Chủ Trương Và Biện Pháp Sửa Sai Của Đảng Bộ Kiến An


tài sản được giải quyết trên tinh thần đoàn kết, thương lượng, giúp đỡ lẫn nhau.

5. Đối với phú nông, không được coi như địa chủ. Phải thực hiện đúng chính sách liên hiệp phú nông. Đối với địa chủ thì thi hành đúng những điều đã quy định đối với địa chủ sau cải cách ruộng đất.

6. Phải chấp hành đúng chính sách tôn giáo…

7. Phải chấp hành đúng chính sách dân tộc…

8. Phải điều chỉnh lại diện tích và sản lượng cho đúng để nhân dân yên tâm sản xuất và đóng góp được công bằng. Chỗ nào sai thì sửa, không sửa lại tràn lan.

9. Phải gấp rút cứu giúp những người vì sai lầm trong cải cách ruộng đất mà hiện bị đau ốm nặng hoặc không có cách gì sinh sống, chú trọng cứu giúp người già, trẻ con, bất cứ họ thuộc thành phần nào.

10. Bỏ tất cả những lệnh quản chế đối với những người bị quy oan là phản động, hoặc cường hào gian ác, bất cứ thuộc thành phần nào…Cấm bắt bớ lung tung…

11. Đối với cán bộ cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức phạm sai lầm thì cần phải kiểm thảo, lấy giáo dục làm chính để giúp đỡ sửa chữa. Sửa lại những trường hợp thi hành kỷ luật và khen thưởng sai.

12. Cần tiến hành ngay việc sửa chữa những sai lầm trong phát động quần chúng chỉnh đốn tổ chức ở các xí nghiệp, công trường, cơ quan.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Kế hoạch sửa sai được tiến hành theo ba bước:

Bước 1: Công tác chủ yếu là tuyên truyền rộng rãi Nghị quyết 10 của Trung ương, ổn định tư tưởng nhân dân và cán bộ, bước đầu củng cố các cơ quan lãnh đạo, chủ yếu là ở cấp xã, tiếp tục trả tự do cho những người bị xử trí oan, trước hết là cán bộ, đảng viên và những người thuộc thành phần nhân dân lao động.

Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 7


Bước 2: Nhiệm vụ chủ yếu là tiến hành sửa sai về thành phần và đền bù tài sản cho những người bị quy sai, đồng thời sửa chữa những sai lầm về các chính sách khác mà trong cải cách ruộng đất đã làm sai.

Bước 3: Tiến hành kiểm điểm công tác sửa sai và tiếp tục giải quyết những vấn đề còn tồn tại; nơi nào cần thiết thì bầu lại Chi ủy, bầu lại các cơ quan lãnh đạo, như Ủy ban hành chính và Ban chấp hành nông hội…

Phương pháp sửa chữa [24, 564]:

Phải dựa vào quần chúng, không tổ chức thành đoàn, đội và không dùng cách đấu, tố như trong giảm tô và cải cách ruộng đất. Việc sửa chữa do các cấp ủy cùng các cấp chính quyền trực tiếp phụ trách với sự tham gia tích cực của các đoàn thể quần chúng, của tổ chức mặt trận các cấp. Việc sửa chữa phải tiến hành từ trong Đảng mà ra, trên cơ sở củng cố cơ quan lãnh đạo của Đảng ở các cấp, củng cố chi bộ mà tiến hành việc giáo dục chính sách cho nhân dân, phát huy dân chủ, kiểm thảo sai lầm, đề ra biện pháp sửa chữa cho đúng.

Trên tinh thần đó, một loạt các văn kiện đã được ban hành nhằm cụ thể hóa chính sách sửa sai trong cải cách ruộng đất: Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với địa chủ sau cải cách ruộng đất (10.1956), Thông tư 1196-TTg (28.12.1956) giải thích và bổ sung một số điểm về chính sách phân định thành phần giai cấp ở nông thôn, Thông tư số 01-LD/TT (3.1.1957) về việc đền bồi quyền lợi vật chất cho những người bị xử trí sai, Thông tư 86-TTg (13.3.1957) về việc sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, về việc chấp hành chính sách ưu đãi gia đình liệt sĩ và các quân nhân cách mạng, Thông tư 417-TTg (11.9. 1957) bổ sung về việc đền bù tài sản…

2.2.2. Chủ trương và biện pháp sửa sai của Đảng bộ Kiến An


Thực hiện nghị quyết 10 của Trung ương Đảng, căn cứ vào yêu cầu, phương châm và chính sách sửa sai, Tỉnh uỷ Kiến An đã ban hành các nghị quyết, thông tri, chỉ thị về kế hoạch và biện pháp sửa sai trên địa bàn tỉnh Thực hiện thông tư số 1162-TTg của Thủ tướng phủ, Ủy ban hành chính Tỉnh Kiến An đã họp và ra nghị quyết 314-NQ/KA (8.2.1957) thành lập UBCCRĐ Tỉnh để giúp đỡ UBHC Tỉnh trong việc theo dõi tình hình về sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức.

Toàn bộ công tác sửa sai đều dựa trên kế hoạch toàn diện của Trung ương, nhưng cũng phải căn cứ vào tình hình địa phương để thực hiện cho phù hợp.

Trên cơ sở đó, công tác sửa sai được tiến hành theo ba bước: Bước 1: gồm 6 việc:

+ Giáo dục chính sách cho cán bộ và nhân dân.

+ Trả tự do cho những người bị bắt, bị xử trí sai và giải quản cho những người bị quản chế không đúng.

+ Trả lại thành phần cho những người bị quy sai.

+ Sơ bộ chấn chỉnh tổ chức.

+ Giải quyết những vấn đề trước mắt.

+ Kết hợp với những công tác trên giúp dân sản xuất. Bước 2: gồm 2 việc:

+ Bồi hoàn lại ruộng đất, tài sản cho những người trước đây bị quy sai lên địa chủ.

+ Chữa lại diện tích, sản lượng ở những nơi chưa làm đúng. Bước 3: gồm 3 việc:

+ Chấn chỉnh lại các tổ chức

+ Tiếp tục giải quyết nốt những công việc còn lại của các bước trước.

+ Chuẩn bị tổng kết.


2.3. Quá trình thực hiện và kết quả công tác sửa sai

2.3.1. Tuyên truyền giáo dục học tập nghị quyết

Sau khi nhận được chỉ thị sửa sai, từ cuối tháng 8 đến tháng 10, Tỉnh uỷ Kiến An đã mở nhiều hội nghị với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, gia đình cách mạng, tôn giáo, quân nhân phục viên...học tập thư của Hồ chủ tịch, Nghị quyết 10 Ban Chấp hành trung ương mở rộng.

Một số đảng viên sau khi được trả lại tự do, tham gia học tập đã nhận thức rõ thắng lợi và sai lầm của cải cách ruộng đất, trước tình trạng uy tín của Đảng và Chính phủ bị tổn thương đã thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc sửa chữa sai lầm khuyết điểm. Một số đồng chí đã trở về địa phương làm công tác tư tưởng cho những cán bộ, đảng viên khác.

Việc học tập Nghị quyết 10 của Trung ương Đảng đã làm cho tư tưởng của cán bộ, đảng viên có sự chuyển biến tốt và tác động tích cực đến quần chúng nhân dân. Mọi người đã động viên nhau "thông cảm với cán bộ", "không thể ngồi mà nghĩ về cái đã qua", quan trọng là chung tay xây dựng cái mới, đoàn kết ổn định như lời chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi.

Ngoài ra Tỉnh uỷ còn triển khai học tập các chính sách của Đảng ở nông thôn, đặc biệt là chính sách sửa thành phần và đền bù tài sản, chính sách đối với thương binh, tử sĩ, gia đình có công với cách mạng; chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng; chính sách đối với nguỵ quân, nguỵ quyền,...

Việc tuyên truyền giáo dục học tập nghị quyết đã có tác dụng to lớn trong việc ổn định tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Cán bộ, đảng viên đã nâng cao lập trường, tư tưởng, tăng cường củng cố chỗ dựa là bần cố nông, thực hiện đoàn kết chặt chẽ với trung nông. Nội bộ quần chúng nhân dân bắt đầu đoàn kết trở lại, uy thế của bần cố nông trước khi sửa sai có bị suy giảm, nay dần dần được khôi phục, thái độ của trung nông với bần cố nông không còn hiềm khích như trước. Tình hình tranh chấp, xích


mích, gây rối ở nông thôn cũng đã giảm nhiều. Đây chính là điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể thực hiện sửa sai nhanh chóng và triệt để, sớm đưa nông thôn trở lại hoạt động bình thường.

2.3.2. Công tác trả lại tự do cho những người bị quy kết sai

Tỉnh uỷ Kiến An đã chỉ đạo thực hiện công tác trả tự do khẩn trương.

Về tổ chức: Ban lãnh đạo chung gồm 5 người do chủ tịch UBHC tỉnh làm trưởng ban. Ngoài ra còn có 5 bộ phận giúp việc: Bộ phận tổ chức, bộ phận giáo dục, bộ phận quản trị, bộ phận y tế, bộ phận phân loại hồ sơ.

Công tác trả tự do được chia thành 3 bước với những đối tượng khác nhau.

Bước 1: Xét trả tự do cho những cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, bộ đội bị truy bức và bị truy chụp phản động hay phá hoại hiện hành; khôi phục công quyền và danh dự cho họ. Đồng thời tạm tha đối với địa chủ già yếu hoặc có con mọn mà xét tha về không còn khả năng chống phá.

Bước 2: Trả tự do cho những nông dân lao động hoặc thành phần khác trong cải cách ruộng đất bị quy oan là phản động hoặc phá hoại hiện hành. Khôi phục công quyền và danh dự cho họ.

Bước 3: Xét trả tự do cho những nông dân lao động hoặc địa chủ thường, địa chủ kháng chiến bị quy oan là phản động hoặc phá hoại hiện hành và bị kích lên thành địa chủ cường hào gian ác. Ở bước này, tuỳ theo tội nặng nhẹ hoặc trả tự do, khoan hồng, hoặc cải án phóng thích, ân xá, ân giảm, hay nguyên án.

Các bước trả tự do được tiến hành theo trình tự: 1) Phổ biến chính sách và chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, gia đình người sẽ được


trả tự do. 2) Tổ chức tiếp đón phạm nhân được trả tự do và chuẩn bị mở lớp học tập. Đồng thời ban tổ chức sơ bộ phân loại để bố trí học tập cho hợp lý, đối chiếu phân loại. 3) Tiến hành mít tinh, công bố trả tự do cho những người bị xử trí oan.

1. Phổ biến chính sách và chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, gia đình người sẽ được trả tự do.

Thực hiện thông tư số 3983 PI (9.9.1956) của TTP, Tỉnh đã mở Hội nghị cán bộ Tỉnh để học tập chủ trương chính sách trả tự do cho những người bị xử trí oan. Hội nghị kết thúc, Tỉnh phân công cán bộ về tổ chức học tập cho cán bộ công nhân viên của tỉnh, huyện, đồng thời tập trung cán bộ phân công về các huyện tham gia chỉ đạo. Sau khi học tập xong ở tỉnh, huyện, các cán bộ được cử về tổ chức học tập ở các tiểu khu (liên xã), hướng dẫn cán bộ xã học tập. Cán bộ xã lại về tổ chức cho cán bộ quân dân chính xã học tập. Học xong, xã bố trí cán bộ xuống hướng dẫn nhân dân xóm.

2. Tổ chức tiếp đón phạm nhân được trả tự do và chuẩn bị mở lớp học tập.

Nội dung học tập chính là học thư Hồ Chủ tịch, chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc trả lại tự do. Ở bước 2, do đối tượng đa phần là nguỵ quân, nguỵ quyền trước đây nên các lớp được học thêm về chính sách tự do tín ngưỡng, chính sách đối với nguỵ quân, nguỵ quyền.

Quá trình học tập đã làm cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhận rõ thắng lợi của cải cách ruộng đất là căn bản, đồng thời cũng thấy rõ khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng. Đại đa số cán bộ đảng viên, gia đình cách mạng, cán bộ bộ đội nói chung rất phấn khởi học tập liên hệ, có nhiều biểu hiện tốt, nhất là đảng viên có thái độ đúng mực, giữ vững được kỷ


luật, khuyên ngăn được những đồng chí có thái độ quá khích, hiềm thù cá nhân.

Bên cạnh đó, qua học tập, nhất là ở xã, xóm đã liên hệ phát giác được những người nào là oan, người nào có tội, lập danh sách giúp đỡ Tỉnh trong việc xét duyệt để báo cáo lên Khu.

Song song với việc mở lớp học tập, tiểu ban xét trả tự do Tỉnh cũng tiến hành xác minh, phân loại, lập danh sách.

Tiểu ban phân loại gồm 4 cán bộ toà án, 4 cán bộ công an, mỗi huyện lại cử lên 1 cán bộ cùng nhà trường tham gia việc xác minh, phân loại, lập danh sách.

Cán bộ huyện cùng cán bộ nhà trường nắm tình hình bộc lộ liên hệ của học viên để đối chiếu với hồ sơ mà đoàn cải cách ruộng đất đã bàn giao lại, đồng thời đối chiếu với đơn khiếu nại của gia đình, đối chiếu với sự phát hiện của xã, huyện cung cấp lên để kịp thời uốn nắn.

Đặc biệt, đối với bước 3 là một bước khó khăn, phức tạp, chủ trương của Bộ và Khu là “không giữ một người bị xử trí oan ở trại giam, không tha nhầm một người có tội về địa phương”. Tỉnh cũng đã lấy một xã Bắc Hà (An Lão) để thí điểm rút kinh nghiệm, phổ biến cho các huyện và xã.

3. Tổ chức mít tinh, công bố trả tự do

Học tập xong, các huyện cử cán bộ lên đón tiếp những người được xét trả tự do về huyện. Ở bước 1, huyện tiến hành tổ chức điển hình mít tinh một xã gần huyện để công bố mệnh lệnh trả tự do, khôi phục công quyền, danh dự cho những cán bộ, đảng viên và gia đình có công với cách mạng và kháng chiến. Sau đó, lần lượt các xã đón tiếp về địa phương, tổ chức mít tinh, công bố trả tự do, khôi phục công quyền danh dự cho những người bị oan. Trong bước 2, công bố mệnh lệnh trả tự do được tiến


hành như bước 1, nhưng có phân biệt đối xử. Đối với những gia đình có con là cán bộ đảng viên thì mít tinh công bố ở xã, nếu là nông dân lao động thì chỉ triệu tập họp cán bộ quân dân chính mở rộng để công bố. Tuy nhiên, sau đó UBHC Khu đã chỉ thị cho Tỉnh: trước đây đem người ra đấu tố trước nhân dân thì nay cũng cần công bố trả tự do trước nhân dân. Thực hiện chỉ thị đó, việc mít tinh công bố trả tự do cho nông dân lao động được tiến hành tại các thôn.

Nhận thức rõ công tác trả tự do là một công tác quan trọng đột xuất, Tỉnh đã huy động một số lượng lớn cán bộ, tiến hành nhiệm vụ khẩn trương. Kết quả, qua ba bước, ta đã trả tự do cho những người bị xử trí oan là 790 người; có ít tội khoan hồng, cải án phóng thích cho 228 người; tạm tha 224 người. Tổng cộng đã cho về địa phương 1.242 người. Số người quản chế đã được giải quản là 306 người. Số tử hình đã minh oan trong bước 1 là 6 người. Số cán bộ đã tha về địa phương là 908 người, số tu sỹ được tha về là 1 người. Còn lại 213 người vẫn tiếp tục ở tù, và 69 người vẫn chịu án quản chế [8, 166-167] Trong số đó, Huyện, Tỉnh đã đề nghị tạm giữ lại một số, chờ xét duyệt sẽ giải quyết sau.

Công tác trả tự do được tiến hành khẩn trương thể hiện sự kiên quyết sửa sai của Đảng và Chính phủ, góp phần củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân, đa số cán bộ đảng viên về tham gia công tác trở lại, những mâu thuẫn do hậu của của cải cách ruộng đất gây nên đã được giải quyết một phần, tình hình nông thôn cũng dần đi vào ổn định.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác trả tự do cũng còn những tồn tại sau:

Việc tuyên truyền, giáo dục quần chúng về công tác trả tự do có lúc, có nơi chưa được tốt nên người được trả tự do vẫn bị quần chúng thành kiến. Đặc biệt ở bước 3, việc lãnh đạo học tập chỉ tập trung lúc đầu, sau

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 24/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí