đạo, ưu thế về chuyên môn trong hệ thống quản lý khoa học kỹ thuật hiện nay vẫn chưa phát huy được vai trò thích hợp của nó. Tình trạng này đến từ truyền thống văn hóa lịch sử của người Trung Quốc, một phần do tàn dư việc học tập mô hình quản lý khoa học công nghệ của Liên Xô trước kia.23 Tình trạng dựa vào các mối quan hệ, quyền lực, phi cạnh tranh để có được những nguồn lực phục vụ nghiên cứu khoa học vẫn còn tồn tại ở Trung Quốc, sức mạnh của cơ chế hành chính vẫn còn rất lớn trong các dự án, đề tài nghiên cứu, trong việc phân bổ nguồn lực phục vụ nghiên cứu.24 Các chuyên gia, nhà khoa học chưa tạo được tầm ảnh hưởng hiệu quả trong các vấn đề trọng đại của quốc gia. Một số lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà Trung Quốc coi trọng hiện nay, không phải xuất phát từ những đề xuất của các nhà khoa học xuất phát từ xu thế phát triển của khoa học thế giới, mà vẫn còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố phi khoa học tác động.25 Những điều này rất dễ làm nảy sinh vấn đề tham nhũng, bệnh hình thức trong hoạt động quản lý và nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Ba là, mô hình nghiên cứu phát triển “thúc đẩy khoa học”. Mô hình phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc vốn là “thúc đẩy khoa học”. Vấn đề này có nghĩa là một đơn vị nghiên cứu khoa học tiến hành nghiên cứu và phát triển ra một công nghệ mới, sau đó đi tìm doanh nghiệp để ứng dụng vào sản xuất, sau khi sản xuất ra sản phẩm, tiếp tục đi tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Thực tế cho thấy, quy trình này thường nảy sinh nhiều vấn đề. Lý do là vì mặc dù có sự sáng tạo công nghệ mới, nhưng doanh nghiệp lại không thể ứng dụng công nghệ đó, hoặc doanh nghiệp có muốn sử dụng công nghệ đó hay
23Rao Yi, Lu Bai, Tsou Chenlu. A Fundamental transition from rule- by man to rule –by- merit ̶ What will be the legacy of the Mid – to – Long term Plan of Science and Technology?. Nature, 2004, 432: A12- A17.
24 现振演. 反思当今的中国科技体制改革. 论略与管理, 2003(3): 101-107.
25 现毅. 中国在重要科学现域缺席所反映的科技体制和文化现现. 南方周末, 2002-10-17.
không. Một vấn đề khác là sản phẩm được sản xuất ra bằng công nghệ mới, nhưng doanh nghiệp ứng dụng có tìm được thị trường tiêu thụ hay không.26 Trong thời kỳ Trung Quốc thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch, các cơ quan nghiên cứu nhà nước giữ vai trò chi phối, chính phủ luôn đặt các cơ quan nghiên cứu, các trường học vào vị trí trung tâm của thể chế sáng tạo quốc gia, giá trị quan của những người làm công tác nghiên cứu khoa học được định hướng vào việc nghiên cứu và phát biểu thành quả nghiên cứu, không định hướng vào thị trường và vấn đề đăng kí bản quyền. Điều này cũng đồng nghĩa
Có thể bạn quan tâm!
- Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 5
- ?中共中央、国论院关于加强技论论新、论展高科技、论论论论化的决定”, Tại Trang Mạng,
- Thành Tựu, Tồn Tại Và Giải Pháp Cải Cách Thể Chế Khoa Học Kỹ Thuật Trung Quốc
- Thực Trạng Cơ Chế Chính Sách Quản Lý, Phát Triển Khoa Học Công Nghệ Của Việt Nam Trong Những Năm Gần Đây
- Nhân Lực Nc&pt Theo Thành Phần Kinh Tế Và Chức Năng
- Tiếp Tục Đẩy Mạnh Và Hoàn Thiện Các Chính Sách Đãi Ngộ, Trọng Dụng Cán Bộ Khoa Học Công Nghệ
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
với việc chưa chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch truyền thống “nghiên cứu - thị trường” sang mô hình kinh tế thị trường “thị trường - nghiên cứu”, đã dẫn tới vị trí của các chủ thể sáng tạo tri thức và chủ thể sáng tạo khoa học kỹ thuật bị đặt nhầm chỗ.
Bốn là, chỉ tập trung vào vi mô, thiếu sự chú trọng đến vĩ mô. Vấn đề tồn tại liên quan đến các tầng cải cách chủ yếu là vấn đề thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc tập trung vào các vấn đề vi mô, mà ít chú trọng đến các vấn đề vĩ mô. Trong giai đoạn tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ thuật những năm 1980, Trung Quốc đặt trọng điểm vào cải cách các cơ cấu tổ chức nghiên cứu khoa học, đặc biệt là tập trung cải cách các cơ sở nghiên cứu cơ bản, đối tượng chủ yếu là nhắm vào các nhà khoa học tại các trường đại học và các viện nghiên cứu. Việc cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở góc độ vĩ mô phải cho đến năm 1995 mới được đưa vào nghị trình của công cuộc cải
cách.27 Ngoài ra, công cuộc cải cách thể chế khoa học kỹ thuật còn cần tiến
hành cải cách đồng bộ các vấn đề khác phụ trợ với nó. Cơ chế của Chính phủ Trung Quốc đầu tư vào khoa học công nghệ, chủ yếu vẫn thực hiện thông qua
26 成思危. “现新型国家与学现型现现”. 中国论科学〃2007 (2): 1-3.
27 Giống ghi chú 15 (黄涛〃 “中国科技体制改革面现六大突出现现”, 科技论论〃2010, 28(2).)
các kế hoạch khoa học kỹ thuật công nghệ. Điều này cho đến nay vẫn chưa có sự chuyển biến rõ rệt. Việc dự toán liên quan đến khoa học kỹ thuật và cơ chế đầu tư hiện có của Chính phủ Trung Quốc khiến cho các bộ ban ngành tổng hợp, các bộ chuyên trách và các bộ phụ trách công ích xã hội có quyền đưa ra những kế hoạch nghiên cứu độc lập trong tất cả các giai đoạn từ lập kế hoạch, bảo vệ đề cương, dự toán đến giai đoạn thực hiện đều cho thấy mục đích có được lợi ích lớn nhất cho bộ ban ngành của mình, việc phối kết hợp, điều tiết với nhau chưa tốt.28 Do vậy, đứng từ góc độ vi mô có thể thấy rằng, việc quản lý khoa học kỹ thuật của Trung Quốc rất có trật tự và hệ thống. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ vĩ mô, không khó để nhận ra rằng, hoạt động quản lý khoa học kỹ thuật của Trung Quốc hiện nay thiếu tính trật tự, cơ cấu tổng thể và các chức năng của nó chưa được tối ưu hóa một cách tối đa.
Năm là, tính hai mặt của cải cách khoa học kỹ thuật theo “định hướng thị trường”. Đây là một trong những vấn đề tồn tại kể từ khi thể chế nghiên cứu khoa học hiện đại của Trung Quốc được hình thành. Tính hai mặt của nó được thể hiện ở chỗ “thị trường định hướng, coi trọng kỹ thuật, coi nhẹ khoa học, vai trò chính phủ mờ nhạt”. Trong quá trình cải cách, Trung Quốc sử dụng một số chính sách cải cách của giới kinh tế, quá coi trọng sức sản xuất và định hướng thị trường mà không xem xét đến những yếu tố khác biệt trong hoạt động nghiên cứu, từ đó triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật theo định hướng của thị trường.
Ngoài ra, việc nhận thức chưa đầy đủ về hoạt động khoa học kỹ thuật cũng là một trong những vấn đề tồn tại, mọi người còn nhầm lẫn giữa “khoa học” và “công nghệ”, đánh đồng hai khái niệm, lấy phương thức quản lý
28 Giống chú thích 3(方新-柳卸林〃我国科技体制改革的回现及展望〃求是〃2004 年第 5 期).
“khoa học” để áp dụng vào quản lý “công nghệ”. Trên thực tế, ứng dụng và phát triển cần chú trọng đến phản ứng của thị trường, nghiên cứu cơ bản, đặc biệt điểm nổi bật của nghiên cứu cơ bản là tính sáng tạo và tìm hiểu một cách tự do, không nên lấy thị trường làm định hướng. Chính phủ Trung Quốc hiện vẫn chưa thể hiện tốt vai trò của mình trong quá trình quản lý khoa học kỹ thuật, vẫn còn tình trạng sai lệch trong quản lý vĩ mô khoa học kỹ thuật.
Sáu là, hiệu quả cải cách của “bước đầu kết hợp” chưa cao. Thúc đẩy kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và kinh tế là mục tiêu tổng thể của cải cách thể chế khoa học kỹ thuật. Sau khi cải cách, thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc vẫn còn tồn tại một số vấn đề như :“Thừa sự nhiệt tình, thiếu chỗ dựa, sự kết hợp mới chỉ ở giai đoạn đầu, cung không đủ cầu”. Thể chế khoa học kỹ thuật tuy đã có sự tích cực chủ động hướng tới thị trường kinh tế, nhưng cùng với nó là tình trạng dựa chủ yếu vào nhập khẩu công nghệ, các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ kỹ thuật của nước ngoài. Điều này không những tạo nên sự phụ thuộc vào khoa học kỹ thuật của nước ngoài mà còn nảy sinh vấn đề an ninh khoa học kỹ thuật.
Ngoài ra, hiện nay Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn lực cho khoa học kỹ thuật, công nghệ và thiết bị công nghệ được sử dụng trong các ngành nghề sản xuất trọng điểm đều phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ các nhà cung cấp nước ngoài. Nói cách khác, cho đến hiện nay Trung Quốc vẫn còn lệ thuộc nhiều vào công nghệ của nước ngoài để thúc đẩy sản xuất. Hơn nữa, đội ngũ các nhà làm khoa học có trình độ cao của Trung Quốc vẫn chưa theo kịp trình độ của các nước phát triển, chưa có được những thành tựu tương xứng với vị thế của một nền kinh tế lớn thứ 2 trong cộng đồng quốc tế.
Thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xét từ góc độ cơ cấu, kinh phí và thể chế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Đây cũng là những trở ngại chính trong việc phân bổ một cách hợp lý các nguồn lực công nghệ thông tin và phát triển công nghệ.
Hệ thống khoa học kỹ thuật mất cân bằng trong tỷ lệ kết cấu của nó. Các tổ chức nghiên cứu, phát triển công nghệ của chính phủ đều nằm ngoài các doanh nghiệp, tình trạng bất hợp lý căn bản chưa được giải quyết. Do cơ chế lãnh đạo theo hướng phân mảnh, dẫn đến hình thành việc tự đóng cửa, phân tán lực lượng nghiên cứu công nghệ, lãng phí tài nguyên công nghệ, khó tăng cường những điểm mạnh, hiệu quả tổng thể khó phát huy, thiết kế giáo trình cũ, cơ cấu nhân sự không hợp lý gây bất lợi cho quá trình sáp nhập.
Trong môi trường kinh tế vĩ mô, sau khi cải cách thể chế tài chính, do nguồn kinh phí quá ít ỏi nên đã gây ra nhiều khó khăn cho cơ chế nghiên cứu. Bản thân các doanh nghiệp lớn và vừa gặp phải rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ xuất hiện ngày càng phổ biến, kinh phí đầu tư cho công nghệ ít, gây khó khăn cho quá trình chuyển giao và mở rộng cơ cấu công nghệ. Có giai đoạn xảy ra tình trạng coi nhẹ công nghệ, thiếu yếu tố công nghệ kỹ thuật trong quá trình xây dựng và thu hút những dự án lớn, thiếu sự liên kết, hợp tác giữa các bộ ngành liên quan.
Thêm vào đó, cơ chế nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp lại không chịu cùng một áp lực cạnh tranh, không có căn cứ về thể chế, doanh nghiệp thiếu nhu cầu, không có động lực, các đơn vị kỹ thuật khó phát huy được tác dụng. Trong bối cảnh đó, sự kết hợp giữa công nghệ và doanh nghiệp không phải là vấn đề chỉ cần dựa vào sự nỗ lực của giới khoa học kỹ thuật là có thể giải quyết được mà là vấn đề mang tính toàn diện. Giải quyết tất cả những vấn đề trên, cải cách thể chế khoa học kỹ thuật một cách sâu rộng, thúc đẩy khoa
học kỹ thuật phát triển đang là nhiệm vụ nặng nề đặt lên vai giới khoa học, công nghệ và nhân viên kỹ thuật Trung Quốc.
2.4.3. Giải pháp cải cách
Do nhận thức cải cách thể chế khoa học kỹ thuật là nhiệm vụ cấp bách hiện nay để xây dựng một đất nước, Trung Quốc đang tích cực nghiên cứu, định ra các giải pháp cụ thể cho cải cách thể chế khoa học kỹ thuật. Các giải pháp cho cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc hiện nay bao gồm:
Một là, đẩy nhanh thành lập hệ thống đổi mới kỹ thuật lấy doanh nghiệp làm mối liên kết giữa chủ thể và các nhà khoa học, thúc đẩy sự kết hợp chặt chẽ giữa thể chế khoa học kỹ thuật và thể chế kinh tế. Hạn chế đầu tư của chính phủ trong lĩnh vực cạnh tranh, khiến cho thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực khoa học kỹ thuật; tăng cường các mặt như bồi dưỡng doanh nghiệp, lưu thông vốn, thúc đẩy doanh nghiệp khoa học kỹ thuật trở thành chủ thể của đổi mới kỹ thuật. Đồng thời, Nhà nước cũng đặt vấn đề tăng cường xây dựng pháp luật, điều chỉnh thị trường, nhằm tạo ra một môi trường xã hội thuận lợi cho đổi mới khoa học kỹ thuật.
Hai là, căn cứ vào quy luật và đặc điểm của phát triển khoa học kỹ thuật, tiến hành đổi mới thể chế quản lý hành chính khoa học kỹ thuật, quy hoạch tổng thể khoa học kỹ thuật, phối hợp quản lý khoa học kỹ thuật. Thể chế quản lý hành chính khoa học kỹ thuật bao gồm các khía cạnh quan trọng như: Dự án quy hoạch và dự án tổ chức, tiến độ nghiên cứu kiểm tra và giám sát kinh phí, đánh giá xác định thành quả khoa học kỹ thuật, chuyển giao thành quả khoa học kỹ thuật. Không chỉ những khía cạnh trên, thể chế quản lý hành chính khoa học kỹ thuật còn đề cập đến nhiều bộ phận khác. Để nâng cao hiệu quả, quy mô quản lý cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ đặt vấn đề tăng cường quy hoạch khoa học kỹ thuật và nâng cao chính sách khoa học kỹ thuật. Quy hoạch khoa học kỹ thuật sẽ gia nhập vào hệ
thống quy hoạch tổng thể phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Để tăng cường sự chỉ đạo quy hoạch khoa học kỹ thuật được thống nhất, việc đầu tư khoa học kỹ thuật của chính phủ một mặt sẽ giải quyết triệt để các dự án nhỏ; mặt khác cần “tập trung lực lượng để làm việc lớn”, tuân thủ thực hiện quản lý thống nhất.
Ba là, căn cứ vào giá trị xã hội và tính sáng tạo độc lập của thành quả khoa học kỹ thuật để thiết lập cơ chế đánh giá hiệu quả khoa học. Việc đánh giá công bằng thành quả khoa học kỹ thuật là xu hướng tất yếu mà chính phủ dự tính thực hiện và quản lý thông suốt, là khía cạnh quan trọng thúc đẩy đổi mới khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự phát triển tốt của các nhà nghiên cứu. Vì vậy, xoay quanh mức độ đổi mới của thành quả khoa học kỹ thuật, đứng từ nhiều góc độ, nhiều mặt để tiến hành đánh giá thành quả khoa học kỹ thuật như: Đánh giá toàn diện hệ thống các yếu tố đầu vào, đầu ra, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực về xã hội, kinh tế, môi trường, qua đó xác định giá trị và rủi ro của đổi mới khoa học kỹ thuật, cung cấp tài liệu tham khảo quyết sách chính xác cho chính phủ và các cơ quan quyết sách.
Bốn là, đào tạo một số lượng lớn nhân lực sáng tạo. Trong bài phát biểu tại buổi hội nghị viện lần thứ 8 Viện Kỹ thuật Trung Quốc và hội nghị viện lần thứ 13 Viện Khoa học Trung Quốc ngày 5-6-2006, Chủ tịch Trung Quốc lúc đó là Hồ Cẩm Đào đã chỉ ra rằng bồi dưỡng đào tạo nhân tài đổi mới khoa học kỹ thuật là một dự án có hệ thống, cần sự nỗ lực của cộng đồng toàn xã hội và Viện nghiên cứu khoa học, đảng ủy các cấp, chính phủ, các bộ phận có liên quan, và hiệu trưởng các trường đại học. Trong công tác đào tạo nhân lực cần tập trung vào 5 lĩnh vực quan trọng. Thứ nhất, cải thiện hệ thống đào tạo; thứ hai, lựa chọn giữa các nhân tài; thứ ba, hoàn thiện chế độ và bảo đảm chính sách; thứ tư, tiến hành đào tạo kiểu mở rộng; thứ năm, khuyến khích tạo ra môi trường xã hội đổi mới khoa học kỹ thuật.
Tóm lại, nhằm nâng cao hơn nữa cơ chế quản lý khoa học kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Chính phủ Trung Quốc đã và đang thúc đẩy cơ hội kết hợp giữa nhân tố đổi mới khoa học kỹ thuật và nhân tố sản xuất khác của xã hội. Khoa học kỹ thuật hình thành một cơ chế tốt sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội; ngược lại, xã hội sẽ không ngừng nâng cao đầu tư cho khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, Nhà nước còn đặt vấn đề hoàn thiện phương thức phân bổ nguồn lực khoa học kỹ thuật, tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn lực, thúc đẩy sự cởi mở và chia sẻ các nguồn lực khoa học kỹ thuật, hình thành một loạt các cơ chế hợp tác đổi mới đa cấp, thiết lập kiện toàn cơ chế đánh giá và cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu suất tối ưu, khuyến khích, gia tăng đổi mới, vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Để từng bước xây dựng nền khoa học kỹ thuật phát triển có đặc sắc, Nhà nước Trung Quốc đang nỗ lực tạo một môi trường thoải mái, toàn dân có thể tham gia sáng tạo độc lập, cạnh tranh công bằng và tự do bình luận, đánh giá.