党校出版社, 北京〃1995). Phần mở đầu, tác giả đi vào giới thiệu những
quyết sách, những bài phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc có liên quan đến vấn đề khoa học kỹ thuật và giáo dục như: quyết sách tăng cường thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật của Quốc vụ viện, bài phát biểu tại Đại hội Khoa học kỹ thuật toàn quốc của các nhà lãnh đạo Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Ôn Gia Bảo…Tiếp theo, tác giả đưa ra về sự thành công, những kinh nghiệm và bài học phát triển của các quốc gia lớn như Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Liên Xô,
…từ đó cho thấy vai trò to lớn của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của một đất nước, và cuối cùng là kiến nghị những chính sách để thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật Trung Quốc. Đây có thể coi là một trong những công trình có đóng góp lớn cho việc nghiên cứu cải cách khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc.
Chen Ru, Chinese Science and Technology: Reform and Development(Beijing: China Intercontinental Press, 2004. Tác giả cho rằng “Khoa học kỹ thuật của Trung Quốc được phát triển theo kế hoạch dài dạn trong vòng 5 năm và phần đầu tiên của bản kế hoạch này được giới thiệu vào năm 1956”.
Tại nước ngoài:
Các công trình nghiên cứu của học giả phương Tây mà tác giả có cơ hội được tiếp cận là không nhiều. Có thể kể đến hai công trình tiêu biểu sau: Martin L. Weitzman and Chenggang Xu 1994; “Chinese Township–Village Enterprises as Vaguely Defined Cooperatives.” Dani Rodrik 2006. Trong công trình này, tác giả cho rằng “Chính sách cải cách của Trung Quốc thường không thích ứng với bản chất của chế độ cơ bản và thỉnh thoảng làm cản trở việc phát huy tính ưu việt của chế độ cơ bản”.
Công trình “Science anh technology policies, industrial reform and technical progress in China” (Chính sách khoa học và công nghệ, cải cách
công nghiệp và sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc) của tác giả Alberto Gabriele (tháng 8 năm 2001, tại United Nation Conference on Trade and Development) cũng được đánh giá là một công trình có đóng góp cho việc nghiên cứu những cải cách thể chế khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Công trình đã đi vào phân tích các nhiệm vụ trong tiến trình cải cách khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc - một nước lớn đang ở giai đoạn bán công nghiệp và phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Công trình chủ yếu đề cập đến những khía cạnh trong cải cách hệ thống khoa học kỹ thuật của Trung Quốc có liên quan đến năng lực tổng thể của nền kinh tế, từ đó tạo ra các tiến bộ kỹ thuật phục vụ cho lĩnh vực sản xuất và phân phối. Công trình đã đưa ra kết luận rằng hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc sau khi trải qua những cải cách quan trọng trong khoa học kỹ thuật cùng với sự định hướng lại thị trường, sẽ có những bước tăng tốc đột phá, tuy nhiên vẫn cần phải hiểu một cách rộng hơn đây là sự cải cách về khoa học kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm!
- Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 1
- Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 2
- Áp Lực Của Phát Triển Khoa Học Kỹ Thuật
- Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 5
- ?中共中央、国论院关于加强技论论新、论展高科技、论论论论化的决定”, Tại Trang Mạng,
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Nhìn lại tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu đã làm rõ nhiều khía cạnh trong vấn đề cải các thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Tuy nhiên, tại Việt Nam những nghiên cứu đối với cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc vẫn còn mới mẻ, tương đối khiêm tốn và hạn chế.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các cải cách trong lĩnh vực thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu nội dung tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc không bao gồm các lãnh thổ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan: (i) tập trung phân tích những nguyên nhân tác động đến cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở
Trung Quốc; (ii) Phân tích quá trình, nội dung cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc để thấy được những thành tựu, hạn chế trong cải cách; (iii) Thực trạng cơ chế quản lý, phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Luận văn đặt việc nghiên cứu cải cách thể chế khoa học kỹ thuật trong toàn bộ tiến trình cải cách thể chế nói riêng và cải cách mở cửa nói chung của Trung Quốc.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích, lịch sử,...
6. Nguồn tài liệu sử dụng
6.1. Nguồn tài liệu cấp 1(tài liệu gốc) chủ yếu bao gồm:
- Các văn kiện gốc của Đảng và Nhà nước Trung Quốc về cải cách thể chế khoa học kỹ thuật.
- Các báo cáo của chính phủ, chính quyền các cấp về việc thực hiện các cải cách thể chế khoa học kỹ thuật.
6.2. Nguồn tài liệu thứ cấp:
- Các công trình khoa học đã được công bố bao gồm các bài viết về khoa học kỹ thuật, cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của các nhà khoa học Trung Quốc, quốc tế.
- Các thông tin từ báo chí chính thống, các Website của Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác.
7. Bố cục luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Nguyên nhân Trung Quốc tiến hành cải cách thể thế khoa học kỹ thuật.
Chương này tập trung giới thiệu các khái niệm có liên quan về thể chế và cải cách thể chế khoa học kỹ thuật; phân tích các nguyên nhân bên trong và bên ngoài dẫn đến cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc.
Chương 2: Quá trình và nội dung cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc
Chương này luận văn đã nêu ra bối cảnh ra đời và khái quát quá trình cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc. Nội dung, thành tựu cũng như những tồn tại và giải pháp của Trung Quốc cho cải cách thể chế khoa học kỹ thuật cũng đã được luận văn phân tích và làm rõ.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương này luận văn đã nêu rõ thực trạng cơ chế chính sách quản lý, phát triển của khoa học công nghệ Việt Nam trong những năm gần đây thông qua phân tích đánh giá một số vấn đề cơ bản như: cơ chế tài chính, cơ chế quản lý nhân lực khoa học công nghệ... Ngoài ra, luận văn đã đưa ra ý kiến gợi mở góp phần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam phù hợp với nhu cầu thực tế.
Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc là một chủ đề còn ít được tìm hiểu và nghiên cứu ở Việt Nam. Vì vậy, mặc dù đã rất cố gắng, em tự nhận thấy bản luận văn này vẫn còn nhiều mặt cần được hoàn thiện. Em rất mong Quý Thầy/ Cô trong Hội đồng đóng góp ý kiến và chỉ bảo.
CHƯƠNG 1
NGUYÊN NHÂN TRUNG QUỐC TIẾN HÀNH CẢI CÁCH THỂ CHẾ KHOA HỌC KỸ THUẬT
1.1. Khái niệm
1.1.1. Thể chế khoa học kỹ thuật
Hiện nay trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng vẫn chưa hình thành một khái niệm thống nhất về thể chế khoa học kỹ thuật. Đại đa số các học giả khi nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến thể chế khoa học kỹ thuật đều chưa đưa ra được định nghĩa chính xác về thể chế khoa học kỹ thuật. Nhưng nội hàm của thể chế khoa học kỹ thuật là những nhận thức hiểu biết chung mà các học giả nghiên cứu về thể chế khoa học kỹ thuật đã đưa ra. Trong bối cảnh như vậy, điều cần thiết là chúng ta cần phải nắm bắt được nội hàm của khoa học kỹ thuật từ góc độ thực tiễn.
Cổ Tiêu Nhân (2003) cho rằng:“Về bản chất, thể chế là hình thái hiện thực cụ thể của chế độ, bao hàm trong phạm trù chế độ”.3 Chính vì vậy, bản chất của thể chế khoa học kỹ thuật là việc chế độ hóa của các hoạt động khoa học kỹ thuật, cũng là hệ thống thể chế xã hội của khoa học kỹ thuật. Nội dung của cải cách thể chế khoa học kỹ thuật chủ yếu bao gồm: Cơ cấu tổ chức khoa học kỹ thuật, điều chỉnh pháp quy chính sách khoa học kỹ thuật và chuyển dịch của cơ chế vận hành khoa học kỹ thuật. Cùng với đó, các học giả nghiên cứu cũng cho rằng thể chế khoa học kỹ thuật bao gồm ba nội dung, đó là: Cơ
cấu tổ chức khoa học kỹ thuật, pháp quy chính sách khoa học kỹ thuật và cơ chế vận hành khoa học kỹ thuật. Điều này phản ánh giới học thuật có nhận thức chung nhất quán đối với nội hàm của thể chế khoa học kỹ thuật. Hiện tại,
3 “从本现上现,体制是制度的具体现现形现,包含在制度的范畴内”. 古现仁 (2003)〃 “现现型现期科技体制的现迁及其现现现现展的促现”。南宁:广西大学科学技现哲学现士现文, 2 现.
chưa có nhà nghiên cứu nào đi sâu tiến hành phân tích và mô tả chi tiết về các khái niệm và nội hàm của thể chế khoa học kỹ thuật. Phương Tâm Tại trong bài viết “ Khung phân tích trong nghiên cứu thể chế khoa học” đã đưa ra giới định về nội hàm và khái niệm của thể chế khoa học kỹ thuật. Đó là “Thể phức hợp của sự phát triển các tổ chức khoa học kỹ thuật. Các tổ chức này có liên quan đến việc phân bổ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của cá nhân, tập thể và đất nước. Nó chủ yếu bao gồm hai mặt kết cấu hệ thống khoa học kỹ thuật (hệ thống tổ chức) và cơ chế vận hành (hệ thống quy tắc). Hai mặt này hỗ trợ cho nhau, là điều kiện để cùng nhau tồn tại. Trong đó, cơ chế vận hành là nguyên tắc để cá nhân và tổ chức trong thể chế khoa học kỹ thuật triển khai hoạt động; thực hiện quản lý khoa học kỹ thuật, nó thuộc các tổ chức của hệ thống nội bộ, thể hiện mối quan hệ giữa các tổ chức với nhau, giữa tổ chức và cá nhân, thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa môi trường bên ngoài và hệ thống khoa học kỹ thuật”. Theo tôi, thể chế khoa học kỹ thuật là cơ chế vận hành và cơ cấu tổ chức của khoa học kỹ thuật.
1.1.2. Khái niệm cải cách thể chế khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật là động lực để phát triển kinh tế. Và khi kinh tế phát triển lại đòi hỏi khoa học kỹ thuật cũng phải thay đổi phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội. Nên cải cách kinh tế tất yếu sẽ kéo theo cải cách khoa học kỹ thuật.
Kinh tế kế hoạch trước kia của Trung Quốc học theo mô hình của Liên Xô đã đóng vai trò nhất định trong thời kỳ kinh tế phát triển theo chiều rộng. Nhưng khi kinh tế bước đến giai đoạn phát triển theo chiều sâu thì thể chế kinh tế kế hoạch đã dần bộc lộ những hạn chế: thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm phát triển khoa học công nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, kìm hãm tính năng động sáng tạo… Thực tế đã đặt ra yêu cầu Trung Quốc phải tiến hành cải cách thể chế kinh tế từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế
thị trường. Trước tiên ở nông thôn, Trung Quốc đã từng bước thực hiện chế độ trách nhiệm khoán sản lượng đến hộ gia đình, khiến cho những người nông dân trở thành chủ thể kinh tế kinh doanh tự chủ, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, mở cửa thị trường thành thị và nông thôn. Sau đó, ở thành thị thì tiến hành thí điểm cải cách mở rộng quyền tự chủ kinh doanh xí nghiệp, giảm bớt kế hoạch pháp lệnh đối với sản xuất và tiêu thụ…Những cải cách này có hiệu quả thể chế rất rõ, kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị trở nên nhộn nhịp, thu nhập của những người dân tăng lên đáng kể. Chính những điều này đã thuyết phục mạnh mẽ đông đảo người dân chấp nhận cải cách thể chế kinh tế theo hướng thị trường.
Kinh tế thị trường tạo động lực lao động tích cực, tự giác cho từng người lao động thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy chuyên môn hóa ngày càng sâu để phát huy tiềm năng nhiều mặt của người lao động, phối hợp, điều tiết hành vi của mọi người một cách tự giác thông qua cơ chế trao đổi hàng hóa một cách tự nguyện, thỏa thuận theo quy luật cung - cầu. So với cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước trong thời bao cấp, kinh tế thị trường không tốn chi phí lập và điều hành kế hoạch, mà lại phát huy được sức mạnh của con người.
Cải cách kinh tế từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường đã góp phần to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong đó vai trò nòng cốt của khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế ngày càng được nhận thức rõ ràng. Các thành tựu khoa học kỹ thuật là động lực chủ yếu cho phát triển kinh tế. Yêu cầu đặt ra đối với cải cách thể chế khoa học kỹ thuật để phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội là đòi hỏi tất yếu đối với mỗi quốc gia trên con đường xây dựng đất nước.
Để thúc đẩy sự phát triển đất nước, một trong những điều quan trọng nhất là phải cải cách thể chế khoa học kỹ thuật. Hiện nay, khoa học kỹ thuật
ngày càng có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội cũng như sự phát triển ổn định lâu dài của đất nước. Bởi vì, khi khoa học kỹ thuật phù hợp với sự phát triển của thời đại, của nhu cầu xã hội nó sẽ góp phần thúc đẩy mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của quốc gia. Ngược lại nếu khoa học kỹ thuật lỗi thời, kém phát triển nó sẽ trở thành nhân tố cản trở kìm hãm sự phát triển tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.
Theo tôi, cải cách thể chế khoa học kỹ thuật là thay đổi căn bản thể chế khoa học kỹ thuật cũ trước đây chứa đựng nhiều khiếm khuyết, thiếu sót không còn phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, xây dựng thể chế khoa học kỹ thuật mới làm cho nó được hoàn thiện và phát huy hơn nữa để phù hợp với nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội.
1.2. Nguyên nhân Trung Quốc tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ thuật
Nguyên nhân dẫn đến cải cách thể chế khoa học kỹ thuật chính là những mâu thuẫn bên trong của thể chế khoa học kỹ thuật và những áp lực của nhân tố bên ngoài. Sự tác động của hai nhân tố này là nguyên nhân quan trọng đã dẫn đến cải cách thể chế khoa học kỹ thuật.
1.2.1. Nguyên nhân bên trong
Cho dù là do cải cách thể chế khoa học kỹ thuật hay là do sự tự biến đổi một cách tự phát của khoa học kỹ thuật thì nó đều xuất phát từ sự không thích ứng của kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật và thể chế khoa học kỹ thuật dẫn đến. Trước tiên, sự không thích ứng này thể hiện ở mâu thuẫn bên trong của thể chế khoa học kỹ thuật. Một là, mẫu thuẫn giữa phân bổ nguồn lực và cơ cấu tổ chức. Hai là, mâu thuẫn giữa cơ chế vận hành và cơ cấu tổ chức. Ba là, mâu thuẫn giữa cơ chế vận hành, cơ cấu tổ chức và chức năng. Những mâu thuẫn này không chỉ tự phát từ nội tại của thể chế khoa học kỹ thuật mà