Hàm Ý Quản Trị Về Đặc Điểm Thị Trường Trong Nước



Bảng 5.8 Kết quả thống kê mô tả biến quan sát Hiệp hội


hiệu

Thang đo

Nhỏ

nhất

Trung

bình

Cao

nhất

Độ lệch

chuẩn

HH1

Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn

đề thông tin về thị trường xuất khẩu như các rào cản, nhu cầu, v,v

2

2,81

4

0,501

HH2

Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong việc

tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình kinh doanh xuất khẩu

2

2,82

4

0,492

HH3

Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đề xuất các cơ chế chính sách đối với cơ quan chức năng nhằm tạo thuận lợi cho

doanh nghiệp

1

2,49

4

0,554

HH4

Hiệp hội thường xuyên tổ chức quảng bá

sản phẩm rau quả tại thị trường trong và ngoài nước

1

2,47

4

0,547

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam - 16

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)


5.2.2 Hàm ý quản trị

Dựa vào kết quả nghiên cứu tại chương 4 và kết quả thống kê mô tả biến quan sát tại chương 5. Một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp:

5.2.2.1 Về chiến lược marketing xuất khẩu:

Theo kết quả kiểm định thì Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi các yếu tố: Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp, đặc điểm quản lý, đặc điểm ngành, đặc điểm thị trường trong nước; đặc điểm thị trường nước ngoài và được đo lường bởi các biến: doanh nghiệp có Chiến lược marketing xuất khẩu phù hợp; sản phẩm chất lượng và có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh; chiến lược về chiêu thị; chiến lược giá sản phẩm cạnh tranh.



5.2.2.2 Hàm ý quản trị về Chiến lược sản phẩm

Một là, các doanh nghiệp cần kết hợp với các thương lái, nông hộ sản xuất đảm bảo xuất khẩu được những sản phẩm có chất lượng ổn định, đồng nhất, hình dáng và màu sắc đẹp;

Hai là, doanh nghiệp cần kết hợp với các thương lái, nông hộ sản xuất, các cơ sở đóng góp thực hiện kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu;

5.2.2.3 Hàm ý quản trị về chiến lược giá

Để Chiến lược marketing thành công thì có nhiều biến tác động như: Doanh nghiệp có Chiến lược marketing phù hợp (CM1), hay sản phẩm phải có sự khác biệt (CLM2), hay doanh nghiệp có chiến lược chiêu thị (CLM3), và đặc biệt có doanh nghiệp phải có chiến lược giá sản phẩm cạnh tranh (CLM4). Như vậy, giá thành xuất khẩu rau quả hiện nay của Việt Nam còn quá cao so với các nước trong khu vực như Thái lan, Malaysia, Singapor...Một trong những nguyên nhân là chi phí logistics quá cao, chiếm 60% giá thành, dẫn đến làm giảm sức mạnh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới, Cụ thể, tỉ trọng chi phí logistics trên GDP ở Việt Nam là 20,8%, trong khi tỉ lệ này ở Trung Quốc là 15,4%; Thái Lan là 10,7%, trung bình khu vực châu Á Thái Bình Dương 13,5%; Châu Âu 9,2%; Bắc Mỹ 8,6% và mức trung bình của thế giới là 11,7% (Thống kê, 2017).

Hàm ý quản trị:

(1) Doanh nghiệp cần thực hiện việc xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh bền vững với các thương lái, các hộ nông hộ sản xuất, cơ sở đóng gói để có được giá nguyên liệu đầu vào một cách tốt nhất;

(2) Xây dựng và phối hợp với các công ty logistics trong và ngoài nước để giảm chi phí logistics, nhằm xây dựng giá thành cạnh tranh;

(3) Chính phủ cần xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ như đường sông, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, để doanh nghiệp vừa giảm chi phí logistics, vừa đảm bảo vận chuyển đúng thời hạn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, có được một mức giá xuất khẩu cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.



5.2.2.4 Hàm ý quản trị về chiến lược promotion

Một là, các doanh nghiệp xuất khẩu nên thông qua hiệp hội trong việc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu tại thị trường trong và ngoài nước, bản thân các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu, phát triển thị trường. Tìm kiếm những thị trường mới như Châu Phi, là một thị trường có nhu cầu lớn, các tiêu chuẩn tương đối dễ và là thị trường tiềm năng trong xuất khẩu rau quả tương lai;

Hai là, các doanh nghiệp xuất khẩu nên thông qua hiệp hội để thực hiện tìm kiếm thông tin về các rào cản thương mại, thông tin về thị trường rau quả tại thị trường nước ngoài.

5.2.2.5 Hàm ý quản trị về chiến lược phân phối

Một là, xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh bền vững với các nhà nhập khẩu, nhà trung gian nhập khẩu nhằm phát triển kênh phân phối xuất khẩu;

Hai là, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn trong các hoạt động xúc tiến thương mại, các hội chợ triển lãm về sản phẩm rau quả xuất khẩu;

5.2.2.6 Hàm ý quản trị về đặc điểm quản lý

Kết quả thống kê mô tả thang đo đặc điểm quản lý tại bảng 5.5 cho thấy hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu rau đang hài lòng với Đặc điểm quản lý tại doanh nghiệp. Một số hàm ý nhằm hoàn thiện về đặc điểm quản lý để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu:

Một là, doanh nghiệp nên có chính sách đào tạo nâng cao trình độ cán bộ có đủ năng lực phân tích và dự báo sự biến động của thị trường rau quả; có khả năng huy động và quản lý nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu;

Hai là, doanh nghiệp nên có chính sách đào tạo cán bộ có trình độ đàm phán quốc tế;

Ba là, doanh nghiệp nên có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cán bộ nắm bắt được kịp thời các hiệp ước quốc tế, các kết quả đàm phán trên bàn hội nghị, hiểu và vận dụng được những Hiệp ước và kết quả đàm phán đó vào thực tiễn sản xuất và kinh doanh quốc tế;



Và cuối cùng, doanh nghiệp nên có chính sách đào tạo về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để cán bộ có đủ trình độ giao dịch quốc tế.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải thường xuyên đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể sử dụng công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

5.2.2.7 Nâng cao vai trò của Hiệp hội

Kết quả thống kê mô tả thang đo Hiệp hội ngành hàng, bảng 5.8cho thấy hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu rau quả đang hài lòng với vai trò của Hiệp hội, tuy nhiên vai trò Hiệp hội vẫn còn quá mờ nhạt. Từ khi gia nhập các tổ chức quốc tế WTO, GATT... Hiệp hội rau quả đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng đến nay vẫn tồn tại một thực trạng là nhiều hội viên, doanh nghiệp chưa quan tâm tham gia hiệp hội, hiệp hội cũng chưa chứng tỏ được vai trò của mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Để xảy ra tình trạng này trước hết do nhận thức nhiều người quá đề cao vai trò Nhà nước, nhiều doanh nghiệp cho rằng Nhà nước có thể cáng đáng mọi và giải quyết mọi công việc trong xã hội, hiệp hội chỉ là tổ chức phụ trợ, thứ yếu mang tính biểu tượng, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là công tác tổ chức cán bộ của Hiệp hội, theo báo cáo kết quả điều tra của Viện Khoa học tổ chức nhà nước, 2017 thì có đến 86,4% số người được hỏi cho rằng hiện nay hiệp hội đang thiếu những người có đủ trình độ và năng lực; tiếp đó là chưa có bộ phận chuyên trách về pháp luật để giúp các hội viên giải quyết tranh chấp (81,6%). Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như thiếu thông tin về thị trường (69,2%); thiếu kinh phí hoạt động (32,1%); thiếu sự ràng buộc về trách nhiệm của hội viên với Hiệp hội (65%); thiếu sự đoàn kết, phối hợp giữa các hội viên khi tham gia thị trường quốc tế (64,5%); văn bản quản lý nhà nước về chuyên ngành chưa sát thực tế và cơ chế phối hợp cơ quan hữu quan còn nhiều bất cập (55,2%).

Tóm lại: Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Vai trò hiệp hội trong nghiên cứu định lượng sơ bộ, bảng 3.8; cho đến Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo trong định nghiên cứu định lượng chính thức, bảng 4.10; Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA), hình 4.8; Kết quả kiểm định mô hình và giả thiết nghiên cứu, bảng 4.14; Kết quả thống kê mô tả, bảng 5.8; cùng với kết hợp các kết quả báo cáo



điều tra của Viện Khoa học tổ chức nhà nước, 2017, Luận án gợi ý một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao vai trò của Hiệp hội để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu:

Một là, Hiệp hội nên có nhiều hỗ trợ hơn nữa trong vấn đề thông tin về thị trường xuất khẩu như các rào cản, nhu cầu, v.v.

Hai là, Hiệp hội nên có nhiều hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình kinh doanh xuất khẩu;

Ba là, Hiệp hội nên có hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đề xuất các cơ chế chính sách đối với cơ quan chức năng nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp;

Bốn là, Hiệp hội nên thường xuyên tổ chức các doanh động quảng bá sản phẩm rau quả tại thị trường trong và ngoài nước;

Và cuối cùng, Hiệp hội nên có hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn về về tài

chính.

5.2.2.8 Hàm ý quản trị về đặc điểm thị trường trong nước

Một là, Nhà nước nên hỗ trợ hơn nữa cho hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu rau quả;

Hai là, Nhà nước nên hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa trong việc tiếp cận thông tin về thị trường rau quả nước ngoài.


5.2.2.9 Hàm ý quản trị về đặc điểm ngành

Đặc điểm sản phẩm rau quả có các đặc điểm như sau: (i) Chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên: đất đai, thời tiết khí hậu, địa hình, nguồn nước… các yếu tố này ảnh hưởng đến giá cả, nguồn hàng; (ii) Tính thời vụ: việc sản xuất, thu hoạch thường tiến hành theo mùa vụ cụ thể theo từng loại cây và phù hợp với thời tiết khí hậu, do đó giá cả có sự biến động theo với từng loại rau quả theo từng mùa vụ;(iii) Tính phân tán và tính địa phương: rau quả phân tán ở vùng nông thôn, nhưng sức tiêu thụ tập trung ở thành phố lớn hoặc xuất khẩu đi các nước, vì thế phương thức thu mua chế biến và vận chuyển phải phù hợp; (iv) Tính tươi sống: khi vận chuyển dễ bị dập, nát dẫn đến kém phẩm chất, vì vậy khi thu mua cần lưu ý phân loại, chế biến, bảo quản, vận chuyển phải nhanh chóng, kịp thời, trách hư hao; (v) Rau quả phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người, chất lượng tác động trực tiếp đến sức



khỏe người tiêu dùng, vì vậy cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và quy định chặt chẽ trong quá trình sản xuất chế biến, bảo quản. Ngày nay, chất lượng là yêu tiên hàng đầu khi thâm nhập vào các thị trường nước ngoài, đòi hỏi rau quả phải có chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường ấy đưa ra. Từ những đặc điểm của ngành rau quả, mà luận án đưa ra hàm ý quản trị như sau:

Một là, cần xây dựng các vùng sản xuất rau quả an toàn, chất lượng cao theo tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap, các doanh nghiệp cần sản xuất và xuất khẩu theo chuỗi liên kết nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả xuất khẩu, đặc biệt khẩu vận chuyển đi các nước, cước phí vận chuyển rất cao, bên cạnh đó, doanh nghiệp cần kết hợp với các thương lái, nông hộ sản xuất xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu như hình dáng, màu sắc đẹp, dễ đặt hàng, tư vấn khách hàng, đi cùng với các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm;

Hai là, doanh nghiệp cần kết hợp với các thương lái, nông hộ sản xuất, các cơ sở đóng góp thực hiện kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu.


5.3 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

5.3.1 Về ý nghĩa khoa học:

Một là, luận án xác định và lượng hóa các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tại Việt Nam;

Hai là, luận án bổ sung vào hệ thống thang đo kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả vào hệ thống thang đo lý thuyết.

5.3.2 Về ý nghĩa thực tiễn

Một là, luận án giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, nhà quản trị xác định và lượng hóa được các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp rau quả, Từ đó đề xuất các gợi ý chính sách, hàm ý quản trị nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu rau quả;

Hai là, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và xuất khẩu rau quả nói riêng.



5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Luận án nghiên cứu có một số hạn chế nhất định:

Một là, do bị giới hạn về mặt thời gian và ngân sách trong thực hiện nghiên cứu nên luận án chỉ thực hiện phỏng vấn 300 đáp viên (trong đó 287 phiếu trả lời hợp lệ) là doanh nghiệp kinh doanh rau quả xuất khẩu tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long nên chưa đại diện hết cho đám đông nghiên cứu;

Hai là, nghiên cứu này thực hiện kỹ thuật chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát.Điều này làm hạn chế trong việc kiểm định độ tin cậy của các khái niệm nghiên cứu. Vì vậy, độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu sẽ cao hơn nếu được chọn mẫu ngẫu nhiên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Báo cáo kết quả điều tra của Viện Khoa học tổ chức nhà nước, 2017.

2. Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017) “Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam”,Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 38.

3. Nguyễn Văn Hòa (2015), Hiện trạng và triển vọng phát triển ngành rau quả trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, http://iasvn,org/homepage/7375,html

4. Nguyễn Quỳnh Huy (2018) “Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam”,Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 45.

5. Trần Thanh Long, Lê Tuấn Lộc, Trần Văn Đức, Nguyễn Minh Trí, Trương Đình Hòe, Lê Viên Phong, Trần Huỳnh Thúy Phượng, Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Viết Bằng, và Lê Quốc Nghị (2014), “Phân tích các nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam”,Luận án cấp ĐHQG, ĐHQG TP,HCM.

6. Nguyễn Hồng Nga, Thể chế và chất lượng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, NXB ĐHQGTPHCM, tr3-4, 2015.

7. Nghị định 57/1998/NĐ-CP, ngày 31/07/1998 của Chính phủ Việt Nam.

8. Michael E, Porter, “Lợi thế cạnh tranh”, NXB Trẻ, 2016.

9. Paul R,Krugman-Maurice Obsfeld, Kinh tế học quốc tế- lý thuyết và chính sách; tập I (Những vấn đề về thương mại quốc tế); NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội- 1996.

10. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), “Nghiên cứu thị trường”, NXB Lao Động.

11. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011), “Giá trị thương hiệu trong thị trường hàng tiêu dùng”, Nghiên cứu khoa học Marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, Tái bản lần 2, Tp,HCM, NXB Lao động, Trang 3 – 85.

12. The World Bank data.worldbank.org.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 31/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí