việc xây dựng hệ thống đổi mới và thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Bài viết chỉ ra: Hệ thống đổi mới đất nước phải lấy chuyển hóa thành quả và thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật làm nội dung chính, sẽ trải qua sự chuyển biến sâu sắc từ mô hình kế hoạch tập trung sang mô hình thị trường tập trung, việc ứng dụng, mở rộng và chuyển hóa trong lĩnh vực kinh tế có tác dụng thúc đẩy các thành quả và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, bài viết còn nêu lên những bất cập, hạn chế chưa được cải cách triệt để trong hệ thống đổi mới của Trung Quốc.
王天现〃中国科技体制改革、科技现源配置与现新效率〃现现现
现〃北京〃 2014 年 02 期 (Vương Thiên Kiêu, Đổi mới hiệu suất và phân
bổ nguồn lực khoa học kỹ thuật, cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc, Vấn đề kinh tế, Bắc Kinh, kỳ 2/2014). Tác giả đứng từ góc độ phân bổ nguồn vốn và hiệu quả đổi mới để nghiên cứu cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc và đưa ra các quan điểm mới: Giai đoạn đầu cải cách thì việc phân bổ nguồn vốn khoa học kỹ thuật và hiệu quả đổi mới vẫn chưa có những cải thiện đáng kể; việc ngành nghề hóa kỹ thuật bên ngoài và giá thành dành cho việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở bên trong tương đối cao dẫn đến việc thu lại kết quả của cơ cấu khoa học kỹ thuật doanh nghiệp nội bộ, doanh nghiệp chủ yếu dựa vào sự cải tạo khoa học kỹ thuật để tích lũy năng lực đổi mới; Giai đoạn hai buộc chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp nghiên cứu khoa học, đồng thời hạ thấp giá thành của thị trường giao dịch kỹ thuật và nghiên cứu nội bộ, ngành nghề hóa kỹ thuật, nâng cao rõ rệt hiệu quả đổi mới doanh nghiệp, và mức vốn khoa học kỹ thuật, hiệu suất của cơ cấu nghiên cứu
khoa học tuy đã được nâng cao nhưng vẫn thấp ở doanh nghiệp, nguyên nhân là do hiệu suất của thiết bị và nhân công đều tương đối thấp.
现 毅, 现现中国科技体制改革, 民主与科学〃北京〃 2012 年
05 期 ( Nhiễu Nghị, Bàn về cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc,
Dân chủ và Khoa học, Bắc Kinh, kỳ 5/2012). Bài viết khái quát vai trò của khoa học trên nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, kinh tế…để chứng minh tầm quan trọng của nó đối với sự giàu mạnh của nhân dân và thịnh vượng quốc gia. Bài viết chủ yếu xoanh quanh ba vấn đề chính: Khoa học là vấn đề đáng được mọi người quan tâm chú ý đến; Trình độ khoa học của Trung Quốc vẫn có rất nhiều không gian để phát triển; Thể chế nghiên cứu khoa học hiện nay của Trung Quốc có thể được cải cách.
Trong một công trình khác (唐现, 科技现新推现现现现展方式现现
的理现研究述现, 湖北现现学院学现〃湖北〃2013 年第 1 期(Đường
Long, Bình luận nghiên cứu lý luận về đổi mới khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, Học báo học viện kinh tế Hồ Bắc, Hồ Bắc, kỳ 1/2013, tác giả đã nhận định rằng: Điều cốt lõi của việc đổi mới khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế là nâng cao sự đóng góp của tiến bộ và đổi mới khoa học kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế, khiến nó trở thành động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Đóng góp của bài viết là đã tiến hành nghiên cứu vai trò và cách thức đổi mới khoa học và kỹ thuật để đẩy mạnh chuyển đổi phương thức phát triển trong lĩnh vực kinh tế một cách cụ thể và rõ ràng.
Tác giả Chu Lệ Lan đã cho công bố công trình “Khoa giáo hưng quốc: quyết sách chiến lược quan trọng của Trung Quốc khi bước vào thế kỷ 21” (朱现现〃科技兴国:中国迈向 21 世现的重大现略决策〃中共中央