Cải cách kinh tế - Xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ - 12


ngoài quyết định. Có thể nói, đây là kết quả tổng hợp của cả ý đồ phục hồi nước Nhật sau thảm hoạ phát xít theo xu hướng dân chủ hoá Nhật Bản nhằm thủ tiêu triệt để chủ nghĩa quân phiệt do các nước Đồng minh đề ra lẫn khát vọng của nhân dân Nhật Bản trước yêu cầu cải cách. Các cuộc cải cách dân chủ được thực hiện chủ yếu dựa trên thành quả của cuộc đấu tranh chống phát xít của các nước Đồng minh và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. Đồng thời, Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là vai trò của MacArthur - Tổng tư lệnh các lực lượng Đồng minh trong việc thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách này. Mặt khác, do đường lối chủ động về kinh tế của chính quyền Nhật Bản và tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, tự lực, tự cường của nhân dân Nhật Bản - yếu tố chủ quan tạo nên sự thành công của công cuộc cải cách.

- Trong quá trình thực hiện công cuộc phục hồi kinh tế và dân chủ hoá đất nước, nhất là cải cách kinh tế - xã hội, chính phủ Nhật Bản đã lợi dụng áp lực của Mỹ để loại bỏ những tàn dư phong kiến và quân phiệt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, tạo điều kiện để phát triển đất nước. Trước đó, chính phủ đã nhiều lần cương quyết tiến hành cải cách ruộng đất, nhưng không thành công. Sau khi nước Nhật bại trận với sức mạnh áp đảo của lực lượng Đồng minh, cải cách ruộng đất mới thực hiện thành công.

Từ những biện pháp chủ động, khôn khéo của chính phủ Nhật Bản kết hợp với sự lao động quên mình cho công cuộc phục hồi đất nước của nhân dân Nhật Bản, công cuộc cải cách dân chủ sau chiến tranh đã thu được những kết quả tốt đẹp và khác nhiều so với ý đồ và mục đích ban đầu của Mỹ.[16, tr. 220-223]



Bản

3.2.2. Tác động của cải cách kinh tế - xã hội sau chiến tranh ở Nhật


- Cùng với các cải cách khác trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

cải cách kinh tế đã góp phần tái lập lại tình trạng phát triển bình thường của xã hội và kinh tế Nhật Bản từ một xã hội mất dân chủ, quân phiệt, một nền kinh tế bị quân sự hoá cao độ và lấy chiến tranh làm phương tiện phát triển đất nước, sang nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, một xã hội dân chủ, hoà bình, lấy người tiêu dùng làm đối tượng phục vụ, và lấy hợp tác, cạnh tranh, và phát triển kinh tế và khoa học làm phương tiện phát triển đất nước. Nhờ đó, Nhật Bản đã có thể có điều kiện thu hút được sự đồng tâm hiệp lực của đông đảo dân chúng Nhật Bản và huy động được mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước vào công cuộc phục hồi, tái thiết và xây dựng nước Nhật sau chiến tranh.

- Đồng thời, tạo được những cơ sở quan trọng để Nhật Bản có thể phục hồi nhanh chóng nền kinh tế sau chiến tranh. Đến năm 1951 - 52, Nhật Bản đã thực sự kết thúc giai đoạn phục hồi kinh tế, mức sản xuất lúc này đạt ngang mức sản xuất trước chiến tranh (1934 - 36). Công cuộc cải cách dân chủ trong những năm đầu sau chiến tranh đã xoá bỏ những tàn dư phong kiến, xây dựng nền tảng mới về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và tạo đà cho Nhật Bản phát triển. Công cuộc cải cách này thật sự là một bước ngoặt trong lịch sử Nhật Bản, đưa Nhật Bản sang một giai đoạn phát triển mới về mọi mặt. Dưới sự lãmh đạo của chính phủ, với sự lao động kiên cường, nhân dân Nhật Bản đã đưa đất nước trở thành một siêu cường kinh tế và đạt đến đỉnh cao trong sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Vị trí quốc tế của Nhật Bản, cũng vì thế, mà ngày càng tăng lên.

Cải cách kinh tế - Xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ - 12


- Công cuộc cải cách này đã đưa nước Nhật trở lại với cộng đồng các quốc gia trên thế giới từ đống tro tàn của chiến tranh. Nó đã biến đổi cơ bản Nhật Bản từ một nước “quân chủ”, “hiếu chiến”, xâm lược sang một nước Nhật “dân chủ”, “hoà bình” và hữu nghị với các dân tộc. Nhờ đó, người dân Nhật Bản đã không chỉ gây dựng được lòng tin đối với cộng đồng thế giới và khu vực, mà còn có cơ hội để có những đóng góp thiết thực vào hoà bình, tiến bộ và phồn vinh của nhân loại.

3.2.3. Những hạn chế của công cuộc cải cách


Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau trong và ngoài nước, của cả Nhật Bản, lẫn lực lượng Đồng minh, trước hết là Mỹ, những cải cách kinh tế - xã hôi trên cũng có những hạn chế và bị chệch hướng nhất định so với mục tiêu ban đầu. Cụ thể là:

- Chưa thực sự mang lại lợi ích hoàn toàn cho những người lao động. Đến năm 1950, vẫn còn tới 10% ruộng đất phát canh, quyền lợi của công nhân nói riêng, nhân dân lao động nói chung, trong các xí nghiệp nhỏ vẫn chưa được chú ý đúng mức,...

- Trong một số lĩnh vực, công cuộc cải cách này vẫn còn hạn chế: Các thế lực phát xít vẫn chưa được thanh trừng triệt để, việc tiến hành “thanh trừng Đỏ” là vi phạm nghiêm trọng Tuyên cáo Potsđam, việc giải tán các zaibatsu vẫn chưa được thực hiện triệt để như chính sách ban đầu, phong trào lao động vẫn bị gây khó dễ và ngăn chặn,...

- Dưới tác động của cuộc Chiến tranh lạnh và cách mạng thành công ở Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện “đường lối đảo ngược” xoay chuyển ý đồ trong chính sách chiếm đóng ở Nhật Bản từ tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt, phá tan sức mạnh (cả kinh tế lẫn quân sự) của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, phục hồi dân chủ sang hạn chế xu hướng dân chủ, đẩy mạnh phục hồi kinh tế


Nhật Bản. Mưu đồ của Mỹ là phục hồi nhanh chóng kinh tế Nhật Bản, nhằm biến Nhật Bản thành liên minh chiến lược chống lại Liên Xô, Trung Quốc và ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực. Vì vậy, công cuộc cải cách dân chủ, trong đó có cải cách kinh tế, ở Nhật Bản sau chiến tranh bị chững lại, thậm chí ít nhiều bị chệch hướng so với mục tiêu ban đầu do Lực lượng đồng minh đề ra, và kết quả của nó đã bị hạn chế.[16, tr. 227]

3.2.4. Một số bài học kinh nghiệm


Từ những cải cách dân chủ, trong đó có cải cách kinh tế-xã hội, ở Nhật Bản sau chiến tranh, chúng ta có thể rút ra một số bài học có tính kinh nghiệm sau:

- Đối với một đất nước bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, lại vừa bị đè nặng bởi những tàn dư của xã hội cũ kìm hãm sự năng động và sáng tạo, sẽ không thể phát triển được nếu không có những cải cách căn bản nhằm loại bỏ hoàn toàn những tàn dư cũ, trì trệ và bảo thủ, chuyển hẳn sang một xã hội dân chủ và cạnh tranh trong hoà bình, một nền kinh tế mới theo hướng thị trường mở, tạo điều kiện cho mọi khả năng sáng tạo có môi trường tốt để nảy sinh và phát triển.

- Những cải cách, nhất là những cải cách căn bản, đụng chạm đến nền tảng, đến những vấn đề thuộc về chiều sâu của xã hội, của nền kinh tế, sẽ không thể thực hiện được nếu không có những sức ép mạnh, từ bản thân nội tại của xã hội và nền kinh tế đó, cũng như từ những sức ép quyết liệt như từ bên ngoài. Đôi khi, những sức ép từ bên ngoài có vai trò quyết định hơn cả sức ép trong nước.

- Những cải cách căn bản đó cần phải xuất phát từ lợi ích lâu dài của quốc gia, phải đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích căn bản và chính đáng của đông đảo dân chúng. Có như vậy mới có thể tạo ra được sự đồng thuận


của toàn xã hội, mới có thể huy động được mọi nguồn lực và sự tham gia của đông đảo người dân, từ mọi tầng lớp, mọi giới, và nếu được như vậy, chắc chắn sẽ thành công.

- Đồng thời, những cải cách đó về cơ bản, phải phù hợp với xu thế phát triển chung của nhân loại đó là dân chủ, thị trường, mở cửa và phát triển trong hoà bình. Nếu được như vậy, thì những cải cách đó mới có cơ thành công và huy động được sự đóng góp của mọi nguồn lực từ mọi hướng để thành công.


KẾT LUẬN


Từ những nghiên cứu về các cải cách kinh tế-xã hội căn bản của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong thời gian 1944 -1951, chúng ta thấy rằng:

- Những cải cách này mang tính chất dân chủ tư sản, thủ tiêu những tàn tích phong kiến, quân phiệt nhằm hoà bình và dân chủ hoá nước Nhật, phục hồi và phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, và tái lập sự phát triển bình thường của xã hội và kinh tế Nhật Bản. Trong điều kiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những cải cách này là phù hợp với yêu cầu và ước vọng của nhân dân Nhật Bản, nên nó mang tính chất tiến bộ rò rệt, tạo đà và đặt nền móng cho sự phát triển tiếp theo của nước Nhật hiện đại.

Công cuộc cải cách sau chiến tranh của Nhật Bản, trong đó có cải cách kinh tế - xã hội nhằm tiêu diệt tận gốc rễ của chủ nghĩa quân phiệt, căn nguyên của chiến tranh và những tàn tích phong kiến, đưa nước Nhật phát triển theo con đường tự do, dân chủ và hoà bình. Công cuộc cải cách này được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, với kinh tế là chủ yếu, nhằm cứu nguy dân tộc Nhật Bản sau thảm bại chiến tranh, đưa dân tộc này vượt qua mọi khó khăn, phục hồi toàn diện, kiến tạo một nước Nhật mới - hoà bình, dân chủ -trở về với cộng đồng các dân tộc trên thế giới.

Mặc dù trong quá trình tiến hành cải cách, do tình hình trong nước, khu vực và quốc tế của Nhật Bản có nhiều biến động, nên một số nội dung, bước đi và sau đó là kết quả của cải cách không phải đã đạt được như những gì mà Lực lượng chiếm đóng và chính phủ Nhật Bản đã đề ra ban đầu và như kỳ vọng của người dân Nhật Bản, song về cơ bản, chúng đã thành công, phá tan


và ngăn chặn được sự phục hồi của chủ nghĩa quân phiệt, loại bỏ được về cơ bản những tàn dư còn rơi rớt lại của chủ nghĩa phong kiến, tạo ra một xã hội dân chủ và hoà bình, tái lập và mở rộng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Nhật Bản, mở ra và tạo đà cho một hướng phát triển mới đầy triển vọng sau này cho một nước Nhật hiện đại./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. TIẾNG VIỆT


1. Đoàn Văn An (1965), Giáo dục Nhật Bản hiện đại, Bộ giáo dục Sài Gòn.


2. Thích Thiện Ân (1965), Lịch sử tư tưởng Nhật Bản, Đông phương xuất bản, Sài Gòn.

3. Bộ ngoại giao Nhật Bản (1973), Nước Nhật Bản 100 năm Minh Trị.


5. Lê Công (1956), Nước Nhật ngày nay, Nxb Lan Đình, Sài Gòn.


6. Chie Nakane (1990), Xã hội Nhật Bản, Đào Anh Tuấn dịch, Nxb KHXH, Hà Nội

7. Quang Chính (1957), Chính trị Nhật Bản (1854 - 1954), Nxb Lan Đình, Sài Gòn

8. EZA F.Vogel (1989), Nhật Bản số 1, những bài học cho Hoa Kỳ, Viện nghiên cứu quản lý Trung ương, Trung tâm thông tin tư liệu, Hà Nội

9. G.C.Allen (1988), Chính sách kinh tế Nhật Bản, tập I, Ủy ban KHXH, Viện kinh tế Thế giới, Hà Nội.

10. George SANSOM (1994), Lịch sử Nhật Bản, tập I, Nxb KHXH, Hà Nội


11. George SANSOM (1994), Lịch sử Nhật Bản, tập II, Nxb KHXH, Hà Nội


12. George SANSOM (1995), Lịch sử Nhật Bản, tập III, Nxb KHXH, Hà Nội


13. Phạm Giảng (1962), Lịch sử quan hệ quốc tế (từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1954), Viện Sử học, Hà Nội

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022