Áp Lực Của Phát Triển Khoa Học Kỹ Thuật


còn bị tác động bởi điều kiện của bên ngoài, khiến cho thể chế khoa học kỹ thuật nảy sinh nhiều vấn đề. Những vấn đề đó được cụ thể như sau:

Thứ nhất, cơ chế vận hành đơn nhất. Sự vận hành của hệ thống khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc trước đây chỉ đơn thuần là dựa vào kế hoạch mang tính mệnh lệnh và tính hành chính để tiến hành quản lý, không coi trọng vai trò của đòn bẩy kinh tế và cơ chế thị trường, thiếu áp lực và động lực hướng lên việc xây dựng kinh tế.

Thứ hai, sự tách rời giữa kinh tế và khoa học kỹ thuật. Tại Trung Quốc, các kết quả nghiên cứu chưa được ứng dụng rộng rãi, do thiếu sự kết hợp giữa doanh nghiệp và nhà nghiên cứu. Các tổ chức nghiên cứu thường chú trọng tính học thuật của các kết quả nghiên cứu khoa học mà không chú ý đến ứng dụng các thành quả nghiên cứu đó vào thực tiễn đời sống. Bên cạnh đó, chi phí về tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực cho các nghiên cứu về khoa học kỹ thuật bị hạn chế nên thời gian hoàn thành luôn bị trì hoãn kéo dài, không theo kịp xu hướng phát triển của kinh tế thị trường. Điều đó ảnh hưởng đến tính ứng dụng trong thực tiễn của các nghiên cứu. Mặt khác, theo thể chế truyền thống, khả năng nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp là rất yếu. Việc nghiên cứu, thiết kế và sản xuất lại càng thiếu mối liên hệ mật thiết với nhau.

Thứ ba, các cơ quan nghiên cứu thiếu sức sống. Ở Trung Quốc đội ngũ nhân viên, kinh phí, và nhiệm vụ nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu thường do cơ quan chủ quản quản lý, thành quả nghiên cứu do nhà nước thu nhận. Chính phủ Trung Quốc đã can thiệp quá sâu vào nhiều phương diện hoạt động của tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tổ chức nghiên cứu thiếu quyền tự chủ cần có, và cũng thiếu trách nhiệm và áp lực kinh tế.


Thứ tư, thiếu sự gắn kết giữa các cơ quan nghiên cứu. Hiện nay, hệ thống các cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc bao gồm: Viện Khoa học Trung Quốc, Đơn vị nghiên cứu thuộc các Bộ ban ngành Trung ương, Đơn vị nghiên cứu của quân đội, các tổ chức nghiên cứu của các trường đại học, các đơn vị nghiên cứu khoa học địa phương. Các đơn vị nghiên cứu này thiếu sự giao lưu trao đổi khoa học với nhau. Lực lượng khoa học kỹ thuật phân tán, chồng chéo. Các cơ quan nghiên cứu được sắp xếp và kinh phí hoạt động nghiên cứu được phân bổ theo quan hệ lệ thuộc hành chính, tạo nên tình trạng sở hữu của bộ ban ngành, sở hữu của địa phương, sự chia rẽ giữa dân sự và quân sự v.v… Tình trạng hiệu quả nghiên cứu thấp rất phổ biến, nguồn lực về con người và tài chính bị phân tán và lãng phí, gây khó khăn cho việc xây dựng kinh tế.

Thứ năm, chế độ nhân sự cứng nhắc. Chính phủ Trung Quốc thi hành chế độ quản lý bao cấp đối với đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, phân cấp thứ bậc đối với những người có thâm niên, việc tuyển dụng; luân chuyển nhân sự không thường xuyên diễn ra. Những hạn chế trong quản lý nhân sự khiến cho đội ngũ những người làm công tác khoa học kỹ thuật khó có thể phát huy hết tài năng của họ.

Thứ sáu, thiếu tổ chức trung gian trong khoa học kỹ thuật. Trong thời kỳ kinh tế bao cấp, không gian tồn tại của các tổ chức trung gian khoa học kỹ thuật rất chật hẹp, không có sự nhận thức rõ ràng đối với tầm quan trọng của nó. Vì vậy, ở Trung Quốc thường thiếu kênh và môi trường giao lưu, trao đổi khoa học kỹ thuật, việc phổ biến thông tin khoa học kỹ thuật lại không thuận lợi, thành quả khoa học lại thiếu không gian phát triển.

Những nguyên nhân trên làm cho thể chế khoa học kỹ thuật không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu phát triển kinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


tế xã hội. Chỉ có thông qua cải cách thể chế khoa học kỹ thuật mới có thể thích ứng được sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội.

Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 4

1.2.2. Nguyên nhân bên ngoài

Vấn đề tồn tại trong nội tại thể chế khoa học kỹ thuật là cơ sở cho sự biến đổi và cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, đồng thời, sự biến đổi thể chế khoa học kỹ thuật không thể tách rời áp lực từ bên ngoài. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế của xã hội hiện đại, làm cho vai trò của các yếu tố bên ngoài ngày càng trở nên quan trọng. Do vậy, việc xem xét những áp lực bên ngoài tác động đến việc thay đổi thể chế khoa học kỹ thuật sẽ giúp nắm bắt chính xác đặc trưng và xu thế quan trọng của thay đổi thể chế khoa học kỹ thuật. Những áp lực này thể hiện tập trung dưới những mặt sau:

1.2.2.1. Áp lực của phát triển khoa học kỹ thuật

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại Trung Quốc đã sớm bước vào quỹ đạo phát triển nhanh chóng, là một xu hướng tăng trưởng vượt bậc. Hiện nay, các ngành khoa học như :Vũ trụ học, hải dương học, sinh vật học, sinh thái học v.v.... đều đang phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó, các loại kỹ thuật công nghệ cũng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là sự phát triển của kỹ thuật công nghệ cao.

Trước hết, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thể hiện đặc trưng nhất thể hóa. Lịch sử phát triển của khoa học kỹ thuật cho thấy rằng, khoa học và kỹ thuật vốn là hai sự vật phát triển độc lập, nhưng từ thế kỷ 19 đến nay, mối quan hệ giữa khoa học và kỹ thuật ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Cho đến nay sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đã không thể tách rời nhau với biểu hiện đặc trưng của sự phát triển nhất thể hóa của chúng. Đặc trưng này


biểu hiện trong mối liên hệ mật thiết thúc đẩy lẫn nhau, hỗ trợ lẫn nhau giữa khoa học và kỹ thuật.

Một mặt, khoa học dưới sự thúc đẩy và hỗ trợ của kỹ thuật mới có thể phát triển nhanh chóng. Sự phát triển của khoa học cần phải có thực nghiệm, thiết bị thí nghiệm là phương tiện vật chất để tiến hành thí nghiệm khoa học, tách ra khỏi thiết bị thí nghiệm của hiện đại hóa, sự phát triển của khoa học hiện nay mất đi cơ sở hỗ trợ vật chất quan trọng nhất. Với những hệ thống thiết bị lớn, tinh vi mà lại phức tạp của trình độ phát triển khoa học hiện đại và là chỉ số quan trọng của toàn bộ quá trình hóa, chỉ có dựa vào cơ sở kinh tế xã hội vững chắc và hệ thống sản xuất công nghiệp mạnh mẽ, kỹ thuật tiên tiến làm hậu thuẫn, mới có thể thiết kế, chế tạo ra nó, và đạt được ứng dụng hiệu quả rộng rãi, từ đó có sức để hỗ trợ phát triển nhanh chóng toàn bộ khoa học kỹ thuật và khoa học hiện đại.

Mặt khác, sự phát triển của kỹ thuật hiện đại lại là phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học hiện đại, sự phát triển của khoa học hiện đại là mở rộng con đường tiến bộ của kỹ thuật hiện đại. Đặc biệt là sự phát triển của kỹ thuật mới nổi hiện nay, nếu như không có cơ sở khoa học vững chắc thì sẽ không có sức sống để phát triển và chịu đựng.

Thứ hai, kỹ thuật công nghệ cao trở thành điểm nóng của khoa học kỹ thuật các nước phát triển.

Kỹ thuật mới hiện nay với tiền thân là thông tin kỹ thuật vi điện tử, lấy kỹ thuật vật liệu mới làm cơ sở, lấy kỹ thuật năng lượng mới làm trụ cột. Xét từ góc độ vĩ mô, khoa học công nghệ đang hướng vào việc phát triển các nhóm công nghệ sinh học, nhóm công nghệ biển và công nghệ vũ trụ.

Thể chế khoa học kỹ thuật là chế độ tổ chức của hoạt động khoa học kỹ thuật, nó cần liên tục thích ứng với những hướng thay đổi của phát triển


khoa học. Chính áp lực từ sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật là động lực thúc đẩy cho cải cách thể chế khoa học kỹ thuật.

1.2.2.2. Áp lực của phát triển kinh tế

Áp lực phát triển kinh tế lên cải cách thể chế khoa học kỹ thuật trước tiên xuất phát từ áp lực của phát triển kinh tế quốc dân.

Từ khi cải cách mở cửa cho đến nay, kinh tế quốc dân của Trung Quốc có sự phát triển rất vượt bậc. Để tiếp tục đáp ứng nhu cầu cải thiện nâng cao cuộc sống của người dân, để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển, kinh tế quốc dân của Trung Quốc vẫn cần phát triển với tốc độ nhanh và bền vững. Nhưng trong quá khứ, sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chủ yếu dựa vào mô hình phát triển thiếu bền vững, dựa vào sự khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên để thúc đẩy tăng trưởng, không chú trọng đến hàm lượng khoa học kỹ thuật. Hội nghị Trung ương 5 khóa 14 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất việc thực hiện kế hoạch “5 năm lần thứ 9” và mục tiêu tầm nhìn đến năm 2010, điều quan trọng là thực hiện hai thay đổi mang tính căn bản có ý nghĩa toàn cầu đó là: Thứ nhất là thể chế kinh tế từ thể chế kinh tế bao cấp truyền thống chuyển sang thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; thứ hai, chuyển đổi phương thức tăng trưởng kinh tế phát triển nâng cao hiệu quả sử dụng và chất lượng các yếu tố sản xuất.

Vì vậy, phát triển và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cần chuyển đổi phương thức phát triển chủ yếu dựa vào việc thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật. Việc thay đổi của phương thức phát triển và tăng trưởng kinh tế đã đưa ra những thách thức đối với phát triển khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng làm tăng thêm áp lực lớn đối với quá trình thay đổi thể chế khoa học kỹ thuật. Đối với việc kết hợp giữa kinh tế và khoa học kỹ thuật, cả hai chuyển đổi phát triển kinh tế không những đòi hỏi phát triển khoa học cần hướng tới kinh tế,


mà còn đưa ra yêu cầu hỗ trợ ngày càng cao và then chốt của khoa học kỹ thuật đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế. Để khoa học kỹ thuật trở thành một thứ quan trọng và hỗ trợ của tăng trưởng và phát triển kinh tế, không những khoa học kỹ thuật phải phát triển với tốc độ nhanh chóng, mà thành tựu khoa học kỹ thuật cũng phải có hiệu quả nhanh chóng để chuyển hóa thành sức sản xuất thực tế và sản phẩm thực tế.

Khoa học kỹ thuật nếu như chỉ tồn tại ở dạng tri thức thì chức năng kinh tế, sản xuất của nó không thể thực hiện được. Thành quả khoa học kỹ thuật cần chuyển biến thành sản phẩm thực tế, sức sản xuất thực tế mới có thể thực hiện chức năng kinh tế, sản xuất của khoa học kỹ thuật. Thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc không những cản trở nghiêm trọng tới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, mà còn cản trở nghiêm trọng tới việc khoa học kỹ thuật chuyển hóa thành sức sản xuất thực tế. Thể chế khoa học kỹ thuật đối diện như thế nào để thích ứng với áp lực của phát triển kinh tế quốc dân là một câu hỏi đang được đặt ra cho giới nghiên cứu.

Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật còn chịu áp lực từ toàn cầu hóa kinh tế.

Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế phát triển của thế giới hiện nay, nó làm sự phân chia lao động quốc tế giữa các nước ngày càng trầm trọng, làm cho nước phát triển sử dụng ưu thế như: Lợi ích kinh tế, khoa học kỹ thuật của mình, để tiêu thụ sản phẩm của mình và lợi dụng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của các nước trên phạm vi thế giới. Trung Quốc là một nước đang phát triển với số lượng dân đông, một mặt việc cải cách mở cửa làm cho Trung Quốc thu hút vốn quốc tế lớn, có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với phát triển kinh tế Trung Quốc; mặt khác lại kìm hãm sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan của Trung Quốc, đẩy Trung Quốc vào vị trí bất lợi trong việc phân chia lao động quốc tế. Để thay đổi tình trạng này, Trung Quốc chỉ có nâng cao chất lượng và sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật của


mình, bên cạnh đó dựa vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật để nhanh chóng bắt kịp với trình độ tiên tiến của quốc tế, đặc biệt là cần nắm bắt cơ hội phát triển kỹ thuật công nghệ mới. Vì vậy, việc thay đổi thể chế khoa học kỹ thuật phải đối mặt với áp lực lớn của toàn cầu hóa kinh tế.

1.2.2.3. Áp lực cạnh tranh quốc tế

Thế giới mở cửa đồng thời cũng là thế giới cạnh tranh, xu thế toàn cầu hóa trong việc phát triển thế giới nhân loại, do đó sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng tăng cường. Trong thế giới hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển một cách nhanh chóng, kinh tế tri thức đang nổi lên, cạnh tranh giữa các quốc gia đã không chỉ thể hiện trong lĩnh vực kinh tế công nghiệp và nông nghiệp, xung quanh việc cạnh tranh đã thể hiện rõ việc thúc đẩy đến lĩnh vực đổi mới khoa học kỹ thuật, trọng tâm của cạnh tranh cũng không đơn thuần là kinh tế mà là sự hội nhập và kết hợp của khoa học kỹ thuật, quản lý, thể chế và văn hóa, mức độ cạnh tranh được cải thiện đáng kể. Trong cạnh tranh quốc tế, sức mạnh của quốc gia quyết định vị thế quốc tế của một quốc gia, quyết định quyền phát ngôn của Trung Quốc tham gia trong các vấn đề quốc tế. Mà sức mạnh của quốc gia, bao gồm sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự v.v…đều có mối liên hệ mật thiết và không thể tách rời với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của từng quốc gia nói chung và của Trung Quốc nói riêng, thậm chí có thể nói khoa học kỹ thuật ở vị trí quan trọng hơn. Như vậy, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, nói cho cùng là sự cạnh tranh phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia, đặc biệt là khả năng cạnh tranh đổi mới khoa học kỹ thuật. Nguyên Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã chỉ ra rằng “đổi

mới là linh hồn của tiến bộ dân tộc, là động lực vô tận cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước”.4



4 江现民:现新是一个民族现步的灵魂”, http://www.china.com.cn/chinese/zhuanti/zhshchq/1205250. htm


Thể chế khoa học kỹ thuật là chỗ dựa cho sự phát triển khoa học kỹ thuật, thể chế khoa học kỹ thuật có thể hoạt động hiệu quả cao hay không liên quan đến triển vọng phát triển của kinh tế khoa học kỹ thuật và sự thành công hay thất bại của cạnh tranh.

1.2.2.4. Áp lực của chuyển đổi thể chế

Kể từ khi cải cách mở cửa cho đến nay, kinh tế xã hội của Trung Quốc trải qua những thay đổi to lớn, những thay đổi này thường được gọi là chuyển dịch xã hội. Chuyển dịch xã hội của Trung Quốc hiện nay là lấy chuyển đổi thể chế kinh tế làm trung tâm, do quá trình quá độ xã hội truyền thống đến xã hội hiện nay, đặc biệt là chuyển đổi thể chế kinh tế là động lực lớn nhất để thay đổi thể chế khoa học kỹ thuật.

Sau Đại hội Đảng lần thứ 14, vào cuối năm 1992, Trung Quốc chính thức lấy thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa làm mục tiêu cải cách toàn bộ thể chế kinh tế, từ đó cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc đã phát sinh thay đổi cơ bản. Thể chế quản lý kinh tế kế hoạch tập trung cao độ trước đây đang dần bị phá vỡ, một mặt là lấy chế độ sở hữu công cộng và phân phối lao động làm chủ thể, mặt khác lấy thành phần kinh tế và phương thức phân phối khác là bộ phận cấu thành quan trọng của thể chế quản lý kinh tế thị trường đang dần được hình thành. Vai trò của kinh tế thị trường đối với điều tiết cơ bản và phân bổ nguồn lực trong các mắt xích như: Chi phí, phân phối, trao đổi, sản xuất của quá trình tổng sản xuất xã hội ngày càng được phát huy đầy đủ. Vì thế, chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc bắt đầu từ việc chuyển đổi thể chế kinh tế kế hoạch truyền thống sang thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Vai trò chi phối của chuyển đổi thể chế kinh tế đối với chuyển đổi thể chế khoa học kỹ thuật chủ yếu ở hai khía cạnh sau:

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 22/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí