Các Biện Pháp Cải Cách Hệ Thống Ngân Hàng Nhật Bản


không thể tái lập lại được chức năng trung gian tài chính bình thường. Giải quyết các vấn đề của ngành ngân hàng là điều kiện để khôi phục các cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ thông thường và, do đó, hiệu quả của chính sách tiền tệ cao hơn.

Vấn đề của ngành ngân hàng, một mặt, là sự phản tình trạng yếu kém của khu vực doanh nghiệp và, mặt khác, có thể là một nguyên nhân gây ra sự trì trệ kinh tế và giảm phát giá hàng hóa. Vấn đề là trong một môi trường đình trệ kinh tế và giảm phát giá cả, rất khó để giảm chi tiêu tài khóa và hạn chế thâm hụt ngân sách. Trên thực tế, kể từ đầu những năm 1990, chi tiêu của chính phủ đã tăng lên do nhu cầu hỗ trợ tổng cầu và doanh thu của chính phủ đã giảm nhanh một phần nhờ chức năng bình ổn tự động. Do đó, thâm hụt ngân sách lớn đã được duy trì trong suốt những năm 1990 và cả đến những năm 2000 và tỷ lệ tổng nợ công/GDP đã tăng đều đặn, lên mức 166% trong năm 2003.

Cho đến đầu năm 2003, việc tích lũy nợ chính phủ vẫn tạm chấp nhận được do lãi suất của trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) còn thấp. Tuy nhiên, việc hạ bậc xếp hạng chủ quyền của JGB bởi các tổ chức xếp hạng quốc tế dự kiến sẽ làm tăng sự lo lắng và lo ngại của nhà đầu tư về tính bền vững tài khóa. Nợ gia tăng cuối cùng sẽ gây áp lực tăng lên đối với lãi suất dài hạn, mà những dấu hiệu của nó đã được quan sát thấy vào tháng 8 và tháng 9 năm 2003. Tuy vậy, vì lo ngại ngày càng lớn về sự bền vững tài khóa, nên áp lực tăng lên đối với lãi suất dài hạn là không thể tránh khỏi, do đó sẽ lại gây ra gánh nặng tài khóa lớn và làm trầm trọng thêm tình hình nợ nần.

Để ngăn chặn điều này, GDP danh nghĩa phải tăng với tốc độ cao hơn nhiều so với lãi suất dài hạn và / hoặc một khoản thặng dư lớn phải được tạo ra trong một khoảng thời gian đáng kể. Việc tăng lãi suất cuối cùng có thể khiến các ngân hàng thương mại gặp phải một loại rủi ro khác, bằng cách tạo ra tổn thất vốn cho các ngân hàng nắm giữ JGB trừ khi được bù đắp lại bằng việc tăng giá cổ phiếu.

3.2. Các biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản đã nỗ lực để giải quyết những khó khăn mà ngành ngân hàng nước này gặp phải từ sau các cuộc khủng hoảng, đồng thời phục hồi, tái thiết một hệ thống ngân hàng hiệu quả thông qua việc thiết lập một khuôn khổ giám sát và điều tiết hiệu quả. Những nội dung cơ bản trong quá trình cải cách hệ thống NHTM Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2005 tập trung vào các lĩnh vực chính là: (i) Ổn định hệ thống ngân hàng; (ii) Tái cấu trúc ngành ngân hàng: Tái cấp vốn công cộng và xử lý nợ xấu; (iii) Sáp nhập và giải thể ngân hàng yếu kém; (iv) Cải cách hệ thống ngân


hàng gắn với tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp và (v) Thiết lập một khuôn khổ giám sát và điều tiết dựa trên thị trường.

3.2.1. Ổn định hệ thống ngân hàng

Ngành ngân hàng Nhật Bản rơi vào khủng hoảng hệ thống từ cuối năm 1997 đến 1998. Tuy nhiên, lĩnh vực này đã được ổn định nhờ các hành động kiên quyết hơn so với những năm trước. Khi hệ thống ngân hàng rơi vào khó khăn, Nhật Bản đã áp dụng các chính sách khẩn cấp nhằm ổn định hệ thống ngân hàng, cụ thể:

- Chính sách bảo vệ an toàn tiền gửi của người dân;

- Chính sách hạn chế, hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp đã được mở rộng cho các ngân hàng gặp khó khăn;

- Huy động, cung cấp các nguồn tài chính để khuyến khích các tổ chức ngân hàng lành mạnh chống chọi với khủng hoảng;

- Hợp nhất các tổ chức ngân hàng gặp khó khăn.

Nhưng chính phủ đã không còn sẵn sàng sử dụng các quỹ công để giải quyết vấn đề về bảng cân đối tài sản của các ngân hàng kể từ lúc khủng hoảng Jusen 1995- 96 khi họ miễn cưỡng đồng ý bơm 680 tỷ yên để cứu các công ty cho vay nhà ở chuyên nghiệp này. Động thái này là lần đầu tiên khi các quỹ công cộng được sử dụng trực tiếp để đối phó với sự bất ổn tài chính ở Nhật Bản, điều này cực kỳ không phổ biến về mặt chính trị lúc đó và các nhà chức trách không sẵn sàng lặp lại. Tuy nhiên, họ đã nỗ lực để ngăn chặn những khó khăn đang nổi lên trong lĩnh vực ngân hàng. Chẳng hạn, vào tháng 6 năm 1996, hệ thống bảo hiểm tiền gửi đã được tăng cường thông qua sửa đổi lớn Luật Bảo hiểm tiền gửi bao gồm: Đình chỉ tạm thời việc bảo vệ tiền gửi hạn chế cho đến tháng 3 năm 2001 (Điều này diễn ra sau thông báo của MOF vào tháng 6 năm 1995 rằng Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi sẽ bảo vệ tất cả tiền gửi của các ngân hàng gặp khó khăn ít nhất trong năm năm.); và tăng phí bảo hiểm từ 0,012% lên 0,084%. Đồng thời, hành động khắc phục kịp thời đã được luật hóa như một khung pháp lý quy định bắt buộc phải có các hành động khắc phục nếu tỷ lệ vốn dự phòng xấu đi (Nếu Tỷ lệ vốn của một ngân hàng thương mại giảm xuống dưới một tiêu chuẩn nhất định, chính quyền sẽ yêu cầu ngân hàng đệ trình kế hoạch cải tiến quản lý để có hành động cụ thể nhằm khắc phục tình trạng này. Ngân hàng sẽ được yêu cầu phân loại các khoản vay của mình thành năm loại rủi ro, tùy thuộc vào kiểm toán bên ngoài. Kế hoạch hành động khắc phục kịp thời đã được luật hóa vào năm 1996 và lần đầu tiên được đưa ra vào tháng 5 năm 1999). Những nỗ lực này vẫn nhằm giải quyết các vấn đề của các hợp tác xã tín dụng hơn là các ngân hàng lớn. Việc bơm tiền công vào


các ngân hàng lớn được coi là vượt quá khả năng của Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi (DIC).

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng toàn hệ thống năm 1997- 1998 đã khiến các cơ quan chức trách phải có những hành động quyết đoán hơn để ổn định hệ thống: Tuyên bố vào tháng 12 năm 1997 rằng sẽ có tới 30 nghìn tỷ yên dành cho DIC vào tháng 3 năm 1998 - bao gồm 13 nghìn tỷ yên để củng cố bảng cân đối tài sản các ngân hàng và 17 nghìn tỷ yên để củng cố hệ thống DIC; thành lập Cơ quan giám sát tài chính và Ủy ban tái thiết tài chính (FRC) (Cơ quan giám sát tài chính được thành lập vào tháng 6 năm 1998, tiếp quản các chức năng giám sát và kiểm tra hệ thống tài chính từ Bộ Tài chính Nhật Bản. Bộ Tài chính giữ lại chức năng hoạch định chính sách và lập ra Phòng hoạch định hệ thống tài chính mới bằng cách củng cố các chức năng hoạch định chính sách của Phòng Ngân hàng và Chứng khoán. Vào tháng 12 năm 1998, Ủy ban Tái thiết Tài chính (FRC) được thành lập như một cơ quan mẹ của Cơ quan Giám sát Tài chính, tiếp quản việc giám sát ngành tài chính), lần bơm quỹ công cộng 1,8 nghìn tỷ yên vào tháng 3 năm 1998 và 7,5 nghìn tỷ yên vào tháng 3 năm 1999 để giúp các ngân hàng lớn đáp ứng đủ nhu cầu vốn dự phòng cần thiết vốn; việc quốc hữu hóa tạm thời hai ngân hàng lớn, Ngân hàng Tín dụng Dài hạn và Ngân hàng Tín dụng Nippon, tương ứng vào tháng 10 và tháng 12 năm 1998; việc tăng các quỹ công cộng lên tổng cộng 60 nghìn tỷ Yên, hơn 12% GDP của Ngân hàng để hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng vào tháng 10 năm 1998 (Trong số 60 nghìn tỷ yên, 17 nghìn tỷ yên đã được giữ lại từ kế hoạch ban đầu để bảo vệ người gửi tiền của các ngân hàng thất bại, trong khi đó có thêm 43 nghìn tỷ yên thay cho 13 nghìn tỷ yên ban đầu được cung cấp trong Ngân sách bổ sung tháng 10 năm 1998, với 25 nghìn tỷ yên để bơm vốn vào các ngân hàng yếu nhưng còn khả năng tồn tại và 18 nghìn tỷ yên để tài trợ cho hoạt động của các ngân hàng tạm thời bị quốc hữu hóa); và sử dụng các điều khoản hành động khắc phục kịp thời, bắt đầu từ tháng 5 năm 1999.

Sau khi tái cấp vốn công, các ngân hàng thương mại bắt đầu điều chỉnh theo hướng dẫn của FRC mới được thành lập và Cơ quan giám sát tài chính. Việc tái cấu trúc các ngân hàng theo hình thức đóng cửa các chi nhánh, vốn hóa tư nhân, phân loại cho vay chặt chẽ hơn, trích lập dự phòng và xóa nợ nhiều hơn, và cắt giảm các hoạt động xuyên biên giới. Nhờ các biện pháp như vậy, các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn được cải thiện và nợ xấu bắt đầu được xử lý nghiêm túc. Sự ổn định của ngành ngân hàng đã được khôi phục phần lớn. “Mức lãi suất cao nhất Nhật Bản” đã


bị thu hẹp đáng kể vào tháng 4 năm 1999 khi thị trường phản ứng thuận lợi với hướng dẫn xuống của BOJ đối với lãi suất thị trường liên ngân hàng qua đêm xuống gần như bằng không.

Năm 2017, Chính sách tiền tệ được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản có những phục hồi thuận lợi, dù lạm phát vẫn ở mức thấp chưa đạt mục tiêu 2%. Ủy ban Chính sách BoJ đã nhất trí tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ. Bên cạnh đó, Ủy ban này đã thông qua các quyết định như phương châm mua vào tài sản từ quỹ đầu tư danh mục chỉ số chứng khoán (ETF). Ngày 21/12/2017, Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đã quyết định tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ với lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn (10 năm) ở mức 0% và lãi suất ngắn hạn âm 0,1% [Nguồn: Nydailynews]. Kết quả điều tra dự báo kinh tế ngắn hạn của các doanh nghiệp Nhật Bản trên toàn quốc trong tháng 12/2017 cho thấy tình trạng suy giảm tại các doanh nghiệp sản xuất lớn đã được cải thiện 5 quý liên tiếp. Nhu cầu trong và ngoài nước thuận lợi đang giúp kinh tế Nhật Bản phục hồi. Tiêu dùng cá nhân - yếu tố chiếm 60% tổng sản phẩm quốc nội (GPD) của Nhật Bản - cũng được điều chỉnh tăng.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thuận lợi, BoJ sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2% vào năm 2019. Lạm phát yếu đang là mối đe dọa với kinh tế Nhật Bản khi người dân có thói quen tích trữ tiền mặt, ảnh hưởng xấu tới nhu cầu tiêu dùng. Việc kích thích lạm phát lên 2% sẽ làm giảm xu hướng tích trữ tiền mặt, buộc người dân mua các tài sản có giá trị, góp phần tăng đáng kể nhu cầu tiêu dùng.

3.2.2. Tái cấu trúc ngành ngân hàng: Tái cấp vốn công và xử lý nợ xấu

3.2.2.1. Tái cấp vốn công

Vào tháng 3 năm 1998, chính phủ Nhật Bản đã bơm các nguồn lực công để tái cấp vốn cho 21 ngân hàng thương mại, bao gồm tất cả các ngân hàng thành phố, với tổng số tiền là 1,82 nghìn tỷ yên, và vào tháng 3 năm 1999, bơm thêm 7,5 nghìn tỷ yên vào 15 ngân hàng lớn, trong đó tất cả đều là các ngân hàng thành phố, ngoại trừ Ngân hàng Tokyo Mitsubishi đã nhận được 5,4 nghìn tỷ yên (Bảng 2). Một số vốn tăng lên bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi và một số giấy nợ dưới chuẩn. Nhiều ngân hàng cũng được khuyến khích huy động vốn tư nhân từ thị trường. Do đó, bất chấp tác động tiêu cực đến vốn ngân hàng của các khoản xóa nợ và các khoản dự phòng thua lỗ cho vay khá lớn, tỷ lệ vốn dựa trên rủi ro của các ngân hàng Nhật Bản đã tăng từ 1 đến 2 điểm vào năm 1999.


Tất cả các ngân hàng thành phố nhận được tiền tái cấp vốn từ quỹ công đã bị Luật Tăng cường sớm chức năng tài chính buộc phải trình một kế hoạch tái cấu trúc để quản lý hợp lý vào tháng 3 năm 1999 (Trong tất cả các ngân hàng thành phố, chỉ có Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi là không nhận được quỹ công vào năm 1999 và do đó không phải trình kế hoạch như vậy). Kết quả là, hướng dẫn chính thức của Cơ quan giám sát tài chính (sau này là Cơ quan Dịch vụ Tài chính) bắt đầu định hướng hành vi và chiến lược của các ngân hàng.

Các yếu tố chính của các kế hoạch tái cấu trúc của các NHTM Nhật Bản là:

- Tái cấu trúc tổ chức, bao gồm sáp nhập, các công ty con, liên minh với các đối tác cả trong và ngoài ngành ngân hàng;

- Tái cấu trúc hoạt động để cải thiện ROE, bao gồm giảm chi phí cho quan chức điều hành, nhân sự, hoạt động và vật liệu và thu hẹp các hoạt động ở nước ngoài;

- Giải quyết nợ xấu.

Bảng 3.3. Bơm vốn công vào hệ thống ngân hàng, tháng 3 năm 1998 và 1999

Đơn vị: Tỷ Yên


Ngân hàng

Tháng 3 năm 1998

Tháng 3 năm 1999


Tổng

Cổ phiếu ưu đãi

Nợ dưới chuẩn

Vay dưới chuẩn


Tổng

Cổ phiếu ưu đãi

Nợ dưới chuẩn

Ngân hàng thành phố








- Tokyo Mitsubishi

100

0

100

0

--

--

--

- Daiichi Kangyo

99

99

0

0

900

700

200

- Sakura

100

0

100

0

800

800

0

- Sumitomo

100

0

100

0

501

501

0

- Fuji

100

0

100

0

1,000

800

200

- Sanwa

100

0

100

0

700

600

100

- Tokai

100

0

0

100

600

600

0

- Daiwa

100

0

0

100

408

408

0

- Asahi

100

0

0

100

500

400

100

NH tín dụng dài hạn








- NH công nghiệp

100

0

100

0

600

350

250

- NH tín dụng dài hạn (*)

176.6

130

0

46.6

--

--

--

- NH tín dụng Nippon (*)

60

60

0

0

--

--

--

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho Việt Nam - 8


Ngân hàng ủy thác








- NH ủy thác Mitsubishi

50

0

50

0

300

200

100

- NH ủy thác Sumitomo

100

0

100

0

200

100

100

- NH ủy thác Mitsui

100

0

100

0

400.2

250.2

150

- NH ủy thác Yasuda

150

0

150

0

--

--

--

- NH ủy thác Toyo

50

0

50

0

200

200

0

- NH ủy thác Chuo

60

32

0

28

150

150

0

Ngân hàng khu vực








- Ngân hàng Yokohama

20

0

0

20

200

100

100

- Ngân hàng Hokuriku

20

0

0

20

--

--

--

- Ngân hàng Ashikaga

30

0

30

0

--

--

--

Tổng

1,815.6

321

1,080

414.6

7,459.2

6,159.2

1,300

Lưu ý: (*) Các ngân hàng này chỉ được cấp một phần số vốn mà họ xin bơm vào.

Nguồn: DICFRC - Deposit Insurance Corporation and the Financial Reconstruction Commission (Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi và Ủy ban tái thiết tài

chính).

3.2.2.2. Xử lý nợ xấu

Thừa nhận nợ xấu. Các nhà chức trách Nhật Bản từ lâu đã né tránh thừa nhận mức độ nghiêm trọng của nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng 1997-98 đã khiến chính phủ Nhật Bản phải đánh giá lại khả năng thanh khoản và sự lành mạnh của các cơ sở vốn của từng ngân hàng. Bộ Tài chính xác định tổng số nợ xấu của các ngân hàng lớn tính đến tháng 3 năm 1998 là 22 nghìn tỷ yên. Cơ quan giám sát tài chính mới thành lập, dưới sự hướng dẫn của Ủy ban Tái thiết tài chính (FRC) và cùng với Ngân hàng Nhật Bản, đã xác định tổng số nợ xấu của tất cả các tổ chức nhận tiền gửi là 39 nghìn tỷ yên tính đến tháng 3/1999. Tuy vậy, do các cuộc thanh kiểm tra này dựa trên sự tự đánh giá nợ xấu của các ngân hàng, nên đã khiến người ta nghi ngờ liệu những con số này có chính xác hay không.

Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA), một cơ quan mới thay thế Cơ quan Giám sát Tài chính, đã tiến hành kiểm toán đặc biệt các khoản vay ngân hàng trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2001 đến tháng 3 năm 2002. Việc thanh kiểm tra này chỉ giới hạn ở những người vay lớn có chỉ số thị trường, như giá cổ phiếu và xếp hạng tín dụng, đã xuống cấp nhanh chóng, và mức độ rủi ro của mỗi ngân hàng cao. Quá trình này dẫn đến việc thanh kiểm tra các khoản vay của 149 công ty và một phần tư các khoản vay“bình thường” hoặc “cần chú ý” được kiểm tra đã được phân loại thành


các khoản nợ xấu – “phá sản” hoặc “nợ có nguy cơ phá sản”. (Các khoản vay ngân hàng được phân thành năm loại rủi ro, tức là bình thường, cần chú ý, đặc biệt chú ý, có nguy cơ phá sản và phá sản / phá sản trên thực tế. Các khoản vay thông thường là các khoản cho vay đối với những người vay có kết quả mạnh mẽ và không có vấn đề gì đặc biệt đối với tình trạng tài chính của họ. Vay cần chú ý là khoản vay đối với người vay có vấn đề về điều kiện cho vay, đáp ứng hoặc những điều kiện tài chính của họ,... Vay cần đặc biệt chú ý là một tập hợp các khoản vay cần sự chú ý, quá hạn hơn 3 tháng hoặc gặp vấn đề với điều kiện cho vay (nghĩa là chối bỏ, giảm hoặc hoãn trả lãi). Vay có nguy cơ phá sản là các khoản vay đối với những người đi vay gặp khó khăn trong kinh doanh và không đạt được tiến bộ thích đáng trong kế hoạch cải tiến kinh doanh của mình, do đó có khả năng rơi vào tình trạng phá sản trong tương lai. Vay phá sản là những khoản vay được coi là những khoản cho những người vay bị phá sản chính thức và hợp pháp, bao gồm phá sản, không có khả năng thanh toán, xây dựng lại, tổ chức lại, khất nợ và ngừng giao dịch trên thị trường hối phiếu, trong khi “các khoản vay phá sản trên thực tế” là các khoản cho vay đối với những người đang trong tình trạng kinh doanh cực kỳ khó khăn và được coi là không thể xây dựng lại được, mặc dù họ chưa chính thức phá sản hợp pháp (Xem Phụ lục 2 để biết chi tiết về phân loại các khoản vay). Áp lực pháp lý gia tăng đã buộc các ngân hàng phải thay đổi mạnh mẽ trong phân loại các khoản vay vào năm 2002, với giá trị nợ xấu tăng hơn 25% từ 33,6 nghìn tỷ yên vào tháng 3 năm 2001 lên 43,2 nghìn tỷ yên vào tháng 3/2002. FSA đã tiến hành vòng thanh kiểm tra đặc biệt lần hai vào năm 2003, bao gồm 167 người vay trong đó có 142 người đã được kiểm tra trong vòng đầu tiên năm 2001, với tổng số tiền vay là 14,4 nghìn tỷ yên từ 11 ngân hàng lớn.

Xử lý nợ xấu. Các ngân hàng thương mại đã giải quyết các vấn đề nợ xấu kể từ đầu những năm 1990 và đã đẩy nhanh tốc độ bán nợ từ năm 1999. Các ngân hàng đã bán gần 90 nghìn tỷ Yên - khoảng 17% GDP năm 2002 - trong mười năm qua. Bất chấp những nỗ lực như vậy, tốc độ giảm nợ xấu của ngân hàng vẫn chậm do sự xuất hiện của các khoản nợ xấu mới. Tuy nhiên, tổng nợ xấu đã giảm vào tháng 3 năm 2003, lần đầu tiên sau 5 năm. Nợ xấu trong tháng 3 năm 2004 thậm chí còn thấp hơn so với tháng 3 năm 1998.

Vào tháng 10 năm 2002, FSA đã công bố Chương trình Hồi sinh tài chính (PFR), một chiến lược đầy tham vọng nhằm thúc đẩy tái cấu trúc ngân hàng:

- Cổ phần ngân hàng đã giảm xuống 100% vốn cấp 1 vào tháng 9 năm 2006.


- Việc phân loại các khoản vay và trích lập dự phòng cho vay được tăng cường thông qua (a) kiểm tra mới đối với việc phân loại và trích lập khoản vay của các ngân hàng lớn, (b) áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu để cung cấp các khoản vay cho những người vay lớn được “chú ý đặc biệt” và “có nguy cơ phá sản”,

(c) hài hòa hóa việc phân loại các khoản vay đối với người vay lớn giữa các ngân hàng, (d) tiết lộ khoảng cách giữa việc tự đánh giá các khoản vay có vấn đề của các ngân hàng lớn và sự đánh giá của FSA, và (e) kiểm toán bên ngoài về tỷ lệ an toàn vốn, bắt đầu trong năm TC2013. Ngoài ra, còn có các biện pháp để cải thiện việc phân loại các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ.

- Các ngân hàng sẽ loại bỏ 50% nợ xấu mới trong vòng một năm và 80% trong vòng hai năm, với mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng lớn xuống một nửa vào tháng 3 năm 2005 từ mức 8,6% vào tháng 3 năm 2002. Tuy nhiên, không đặt ra bất cứ mục tiêu nào cho các ngân hàng khu vực.

Sau PFR, chính phủ đã tiến hành thực hiện các chính sách mới để hỗ trợ tái cấu trúc ngành tài chính. Tổ chức điều hành - Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) - đã thay đổi cách thanh kiểm tra của mình để khuyến khích các ngân hàng lớn khởi kiện phương thức chiết khấu dòng tiền (DCF) trong việc cho những người vay lớn (hơn 10 tỷ yên) vay. Các cơ quan thuế đã công nhận các điều khoản chống lại các loại cho vay tồi tệ nhất như là một chi phí cho mục đích thuế. FSA yêu cầu các ngân hàng lớn tăng cường tiết lộ thông tin về đơn đặt hàng thu nhập chịu thuế trong tương lai để giúp giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại (TDAs). Cuối cùng, FSA đã tiến hành một số loại thanh kiểm tra đặc biệt để đẩy mạnh việc tái cấu trúc ngân hàng hơn nữa.

3.2.3. Loại bỏ ngân hàng yếu kém

Các ngân hàng Nhật Bản đã được tái cấu trúc và định vị lại theo sát cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài. Việc tái cấu trúc và định vị lại được theo đuổi trên cơ sở của Vụ nổ lớn về tài chính (Financial Big Bang), cuộc cách mạng CNTT (Trong thời đại cách mạng CNTT, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh quyết liệt để cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao và làm quen với dịch vụ tài chính chi phí thấp. Các rào cản giữa các lĩnh vực được phân chia theo truyền thống như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và thậm chí thương mại sẽ giảm đi và tất cả những người tham gia thị trường sẽ phải cố gắng cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện, và kết quả là thị trường tài chính sẽ trở nên lớn hơn, hội nhập hơn và cạnh tranh hơn. Hơn nữa, sẽ có nhu cầu về các dịch vụ cơ sở hạ tầng để chứng nhận điện tử, nhận dạng, đánh giá tín dụng, thanh toán và chứng khoán điện tử. Các ngân hàng sẽ hợp tác với các


tập đoàn về CNTT, phát triển và cài đặt các hệ thống để cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng như vậy) và sự thay đổi chính sách từ bảo hộ sang khuôn khổ dựa nhiều vào thị trường hơn. Hơn nữa, tình hình ngân hàng quá chiếm ưu thế đã khiến kinh doanh ngân hàng trở nên trầm trọng hơn do quy mô thị trường bị thu hẹp, kinh tế trì trệ và thay đổi cơ cấu trong trung gian tài chính nghiêng về thị trường vốn và tài chính trực tiếp (Do các tập đoàn lớn ngày càng lệ phụ thuộc vào thị trường vốn để gây quỹ, nên nhu cầu của công ty đối với dịch vụ ngân hàng đang chuyển từ hoạt động cho vay sang các lĩnh vực mới như: Ngân hàng đầu tư; phát triển và cung cấp các dịch vụ tạo điều kiện cho thanh toán chứng khoán và tài trợ dự án; và các dịch vụ kỹ thuật trong việc phát triển và cài đặt một khung kế toán mới được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế).

Việc tối đa hóa hoạt động huy động tiền gửi và gia hạn các khoản vay thông qua tăng trưởng chi nhánh đã tạo thành hình thức cạnh tranh chủ đạo giữa các ngân hàng Nhật Bản. Do đó, mục tiêu kinh doanh của họ từng đạt được các mục tiêu định lượng như mở rộng thị phần và khối lượng giao dịch. Tuy nhiên, do vị thế tài chính và vốn suy yếu, nên các ngân hàng thương mại đã thu hẹp hoạt động kinh doanh, cả trong nước và quốc tế, như một phần trong chiến lược phòng thủ của họ. Quy mô tài sản ngân hàng và số lượng chi nhánh và nhân viên đã giảm từ những năm 1990. Khi làm như vậy, họ đã buộc phải tập trung nhiều hơn vào năng lực cốt lõi của mình - duy trì thị phần của mình trong thị trường bán lẻ và bán buôn cho cả cá nhân lẫn tập đoàn. Bằng cách điều chỉnh các dịch vụ và tăng cường hơn nữa quan hệ khách hàng, các ngân hàng đã tìm cách tự định vị lại mình trong một thị trường nội địa cạnh tranh và thu hẹp hơn. Mục tiêu chiến lược của họ đã chuyển sang cải thiện ROEs.

Một số ngân hàng lớn của Nhật Bản đã ngừng hoàn toàn hoạt động ở nước ngoài. Các ngân hàng lớn khác vẫn hoạt động quốc tế cũng đã cắt giảm sự hiện diện của họ ở nước ngoài, chuyển trọng tâm hoạt động sang các hoạt động kinh doanh ngân hàng cốt lõi với các công ty Nhật Bản và các chi nhánh của họ. Tổng số chi nhánh ngân hàng và nguồn nhân lực ở nước ngoài bắt đầu giảm vào năm 1996 và giảm mạnh nhất ở Bắc Mỹ, tiếp theo là châu Âu. So với các khu vực khác, việc giảm số lượng chi nhánh và nhân viên ở châu Á tương đối khiêm tốn. Giữa tình trạng trì trệ chung, châu Á vẫn được coi là niềm hy vọng tốt nhất cuối cùng cho các ngân hàng Nhật Bản, mặc dù sự hiện diện của họ trong khu vực cũng đã giảm tương đối [Xem Kawai, Ozeki và Tokumaru (2002].


Bị thúc đẩy bởi sự trì trệ về kinh tế, các ngân hàng lớn của Nhật Bản đã tham gia vào một loạt các vụ sáp nhập có tính phòng thủ. Vào tháng 4 năm 1996, Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi lớn nhất lúc bấy giờ được thành lập thông qua việc sáp nhập Ngân hàng Mitsubishi và Ngân hàng Tokyo. Vào tháng 4 năm 2001, Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi, cùng với Mitsubishi và Nippon Trust Banks, đã thành lập một công ty cổ phần chung, là Tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo (MTFG). Các vụ sáp nhập lớn khác bao gồm: Tập đoàn tài chính Mizuho (MHFG) – lúc đầu được Ngân hàng công nghiệp Nhật Bản, Daiichi Kangyo, Fuji và Yasuda Trust Banks thành lập như là Mizuho Holdings (vào tháng 9 năm 2000) và sau đó được tổ chức lại thành MHFG (tháng 1/2003); UFJ Holdings - được các Ngân hàng Sanwa, Tokai và Toyo Trust Bank thành lập (vào tháng 4 năm 2001); Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) - được Tập đoàn ngân hàng Sumitomo Mitsui, hình thành từ một vụ sáp nhập trước đó giữa Ngân hàng Sumitomo và Sakura Bank vào tháng 4 năm 2001,thành lập (vào tháng 12 năm 2002); và Resona Holdings, ban đầu được thành lập như Daiwa Holdings, chủ yếu bởi Daiwa Bank (tháng 12 năm 2001) và sau đó đổi tên thành Resona Holdings (tháng 10 năm 2002) sau khi tiếp quản thêm Ngân hàng Asahi. Tập đoàn lớn nhất là Tập đoàn tài chính Mizuho (MHFG) với danh mục tài sản hợp nhất là 138 nghìn tỷ yên tính đến tháng 3 năm 2004, chiếm gần hai mươi phần trăm tổng danh mục tài sản của tất cả các ngân hàng được cấp phép trong nước. Tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo (MTFG) là tập đoàn lớn thứ hai, tiếp theo là Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) và UFJ Holdings, với danh mục tài sản hợp nhất lần lượt là 106, 102 và 82 nghìn tỷ yên. Resona Holdings là nhỏ nhất với 40 nghìn tỷ yên (xem Bảng 3.4).

Bảng 3.4: Nhóm ngân hàng và tài sản hợp nhất

Đơn vị: tỷ yên


Nhóm mới


Các ngân hàng con


Ngân hàng cũ

Tài sản hợp nhất

(Vốn cổ phần)

T3/ 2004

1. Tập đoàn tài chính

Ngân hàng Mizuho,

Ngân hàng công

137,750

Mizuho (MHFG)

Ngân hàng doanh

nghiệp Nhật Bản,

(1,541)

(Thành lập T1/2003)

nghiệp Mizuho,

Daiichi Kangyo, Fuji,



Ngân hàng ủy thác

Yasuda Trust Banks



Mizuho




2. Tập đoàn tài chính

Ngân hàng Tokyo-

Ngân hàng

Tokyo-

106,619

Mitsubishi

Tokyo

Mitsubishi (BTM),

Mitsubishi

(BTM),

(1,258)

(MTFG)

Tập đoàn ngân hàng

Ngân hàng

ủy thác


(Thành lập T4/2001)

và ủy thác ngân

Mitsubishi, Ngân hàng



hàng Mitsubishi

ủy thác Nippon


3. Tập đoàn tài chính

Tập đoàn ngân hàng

Ngân hàng Sumitomo,

102,215

Sumitomo

Sumitomo Mitsui

Ngân hàng Sakura

(1,248)

Mitsui(SMFG)

(SMBC)



(Thành lập T12/2002)




4. UFJ Holdings

Ngân hàng UFJ,

Ngân hàng

Sanwa,

82,134

(Thành lập T4/2001)

Ngân hàng ủy thác

Ngân hàng

Tokai,

(1,000)


UFJ

Ngân hàng

ủy thác




Toyo Trust.


5. Resona Holdings

Resona, Saitama

Ngân hàng

Asahi,

39,841

(Thành lập T12/2001)

Resona, Kinki

ngân hàng Daiwa

(1,288)


Osaka, Nara Banks,




Resona Trust &




Bank



Nguồn: Trang web nhóm cá nhân.

Mục tiêu chiến lược của các tập đoàn này là:

- Giành được sức mạnh thị trường tối đa trong một khu vực hoặc một thị trường thích hợp;

- Đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô và giảm mạnh chi phí hoạt động;

- Tạo ra đủ lợi nhuận để đầu tư vào phát triển CNTT; và

- Xây dựng năng lực khối lượng tới hạn trong các lĩnh vực chiến lược, ví dụ: ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản và các hoạt động kinh doanh dựa trên phí kỹ năng cao.

Tất cả các mục tiêu này được theo đuổi để cải thiện đáng kể ROE của họ hiện đang thấp hơn so với các ngân hàng nước ngoài cạnh tranh.

Mặc dù sự hợp nhất của ngành ngân hàng có lẽ sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế theo quy mô, nhưng vẫn còn phải xem liệu kết quả mong muốn có được đảm bảo hay không. Chẳng hạn, có một kỳ vọng rằng quy mô lớn của các ngân hàng sẽ giảm chi phí hoạt động trên một đơn vị tài sản, do mối quan hệ nghịch đảo giữa quy mô tài sản


và chi phí trên mỗi đơn vị tài sản. Tuy nhiên, việc giảm chi phí hoạt động và tăng hiệu quả sẽ dẫn đến tăng quy mô tài sản khi và chỉ khi tất cả các khoản dư thừa được tạo ra bởi sáp nhập được loại bỏ và cơ hội cho sự hợp nhất được khai thác triệt để. Một ví dụ rõ ràng về tính kinh tế của quy mô có liên quan đến việc tập hợp các nguồn lực cho các khoản đầu tư liên quan đến CNTT. Không một ngân hàng nào có thể đủ khả năng đầu tư lớn cho phát triển CNTT trong khi một số trong số họ có thể cùng nhau làm được việc đó. Một ví dụ nữa có liên quan đến việc tinh giản và thu hẹp cơ cấu quản lý/nhân sự. Các ngân hàng có thể cố gắng thu hẹp đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thành một đội ngũ ít chuyên gia có chuyên môn cao và được trả lương cao hơn và được hỗ trợ bởi các nhân viên hỗ trợ có mức lương tương đối thấp, do đó có thể tăng được năng suất và giảm tổng chi phí tiền lương.

3.2.4. Cải cách hệ thống ngân hàng gắn với tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp

Tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp có liên quan mật thiết và được coi là hình ảnh phản chiếu việc giải quyết nợ xấu ngân hàng. Giải quyết nợ xấu ngân hàng đòi hỏi phải tái cấu trúc hoạt động thực sự và hồi sinh các tập đoàn kinh tế lớn. Nhìn chung, có ba khuôn khổ để thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp (xem Bảng 3.5. để biết tóm tắt về những thay đổi gần đây trong những sắp xếp pháp lý và thể chế):

- Thủ tục không trả được nợ hợp pháp;

- Một khuôn khổ cho các cuộc đàm phán ngoài tòa án tự nguyện để tái cấu trúc doanh nghiệp dựa trên các quy tắc Luân Đôn của Liên đoàn Chuyên gia về Phá sản Quốc tế (INSOL International); và

- Tái cấu trúc doanh nghiệp bởi các công ty quản lý tài sản công, như RCC và

IRCJ.

Hệ thống không có khả năng trả được nợ của Nhật Bản bao gồm hai thủ tục

thanh lý: Thanh lý (Hasan) và Thanh lý đặc biệt (Tokubetsu seisan) và 3 thủ tục tổ chức lại: Tái cấu trúc doanh nghiệp (kaisha kosei), phục hồi dân sự (minji saisei) và tổ chức lại doanh nghiệp (kaisha seiri). Thanh lý đặc biệt và tổ chức lại doanh nghiệp dựa trên luật thương mại, trong khi các thủ tục khác dựa trên các luật chuyên biệt của riêng họ. Bởi vì các thủ tục không trả được nợ này đã được luật hóa riêng biệt và một thời gian dài trước đây, hệ thống này thiếu sự gắn kết và đã lỗi thời. Để giúp thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp, người ta dã áp dụng các thủ tục linh hoạt hơn. Do đó, hệ thống pháp luật của Nhật Bản không được coi là một trở ngại cho việc tái cấu trúc doanh nghiệp.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí