ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------
DƯƠNG THỊ HUỆ
CẢI CÁCH THỂ CHẾ KHOA HỌC KỸ THUẬT Ở TRUNG QUỐC VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Đông Phương học Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 06 01
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------
DƯƠNG THỊ HUỆ
CẢI CÁCH THỂ CHẾ KHOA HỌC KỸ THUẬT Ở TRUNG QUỐC VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
Ngành: Đông Phương học Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 06 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nghiêm Thúy Hằng
Hà Nội – 2015
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU I
1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 12
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 13
6. Nguồn tài liệu sử dụng 13
7. Bố cục luận văn 13
CHƯƠNG 1 15
NGUYÊN NHÂN TRUNG QUỐC TIẾN HÀNH CẢI CÁCH THỂ CHẾ KHOA HỌC KỸ THUẬT 15
1.1. Khái niệm 15
1.1.1. Thể chế khoa học kỹ thuật 15
1.1.2. Khái niệm cải cách thể chế khoa học kỹ thuật 16
1.2. Nguyên nhân Trung Quốc tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ thuật 18
1.2.1. Nguyên nhân bên trong 18
1.2.2. Nguyên nhân bên ngoài 21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 28
CHƯƠNG 2 29
QUÁ TRÌNH VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ KHOA HỌC 29
KỸ THUẬT TRUNG QUỐC 29
2.1. Bối cảnh ra đời của cải cách 29
2.2. Khái quát quá trình cải cách 31
2.2.1. Giai đoạn 1978-1985 32
2.2.2. Giai đoạn 1985-1996 33
2.2.3. Giai đoạn 1996-2006 37
2.2.4.Giai đoạn từ năm 2006 đến nay 39
2.3. Nội dung cải cách thể chế khoa học kỹ thuật 42
2.4.Thành tựu, tồn tại và giải pháp cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc 46
2.4.1. Thành tựu 46
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại 48
2.4.3. Giải pháp cải cách 56
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 59
CHƯƠNG 3 60
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 60
3.1. Thực trạng cơ chế chính sách quản lý, phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam trong những năm gần đây 60
3.1.1. Cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho khoa học công nghệ 62
3.1.2. Cơ chế quản lý nhân lực khoa học công nghệ 67
3.1.3. Cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ. 70
3.2. Những ý kiến gợi mở góp phần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam 72
3.2.1.Cơ chế tài chính cho khoa học công nghệ 72
3.2.2. Cơ chế quản lý nhân lực khoa học công nghệ 75
3.2.3. Cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học công nghệ 78
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 80
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
PHỤ LỤC 89
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CSDLCơ sở dữ liệu ĐTPT Đầu tư phát triển
KH&CN Khoa học và công nghệ KH&PT Khoa học và phát triển NC&PTNghiên cứu và phát triển NSNN Ngân sách nhà nước USD Đô la Mỹ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
3 | |
Bảng 3.2: Ngân sách đầu tư cho khoa học công nghệ của một số nước năm 2011 | 3 |
Bảng 3.3: Tỷ lệ cơ cấu chi đầu tư phát triển KH&CN từ NSNN theo khu vực | 5 |
Bảng 3.4: Chi cho NC&PT của một số nước theo nguồn cấp và khu vực thực hiện năm 2011 | 6 |
Bảng 3.5: Nhân lực NC&PT theo thành phần kinh tế và chức năng. | 8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 2
- Nguồn Tài Liệu Cấp 1(Tài Liệu Gốc) Chủ Yếu Bao Gồm:
- Áp Lực Của Phát Triển Khoa Học Kỹ Thuật
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trung Quốc là một quốc gia lớn, dân số đông. Hiện nay, cải cách của Trung Quốc đang bước vào “giai đoạn công kiên” và “vùng nước sâu”. Sau hơn 30 năm cải cách, nhờ thực hiện cải cách - mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng khâm phục: Kinh tế tăng trưởng nhanh, sức mạnh tổng hợp quốc gia được tăng cường, đời sống nhân dân được cải thiện, vị thế quốc tế được nâng cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những thành công trong cải cách mở cửa là nhờ đóng góp to lớn của khoa học và công nghệ; đồng thời một trong những biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại để tiếp tục phát triển cũng bắt đầu từ khoa học và công nghệ. Để cho khoa học và công nghệ phát huy hết vai trò to lớn của mình trong phát triển đất nước, yêu cầu đặt ra đối với Trung Quốc là cần tiếp tục tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ thuật.
Trung Quốc được biết tới như một trong những chiếc nôi của văn minh nhân loại với nhiều sáng chế của văn minh khoa học kỹ thuật như : Giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng. Tuy nhiên, do xuất phát từ một nước có nền văn minh nông nghiệp nên những sáng chế có tính chất khoa học - kỹ thuật chưa được coi trọng nhiều.
Từ năm 1949 -1978 là giai đoạn thăng trầm của lịch sử Trung Quốc. Đây là giai đoạn vật lộn với những thách thức để dò tìm một con đường tiến lên. Giai đoạn này, trên thực tế đã tác động không nhỏ tới sự phát triển của nhân tài Trung Quốc, đặc biệt là nhân tài thuộc giới tri thức và khoa học kỹ thuật. Trong giai đoạn này, nền kinh tế Trung Quốc mô phỏng theo thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ của Liên Xô, điều đó kéo theo cải cách khoa học kỹ thuật của Trung Quốc học theo mô hình của Liên Xô gắn với mô hình kinh tế kế hoạch. Đến tháng 3 năm 1978 tại lễ khai mạc Đại hội Khoa học
toàn quốc, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh : “Bốn hiện đại hóa quan trọng nhất là hiện đại hóa khoa học - kỹ thuật. Không hiện đại hóa khoa học - kỹ thuật cũng không thể có nền kinh tế phát triển tốc độ cao”.1 Khi đó, địa vị chiến lược của khoa học kỹ thuật trong sự nghiệp hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc đã bắt đầu được xác lập.
Sau năm 1979 Đặng Tiểu Bình đã đưa ra quan điểm “Khoa học - kỹ thuật là lực lượng sản xuất hàng đầu”2 nhưng chưa thực sự đi sâu vào cải cách. Nhưng từ cuối những năm 70 cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Đặng Tiểu Bình đã hình thành và phát triển quan điểm “sự nghiệp hiện đại hóa phải dựa vào khoa học và giáo dục”. Quan điểm ấy đã đặt cơ sở lý luận vững chắc cho việc đề xuất và thực thi chiến lược “Khoa giáo hưng quốc”. Và dựa theo tư tưởng chiến lược này, đến năm 1985 Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố quyết định cải cách thể chế khoa học - kỹ thuật và cải cách thể chế giáo dục, xác lập phương châm chiến lược “Phát triển kinh tế phải dựa vào khoa học kỹ thuật, công tác khoa học kỹ thuật phải hướng tới phát triển kinh
tế” và “giáo dục phải phục vụ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội phải dựa vào giáo dục”. Năm 1995, Trung ương Đảng Cộng sản và Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra “Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản và Quốc vụ viện Trung Quốc về việc tăng cường tiến bộ khoa học - kỹ thuật”, mở Đại hội Khoa học - kỹ thuật toàn quốc, lần đầu tiên chính thức đề xuất thực thi chiến lược “Khoa giáo hưng quốc”. Tại Đại hội Khoa học - kỹ thuật toàn quốc, Giang Trạch Dân chỉ ra rằng: “Khoa
1 四个现代化〃关现是科学技现现代化。没有现代科学技现〃就不可能建现现代现现〃现代工现〃现代国防。没有科学技现的高速现展〃也就不可能有国民现现的高速度现展
2 科学技现是第一生现力