?中共中央、国论院关于加强技论论新、论展高科技、论论论论化的决定”, Tại Trang Mạng,


định coi “khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất hàng đầu”,10 thúc đẩy khoa học kỹ thuật gắn bó chặt chẽ với kinh tế, phát huy tối đa vai trò của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Năm 1992, trong phát biểu tại chuyến tuần du phương Nam Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã phát biểu: “Ở góc độ vĩ mô, nền kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn mới của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Song song với nó, nhiệm vụ mà thể chế khoa học kỹ thuật phải đối mặt là thông qua các phương thức khác nhau để tiến hành cải cách”.

Năm 1995, Trung ương Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Quyết định về việc đẩy nhanh tiến bộ của khoa học công nghệ”, nêu lên chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” (nghĩa là khoa học và giáo dục chấn hưng đất nước); đồng thời khẳng định “trọng điểm của đi sâu cải cách thể chế khoa học kỹ thuật sau này là điều chỉnh cơ cấu khoa học kỹ thuật và phân bổ nhân lực”.

Ngoài ra, xét về mặt thể chế đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn cần phải giải quyết tình trạng các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật chồng chéo lẫn nhau; nguồn lực phân tán, thiếu sự kết nối giữa khoa học và kinh tế; năng lực nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp cần được tăng cường; từ đó thúc đẩy sự kết hợp hữu cơ giữa nền kinh tế và khoa học công nghệ. Nhưng xét về phương diện lựa chọn các biện pháp cụ thể, bản Quyết định nêu trên đặt vấn đề phải tuân thủ phương châm “Nắm chắc một



10 1978 3 18 日〃在全国科学大会上〃现小平所做的开幕现指出〃四个现代化的关现是科学技现现代化〃要大力现展我国的科技教育事现。他着重现述了科学 技现是生现力现一现克思主现的现点。1985 3 7 日〃他在全国科技工作会现上〃又现一步肯定了科学技现是生现力的现 述 . 刘 建 美 , “ 科 学 技 现 是 第 一 生 现 力 ”, Trên trang mạng http://dangshi.people.com.cn/GB/221024/221027/14907120.html(ngày truy cập:

15/11/2014)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

đầu, nới rộng một loạt” (nghĩa là nhà nước luôn ủng hộ các nghiên cứu cơ bản, triển khai nghiên cứu có hàm lượng khoa học cao và triển khai các nghiên cứu quan trọng, định vị việc phân loại các cơ quan nghiên cứu, ưu hóa kết cấu và bố cục của cơ quan nghiên cứu khoa học cơ sở và mở rộng các cơ quan phát triển nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho xây dựng kinh tế và phát triển xã hội, triển khai việc thương mại hóa các thành quả nghiên cứu khoa học, các hoạt động công nghiệp hóa, khiến chúng vận hành theo định hướng của thị trường),11 nhằm tối ưu hóa cơ cấu của hệ thống khoa học công nghệ và phân bổ nguồn nhân lực. Khi đó, Chính phủ Trung Quốc đã nhấn mạnh bắt

buộc phải tăng cường đẩy mạnh sự tiến bộ khoa học công nghệ trong doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp từng bước trở thành chủ thể của sự phát triển công nghệ. Đồng thời phải tiếp tục thúc đẩy kết hợp giữa nhà sản xuất, trường học và cơ quan nghiên cứu; khuyến khích lực lượng nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Viện nghiên cứu, các trường cao đẳng thông qua các hình thức khác tham gia vào các doanh nghiệp hoặc tập đoàn, tham gia vào quá trình cải tiến và nghiên cứu phát triển công nghệ của doanh nghiệp thậm chí có thể hợp tác để thiết lập các cơ sở thí nghiệm, các công trình phát triển công nghệ v.v… đẩy nhanh chuyển giao thành quả khoa học công nghệ tiên tiến trong doanh nghiệp. Giai đoạn này Trung Quốc đã tiến bộ hơn và xây dựng thể chế khoa học kỹ thuật trong bối cảnh Trung Quốc thực hiện cải cách chế độ bao cấp.

Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 6



11 现住一现〃开放一片”: 国家科委、国家体改委关于论布《适论社会主论市论论论论展,深化科 技 体 制 改 革 论 施 要 点 》 的 通 知 , tại trang mạng;

http://cpc.people.com.cn/GB/64184/64186/66700/4495209.html (Thời gian truy cập: 14/11/2014).


2.2.3. Giai đoạn 1996-2006

Đây là giai đoạn công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu bước đầu, đặt nền móng quan trọng cho những bước phát triển tiếp theo; đồng thời tích cực đàm phán gia nhập WTO, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

Năm 1996, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Quyết định “Kế hoạch 5 năm lần thứ 9 phát triển kinh tế và xã hội quốc dân”, và bản “Báo cáo cương yếu mục tiêu viễn cảnh đến năm 2010”12; theo đó, phương châm “Khoa giáo hưng quốc” được định vị thành quốc sách cơ bản của đất nước này. Sau đó, Quốc hội và Chính phủ Trung Quốc tiếp tục ban hành một loạt văn bản quy phạm pháp luật, làm sâu sắc hơn nữa cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật; trong đó bao gồm: “Luật thúc đẩy chuyển giao thành quả khoa học kỹ thuật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” (5/1996), “Quyết định liên quan đến việc đi sâu vào cải cách thể chế khoa học kỹ thuật trong giai đoạn 5 năm lần thứ 9” (3/10/1996) v.v. . .

Mặc dù chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” được đề ra từ năm 1995, nhưng nếu xem xét tính hiệu quả của cải cách thế chế khoa học kỹ thuật trên thực tế thì đến năm 1998 công cuộc cải cách này mới thực sự được thực hiện. Điều đó buộc Chính phủ Trung Quốc phải tiến hành chuyển đổi cơ cấu nghiên cứu khoa học với quy mô lớn, dựa vào đó để thúc đẩy chuyển giao thành quả khoa học kỹ thuật và bắt tay vào xây dựng một hệ thống sáng tạo quốc gia. Cuối năm 1998, Chính phủ Trung Quốc quyết định tiến hành cải cách thể chế quản lý đối với 242 viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật trực thuộc 10 Bộ ban



12 关于国民现现和社会现展九五现划和2010年现景目现现要的现告”, tại trang mạng http://news.xinhuanet.com/ziliao/2004-10/19/content_2109858.htm (Thời gian truy cập: 15/11/2014)


ngành của Trung ương, chuyển các cơ quan nghiên cứu này thành các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật hoặc tổ chức phục vụ môi giới khoa học kỹ thuật hoặc sáp nhập chúng vào một số doanh nghiệp hiện có lúc đó, nhờ vậy đã phá bỏ được các rào cản giữa việc sáng tạo khoa học kỹ thuật với việc ứng dụng nó vào sản xuất. Cùng với đó, vào năm 1999, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách hỗ trợ có liên quan như tiếp tục giải ngân kinh phí sự nghiệp cho các tổ chức hoạt động khoa học công nghệ vốn đã được hưởng, thực hiện các ưu đãi của chính phủ nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học kỹ thuật như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm, miễn thuế kinh doanh cho những nguồn thu từ chuyển giao công nghệ, miễn thuế sử dụng đất cho công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật trên đất nước mình v.v...

Nhằm “luật hóa việc thúc đẩy chuyển giao thành quả khoa học kỹ thuật vào các năm 1996 và 1999, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành văn kiện “Một số quy định liên quan đến việc thúc đẩy chuyển giao thành quả khoa học”; trong đó có những chính sách thể hiện sự đột phá so với trước đây như: yêu cầu các cơ quan nghiên cứu, trường đại học… cần thực hiện chuyển giao thành tựu khoa học và công nghệ; căn cứ theo pháp luật hiện hành quy định chính sách cổ vũ, khuyến khích những người có thành tích trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và những người có đóng góp cho tiến trình chuyển giao thành quả khoa học kỹ thuật.

Chính phủ Trung Quốc còn ban hành một loạt chính sách mới về thúc đẩy công nghiệp hóa lĩnh vực khoa học công nghệ. Ví dụ năm 1999, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành bản “Quyết định về tăng cường sáng tạo công


nghệ, phát triển công nghệ cao, thực hiện ngành nghề hóa”13; năm 2000, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục ban hành “Một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp phần mềm và phát triển công nghệ vi mạch điện tử”14. Những văn bản này có tác dụng thúc đẩy to lớn đối với sự phát triển các ngành nghề có liên quan.

2.2.4.Giai đoạn từ năm 2006 đến nay

Đây là giai đoạn công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã bước vào thời kỳ mới theo sự chỉ đạo của “Tư tưởng Ba đại diện”; đồng thời tích cực và chủ động tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

Đối với lĩnh vực khoa học kỹ thuật, tháng 2 năm 2006, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành bản “Cương lĩnh quy hoạch phát triển khoa học và kỹ thuật quốc gia giai đoạn trung và dài hạn (2006-2020)”15, trong đó xác định rõ con đường phát triển khoa học kỹ thuật là: “Tự chủ sáng tạo, trọng điểm vượt trội, hỗ trợ phát triển, hướng tới tương lai”. Ngoài việc đưa ra những quy định đối với những lĩnh vực trọng điểm và chủ đề ưu tiên, bản Cương lĩnh còn đặt vấn đề đi sâu xây dựng một hệ thống lý luận về sáng tạo quốc gia và cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, bao gồm các phương diện sau: Một là, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trở thành chủ thể của công cuộc

sáng tạo khoa học kỹ thuật; hai là, đi sâu cải cách các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ, xây dựng một thể chế các viện nghiên cứu khoa học



13 中共中央、国论院关于加强技论论新、论展高科技、论论论论化的决定, tại trang mạng,

http://www.most.gov.cn/gxjscykfq/wj/200203/t20020315_9009.htm (thời gian truy cập:

14/11/2014)

14 国 论 院 关 于 印 论 鼓 励 论 件 论 论 和 集 成 论 路 论 论 论 展 若 干 政 策 ”, tại trang mạng,

http://dzs.miit.gov.cn/n11293472/n11295210/n11298418/11651847.html (thời gian truy cập: 14/11/2014)

15 国家中 论 期 科 学 和 技 论 论 展 论 划 论 要 ”, tại trang mạng, http://www.gov.cn/jrzg/2006-

02/09/content_183787.htm (thời gian truy cập: 14/11/2014)


công nghệ hiện đại; ba là, thúc đẩy cải cách thể chế quản lý khoa học công nghệ; bốn là, thúc đẩy toàn diện xây dựng hệ thống sáng tạo quốc gia đặc sắc Trung Quốc.

Đồng thời, bản Cương lĩnh cũng đưa ra một số biện pháp và chính sách thực hiện quan trọng trong 9 lĩnh vực, trải rộng từ các lĩnh vực như thuế, mua sắm công, tài chính, ngành nghề, khu vực v.v... Hơn nữa, bản Cương lĩnh cũng đặt vấn đề cần tăng cường chiến lược về quyền sở hữu trí tuệ và chiến lược tiêu chuẩn liên quan đến công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp đi theo con đường “lấy tự chủ sáng tạo thay thế cho nhập khẩu công nghệ”.

So sánh với các giai đoạn trước đây, bản Cương lĩnh năm 2006 được nêu lên trong thời kỳ nền kinh tế Trung Quốc đạt được sự tăng trưởng nhanh sau gần 30 năm cải cách. Lúc này, mặc dù Trung Quốc vẫn nhấn mạnh tính cần thiết và tất yếu của việc nhập khẩu công nghệ, nhưng nước này cũng đã nhận thức rõ ràng rằng, một số công nghệ quan trọng không thể dựa dẫm mãi vào việc nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài, mà chỉ có thể nhờ vào sự sáng tạo của bản thân. Hơn nữa, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, khi hàng rào thuế quan ngày càng giảm, lợi ích về quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành rào cản quan trọng nhất, buộc doanh nghiệp Trung Quốc phải mở rộng thị trường ra nước ngoài. Vì vậy, Cương lĩnh năm 2006 đặc biệt nhấn mạnh đến chiến lược sở hữu trí tuệ và chiến lược tiêu chuẩn. Trên thực tế, điểm mấu chốt của việc tự chủ sáng tạo nằm ở chỗ tiêu chuẩn quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm, tiêu chuẩn ngành nghề. Đồng thời, khi một quốc gia có được năng lực tự chủ nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật mới, họ có thể đưa ra những phản ứng kịp thời đối với những biến động của thị trường.


Bản Quyết định của hội nghị Trung ương 3 khóa 18 đã dành một mục đặt vấn đề đi sâu cải cách thể chế khoa học kỹ thuật bao gồm một số nội dung chủ yếu như sau: Một là, xây dựng kiện toàn cơ chế thể chế khuyến khích sáng tạo ban đầu, sáng tạo tập trung, tiếp nhận sau đó tái sáng tạo; kiện toàn cơ chế sáng tạo kỹ thuật mới theo hướng thị trường; phát huy vai trò định hướng của thị trường đối với phương hướng nghiên cứu kỹ thuật, lựa chọn con đường, giá cả yếu tố, sáng tạo trong phân bổ các yếu tố mới. Xây dựng cơ chế sáng tạo có sự hiệp đồng giữa sản xuất, học tập và nghiên cứu khoa học, coi trọng địa vị chủ thể của doanh nghiệp trong đổi mới kỹ thuật, phát huy vai trò chủ chốt mới của những doanh nghiệp có quy mô lớn, kích hoạt sức sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp hoá, thị trường hoá cơ cấu nghiên cứu ứng dụng, xây dựng hệ thống sáng tạo quốc gia.

Hai là, tăng cường việc vận dụng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiện toàn cơ chế khuyến khích sáng tạo kỹ thuật, tìm tòi xây dựng toà án về quyền sở hữu trí tuệ. Xóa bỏ việc chỉ đạo hành chính và phân tách các ban ngành, xây dựng cơ chế dự án sáng tạo và phân bổ kinh phí, đánh giá thành quả kỹ thuật chủ yếu do thị trường quyết định. Phát triển thị trường công nghệ, kiện toàn cơ chế chuyển giao công nghệ, cải thiện điều kiện huy động vốn của các doanh nghiệp công nghệ loại vừa và nhỏ, hoàn thiện cơ chế đầu tư rủi ro, đổi mới mô hình kinh doanh, thúc đẩy sản nghiệp hoá, vốn hoá các thành quả khoa học kỹ thuật.

Ba là, chỉnh hợp giữa quy hoạch và nguồn lực khoa học kỹ thuật, hoàn thiện tính cơ chế hỗ trợ đối với những nghiên cứu khoa học có tính đón trước và tính chung. Cở sở hạ tầng nghiên cứu quan trọng cấp quốc gia cần phải căn cứ theo quy định, mở cửa đối với xã hội. Xây dựng cơ chế điều tra


và báo cáo sáng tạo, gây dựng cơ chế đánh giá và quản lý tài nguyên nghiên cứu khoa học quốc gia một cách công khai, minh bạch.

Bốn là, cải cách thể chế quản lý và bầu chọn Viện sĩ, tối ưu hóa việc bố trí các ngành, nâng cao tỷ lệ các tài năng trẻ, thực hiện chế độ hưu trí và thôi chức của các Viện sĩ. Giai đoạn từ năm 2006 - nay, Trung Quốc đang dần dần xây dựng và hoàn thiện thể chế khoa học kỹ thuật nhằm thích ứng với tình hình mới trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tóm lại, trong quá trình cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, sự nghiệp khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc đã ngày càng được chú trọng, mức độ phụ thuộc của phát triển kinh tế - xã hội vào khoa học kỹ thuật ngày càng mật thiết chặt chẽ, khiến cho khoa học kỹ thuật ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội của Trung Quốc.

2.3. Nội dung cải cách thể chế khoa học kỹ thuật

Thực hiện cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, điều quan trọng là phải phát huy hết vai trò tác dụng của khoa học - kỹ thuật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì thế, cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc được thể hiện trên bốn nội dung chính như sau:

Một là, xây dựng cơ cấu tổ chức một cách hợp lý, tối ưu hóa theo phương châm “Nắm chắc 1 đầu, nới rộng một loạt”16; tăng cường, đẩy mạnh



16 现住一现〃放开一片” 方现: 现住一现包括两方面的含现。一是国家现定支持 基现性研究〃开展高技现研究和事关现现建现、社会现展和国防事现现现现展的重大研究开现〃形成现现力量

〃力争重大突破〃提高中国整体科技现力、科技水平和 现展后现〃保持一支能在国现前沿现行拼搏的精干科研现伍。二是现研究机构分类定位〃现化基现性科研机构的现构和布局〃现准现现住的科研院所提供现代科研院所的现现体制模式。

放开一片是指放开各类直接现现现建现和社会现展服现的研究开现机构〃开展科技成果商品化、现现化活现〃使之以市现现现向运行。如鼓励各类研究机构现行技工现一体化〃与企现合作现现

〃鼓励科研机构现行企现化管理(即现现企现、现入企现成现企现的技现中心〃或与企现现合现三种方式)〃支持和扶植技现中介机构等。(Phương châm “Nắm chắc 1 đầu, nới rộng một loạt”:

Nắm chắc một đầu bao gồm 2 ý nghĩa. Một là nhà nước luôn ủng hộ các nghiên cứu cơ bản, triển khai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/09/2023