Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam - 14



Về kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu


Kết quả kiểm định cho thấy 10 giả thuyết đều được chấp nhận.Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.14

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu



Estimate (chưa chuẩn hóa)

Estimate (chuẩn hóa)


S.E


C.R


P


Kết luận

CLM

<---

NL

0,176

0,413

0,030

5,919

0,000

Không bác bỏ H8


CLM


<---


DDQL


0,035


0,107


0,021


1,714


0,087


Không bác bỏ H10


CLM


<---


DDN


0,028


0,080


0,022


1,277


0,202


Bác bỏ H9


CLM


<---


TTTN


0,008


0,022


0,023


0,347


0,728


Bác bỏ H11


CLM


<---


TTNN


0,098


0,236


0,028


3,543


0,000


Không bác bỏ H12


KQ


<---


NL


0,388


0,453


0,062


6,285


0,000


Không bác bỏ H2


KQ


<---


DDQL


0,086


0,130


0,037


2,349


0,019


Không bác bỏ H4


KQ


<---


DDN


0,135


0,194


0,039


3,452


0,000


Không bác bỏ H3


KQ


<---


TTTN


0,088


0,117


0,041


2,147


0,032


Không bác bỏ H6


KQ


<---


TTNN


0,106


0,127


0,049


2,139


0,032


Không bác bỏ H5


KQ


<---


CLM


0,423


0,211


0,142


2,975


0,003


Không bác bỏ H1


KQ


<---


HH


0,563


0,323


0,112


5,047


0,000


Không bác bỏ H7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam - 14

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)


Kết quả kiểm định 12 giả thuyết từ H1 đến H12 cho thấy:

H1: Chiến lược marketing xuất khẩu có tác động đến kết quả xuất khẩu (β=0,211; S.E=0,142; C.R=2,975; p=0,003)

H2: Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp có tác động đến kết quả xuất khẩu (β=0,453; S.E=0,062; C.R=6,285; p=0,000)



H3: Đặc điểm ngành có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,194; S.E=0,039; C.R=3,452; p=0,000)

H4: Đặc điểm quản lý có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,130; S.E=0,037; C.R=2,349; p=0,019)

H5: Đặc điểm của thị trường nước ngoài có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,127; S.E=0,049; C.R=2,139; p=0,032)

H6: Đặc điểm thị trường trong nước có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,117; S.E=0,041; C.R=2,147; p=0,032)

H7: Hiệp hội ngành hàng có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,323; S.E=0,112; C.R=5,047; p=0,000)

H8: Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,413; S.E=0,030; C.R=5,919; p=0,000)

H9: Bác bỏ H9vì (β=0,080; S.E=0,022; C.R=1,277; p=0,202). Vì vậy:Đặc điểm

ngànhkhông có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp.

H10: Đặc điểm quản lý của doanh nghiệp có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,107; S.E=0,021; C.R=1,714; p=0,087)

H11: Bác bỏ H11vì (β=0,022; S.E=0,023; C.R=0,347; p=0,728). Vì vậy: Đặc

điểm thị trường trong nước không có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp.

H12: Đặc điểm thị trường nước ngoài có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (β=0,236; S.E=0,028; C.R=3,543; p=0,000)

Kết luận:

Một là, kết quả xuất khẩu chịu tác động Chiến lược marketing xuất khẩu; Đặc điểm ngành rau quả; Đặc điểm và năng lực của công ty; Đặc điểm thị trường nước ngoài; đặc điểm thị trường nước ngoài; Đặc điểm quản lý; Vai trò của Hiệp hội với mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95% (giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 được chấp nhận).

Hai là, chiến lược marketing của doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp; và đặc điểm thị trường nước ngoài với


mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95% (giả thuyết H8, H12 được chấp nhận), đặc điểm quản lý với mức ý nghĩa 10%, độ tin cậy 90% (giả thuyết H10được chấp nhận).

4.7THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Một là, kết quả xuất khẩu chịu tác động Chiến lược marketing xuất khẩu (phù hợp với nghiên cứu của Madsen, 1987; Aaby & Slater, 1989; Cavusgil & Zou, 1994; Zou & Stan, 1998; Katsikeas và cộng sự, 2000; Leonidou và cộng sự, 2002; Ayan & Percin, 2005; Lages và cộng sự, 2008; Miltiadis và cộng sự, 2008; Chen và cộng sự,2016; Edril & Ozemir, 2016; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017), Đặc điểm ngành rau quả (kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu của Cavusgil & Zou, 1994; Zou & Stan, 1998; Chen và cộng sự, 2016; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017), Đặc điểm và năng lực của công ty (kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu của Zou & Stan, 1998; Katsikeas và cộng sự, 2000; Nazar & Saleem, 2009; Adu-Gyamfi & Korneliussen, 2013; Edril & Ozdemir, 2016; Chen và cộng sự, 2016; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017), Đặc điểm thị trường nước ngoài (kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu của Cavusgil và Zou, 1994; Gemünden, 1991; Zou & Stan, 1998; Katsikeas và cộng sự, 2000; Chen và cộng sự, 2016; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017), Đặc điểm quản lý (kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu của Zou & Stan, 1998; Katsikeas và cộng sự, 2000; Leonidou và cộng sự, 2002; Ayan & Percin, 2005; Lages và cộng sự, 2008; Nazar & Salem, 2009; Moghaddam và cộng sự, 2012; Chen và cộng sự, 2016; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017), đặc điểm thị trường nước ngoài (kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu của Cavusgil & Zou, 1994; Gemünden, 1991; Zou & Stan, 1998; Katsikeas và cộng sự, 2000; Chen và cộng sự, 2016), Vai trò của Hiệp hội (kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu định tính) với mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95%.

Điều này có nghĩa là:

(i) Đối với chiến lược marketing xuất khẩu: Khi doanh nghiệp có chiến lược marketing xuất khẩu hợp lý thông qua việc có kế hoạch nghiên cứu về thị trường xuất khẩu, sản phẩm có chất lượng tốt và có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh



tranh; có chiến lược giá cạnh tranh; và có kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu sẽ làm gia tăng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp;

(ii) Đối với đặc điểm ngành rau quả: Khi thị trường rau quả có mức độ ổn định; các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả thường xuyên đầu tư phát triển công nghệ; mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành thấp và sự phát triển của ngành rau quả trong nước sẽ làm sẽ làm gia tăng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp;

(iii) Đối với năng lực quản lý doanh nghiệp: Khi mà quy mô, thâm niên doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu; doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế; doanh nghiệp có kế hoạch và có định hướng xuất khẩu rõ ràng sẽ làm gia tăng sẽ làm gia tăng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp;

(iv) Đối với thị trường nước ngoài: Khi mức độ hấp dẫn của thị trường nước ngoài gia tăng; mức độ cạnh tranh của thị trường rau quả nước ngoài thấp; các rào cản xuất khẩu đối với các sản phẩm rau quả tại thị trường nước ngoài được tháo gỡ; và có sự tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam và nước xuất khẩu sẽ làm gia tăng sẽ làm gia tăng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp;

(v) Đối với Đặc điểm quản lý doanh nghiệp: Khi đội ngũ quản lý của doanh nghiệp có kinh nghiệm, kiến thức trong xuất khẩu rau quả; Đội ngũ quản lý của doanh nghiệp có khả năng phân tích và dự báo sự biến động của thị trường rau quả và doanh nghiệp có khả năng huy động và quản lý nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu sẽ làm gia tăng sẽ làm gia tăng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp;

(vi) Đối với đặc điểm thị trường nước ngoài: khi thị trường rau quả tại nước ngoài hấp dẫn, mức độ cạnh tranh thấp, các hàng rào xuất khẩu đối với mặt hàng rau quả tại nước ngoài thấp, có sự tương đồng về văn hóa của thị trường xuất khẩu thì sẽ làm gia tăng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp.

(vii) Đối với Hiệp hội ngành hàng: Khi mà Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề thông tin về thị trường xuất khẩu như các rào cản, nhu cầu; Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình kinh doanh xuất khẩu; Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đề xuất các cơ chế chính sách đối với cơ quan chức năng nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; Hiệp



hội thường xuyên tổ chức các doanh động quảng bá sản phẩm rau quả tại thị trường trong và ngoài nước thì sẽ làm sẽ làm gia tăng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp; vai trò của hiệp hội có thể hỗ trợ doanh nghiệp tích cực hơn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, củng cố và mở rộng thị trường nội địa, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin thị trường và khách hàng trong các doanh nghiệp hội viên; xác định được phương hướng liên kết, liên doanh và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tự nguyện của các hội viên; bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong các vụ kiện bán phá giá hoặc chống bán phá giá; phản ánh trung thực ý kiến của các hội viên về quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất kinh doanh lên các cơ quan liên quan; hợp tác giữa các hiệp hội ngành hàng Việt Nam với các tổ chức hiệp hội ngành hàng quốc tế nhằm nâng cao vị thế và uy tín của các ngành hàng trong cộng đồng quốc tế; tăng cường hơn sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các hiệp hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam đối với WTO.

Hai là, Chiến lược marketing của doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp; và đặc điểm thị trường nước ngoài với mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95% (giả thuyết H8, H12 được chấp nhận), đặc điểm quản lý với mức ý nghĩa 10%, độ tin cậy 90% (giả thuyết H10 được chấp nhận).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy:Chiến lược marketing của doanh nghiệp

chịu tác động trực tiếp bởi Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp (kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Aaby và Slater, 1989; Cavusgil & Zou, 1994; O‟Cass & Craig, 2003; Edril & Ozdemir, 2016; Chen và cộng sự, 2016; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017), và đặc điểm thị trường nước ngoài (Cavusgil & Zou, 1994; O‟Cass & Craig, 2003; Lage svà cộng sự, 2008; Chen và cộng sự, 2016; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017) với mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95%; và đặc điểm quản lý (Chen và cộng sự, 2016; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017) với mức ý nghĩa 10%, độ tin cậy 90%.

Điều này có nghĩa là: Khi mà quy mô, thâm niên doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu; doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế; doanh nghiệp có kế hoạch và có định hướng xuất khẩu rõ ràng sẽ làm gia tăng sẽ làm cho doanh nghiệp



dễ dàng có kế hoạch nghiên cứu về thị trường xuất khẩu, sản phẩm có chất lượng và có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, có chiến lược giá cạnh tranh, và có kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Chương này trình bày kết quả đánh giá các thang đo nghiên cứu (kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu) thông qua 03 phương pháp: (i) phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha,

(ii) phương pháp phân tích EFA, (iii) phương pháp phân tích CFA; và kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu tác giả đề xuất ở chương 2.

Kết quả đánh giá các thang đo nghiên cứu cho thấy: 34 biến quan sát dùng để đo lường 08 khái niệm nghiên cứu (kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu) đều thỏa mãn điều kiện trong đánh giá thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha, phân tích EFA, phân tích CFA. Vì vậy, tất cả các thang đo đều được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cho thấy: mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thu thập từ thị trường.

Kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy: (i) kết quả xuất khẩu chịu tác động Chiến lược marketing xuất khẩu, Đặc điểm ngành rau quả, Đặc điểm và năng lực của công ty, Đặc điểm thị trường nước ngoài, Đặc điểm quản lý, Đặc điểm thị trường trong nước; và (ii) Chiến lược Marketing chịu tác động trực tiếp bởi Đặc điểm và năng lực của công ty.


CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ


GIỚI THIỆU

Chương 1 đã xác định ba câu hỏi nghiên cứu như sau:

Một là, xác định các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam;

Hai là, đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến kết quả xuất khẩu;

Ba là, đề xuất một số gợi ý quản trị nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả.

Để đạt được 03 mục tiêu này thì chương 2 tác giả đã thực hiện lược khảo lý thuyết về kết quả xuất khẩu và đã thực hiện tổng quan nghiên cứu thực nghiệm liên quan.Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 3 cung cấp chi tiết về thiết kế nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này. Nghiên cứu kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu. Bao gồm kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kết quả đánh giá thang đo, kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu (hoàn thành mục tiêu 1 và mục tiêu 2 của luận án).Ngoài ra, thảo luận kết quả nghiên cứu cũng được tác giả thực hiện trong chương này.

Chương 5 trình bày các hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu có được ở chương 4 (mục tiêu thứ 3 của luận án). Ngoài ra, kết luận, hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được thực hiện trong chương này.

5.1 KẾT LUẬN

Mục đích của nghiên cứu này là xác định và đo lường các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án gợi ý các hàm ý quản trị nhằm gia kết quả xuất khẩu.

Dựa trên mô hình lý thuyết về của tác giả Aaby & Slater (1989) và tác giả Zou & Stan (1998) và các thang đo từ các nghiên cứu của các tác giả Madsen (1987), Zou



& Stan (1998); Lages (2008) thì mô hình nghiên cứu và các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu đã được hình.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu là phương pháp hỗn hợp (định tính kết hợp định lượng) bao gồm 03 bước: (i) nghiên cứu định tính, (ii) nghiên cứu định lượng sơ bộ và (iii) nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm tập trung với các đối tượng khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy: kết quả xuất khẩu chịu tác động Chiến lược marketing xuất khẩu; Đặc điểm ngành rau quả; Đặc điểm và năng lực của công ty; Đặc điểm thị trường nước ngoài; Đặc điểm quản lý; Đặc điểm thị trường trong nước; thái độ và nhận thức quản lý xuất khẩu; Ngoài ra, chiến lược marketing cũng chịu tác động bởi đặc điểm và năng lực của công ty.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: 36 biến quan sát dùng để đo lường 08 khái niệm kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu đã được hình thành. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp 100 doanh nghiệp theo phương pháp lấy mẫu thuận tiên bằng bảng câu hỏi chi tiết.Nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm điều chỉnh và xác định lại cấu trúc của các thang đo để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Các biến quan sát sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ được đánh giá bằng 02 phương pháp: phương pháp phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha và phương pháp phân tích EFA. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 34 biến quan sát dùng để đo lường khái niệm nghiên cứu đều thỏa mãn các điều kiện trong 02 phương pháp đánh giá này (riêng biến CLM5 và TTTN1 bị loại). Vì vậy, tất cả các biến quan sát này được sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phỏng vấn trực tiếp 300 doanh nghiệp (trong đó: 287 phiếu trả lời hợp lệ) theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện bằng bảng câu hỏi chi tiết. Phương pháp phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha, phương pháp phân tích EFA, phương pháp phân tích CFA được sử dụng để đánh giá thang đo. Kết quả nghiên cứu cho thấy còn lại: 33 biến (riêng biến HH5 bị loại) quan sát dùng để đo lường khái niệm kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2024