- Kiểm định 1: kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy: mục đích của kiểm định này nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không (xét riêng từng biến độc lập). Khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (sig ≤ 0, 05), kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Nếu các nhân tố này có sự tương quan mạnh thì cần xem xét hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến. Vì kiểm định tương quan giữa các biến định lượng (thang metric) nên ta sẽ thực hiện hệ số Pearson với ý nghĩa của hệ số tương quan r như sau:
+ Nếu trị tuyệt đối của r > 0.8: tương quan giữa 2 biến rất mạnh.
+ Nếu trị tuyệt đối của r = 0.6 – 0.8: tương quan giữa 2 biến mạnh.
+ Nếu trị tuyệt đối của r = 0.4 – 0.6: tương quan giữa 2 biến trung bình.
+ Nếu trị tuyệt đối của r = 0.2 – 0.4: tương quan giữa 2 biến yếu.
+ Nếu trị tuyệt đối của r < 0.2: tương quan giữa 2 biến rất yếu.
- Kiểm định 2: mức độ phù hợp của mô hình: mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc hay không. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không, và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không.
- Kiểm định 3: hiện tượng đa cộng tuyến: do bước 1 đã qua phân tích nhân tố khám phá, các biến độc lập của mô hình phân tích hồi quy sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến. Do đó, không cần thiết phải thực hiện kiểm định hiện tượng đa công tuyến. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác cao, tránh sai sót trong bước 1, chúng ta cũng cần kiểm định lại hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Tóm tắt chương 3
Trong chương này, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài được trình bày một cách cụ thể chi tiết. Mô hình nghiên cứu được đề xuất, hiệu chỉnh qua nhiều bước để đạt được mô hình chính thức cùng với các giả thiết đặt ra. Chương tiếp theo sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu đạt được và mô hình cuối cùng trong đề tài.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày các kết quả thu được từ nghiên cứu này từ công cụ phân tích thống kê một cách chi tiết bao gồm: Phần đầu tiên trình bày thống kê mô tả về các điều kiện nhân khẩu học của khách du lịch đã đến thăm TP.HCM bằng cách phân tích tầng suất (Frequency), đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định EFA,và phân tích hồi quy đa biến, tìm ra những mối quan hệ giữa các biến được cung cấp.
4.1 Thống kê mô tả
4.1.1 Thống kê quy mô mẫu
- Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Mẫu được thu thập theo phương pháp phi xác suất thuận tiện bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi.Tổng số phản hồi thu về sau khảo sát là 355 mẫu. Bảng khảo sát được thiết kế bằng tiếng Anh.
- Phân Tích Nhân Khẩu Học
Trong nghiên cứu này, phân tích nhân khẩu học bao gồm câu hỏi thông tin dùng để xác định giới tính, quốc tịch, nhóm tuổi, trình độ học vấn,số lần đến du lịch ở TP.HCM và mục đích của khách du lịch đến TP.HCM. Mục đích của những câu hỏi này là để cung cấp một cái nhìn tổng thể và hình ảnh chung của người trả lời của nghiên cứu này. Hơn nữa, dựa trên phân tích nhân khẩu học, sự khác biệt ý kiến giữa các phân nhóm được so sánh. Bảng4.1 tóm tắt các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu này.
Bảng 4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên Cứu | |||
Số Lượng | Tỷ Lệ % | ||
Giới Tính | Nam | 201 | 56.6 |
Nữ | 154 | 43.4 | |
Tổng | 355 | 100.0 | |
Tuổi | Trên 18 tuổi | 4 | 1.1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Quay Trở Lại Của Du Khách
- Mô Hình Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Quay Trở Lại Điểm Đến Tp.hcm Của Khách Du Lịch Quốc Tế.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định quay trở lại điểm đến thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế - 7
- Thống Kê Mô Tả Biến Phụ Thuộc
- Đánh Giá Độ Tin Cậy Thang Đo Bằng Cronbach’S Alpha
- Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Efa Đối Với Nhóm Biến Phụ Thuộc Bảng 4.9: Kiểm Định Kmo & Bartlett Đối Với Biến Phụ Thuộc
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Từ 18-25 tuổi | 109 | 30.7 | |
Từ 26-30 tuổi | 96 | 27.0 | |
Từ 31-40 tuổi | 73 | 20.6 | |
Từ 41-60 tuổi | 63 | 17.7 | |
Trên 60 tuổi | 10 | 2.8 | |
Tổng | 355 | 100.0 | |
Quốc Tịch | Châu Âu | 235 | 66.2 |
Mỹ và Canada | 34 | 9.6 | |
Mỹ latinh | 7 | 2.0 | |
Châu Á | 42 | 11.8 | |
Úc và New Zealand | 33 | 9.3 | |
Châu Phi | 4 | 1.1 | |
Tổng Cộng | 355 | 100.0 | |
Trình Độ Học Vấn | Phổ Thông | 51 | 14.4 |
Trung cấp-Cao đẳng | 49 | 13.8 | |
Chưa Tốt nghiệp đại học | 49 | 13.8 | |
Đại học | 114 | 32.1 | |
Thạc Sĩ & sau thạc sĩ | 92 | 25.9 | |
Tổng Cộng | 355 | 100.0 | |
Số lần đến TP.HCM | 1 | 265 | 74.6 |
2 | 42 | 11.8 | |
3 | 19 | 5.4 | |
>3 | 29 | 8.2 | |
Tổng Cộng | 355 | 100.0 | |
Mục đích đến TP.HCM | Thương mại | 28 | 7.9 |
Thư giãn,nghỉ ngơi | 286 | 80.6 | |
Thăm bạn bè, người thân | 19 | 5.4 | |
Khác | 22 | 6.2 | |
Tổng Cộng | 355 | 100.0 |
(Nguồn: Xử lý của tác giả)
- Về giới tính:
43.4%
56.6%
Hình 4.1: Tỷ lệ về giới tính của du khách tới TP.HCM.
(Nguồn: xử lý của tác giả) Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng du khách nam giới là 201 người tới TP.HCM (chiếm 56.6%), nữ giới là 154 người tương đương với tỷ lệ 43.4 %. Từ đó cho thấy có sự chênh lệch giữa du khách nam và du khách nữ. Bảng khảo sát phát phỏng vấn trực tiếp khách du lịch quốc tế cả nam và nữ ở Quận I, đường Phạm Ngũ lão, chợ Bến Thành, Dinh Thống Nhất, Viện Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh, Nhà thờ Đức Bà, Bưu Điện TP.HCM .v.v trong thời gian từ tháng 10 /2015 đến
4/2016.
Từ kết quả này cho thấy tỷ lệ nam đi du lịch nhiều hơn nữ, tỷ lệ này cũng đúng với thực tế vì đi du lịch đòi hỏi phải có tính phiêu lưu, khám phá cái mới rất phù hợp với bản chất của nam giới.
- Về Tuổi:
17.7%
30.7%
20.6%
27.0%
Hình 4.2: Tỷ lệ về tuổi của du khách tới TP.HCM.
(Nguồn: xử lý của tác giả)
Trong nghiên cứu này có 109 người du khách quốc tế đến TP.HCM du lịch chủ yếu có độ tuổi trong khoảng 18-25 tuổi, điều này phản ánh nhu cầu về du lịch của những người trẻ tuổi khá cao (chiếm 30.7%) so với năm nhóm tuổi khác. Tỷ lệ này ở người già trên 60 tuổi là 2.8% là có 10 người tới TP.HCM trong thời gian từ tháng 10 /2015 đến 4/2016.
- Về Quốc Tịch:
9.3%
11.8%
66%
9.6%
Hình 4.3: Tỷ lệ về quốc tịch du khách tới TP.HCM.
(Nguồn: xử lý của tác giả)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, du khách quốc tế đến TP.HCM du lịch chủ yếu là khách châu âu có 235 người (chiếm 66.2%)mà tổng số mẫu nghiên cứu lả 355 người. Qua nghiên cứu này ta thấy tỷ lệ khách châu Âu tới TP.HCM khá nhiều so với các châu khác, như khách châu Phi chỉ có 4 người chiếm 1.1 %.Nhóm thứ hai đến là khách châu Á có 42 người (chiếm 11.8%), nhóm thứ ba đến là khách Mỹ, Canada có 34 người (chiếm 9.6%). Nhóm thứ tư đến là khách Úc và New Zealand có 33 người (chiếm 9.3%).
- Về Trình Độ Học Vấn:
14.4%
25.9%
13.8%
13.8%
32.1%
Hình 4.4: Tỷ lệ về trình độ học vấn du khách tới TP.HCM.
(Nguồn: xử lý của tác giả) Theo hình 4.4 phân bố kết quả đưa ra, tỷ lệ du khách tốt nghiệp phổ thông là 14.4%, tỷ lệ tốt nghiệp trung cấp - cao đẳng là 13.8%, tỷ lệ du khách chưa tốt nghiệp đại học là 13.8%. Tỷ lệ tốt nghiệp đại học cao nhất trong 5 nhóm nghiên cứu là 32.1% và kế đến là tỷ lệ thạc sĩ và thạc sĩ trở lên chiếm 25.9%. Từ kết quả
nghiên cứu này ta thấy tỷ lệ du khách đi du lịch có trình độ cao chiếm ưu thế.