Ý Nghĩa Kết Quả Thống Kê Mô Tả Và Hàm Ý Quản Trị



khẩu đều thỏa mãn các điều kiện trong 03 phương pháp đánh giá trên vì vậy các thang đo này được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả kiểm định cho thấy: mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường; kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi 07 yếu tố: Chiến lược marketing xuất khẩu; Đặc điểm ngành rau quả; Đặc điểm và năng lực của công ty; Đặc điểm thị trường nước ngoài; Đặc điểm quản lý; Đặc điểm thị trường trong nước và Hiệp hội ngành hàng. Bên cạnh đó, Chiến lược marketing chịu tác động bởi Đặc điểm và năng lực của công ty; đặc điểm thị trường nước ngoài và đặc điểm quản lý.

Chiến lược marketing xuất khẩu có tác động đến kết quả xuất khẩu (β=0,211; S.E=0,142; C.R=2,975; p=0,003)

Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp có tác động đến kết quả xuất khẩu (β=0,453; S.E=0,062; C.R=6,285; p=0,000)

Đặc điểm ngành có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,194; S.E=0,039; C.R=3,452; p=0,000)

Đặc điểm quản lý có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,130; S.E=0,037; C.R=2,349; p=0,019)

Đặc điểm của thị trường nước ngoài có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,127; S.E=0,049; C.R=2,139; p=0,032)

Đặc điểm thị trường trong nước có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,117; S.E=0,041; C.R=2,147; p=0,032)

Hiệp hội ngành hàng có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,323; S.E=0,112; C.R=5,047; p=0,000)

Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,413; S.E=0,030; C.R=5,919; p=0,000)

Đặc điểm quản lý của doanh nghiệp có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,107; S.E=0,021; C.R=1,714; p=0,087)


Đặc điểm thị trường nước ngoài có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,236; S.E=0,028; C.R=3,543; p=0,000)

Tuy nhiên, luận án cũng có một số hạn chế nhất định: một là, luận án thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên sẽ làm hạn chế độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu; hai là, luận án chỉ thực hiện khảo sát với 287 doanh nghiệp rau quả xuất khẩu nên chưa thể đại diện hết cho đám đông nghiên cứu.

5.2 Ý NGHĨA KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2.1 Ý nghĩa kết quả thống kê mô tả các biến quan sát

5.2.1.1 Ý nghĩa thang đo Kết quả xuất khẩu

Theo kết quả thống kê mô tả các biến quan sát KQ, được trình bày như bảng 5.1 cho thấy: các biến quan sát đều dưới 3,0 (điểm trung bình của thang đo 5,0 điểm). Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả hiện nay chưa hài lòng với kết quả xuất khẩu.

(1) Trước hết, ta thấy thang đo KQ1“Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu” thì điểm trung bình là 2,80< 3,0, cho ta thấy các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là rất yếu. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2018 (The Global Competitiveness Report 2018), thì năm 2018, Việt Nam đứng vị trí thứ 77/140 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng, tụt 3 bậc so với năm trước, ở vị trí 74/135.Vậy cần phải có giải phápquan trọng để Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh tranh? Trước hết, là cải thiện chất lượng thể chế - chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển; kế đó, về phía doanh nghiệp cần có ý thức nâng cao trình độ học vấn, các kiến thức chuyên ngành, kiến thức văn hóa, kinh tế, pháp luật, xã hội và doanh nghiệp buộc phải tuân thủ việc phải đăng ký vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, đóng gói, giảm chi phí vận chuyển…

(2) Đặc biệt, với câu hỏi “Doanh nghiệp hài lòng với kết quả xuất khẩu” (KQ2) được đánh giá rất thấp với trung bình là 2,59. Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả vẫn tập trung vào một số thị trường chủ yếu như: Trung Quốc, Campuchia… Do đó, khi các thị trường này có những diễn biến bất lợi, lập tức xuất khẩu của Việt Nam bị tổn thương. Vì vậy, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu càng trở nên cấp thiết để



giảm thiểu ảnh hưởng trước những cú sốc bên ngoài. Để khơi thông thị trường xuất khẩu, nhiều giải pháp đã được triển khai, đặc biệt là kết nối, xử lý các vấn đề ở các cửa khẩu để thúc đẩy lưu thông xuất nhập khẩu với Trung Quốc, song song với đó là tìm thị trường thay thế cho hàng hóa xuất khẩu.

Bảng 5.1 Kết quả thống kê mô tả thang đo Kết quả xuất khẩu


Ký hiệu

Thang đo

Nhỏ nhất

Trung bình

Cao nhất

Độ lệch chuẩn

KQ1

Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu

1

2,80

5

1,106

KQ2

Doanh nghiệp hài lòng với kết quả xuất khẩu

1

2,59

5

1,067

KQ3

Doanh nghiệp đạt được sự thành công trong hoạt động xuất khẩu

1

2,75

5

1,081

KQ4

Doanh nghiệp thâm nhập được thị trường xuất khẩu

1

2,75

5

1,058

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam - 15

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)


5.2.1.2 Ý nghĩa thang đo Chiến lược marketing xuất khẩu

Với kết quả thống kê mô tả các biến quan sát như bảng 5.2 cho thấy: các biến quan sát đo lường đều dưới 3,0; điều này muốn nói lên, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả hiện nay chưa hài lòng với chiến lược marketing xuất khẩu hiện tại của doanh nghiệp.

(1) Thang đo CLM1 có điểm trung bình 2,77 < 3,0: Các doanh nghiệp chưa có chiến lược marketing xuất khẩu phù hợp,hạn chế từ khâu tổ chức sản xuất chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, đặc biệt là yêu cầu xuất khẩu, thiếu mô hình sản xuất theo chuỗi do quy mô nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, khó khăn cho hoạch định



đầu tư, quản lý chất lượng và tiêu thụ, còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm trong việc liên kết sản xuất.

(2)Thang đo CLM2, CLM3, CLM4 < 3,0; điều này nói lên, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả khó khăn về chi phí vận chuyển hàng hoá, cũng như việc xúc tiến thương mại. Đồng thời thúc đẩy các vùng nguyên liêụ tập trung và chuyên canh để sản xuất theo phương thức sản xuất hàng hoá, chất lượng đồng đều, sản lượng thu hoạch lớn, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó việc nghiên cứu công nghệ bảo quản, chế biến hàng hoá, làm sao đạt mục tiêu: chi phí thấp, đơn giản, nhưng vẫn bảo lưu được chất lượng sản phẩm trong thời gian dài, đủ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và tiêu thụ. Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả nên liên kết với nhau để tạo nguồn sản lượng lớn, tạo thành chuỗi sản phẩm để cung cấp cho thị trường, xây dựng những khu chế xuất tập trung…

Bảng 5.2 Kết quả thống kê mô tả thang đo Chiến lược marketing xuất khẩu


hiệu

Thang đo

Nhỏ

nhất

Trung

bình

Cao

nhất

Độ lệch

chuẩn

CLM1

Doanh nghiệp có chiến lược

marketing xuất khẩu phù hợp

2

2,77

4

0,436

CLM2

Sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng và có sự khác biệt so

với các đối thủ cạnh tranh

2

2,75

4

0,478

CLM3

Doanh nghiệp có chiến lược về

chiêu thị

2

2,76

4

0,446

CLM4

Doanh nghiệp có chiến lược giá

sản phẩm cạnh tranh

2

2,75

4

0,456

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)


5.2.1.3 Ý nghĩa đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp

Bảng 5.3 cho thấy, kết quả thống kê mô tả các biến quan sát đo lường thang đo Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp, đưa đến kết luận:Các doanh nghiệp xuất



khẩu rau quả hiện nay đánh giá quy mô và thâm niên của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu dưới mức trung bình.

Bảng 5.3 Kết quả thống kê mô tả thang đo Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp


Ký hiệu

Thang đo

Nhỏ nhất

Trung bình

Cao nhất

Độ lệch chuẩn

NL1

Quy mô của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu

1

2,69

5

0,993

NL2

Thâm niên của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu

1

2,70

5

1,061

NL3

Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế

1

2,71

5

1,005

NL4

Doanh nghiệp có kế hoạch xuất khẩu

1

2,77

5

1,055

NL5

Doanh nghiệp có định hướng thị trường xuất khẩu

1

2,77

5

1,028

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)


5.2.1.4 Ý nghĩa Đặc điểm ngành

Với số liệu thống kê mô tả trình bày như bảng 5.4; các biến quan sát đều trên 3 (điểm trung bình của thang đo 5 điểm).

Kết luận: Doanh nghiệp xuất khẩu rau quả hiện nay đánh giá các đặc điểm của ngành rau quả trên mức trung bình.



Bảng 5.4 Kết quả thống kê mô tả biến quan sát Đặc điểm ngành


hiệu

Thang đo

Nhỏ

nhất

Trung

bình

Cao

nhất

Độ lệch

chuẩn

DDN1

Mức độ bất ổn của thị trường

rau quả trong nước

1

3,60

5

1,105

DDN2

Mức độ phát triển của thị

trường rau quả trong nước

1

3,57

5

1,078

DDN3

Mức độ cạnh tranh giữa các

doanh nghiệp rau quả

1

3,61

5

1,110

DDN4

Mức độ thay đổi công nghệ của

các doanh nghiệp trong ngành

1

3,54

5

1,096


(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)

5.2.1.5 Ý nghĩa Đặc điểm quản lý

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát đo lường thang đo Đặc điểm quản lý được trình bày như bảng 5.5; cho thấy:các biến quan sát đo lường khái niệm Đặc điểm quản lý đều trên 3 (điểm trung bình của thang đo 5 điểm).

Kết luận: Doanh nghiệp xuất khẩu rau quả hiện nay đánh giá Đặc điểm quản lý tại doanh nghiệp trên mức trung bình.

Bảng 5.5 Kết quả thống kê mô tả biến quan sát Đặc điểm quản lý


Ký hiệu

Thang đo

Nhỏ

nhất

Trung

bình

Cao

nhất

Độ lệch

chuẩn

DDQL1

Đội ngũ quản lý của doanh nghiệp có kinh

nghiệm trong hoạt động xuất khẩu

1

3,36

5

1,128

DDQL2

Đội ngũ quản lý của doanh nghiệp có kiến

thức trong hoạt động xuất khẩu rau quả

1

3,47

5

1,037

DDQL3

Doanh nghiệp có khả năng phân tích và dự

báo biến động của thị trường rau quả

1

3,42

5

1,064

DDQL4

Doanh nghiệp có khả năng huy động và

quản lý nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu

1

3,44

5

1,079


(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)



5.2.1.6 Ý nghĩa Đặc điểm thị trường nước ngoài

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát đo lường thang đo Đặc điểm thị trường nước ngoài được trình bày như bảng 5.6; cho thấy: các biến quan sát đo lường khái niệm Đặc điểm quản lý đều dưới 3 (điểm trung bình của thang đo 5 điểm).

Kết luận: Doanh nghiệp xuất khẩu rau quả hiện nay đánh giá Đặc điểm của thị trường nước ngoài dưới mức trung bình.

Bảng 5.6 Kết quả thống kê mô tả biến quan sát Đặc điểm thị trường nước ngoài


hiệu

Thang đo

Nhỏ

nhất

Trung

bình

Cao

nhất

Độ lệch

chuẩn

TTNN1

Mức độ hấp dẫn của thị

trường rau quả tại nước

1

2,80

5

1,011

TTNN2

Mức độ cạnh tranh của thị

trường rau quả tại nước ngoài

1

2,79

5

1,022

TTNN3

Hàng rào xuất khẩu đối với mặt hàng rau quả của nước

ngoài

1

2,75

5

1,030

TTNN4

Sự tương đồng về văn hóa tại

nước xuất khẩu

1

2,81

5

0,965

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)


5.2.1.7 Ý nghĩa Đặc điểm thị trường trong nước

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát đo lường thang đo Đặc điểm thị trường trong nước được trình bày như bảng 5.7; cho thấy:các biến quan sát đo lường khái niệm Đặc điểm thị trường trong nước đều trên 3 (điểm trung bình của thang đo 5 điểm).

Kết luận: Doanh nghiệp xuất khẩu rau quả hiện nay đánh giá Đặc điểm Đặc điểm thị trường trong nước trên mức trung bình.



Bảng 5.7 Kết quả thống kê mô tả biến quan sát Đặc điểm thị trường trong nước


Ký hiệu

Thang đo

Nhỏ nhất

Trung bình

Cao nhất

Độ lệch chuẩn

TTTN1

Sự hỗ trợ của Nhà nước cho

hoạt động xuất khẩu rau quả về mặt chính sách

1

3,75

5

0,975

TTTN2

Sự hỗ trợ của Nhà nước cho hoạt động xúc tiến thương

mại xuất khẩu rau quả

1

3,83

5

1,028

TTTN3

Sự hỗ trợ của Nhà nước cho trong việc tiếp cận thông tin về thị trường rau quả nước

ngoài

1

3,83

5

1,025

TTTN4

Sự biến động của thị trường

rau quả trong nước

1

3,82

5

1,032

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)


5.2.1.8 Ý nghĩa Hiệp hội ngành hàng

Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát đo lường thang đo Hiệp hội được trình bày như bảng 5.8; cho thấy:các biến quan sát đo lường khái niệm Hiệp hội đều dưới 3 (điểm trung bình của thang đo 5 điểm).

Kết luận: Doanh nghiệp xuất khẩu rau quả hiện nay đánh giá vai trò của hiệp hội dưới mức trung bình, tức vai trò của Hiệp hội vẫn rất mờ nhạt,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2024